Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Vảy nến thể mảng: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Bệnh vảy nến thể mủ: Triệu chứng và cách điều trị

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học và những lưu ý

5/5 - (1 bình chọn)

Chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học được đánh giá là bước đi đầy triển vọng trong việc chữa khỏi hoàn các bệnh tự miễn. Tuy nhiên, cách điều trị này thường đi kèm nhiều tác dụng phụ và không phải ai cũng có thể dùng thuốc sinh học.

Tiêm sinh học chữa vẩy nến cần tuân theo quy trình nghiêm ngặt và biết thêm một vài lưu ý quan trọng.
Tiêm sinh học chữa vẩy nến cần tuân theo quy trình nghiêm ngặt và biết thêm một vài lưu ý quan trọng.

Phương pháp tiêm sinh học chữa vẩy nến là gì?

Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học là gì, bạn cần biết cơ chế gây bệnh này.

Dù nguyên nhân trực tiếp gây vẩy nến chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng nó liên quan mật thiết với hoạt động của hệ miễn dịch nói chung và tế bào lympho T nói riêng.

Cụ thể, vì một lý do nào đó mà hệ miễn dịch bị rối loạn hoạt động. Các tế bào T nhận nhầm tế bào của cơ thể là tế bào ngoại lai và tập trung tấn công để đào thải các chúng ra ngoài. Quá trình này tạo ra lớp sừng dày hơn bình thường và bong tróc liên tục.

Như vậy, nói một cách để hình dung là làm sao để tế bào T không nhận nhầm nữa thì bệnh vẩy nến có thể khỏi hoàn toàn. Thực tế vẫn chưa có các thực hiện điều này. Thay vào đó, người ta nghiên cứu ra thuốc sinh học nhằm ức chế hoạt động của tế bào T.

Thuốc sinh học chữa vẩy nến có bản chất là một loại protein. Hoặc nó cũng có thể là một số thành phần của cơ thể sống. Thông thường, chỉ với những trường hợp nặng mới dùng đến cách điều trị này. Quá trình điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ.

Hiệu quả chữa vẩy nến bằng tiêm sinh học

Nếu được sử dụng đúng cách thì hiệu quả mà phương pháp tiêm thuốc sinh học mang lại trong điều trị vẩy nến là cao hơn hẳn so với các cách điều trị khác. Đồng thời, thời gian phát huy tác dụng cũng rất nhanh.

Chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học mang lại hiệu quả tác dụng nhanh cho những trường hợp bệnh nặng. Tuy nhiên, nó không chữa được tận gốc bệnh.
Chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học mang lại hiệu quả tác dụng nhanh cho những trường hợp bệnh nặng. Tuy nhiên, nó không chữa được tận gốc bệnh.

Tuy nhiên, chi phí chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học khá đắt đỏ. Đồng thời, chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Do đó, đây không phải là cách điều trị áp dụng cho số đông và không phải cơ sở nào cũng có thể thực hiện được.

Mặt khác, dù được đánh giá cao về hiệu quả khắc phục triệu chứng của vẩy nến nhưng phương pháp tiêm sinh học vẫn chưa thể chữa tận gốc căn bệnh về da này. Hoạt động của tế bào T chỉ bị ức chế. Yếu tố dẫn đến rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch vẫn chưa được làm rõ và sửa chữa.

Tác dụng phụ của phương pháp trị vẩy nến bằng thuốc sinh học

Chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học chỉ dành cho thiểu số không chỉ vì chi phí cao hay những yêu cầu phức tạp về mặt kỹ thuật thực hiện mà nó còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Các tác dụng không mong muốn này có thể đến từ đặc tính của thuốc, cách dùng, đặc thù cơ địa từng người và một số yếu tố khác.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc sinh học chữa vẩy nến là:

  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Ngứa;
  • Ho.

Điều đáng quan tâm hơn khi sử dụng thuốc sinh học chữa vẩy nến là hoạt động của hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm đáng kể. Số lượng bạch cầu giảm và người bệnh rất dễ mắc một số bệnh về nhiễm trùng. Trường hợp nặng có thể dẫn đến suy gan và bệnh ở đường hô hấp.

Chữa vẩy nến bằng tiêm sinh học thường đi kèm nhiều tác dụng phụ và đặc biệt là khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu.
Chữa vẩy nến bằng tiêm sinh học thường đi kèm nhiều tác dụng phụ và đặc biệt là khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu.

Các loại thuốc sinh học chữa vẩy nến

Có khá nhiều loại thuốc sinh học được nghiên cứu để điều trị vẩy nến. Tùy vào cơ địa từng người, tình trạng bệnh và một số yếu tố khác, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về việc sử dụng loại thuốc nào là thích hợp. Dưới đây là một số loại được dùng khá phổ biến.

Thuốc sinh học Efalizumab chữa vẩy nến

Dùng cho bệnh vẩy nến thể mảng. Mức độ bệnh từ trung bình đến nặng và kéo dài trong nhiều năm. Thuốc không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp với người vẩy nến thể khớp.

Người bệnh cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng hiện tại (bao gồm những loại điều trị vẩy nến hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác). Nguyên nhân là Efalizumab không được dùng chung với nhóm kháng TNF alpha.

Trước khi dùng thuốc sinh học Efalizumab, người bệnh phải xét nghiệm số lượng tiểu cầu. Sau khi dùng thuốc vẫn tiếp tục thực hiện xét nghiệm này mỗi 3 tháng một lần. Mục đích là kịp thời phát hiện số lượng tiểu cầu có ở dưới mức trung bình không để chủ động bổ sung. Từ đó hạn chế thấp nhất các tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc sinh học Alefacept điều trị vẩy nến

Tác dụng phụ của thuốc Alefacept rất ít và phù hợp với nhiều đối tượng nên được dùng phổ biến hơn. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc này, người bệnh cần được kiểm tra tế bào TCD4. Sau đó định kỳ thực hiện việc kiểm tra này 2 tuần/1 lần. Mục đích là kịp thời điều chỉnh liều lượng thuốc và chủ động các giải pháp giảm tác dụng phụ.

Thuốc nhóm ức chế TNF chữa vẩy nến

Thuốc ức chế TNF gồm có 3 dạng phổ biến: Adalimumab, Etanercept và Infliximab. Ngoài tác dụng ức chế TNF, thuốc còn giảm số lượng chất này. TNF là một loại cytokine. Nó được sinh ra bởi nhiều tế bào khác nhau. Trong đó có tế bào T, tế bào sừng, đại thực bào, tế bào bạch cầu đơn nhân và tế bào đuôi gai.

Có nhiều loại thuốc sinh học chữa vảy nến. Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện rất nhiều các xét nghiệm nhằm chủ động hạn chế các tác dụng phụ của thuốc.
Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện rất nhiều các xét nghiệm nhằm chủ động hạn chế các tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc sinh học Etanercept trị vẩy nến

Được chỉ định dùng cho vẩy nến thể khớp. Trước khi dùng thuốc, người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm như: Công thức máu, đo tốc độ lắng máu, chức năng thận và chức năng gan… Sau khoảng 3 tháng dùng thuốc sẽ thực hiện lại các xét nghiệm cơ bản. Thuốc sinh học Etanercept không dùng cho người suy tim, viêm gan siêu vi hoặc bệnh lao phổi.

Chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học với thuốc Secukinumab

Thuốc sinh học Secukinumab dùng hầu hết các thể của bệnh vẩy nến. Hoạt động của thuốc dựa trên việc ngăn chặn một loại protein tham gia vào phản ứng gây viêm. Đó là protein IL – 17A. Từ đó, các triệu chứng của bệnh sẽ được thuyên giảm.

Lưu ý chung khi chữa vẩy nến bằng tiêm sinh học

Đối tượng có thể chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học

Thuốc sinh học thường được chỉ định sử dụng cho các trường hợp bệnh vẩy nến trung bình (các đốm vảy chiếm 3 – 10% cơ thể) và nặng (hơn 10%). Tuy nhiên, nếu người bệnh thuộc một trong hai trường hợp này nhưng từng bị nhiễm trùng (do lao), ung thư hoặc đang bị HIV thì không thể sử dụng thuốc tiêm sinh học trị vẩy nến. Ngoài ra, với những đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ thì việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng.

Các chuyên gia cho biết thuốc sinh học chữa vẩy nến dù mang lại hiệu quả tác dụng nhanh nhưng còn nhiều tác dụng phụ. Do đó, các thế hệ của thuốc đang tiếp tục nghiên cứu phát triển. Người ta tin rằng đây chính là hướng đi đầy hứa hẹn trong việc chữa khỏi hoàn toàn các bệnh tự miễn. Trong đó có vẩy nến.

Thuốc sinh học chữa vẩy nến không dùng cho người từng mắc bệnh liên quan đến nhiễm trùng.
Thuốc sinh học chữa vẩy nến không dùng cho người từng mắc bệnh liên quan đến nhiễm trùng.

Thực hành chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh vẩy nến cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ sinh hoạt, ăn uống và chăm sóc da thích hợp. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế phần nào tác dụng phụ của thuốc và giảm tần suất tái phát bệnh ở tương lai.

Lưu ý trong sinh hoạt:

  • Giữ cho tinh thần thoải mái;
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ;
  • Dành thời gian luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày;
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Chất liệu vải mềm và thấm hút mồ hôi tốt;
  • Tái khám đúng lịch hẹn.

Lưu ý trong ăn uống:

  • Tạm thời kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng;
  • Không uống rượu bia và không hút thuốc lá;
  • Uống nhiều nước;
  • Ăn đủ chất. Tăng cường thêm các loại vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả tươi;
Chế độ ăn uống mỗi ngày ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị bệnh vẩy nến theo phương pháp tiêm thuốc sinh học.
Chế độ ăn uống mỗi ngày ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị bệnh vẩy nến theo phương pháp tiêm thuốc sinh học.

Lưu ý trong chăm sóc da:

  • Dưỡng ẩm cho da từ các loại kem bôi, sữa dưỡng thể thích hợp. Ưu tiên chọn loại có nguồn gốc từ thiên nhiên và lành tính;
  • Hạn chế để vùng da bị vẩy nến tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm có độ kiềm cao;
  • Hạn chế cào gãi mạnh gây trầy xước da;
  • Theo dõi các biểu hiện trên da. Kịp thời thông báo với bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Tin khác

Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Nội dung bài viếtPhương pháp tiêm sinh học chữa vẩy nến là gì?Hiệu quả chữa vẩy nến bằng tiêm sinh họcTác dụng phụ của phương pháp trị vẩy nến bằng...

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Nội dung bài viếtPhương pháp tiêm sinh học chữa vẩy nến là gì?Hiệu quả chữa vẩy nến bằng tiêm sinh họcTác dụng phụ của phương pháp trị vẩy nến bằng...

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Nội dung bài viếtPhương pháp tiêm sinh học chữa vẩy nến là gì?Hiệu quả chữa vẩy nến bằng tiêm sinh họcTác dụng phụ của phương pháp trị vẩy nến bằng...

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

Nội dung bài viếtPhương pháp tiêm sinh học chữa vẩy nến là gì?Hiệu quả chữa vẩy nến bằng tiêm sinh họcTác dụng phụ của phương pháp trị vẩy nến bằng...

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Nội dung bài viếtPhương pháp tiêm sinh học chữa vẩy nến là gì?Hiệu quả chữa vẩy nến bằng tiêm sinh họcTác dụng phụ của phương pháp trị vẩy nến bằng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn