Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

7 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Trĩ Đạt Hiệu Quả Cao

5/5 - (5 bình chọn)

Thay vì sử dụng thuốc đặc trị Tây y, nhiều người đã lựa chọn phương án điều trị bằng các bài thuốc nam tại nhà. Nếu áp dụng đúng cách và kiên trì sẽ giúp loại bỏ cảm giác đau rát khó chịu, phù nề vùng hậu môn – trực tràng, hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ, đồng thời bảo vệ lớp niêm mạc khỏi tình trạng viêm nhiễm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc 7 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ thông dụng nhất hiện nay và được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng.

Mách bạn những cây thuốc nam chữa bệnh trĩ được ông bà ta sử dụng và lưu truyền đến thế hệ hiện tại
Mách bạn những cây thuốc nam chữa bệnh trĩ được ông bà ta sử dụng và lưu truyền đến thế hệ hiện tại

Chia sẻ 7 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ thông dụng nhất hiện dùng

Trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị phình giãn quá mức do sự chèn ép mạnh lên khu vực này, từ đó gây ứ đọng máu, viêm sưng và đau nhức. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến lượng máu dồn về tĩnh mạch và hình thành nên khối búi trĩ. Khi rặn lúc đại tiện khiến phân chà xát mạnh lên thành mạch và búi trĩ, điều này gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu.

Đây là một trong những căn bệnh khó nói mà nhiều đối tượng khác nhau đều có khả năng mắc phải. Một số đối tượng có thể phải chịu đựng cảnh “sống chung với lũ” bởi bệnh tình dễ tái phát do không được quan tâm, điều trị đúng cách và triệt để. Những cơn đau rát khó chịu có thể khiến người bệnh phải mệt mỏi, khó tập trung cho con việc và chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Thậm chí người bệnh có thể đối diện với các biến chứng nguy hiểm. Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là điều trị bệnh ở những giai đoạn khởi phát hoặc ở giai đoạn nhẹ.

Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh lý đe dọa đến tính mạng con người nhưng triệu chứng của chúng gây ra không ít sự khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và công việc
Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh lý đe dọa đến tính mạng con người nhưng triệu chứng của chúng gây ra không ít sự khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và công việc

Các trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn khởi phát hoặc ở giai đoạn nhẹ (trĩ độ 1 và trĩ độ 2), người bệnh hoàn toàn có thể tự chữa bệnh tại nhà thông qua việc sử dụng bài thuốc dân gian thay vì sử dụng thuốc đặc trị Tây y. Phương pháp điều trị này được đánh giá lành tính, tương đối an toàn, tiết kiệm chi phí nhưng không kém phần hiệu nghiệm. Dưới đây là một số cây thuốc nam được ông bà ta sử dụng để điều trị bệnh trĩ được lưu truyền đến thế hệ hiện nay:

Nhất Nam Y Viện đơn vị điều trị yếu sinh lý số 1 hiện nay
Nhất Nam Y Viện hiện đang là địa chỉ chữa trào ngược dạ dày uy tín hàng đầu nhờ ghi dấu ấn với phương pháp chữa bệnh độc đáo. XEM NGAY

1. Diếp cá – Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ được đánh giá cao

Không chỉ được biết đến là loại rau ăn kèm giàu dinh dưỡng, diếp cá còn được ông bà ta tận dụng để chữa bệnh trong dân gian. Một trong số đó không thể không nhắc đến bệnh trĩ. Đến thời điểm hiện tại, có không ít người dùng loại lá cây này để ăn sống phòng bệnh trĩ khởi phát. Vậy, vì sao diếp cá lại được phần đông người tin dùng để chữa bệnh trĩ?

Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học mới đây cho biết, thành phần quercetin (một dạng flavonoid) có trong diếp cá có tác dụng bảo vệ thành mạch trực tràng – hậu môn khỏi các tác nhân gây hại. Không những vậy, lượng tinh dầu của thảo dược này có chứa thành phần decanonyl acetaldehyde – đây là một trong những hoạt chất được ví như vị thuốc kháng sinh, tiêu viêm tự nhiên, từ đó giúp ức chế và tiêu diệt các chủng khuẩn gây hại.

Trong khi đó, giới y học cổ truyền cũng đã chỉ ra, diếp cá có vị hơi nồng, mùi hồng đặc trưng, được sử dụng để chữa chứng táo bón, nhuận tràng, bệnh trĩ, lở ngứa, viêm ruột, giải độc, lợi tiểu và sát trùng. Với những lợi ích đã được điểm qua của diếp cá, bạn có thể sử dụng loại thảo dược này để khắc phục các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra.

Diếp cá là một trong những cây thuốc nam được khá nhiều người bệnh trĩ lựa chọn để khắc phục các triệu chứng do bệnh gây ra

Ngoài việc ăn sống để chữa bệnh trĩ, người có thể nước từ diếp cá để uống. Dưới đây là công thức cụ thể:

  • Chuẩn bị khoảng 200g lá diếp cá tươi, không bị dập úng hay sâu đục;
  • Đem nguyên liệu vừa được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước để loại bỏ cặn bã và bụi bẩn, sau đó vớt ra để ráo;
  • Cho hết lá diếp cá vừa được làm sạch vào trong máy xay sinh tố cùng với lượng nước lọc vừa đủ. Dùng lọc để lọc lấy phần nước cốt;
  • Có thể pha thêm một ít đường trắng để dễ uống hơn. Dùng mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần và kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

2. Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt tại nhà

Lá lốt cũng chính là cây thuốc chữa bệnh trĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao. Theo sự ghi nhận trong một số tài liệu cho biết, thành phần hoạt chất piperine có trong lá lốt có tác dụng, kháng viêm và chống lại tình trạng phù nề. Không những vậy, thành phần này có giúp bảo vệ thành tĩnh mạch trực tràng – hậu môn khỏi các tác nhân gây hại.

Ngoài ra, trong lá lốt còn chứa thành phần hoạt chất flavonoid. Đây là thành phần có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng huyết và hỗ trợ làm giảm kích thước của búi trĩ. Từ đó giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, đau rát khó chịu cũng như giảm áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng.

Thành phần hoạt chất flavonoid có trong lá lốt có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh và hỗ trợ làm dịu cảm giác khó chịu
Thành phần hoạt chất flavonoid có trong lá lốt có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh và hỗ trợ làm dịu cảm giác khó chịu

Có khá nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác. Người bệnh có thể tham khảo các cách điển hình sau:

  • Xông hơi lá lốt chữa bệnh trĩ: Cho khoảng một nắm lá lốt tươi đã được rửa sạch vào trong nồi cùng với khoảng 2 – 3 lít nước. Tiến hành đun sôi cho đến khi thành phần hoạt chất tan hết trong nước. Đổ nước ra chậu lớn rồi sử dụng để xông hơi hậu môn. Ngồi xông cho đến khi nước nguội hẳn thì tận dụng phần nước để rửa hậu môn.
  • Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và muối biển: Lá lốt sau khi đã được rửa sạch thì dùng tay vò nhẹ rồi cho vào nồi nước đang sôi. Tiếp tục đun thêm chừng 5 phút để các dưỡng chất tan hết trong nước thì tết bếp. Đổ ra chậu lớn, thêm khoảng 1 thìa muối biển rồi dùng để rửa hậu môn. Thực hiện mỗi ngày khoảng 1 – 2 ngày và kiên trì đều đặn để thấy hiệu quả rõ rệt.

3. Mách bạn cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả – Cây lược vàng

Trong Đông y, cây lược vàng được ông bà ta thời xưa tận dụng khá nhiều để trị bệnh. Đây là vị thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, sát khuẩn và tăng sức bền thành mạch. Trong khi đó, giới y học hiện đại đã chỉ ra, thành phần hoạt chất steroid và flavonoid có trong cây lược vàng có tác dụng làm giảm tình trạng sưng tấy, phù nề búi trĩ và làm giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Với những công dụng mang lại, các đối tượng mắc bệnh trĩ hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng bài thuốc từ cây lược vàng.

Cây lược vàng - Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ được đánh giá cao
Cây lược vàng – Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ được đánh giá cao

Dùng cây lược vàng chữa bệnh trĩ được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

  • Rửa sạch khoảng 1 – 2 lá cây lược vàng để loại bỏ bụi bẩn rồi dùng cao thái thành từng miếng nhỏ;
  • Cho hết nguyên liệu đã được sơ chế vào trong cối rồi tiến hành giã nát cùng với ½ thìa muối biển;
  • Dùng hỗn hợp thu được đắp trực tiếp lên búi trĩ rồi băng cố định để qua đêm. Sáng hôm sau gỡ bỏ và vệ sinh lại với nước muối ấm pha loãng;
  • Kiên trì thực hiện hằng ngày để loại bỏ cảm giác ngứa ngáy khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

4. Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ

Từ lâu, lá trầu không được được biết đến với công dụng chữa bệnh trĩ và nhiều bệnh lý khác. Tác dụng chính của loại thảo dược này là kháng khuẩn, tiêu viêm, kháng nên nên thường dùng để sát trùng vết thương, hỗ trợ điều trị các tổn thương bị viêm nhiễm, cầm máu. Đối với bệnh trĩ, lá trầu không có công dụng cầm máu và hỗ trợ thu nhỏ kích thước của búi trĩ. 

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho biết lượng tinh dầu trong lá trầu không có chứa thành phần hoạt chất betel phenol. Đây là thành phần có tác dụng làm mềm thành mạch và hỗ trợ búi trĩ thụt vào bên trong ống hậu môn. Không những vậy, tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở quanh hậu môn dần được cải thiện nếu áp dụng thường xuyên.

Trong lá trầu không chứa một số thành phần có công dụng cầm máu và hỗ trợ thu nhỏ kích thước của búi trĩ
Trong lá trầu không chứa một số thành phần có công dụng cầm máu và hỗ trợ thu nhỏ kích thước của búi trĩ

Thông thường, chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được dân gian dùng chủ yếu là nếu lấy nước xông hơi hậu môn. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng chất dịch gây ngứa nên trong bộ phận hậu môn và cải thiện chảy máu khi đại tiện. Tham khảo cách thực hiện sau:

  • Đem chừng 7 – 10 lá trầu không tươi (không quá già cũng không quá non) rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn;
  • Dùng tay vò nhẹ hết phần thảo dược đã được chuẩn bị rồi cho vào nồi nước đang sôi;
  • Sau khoảng 5 phút đun thì tắt bếp, đổ nước ra chậu và tiến hành xông hơi;
  • Khi nước đã nguội, người bệnh có thể tận dụng nước để rửa hậu môn;
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần và kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

5. Mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía

Cây thầu dầu tía còn được biết đến với tên gọi khác là đu đủ tía. Đây là một trong những cây thuốc nam được dân gian tận dụng chữa bệnh trĩ, đặc biệt là bệnh trĩ ngoại. Bộ phận được tận dụng để chữa bệnh là hạt, trong Đông y gọi là tỳ ma tử. Tuy nhiên, người bệnh cần hết sức lưu ý khi sử dụng hạt thầu dầu tía để chữa bệnh bởi trong chúng có chứa nhiều độc tố.

Ngoài ra, lá cây thầu dầu tía cũng được tận dụng để chữa bệnh trĩ bởi bộ phận này có chứa thành phần hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy và tiêu thũng.

Chia sẻ bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá cây thầu dầu tía
Chia sẻ bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá cây thầu dầu tía

Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng lá cây thầu dầu tía:

  • Đem chừng khoảng một nắm lá cây thầu dầu tía rửa cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ hết vi khuẩn bám sau, sau đó vớt ra để ráo;
  • Đem nguyên liệu đun sôi cùng với 2 – 3 lít nước trong khoảng 7 – 10 phút để các dưỡng chất trong dược liệu ra hoàn toàn và ngấm vào trong nước;
  • Tắt bếp, đổ nước ra chậu lớn, đợi nước bớt nóng rồi tiến hành ngồi xông hơi cho tới khi nước nguội hẳn. Để gia tăng hiệu quả, người bệnh có thể vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước lá cây thầu dầu tía đã nguội;
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Cố gắng kiên trì đều đặn sẽ thấy hiệu quả rõ ràng.

6. Chia sẻ cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem

Lá vông hay còn được gọi là lá vông nem, đây là cây thuốc nam thường mọc hoang ở nhiều vùng quê. Vì có bản chất dược tính cao mà loại thảo dược này được dân gian tận dụng để chữa bệnh, trong đó có cả bệnh trĩ.

Trong một bài nghiên cứu khoa học mới đây cho biết, trong lá vông nem có chứa các thành phần hoạt chất có khả năng hỗ trợ làm teo nhỏ búi trĩ cũng như cải thiện các triệu chứng khó chịu. Điển hình nhất là hoạt chất alcaloid và saponin. Không những vậy, hoạt chất saponin còn có tác dụng giãn nở cơ vòng, từ đó giúp người bệnh thuận tiện hơn trong việc đi đại tiện.

Lá vông nem có chứa các thành phần hoạt chất có khả năng hỗ trợ làm teo nhỏ búi trĩ cũng như cải thiện các triệu chứng khó chịu
Lá vông nem có chứa các thành phần hoạt chất có khả năng hỗ trợ làm teo nhỏ búi trĩ cũng như cải thiện các triệu chứng khó chịu

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem được thực hiện như sau:

  • Dùng khoảng 2 – 3 lá vông nem bánh tẻ tươi, không bị sâu đục, (nên chọn lá không quá già, không quá non);
  • Đem hết nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch qua nhiều lần nước rồi vớt ra để ráo;
  • Đem lá vông nem hông trên lửa nóng rồi đem đắp trực tiếp vào vùng búi trĩ cho đến khi lá nguội hẳn. Lúc này, các thành phần hoạt chất sẽ tác động trực tiếp vào hệ thống tĩnh mạch búi trĩ, từ đó giúp làm giảm cảm giác đau đớn;
  • Áp dụng mỗi ngày 3 lần trong những ngày liên tục để cảm nhận được sự thay đổi.

7. Lá mơ lông – Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả bất ngờ

Thêm một cây thuốc nam khác cũng được tận dụng để chữa bệnh trĩ là phương thuốc từ lá mơ lông. Nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, trong lá mơ lông có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng như vị thuốc kháng sinh tự nhiên. Điển hình như: tanin, sulfur dimethyl disulphide, ancoloid,… Ngoài ra, những hoạt chất này còn giúp phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm, kháng khuẩn và hỗ trợ chữa lành vết thương. Hơn thế nữa, một số thành phần khác có trong lá mơ lông còn giúp cải thiện tình trạng viêm sưng hậu môn và phòng bệnh chuyển biến nặng.

Đừng bỏ qua cây thuốc nam - lá mơ lông chữa bệnh trĩ tại nhà
Đừng bỏ qua cây thuốc nam – lá mơ lông chữa bệnh trĩ tại nhà

Phương thuốc chữa bệnh trĩ từ lá mơ lông được thực hiện theo công thức sau:

  • Mang khoảng một nắm lá mơ lông tươi đã rửa sạch cho vào cối;
  • Thêm khoảng ½ thìa muối biển rồi tiến hành giã nát;
  • Dùng hỗn hợp này để đắp trực tiếp vào vùng hậu môn bị tổn thương. Sau đó cố định lại bằng băng gạch và cần đảm bảo hỗn hợp lá mơ lông tiếp xúc trực tiếp vào phần búi trĩ. Lưu ý, nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi tiến hành thực hiện;
  • Sau khoảng 30 – 45 phút thì gỡ bỏ. Có thể đắp tiếp tục lần 2;
  • Thực hiện mỗi ngày khoảng 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối để cải thiện triệu chứng của bệnh trĩ.

Dùng cây thuốc nam chữa bệnh trĩ cần lưu ý những gì?

Mặc dù phương thuốc chữa bệnh trĩ từ cây thuốc nam được đánh giá cao về mức độ an toàn, lành tính khi sử dụng nhưng trong quá trình áp dụng người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để phòng tránh một số trường hợp xấu không may xảy ra:

  • Lựa chọn cây thuốc nam chữa bệnh trĩ phù hợp với cơ địa và tình trạng sức khỏe của bản thân. Tuyệt đối không lựa chọn dược liệu mà cơ thể bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm;
  • Nên lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, không bị phun thuốc trừ sâu nhằm tránh những tác nhân khác gây hại đến sức khỏe;
  • Dùng đúng cách và không lạm dụng sẽ giúp bài thuốc phát huy đúng công dụng;
  • Các bài thuốc chữa bệnh trên chỉ phù hợp cho các trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ hoặc vừa mới khởi phát. Các trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng hay kích thước búi trĩ to, phương thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, thậm chí không mang lại hiệu quả tích cực nào. Do đó, trước khi có dự định áp dụng, người bệnh cần biết rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân;
  • Nếu so với thuốc Tây y thì bài thuốc chữa bệnh trĩ từ cây thuốc nam có tác dụng khá chậm bởi các thành phần dưỡng chất cần nhiều thời gian để thẩm thấu sâu vào bên trong lớp bì. Vì thế, người bệnh cần có sự kiên trì nhất định nếu lựa chọn điều trị bằng phương pháp này;
  • Trong quá trình áp dụng, nếu xuất hiện triệu chứng bất thường nào không rõ nguyên do, người bệnh nên tạm ngưng áp dụng, kết hợp với việc theo dõi sức khỏe. Nếu bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ;
  • Nên tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi tiến hành điều trị bệnh trĩ bằng bài thuốc nam tại nhà;
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hằng ngày nhằm đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh;
  • Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để bệnh tình được kiểm soát tốt hơn. Đồng thời, trao đổi thẳng thắn với bác sĩ về những triệu chứng bất thường đang gặp phải.
Nên tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi tiến hành điều trị bệnh trĩ bằng bài thuốc nam tại nhà
Nên tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi tiến hành điều trị bệnh trĩ bằng bài thuốc nam tại nhà

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc 7 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ và một số lưu ý khi áp dụng. người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn một phương thuốc phù hợp để cải thiện các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra. Song, sau khoảng thời gian điều trị, người bệnh nên chủ động thăm khám để kiểm định công dụng cũng như phát hiện sớm các triệu chứng bất thường, từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Tin xem thêm

Tin khác

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtChia sẻ 7 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ thông dụng nhất hiện dùng1. Diếp cá – Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ được đánh giá cao2....

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtChia sẻ 7 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ thông dụng nhất hiện dùng1. Diếp cá – Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ được đánh giá cao2....

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtChia sẻ 7 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ thông dụng nhất hiện dùng1. Diếp cá – Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ được đánh giá cao2....

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtChia sẻ 7 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ thông dụng nhất hiện dùng1. Diếp cá – Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ được đánh giá cao2....

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtChia sẻ 7 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ thông dụng nhất hiện dùng1. Diếp cá – Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ được đánh giá cao2....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn