Đau thượng vị khi đói: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Nội dung bài viết
Đau thượng vị khi đói có thể là dấu hiệu cho thấy một số bệnh lý nguy hiểm tại dạ dày cần sớm được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tiến hành điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học hơn để phòng tránh các triệu chứng này tái phát làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đau thượng vị khi đói do đâu?
Triệu chứng chung của cơn đau thượng vị thường xuất hiện âm ỉ dưới xương ức và trên rốn, có thể đau ở cả bên sườn phải hay sườn phát. Khi cơn đau bùn phát có thể khiến người bệnh đau quặn, người lả đi, tái nhợt và không thể làm việc gì khác. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bao gồm cả khi đói.
Đau thượng vị khi đói thường xuất hiện do các acid dịch vị được tiết ra nhưng không được sử dụng. Cụ thể hơn, dạ dày thường hoạt động theo cơ chế nhất định tuần hoàn. Ví dụ bình thường bạn thường ăn vào lúc 12 giờ trưa nhưng vì một lý do nào đó mà hôm nay bạn ăn muộn hơn. Tuy nhiên dạ dày vẫn sẽ tiết ra acid vào thời điểm này để hỗ trợ việc tiêu hóa đạt kết quả tốt hơn.
Khi acid được tiết ra nhưng không được sử dụng sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày và làm tổn thương cơ quan này đồng thời gây ra các triệu chứng đau nhức tại thượng vị. Hầu hết nếu bạn nhanh chóng nạp thức ăn vào ngay sau đó cơn đau sẽ có xu hướng giảm dần rồi biến mất nên không quá trầm trọng.
Bên cạnh cảm giác đau tức thượng vị, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đắng miệng, đặc biệt là khi nằm do acid dư thừa trào ngược lên thực quản. Cảm giác đau thượng vị sẽ trầm trọng hơn khi bạn tác động vào bụng, hoạt động mạnh. Người bệnh cũng cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn uống khiến tình trạng đau diễn biến nặng hơn.
Cần chú ý rằng nếu bạn ăn quá no hay ăn quá sớm cũng có thể là tác nhân gây đau thượng vị. Nguyên nhân là do lượng acid tiết ra không đủ để tiêu hóa thức ăn nên vẫn còn ứ đọng ở dạ dày. Thức ăn lên men và sinh khí gây gia tăng áp lực lên thượng vị. Người bệnh cảm thấy đầy bụng, khó chịu, không muốn ăn và tiếp tục ăn sai khung giờ bình thường và gây ra các cơn đau thượng vị.
Nếu các triệu chứng bệnh chỉ mới khởi phát người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách ăn đúng giờ hơn. Cơn đau thượng vị khi đói cũng sẽ giảm dần khi được ăn. Tuy nhiên nếu bạn không phát hiện và tình trạng này kéo dài liên tục thì có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý khác, bao gồm
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm hang vị dạ dày
- Đau dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Rối loạn túi mật
- Viêm thực quản
- Thoát vị gián đoạn
- Viêm loét dạ dày tá tràng
Bên cạnh đó, phụ nữ có thai cũng là đối tượng dễ xuất hiện các triệu chứng này. Ở bà bầu vừa có xu hướng ăn uống sai bữa vừa có sự thay đổi hormone có liên quan đến hoạt động của dạ dày. Ngoài ra càng về những tháng thai kỳ sau, kích thước tử cung càng lớn dần lên và chèn ép vào thượng vị dạy dày gây đau tức.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ
Nhìn chung nếu các triệu chứng đau thượng vị khi đói chỉ mới xuất hiện thường không quá nguy hiểm. Người bệnh chỉ cần ăn uống đúng giờ, nghỉ ngơi hợp lý là các triệu chứng này cũng biến mất. Tuy nhiên nhiều người thường chủ quan hoặc liên quan đến tình chất công việc khiến tình trạng ăn uống khống đúng giờ, bỏ bữa vẫn kéo dài làm các tổn thương trên niêm mạc càng trầm trọng hơn.
Tốt nhất bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau
- Cơn đau thượng vị xuất hiện ngày càng nhiều với mức độ đau trầm trọng hơn
- Người bệnh có các triệu chứng nôn, buồn nôn, ợ hơi, đắng miệng
- Tình trạng chướng bụng táo bón, không muốn ăn uống
- Nôn ra máu
- Đi ngoài ra máu hoặc kèm chất nhầy màu đen, phân có mùi tanh hôi
- Sút cân không rõ nguyên nhân, người xanh xao thiếu sức sống
Hướng khắc phục tình trạng đau thượng vị khi đói
Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do bụng đói, vì vậy việc cần làm ngay chính là người bệnh cần phải ăn gì đó. Sau đó mới có thể thực hiện các biện pháp điều trị khác nếu cơn đau vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
Lấp đầy dạ dày
Dạ dày trống rỗng khiến các acid tác động trực tiếp vào niêm mạc, vì vậy bạn cần nhanh chóng lấp đầy nó. Đồng thời bạn cũng không thể để bụng đói nếu cần dùng các loại thuốc khác vì sẽ khiến các triệu chứng thêm trầm trọng và hại cho dạ dày. Do đó ăn một món ăn nhẹ nào đó là điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi bị đau thượng vị lúc đói.
Chú ý bạn nên ưu tiên lựa chọn những món ăn mềm, lỏng như cháo, súp, hoặc đơn giản nhất có thể dùng bánh mì hay một trái táo ngọt chẳng hạn. Tuyệt đối tránh xa những thực phẩm khô cứng, đồ ăn cay nóng vì có thể kích thích làm tổn thương dạ dày hơn.
Bạn cũng không cần ăn quá no ngay lúc này vì dạ dày đang bị tổn thương nhẹ, các acid đã tiết ra nên việc tiêu hóa thức ăn cũng không được đảm bảo tốt nhất. Chỉ cần đảm bảo lấp chỗ trống trong dạ dày bằng một món ăn nhẹ cũng đủ để làm giảm các triệu chứng đau tức thượng vị lúc này.
Uống nước muối
Một biện pháp đơn giản không kém chính là uống một cốc nước muối ấm. Lý do là nước muối ấm có thể giúp trung hòa acid dịch vị tạm thời đồng thời khả năng sát khuẩn cũng rất tốt, có thể hỗ trợ máu đến khu vực thượng vị ổn định hơn. Nhờ đó những cơn đau thượng vị cũng sẽ được thuyên giảm đáng kể.
Chú ý chỉ cho một chút muối để tạo độ mặn bởi quá nhiều muối có thể làm xót ruột, bụng cồn cào trở lại. Thường phương pháp này không được khuyến khích dùng nhiều mà chỉ nên áp dụng tạm thời nếu bạn đang không có bất cứ thứ gì để ăn nhưng cũng không đủ sức khỏe để đi ra ngoài mua đồ ăn ngay lúc đó.
Chườm ấm bụng
Một cách giảm đau thượng vị đơn giản không kém chính là chườm ấm. Nước ấm sẽ kích thích quá trình lưu thông máu đi đến các cơ quan khác, bao gồm cả dạ dày hiệu quả. Nhờ đó nhanh chóng làm lành những tổn thương tại đây cũng như giảm các cơn đau đáng kể.
Bạn có thể dùng túi chườm hoặc đổ nước ấm vô chai thủy tinh rồi lăn trên vùng thượng vị bị đau sẽ thấy cơn đau giảm dần. Chú ý không nên dùng nước quá nóng, chỉ nên dùng nước trong khoảng 40 độ là phù hợp. Nếu không có túi chườm bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch nhúng nước ấm, vắt ráo rồi chườm bụng cũng đem đến hiệu quả tương tự.
Xoa bụng
Cũng tương tự như chườm ấm, mục đích của việc xoa bụng cũng giúp làm nóng bụng, kích thích tuần hoàn máu và các cơ tại đây. Bạn có thể kết hợp thêm xoa với dầu nóng hoặc tinh dầu tràm để kích thích làm nóng tốt hơn.
Chú ý nên xoa theo chiều kim đồng hồ, lúc đầu xoa nhẹ sau đó tăng dần tốc độ lên. Duy trì như vậy khoảng 10 phút sẽ khiến người bệnh cảm thấy ổn hơn rất nhiều.
Uống trà thảo dược
Một số trà thảo dược cũng đem đến những tác dụng tuyệt vời trong việc làm giảm những cơn đau thượng vị khi đói, ngoài ra cũng kiểm soát được tình trạng ợ hơi, chướng bụng, buồn nôn khá tốt. Tuy nhiên chú ý nên dùng trà sau khi đã ăn nhẹ để tránh làm bụng cồn cào khó chịu hơn.
Một số loại trà đơn giản mà bạn có thể thực hiện như
- Trà gừng mật ong: hãm gừng với 1 cốc nước sôi trong 10 phút, sau đó cho thêm mật ong khuấy đều sẽ vừa giúp giảm đau, giảm buồn nôn khó chịu và khiến bụng dễ chịu hơn rất nhiều.
- Nghệ mật ong: Chỉ cần pha 1 thìa tinh bột nghệ chuyên chất cùng 1 cốc nước ấm và mật ong sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng đau thượng vị, giảm các acid dịch vị dư thừa đồng thời nhanh chóng làm lành các tổn thương trên niêm mạc dạ dày hơn.
- Trà hoa cúc: Thực hiện tương tự như trà gừng nhưng thay gừng bằng hoa cúc hoặc có thể dùng cùng lúc cả hai dược liệu.
Bạn cũng có thể chuẩn bị những gói trà túi lọc pha sẵn để tiện dùng khi cần. Nên ưu tiên dùng mật ong thay cho đường tinh luyện bình thường do mật ong có tính kháng viêm nên tốt cho những tổn thương trên dạ dày hơn.
Sử dụng thuốc Tây
Lưu ý các biện pháp trên đây chỉ mang tính chất điều trị tại chỗ với những cơn đau thượng vị khi đói xuất hiện đột ngột. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài người bệnh cần nhanh chóng đến thăm khám tại bệnh viện để được kiểm tra và đưa ra hướng điều trị phù hợp nếu đã biến chứng sang các bệnh lý khác.
Một số thuốc có thể được chỉ định như
- Thuốc kháng axit
- Thuốc ức thụ thể H2
- Thuốc ức chế bơm proton
- Thuốc giảm đau và chống viêm không steroid (NSAID)
Tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc khi đã thăm khám và có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng tại nhà vì có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn nếu không đúng người đúng bệnh.
Hướng phòng tránh đau thượng vị khi đói
Thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh hơn là biện pháp hàng đầu để phòng tránh tình trạng đau thượng vị dạ dày. Cụ thể người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau
- Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa, tránh ăn quá sớm, quá muộn hay bỏ bữa
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, ưu tiên bổ sung các loại rau củ trái cây vào trong bữa ăn hằng ngày
- Tránh ăn quá khuya, quá no vào hôm trước khiến ngày hôm sau có cảm giác chướng bụng không còn muốn ăn uống
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn khô cứng cũng khiến acid tiết ra nhiều hơn làm tổn thương dạ dày
- Ăn uống tập trung, tránh nói chuyện, xem TV hay làm các việc khác gây xao lãng và khiến việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng
- Khi bụng đói nên tránh dùng các thực phẩm cay nóng, đồ ăn có vị chua như, xoài, quýt hay uống rượu vì sẽ làm tổn tương dạ dày trầm trọng hơn
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác
- Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan, tránh suy nghĩ nhiều. Tình trăng buồn bã căng thẳng có thể làm acid tiết ra sớm và nhiều hơn bình thường, gây ra những cơn đau thượng vị ngay khi chưa đến giờ ăn.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường đề kháng và phòng tránh các tác nhân gây bệnh
- Đi khám sớm ngay từ khi phát hiện các dấu hiệu bất thường
Đau thượng vị khi đói có thể gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nếu không được kiểm soát sớm. Thay đổi chế độ sống khoa học lành mạnh hơn chính là cách để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý này. Mỗi người khi phát hiện thấy các triệu chứng bất thường ở sức khỏe cũng nên nhanh chóng đi thắm khám để có thể phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn và có hướng điều trị hiệu quả kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!