Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần và thông tin cần biết
Nội dung bài viết
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là biện pháp điều trị hạn chế tối đa xâm lấn, ít gây biến chứng và an toàn. Không những vậy, phương pháp này cũng được chuyên gia đánh giá cao trong việc điều trị. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định thực hiện, song phương pháp này còn nhiều mặt hạn chế cần người bệnh nắm rõ trước khi quyết định điều trị.
Tìm hiểu phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Với nền y học ngày càng phát triển đã cho ra đời nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, từ việc điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, dùng tia laser đến bài tập vật lý trị liệu. Mỗi phương pháp điều trị đều có những điểm mạnh khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là loại bỏ các triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra và phòng ngừa xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh những phương pháp vừa được liệt kê thì không thể không nhắc đến phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần (hay còn được gọi là sóng radio).
Sóng cao tần là một loại sóng có bước sóng dài, có thể khiến bề mặt của vật thể bất kỳ nóng lên khi có sự tác động, song lại không hề gây ra những hệ lụy nào. Chính vì vậy, sóng cao tần đã được đội ngũ chuyên gia nghiên cứu, phân tích và ứng vào vào việc đốt nóng một số bộ phận nhỏ trên cơ thể. Thông qua tác động đó sẽ giúp khắc phục và ổn định những tổn thương, hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.
Đối với việc chữa thoát vị đĩa đệm, sóng cao tần cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc gây nóng trên bề mặt tiếp xúc bằng cách sử dụng luồng sóng radio kết hợp cùng với nguồn nhiệt thích hợp để đốt cháy một phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm. Từ đó, giúp làm giảm áp lực nội địa và chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống, giúp người bệnh giảm đau hiệu quả.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần phù hợp hợp với trường hợp nào?
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp sử dụng bước sóng phù hợp để tác động trực tiếp đến đĩa đệm bị tổn thương. Tuy nhiên, phạm vi điều trị của phương pháp này còn hạn chế. Phần lớn là các trường hợp sau:
- Thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, giai đoạn khởi phát, phần nhân nhầy chưa dịch chuyển nhiều ra bên ngoài, đĩa đệm phồng lồi nhưng bao xơ chưa bị rách;
- Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng, đau nhức các chi, đau cứng cổ, cơn đau lan rộng sang vùng vai và tay;
- Đã điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc trong vòng 6 tuần nhưng không có hiệu quả nào;
- Không có các bệnh lý liên quan đến cột sống kèm theo.
Bên cạnh đó, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần chống chỉ định cho các trường hợp sau:
- Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 3 và 4 (giai đoạn bao xơ đã bị rách và vỡ);
- Nhân nhầy bị lệch ra khỏi đĩa đệm với số lượng lớn;
- Trường hợp bị thoát vị do chấn thương cột sống hoặc đi kèm với chấn thương;
- Mắc đồng thời nhiều bệnh lý liên quan đến cột sống như: thoát vị đĩa đệm, dị dạng cột sống, hẹp ống sống cổ, ung thư cột sống.
Trên thực tế, bác sĩ cân nhắc mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp cụ thể trước khi đưa ra phương án điều trị phù hợp. Vì thế, một số trường hợp chỉ định và chống chỉ định của phương pháp này có thể không được đề cập ở trên.
Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Tương tự như các phương pháp điều trị khác, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần cần trải qua theo từng bước một, từ khâu thăm khám lâm sàng đến khâu tiến hành điều trị và theo dõi bệnh. Mỗi một khâu đều đóng vai trò hết sức quan trọng. Dưới đây là quy trình thăm khám và điều trị bệnh bằng sóng cao tần cơ bản, bệnh nhân có thể tham khảo:
Thăm khám lâm sàng trước khi thực hiện
Để đảm bảo quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng để quan sát rõ cấu trúc của cột sống, tình trạng nhân nhầy lệch ra khỏi vị trí bình thường. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị bệnh nhân đo điện cơ để đánh giá mức độ chèn ép lên dây thần kinh.
Thông qua kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối, có nên tiến hành điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần hay không. Sau đó, cuộc điều trị sẽ được tiến hành thực hiện.
Chuẩn bị hệ thống máy móc và thiết bị y tế
Phục vụ cho việc điều trị thoát bị đĩa đệm bằng sóng cao tần, nhân viên y tế được chỉ định sẽ chuẩn bị dụng cụ y tế, hệ thống máy móc và phòng khám vô trùng, bao gồm:
- Màn huỳnh quang răng sáng (máy chụp X – quang);
- Máy tạo sống cao tần;
- Kim đốt – đầu que đốt;
- Bông băng, thuốc men, kéo,…
Tiến hành điều trị
Chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện theo trình tự sau:
- Bác sĩ tiến hành gây tê toàn thân bệnh nhân trước khi tiến hành điều trị. Điều này sẽ giúp bệnh nhân giảm đau nhức và khó chịu cũng như tạo sự thuận lợi cho xuyên suốt quá trình thực hiện;
- Bắt đầu sử dụng kim đưa sóng radio vào đĩa đệm bị tổn thương với bước sóng phù hợp;
- Tiếp đến, bác sĩ đưa nguồn điện khoảng 40 – 70 độ C vào đĩa đệm kết hợp với sóng radio nhằm làm giảm áp lực bên trong và đưa nhân nhầy về lại vị trí ban đầu.
Theo dõi bệnh nhân sau can thiệp
Sau khi kết thúc quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu ở lại phòng khám trong khoảng 5 – 6 giờ đồng hồ hoặc nội trú vài ngày. Việc ở lại phòng khám sẽ giúp bác sĩ theo dõi chặc chẽ tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm các triệu chứng bất thường sau thủ thuật. Nếu không có vấn đề gì bất thường, bệnh nhân có thể ra về và chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Chăm sóc bệnh sau khi thực hiện
Sau khi kết thúc việc điều trị và có sự cho phép của bác sĩ để về nhà dưỡng bệnh, bệnh nhân hoàn toàn có thể trở lại công việc thường ngày sau 10 ngày. Tuy nhiên, xuyên suốt khoảng thời gian đó, người bệnh cần ý thức hơn trong việc tự chăm sóc sức khỏe để bệnh tình được nhanh chóng thuyên giảm. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:
- Tránh đi lại nhiều và vận động mạnh trong khoảng 10 ngày đầu. Thay vào đó, người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc;
- Tránh ngồi quá lâu không khoảng thời gian dài nếu không muốn làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị;
- Người bệnh hoàn toàn có thể tập các bài tập vật lý trị liệu tại nhà để ổn định cấu trúc của cột sống cũng như cải thiện chức năng vận động;
- Tránh tham gia giao thông ít nhất trong 1 tháng đầu để tránh tạo áo lực cho đĩa đệm. Không những vậy, tình trạng xóc khi điều khiển phương tiện giao thông có thể khiến đĩa đệm ra ngoài và tạo điều kiện khiến nhân nhầy lệch ra ngoài;
- Hạn chế căng thẳng quá mức hay sử dụng thuốc lá, rượu, bia, cà phê, nước ngọt,… Bởi vì, các yếu tố này có thể làm chậm quá trình phục hồi của đĩa đệm và kích thích cơn đau bùng phát;
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học thông qua việc ăn đúng giờ, ăn đúng bữa và bổ sung nhiều thực phẩm thiết yếu, nhất là thực phẩm giàu vitamin D, vitamin C, canxi, magie, sắt,… Đây là các thành phần dưỡng chất có tác dụng thúc đẩy tốc độ phục hồi địa đệm;
- Tham gia một số bộ môn vừa sức để nâng cao sức khỏe, cải thiện khả năng vận động và làm giảm áp lực cho đĩa đệm. Đó có thể là yoga, hành thiền, đi bộ nhẹ nhàng,…;
- Tái khám sức khỏe theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa hoặc khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Ưu và nhược điểm của phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Mỗi phương pháp điều trị đều tồn tại cả hai mặt ưu và nhược điểm, chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Cụ thể hơn:
Ưu điểm của phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị nội khoa tiên tiến, hiện đại và đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có những điểm cộng sau:
- Theo kết quả nghiên cứu cho biết, khả năng chữa trị thành công của phương pháp này có thể lên tới 90% nếu thực hiện đúng chỉ định;
- Phương pháp điều trị ít xâm lấn, không phẫu thuật nên không hề gây đau đớn hay chảy máu, đặc biệt rất an toàn. Từ đó giúp giảm thiểu các rủi ro và biến chứng sau tiểu phẫu;
- Thời gian thực hiện nhanh chóng. Trung bình một cuộc điều trị chỉ tốn khoảng 20 – 30 phút;
- Người bệnh tiết kiệm được nhiều thời gian do khả năng phục hồi nhanh chóng. Sau khoảng 24 giờ là người bệnh có thể đi lại và sinh hoạt nhẹ nhàng.
Nhược điểm của phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Bệnh cạnh những điểm ưu vượt, việc chữa thoát vị bằng sóng cao tần cũng có những hạn chế nhất định. Điển hình là những điểm trừ lớn sau:
- Phương pháp điều trị này chỉ có thể áp dụng được một phạm vi rất nhỏ. Tương tự như việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser, việc điều trị bằng sóng cao tần chỉ thích hợp cho các trường hợp đĩa đệm bị lồi, phòng và bao xơ chưa bị rách, tức là trường hợp bệnh đang ở giai đoạn nhẹ;
- Hiệu quả đạt được phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa của bệnh nhân, chế độ chăm sóc bệnh;
- Đòi hỏi hệ thống máy hiện đại, công nghệ cao và bác sĩ có tay nghề giỏi. Vì thế, rất hạn chế đơn vị thực hiện, chủ yếu là bệnh viện lớn tuyến Trung ương;
- Chi phí điều trị khá cao nên rất ít bệnh nhân có điều kiện để chi trả.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần có thay thế phẫu thuật được không?
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị nội khoa, phạm vi chỉ định điều trị hạn chế và không thể thay thế cho phẫu thuật. Không những vậy, phương pháp điều trị này chỉ đem lại hiệu quả cho các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, đĩa đệm chỉ bị phình nhẹ và mức độ chèn ép lên dây thần kinh chưa nghiệm trọng. Nếu điều trị đúng trường hợp thì hiệu quả đạt được có thể lên tới 80 – 90%.
Hơn nữa, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần chỉ được thực hiện đối với các trường hợp không đi kèm với bệnh cột sống khác. Nhưng trên thực tế thì hầu như các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm chỉ được phát hiện khi bệnh ở giai đoạn thoái hóa cột sống và rất hiếm khi khởi phát đơn độc.
Tốt hơn hết, người bệnh nên chủ động trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đánh giá tình trạng bệnh lý. Qua đó, sẽ có những phương pháp can thiệp phù hợp nhằm loại bỏ bệnh càng sớm càng tốt.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần tốn bao nhiêu tiền? Điều trị ở đâu đáng tin cậy?
Chi phí điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần khá đắt đỏ. Hiện nay, Bộ Y tế chưa ấn định con số cụ thể nào nên từng bệnh viện, đơn vị y tế sẽ có chi phí khác nhau và có nhiều sự chênh lệch tùy vào chính sách cụ thể. Chi phí trung bình một lần điều trị của các bệnh viện lớn dao động trong khoảng trên dưới 30 triệu đồng.
Vì là phương pháp còn khá mới nên rất ít đơn vị y tế đầu tư hệ thống máy móc và thiết bị y tế để triển khai. Do đó, phương pháp điều trị này được số ít đơn vị y tế triển khai, chủ yếu là các bệnh viện thuộc tuyến Trung ương có chuyên khoa Cơ xương khớp. Chính vì vậy, nếu có ý định điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp này, bạn nên liên hệ trực tiếp để biết chính xác thông tin trước khi di chuyển đến địa chỉ thăm khám nhằm tránh mất nhiều thời gian.
Dưới đây là một số bệnh viện lớn thuộc hạng I có tiếp nhận trường hợp thăm khám và điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn đơn vị điều trị phù hợp:
– Tại thành phố Hồ Chí Minh
1. Bệnh viện Chợ Rẫy – Khoa Cơ Xương Khớp
- Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (028) 3855 4137
- Thời gian làm việc:
- Thứ hai đến thứ sáu: Từ 7h00 – 16h00
- Thứ bảy: Từ 7h00 – 11h00
2. Bệnh viện Nhân dân 115 – Khoa Cơ Xương Khớp
- Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh (cổng 1)
- Số điện thoại: (028) 3865 2368
- Thời gian làm việc:
- Thứ hai đến thứ sáu: Từ 7h30 – 11h30 và 13h00 – 16h00
- Thứ bảy: Từ 7h00 – 12h00 và 13h30 – 16h30
- Chủ nhật: Từ 7h00 – 12h00
3. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh – Khoa Cột sống A
- Địa chỉ: Số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (028) 3923 5791 – (028) 3923 5821 – (028) 3923 7007
- Thời gian làm việc:
- Thứ hai đến thứ sáu: từ 7h00 – 20h00
- Thứ bảy và chủ nhật: Từ 7h00 – 12h00
– Tại thành phố Hà Nội
1. Bệnh viện Bạch Mai – Khoa Cơ xương khớp
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: (024) 3869 3731
- Thời gian làm việc: Từ 6h30 – 12h00 và 13h30 – 18h00 (thứ hai đến thứ bảy)
2. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – Khoa Chấn thương chỉnh hình
- Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: (024) 3825 3531 – (024) 3824 8308
- Thời gian làm việc: Từ 7h00 – 12h00 và 13h30 – 16h00 (thứ hai đến thứ sáu)
3. Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 – Khoa Nội Thần Kinh
- Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: 069 555 283 – 096 572 400
- Thời gian làm việc: Từ 7h00 – 17h30 (thứ hai đến thứ bảy)
4. Bệnh viện Quân y 103 – Khoa Nội Thần kinh A4
- Địa chỉ: Số 261 Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: (024) 3356 6713
- Thời gian làm việc: Từ 8h00 – 12h00 và 13h30 – 17h00 (tất cả các ngày trong tuần nhưng thứ bảy và chủ nhật không khám cho đối tượng có bảo hiểm y tế)
Mặc dù chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần mang lại hiệu quả điều trị cao, ít xâm lấn và ít biến chứng nhưng phương pháp này có chi phí tương đối cao mà không phải đối tượng nào cũng có khả năng chi trả. Tốt hơn hết, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để nắm rõ hơn phương pháp này trước khi đưa ra quyết định điều trị.
Có thể bạn đọc chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!