Khô khớp gối nên uống thuốc gì

Khô khớp gối nên uống thuốc gì khắc phục? [Tư vấn]

Đau Đầu Gối Khi Ngồi Xổm Là Bị Gì? Có Cần Chữa?

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Mỏi Khớp Gối Ở Người Trẻ Tuổi – Dấu Hiệu Bệnh Xương Khớp?

Cứng khớp gối: Nguyên nhân và hướng xử lý

Đau Đầu Gối Nhưng Không Sưng Có Phải Bị Viêm Khớp?

Viêm Khớp Kiêng Ăn Gì? 9 Thực Phẩm Nên Tránh Xa

7 Bài Tập Thể Dục Cho Người Đau Khớp Gối Đơn Giản Tại Nhà

Mỏi khớp gối

Mỏi Khớp Gối Là Bệnh Gì? Phương Pháp Xử Lý

Viêm Khớp Ngón Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn Là Gì? Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Đau xương bánh chè – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

5/5 - (2 bình chọn)

Trật khớp, gãy xương bánh chè hay viêm gân bánh chè có thể là nguyên nhân gây đau xương bánh chè khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Bệnh nếu không cải thiện nhanh chóng có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động và tinh thần cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguyên nhân đau xương bánh chè

Đầu gối có cấu tạo khá phức tạp bao gồm xương bánh chè, xương chày (xương ống chân) và xương đùi. Trong đó xương bánh chè có cấu trúc rắc rối nhất bao gồm nhiều gân, dây chằng nhằm hỗ trợ các hoạt động chạy, nhảy đồng thời kết nối với các mạch máu tại đây ổn định.

Đau xương bánh chè
Các tổn thương tại xương bánh chè mà còn gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt vận động nên cần điều trị nhanh chóng

Đồng thời xương bánh chè thường có kích thước lớn nhất trong các khớp xương, nằm ở mặt trước đầu gối và đảm nhiệm 30% lực tác động nên rất dễ tổn thương, nhất là những va chạm như đập đầu gối xuống. Tình trạng đau nhức tại đây có thể lan ra cục bộ trên toàn đầu gối khiến chức năng đi lại, di chuyển, chạy nhảy hay leo cầu thang gặp rất nhiều khó khăn.

Tình trạng đau nhức tại đầu gối có thể xảy ra trên nhiều đối tượng, do rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Cần phải tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp.

Nhìn chung, đau xương bánh chè có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau đây

Gãy xương bánh chè

Gãy xương bánh chè là dạng chấn thương cực kỳ nghiêm trọng tại đầu gối có thể do đập đầu gối xuống đột ngột liên quan đến té ngã hay tai nạn giao thông. Bệnh có thể gây ra cơn đau nhức nghiêm trọng dữ dội và cần nhanh chóng đi cấp cứu để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Đau xương bánh chè
Các hình dạng gãy của xương bánh chè

Những triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm

  • Đầu gối bị bầm tím, sưng nề, mất các vết lõm phía trên
  • Ấn lên bề mặt gối có những vị trí nhói nhất định, đây có thể là vị trí bị gãy, nếu sờ vô có thể cảm nhận đoạn nứt gãy giữa hai đoạn bánh chè
  • Người bệnh không thể di chuyển
  • Không thể co duỗi đầu gối hay đưa chân cao lên
  • Nếu thực hiện chọc hút dịch đầu gối sẽ thấy dịch máu tụ trong khớp lẫn váng mỡ và không đông.

Có nhiều dạng gãy xương bánh chè, tùy mức độ tổn thương mà mức độ nguy hiểm khác nhau. Có thể là đường gãy ngang, gãy dọc hoặc cũng có thể gãy thành nhiều mảnh khiến việc phục hồi gặp rất nhiều khó khăn. Nếu gãy toàn phần có thể phải tiến hành cấp cứu gấp để hoặc vít xương bằng ốc vít để phục hồi chức năng vận động.

Thời gian để phục hồi tại khớp xương bánh chè có thể phải kéo dài từ 6- 8 tuần nếu trường hợp nhẹ và cần đeo nẹp để hỗ trợ. Các biến chứng có thể xuất hiện nếu điều trị gãy xương bánh chè nhanh chóng có thể gây ra rất nhiều biến chứng như viêm mủ khớp gối, vôi hoá các dây chằng bao khớp, teo cơ tứ đầu đùi, xơ hoá..

Trật khớp bánh chè

Trật khớp bánh chè là tình trạng bánh chè bị lệch ra khỏi vị trí cấu tạo ban đầu gây ra đau nhức khi di chuyển do các đầu xương va chạm vào nhau. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở những người di chuyển chân đột ngột, hoặc những người nhảy cao mà tiếp đất không đúng tư thế. Trật khớp bánh chè thường hiếm gặp và nguy hiểm hơn trật khớp gối rất nhiều.

Triệu chứng chung của tình trạng này như sau

  • Cảm thấy sự thay đổi vị trí tại các khớp ở đầu gối khiến đầu gối có vẻ hơi nhô ra, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể di chuyển đi lại như bình thường
  • Sưng đầu gối
  • Có âm thanh và có tiếng nứt nhỏ ở khớp gối khi di chuyển nhanh, có thể nghe rõ hơn khi leo cầu thang
  • Cơn đau dần rõ ràng và dữ dội hơn.
  • Người bệnh có thể không thể duỗi thẳng hoặc không thể uốn cong chân, nếu không nhanh chóng xử lý kịp thời có thể khiến không thể đi lại vận động được
  • Sưng khớp gối đột ngột

Các triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột ngay khi người bệnh té ngã và trật bánh chè. Kèm theo đó có thể vỡ sụn xương bánh chè hoặc lồi cầu ngoài xương đùi nếu các tổn thương quá nặng.

Các biến chứng kèm theo nếu không xử lý kịp thời như Thoái hóa khớp hay dễ tái phát trật khớp làm ảnh hưởng đến chức năng vận động rất nhiều. Trật khớp bánh chè mãn tính sẽ rất khó để điều trị. Tuy nhiên trật khớp bánh chè cũng có thể là tình trạng bẩm sinh và cần điều trị sớm để ngăn ngừa nguy cơ bại liệt.

Tổn thương gân xương bánh chè

Những tổn thương gân xương bánh chè cũng là một trong những nguyên nhân gây đau xương bánh chè có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động. Theo đó, gân xương bánh chè nằm ở dưới xương bánh chè, phía trước gối và kết nối với đỉnh xương ống chân. Tình trạng này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên hay những người thường chạy đường dài, nhảy cao.

Đau xương bánh chè
Các tổn thương hay thoái hóa gân xương bánh chè do chấn thương cũng có thể gây đau nhức trầm trọng

Các tổn thương gân xương bánh chè không hoàn toàn vẫn có thể gập duỗi đầu gối nhưng khá yếu và không thể gập hẳn. Với tình trạng tổn thương hoàn toàn hầu như người bệnh không thể gập duỗi đầu gối và tổn thương trầm trọng các dây chằng.

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh như sau

  • Đau xương bánh chè
  • Cứng khớp gối
  • Sờ thấy vùng lõm tại đầu gối
  • Chuột rút co cơ
  • Sưng và bầm tím ở khu vực phía trước khớp gối
  • Xuất hiện một điểm mềm ở đầu gối
  • Xương bánh chè cao hơn bình thường

Tình trạng này thường xảy ra khi có một chấn thương rất lớn tác động vào đầu gối, vì vậy bên cạnh tổn thương gân xương còn kèm theo rất nhiều ảnh hưởng khác. Một số bệnh lý tại đây như gân bánh chè cũng có thể gây bệnh. Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến các bệnh lý mãn tính khác như

  • Suy thận mạn
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh đái tháo đường
  • Bệnh chuyển hóa
  • Nhiễm trùng
  • Một số bệnh lý bắt buộc sử dụng corticoid dài ngày

Các tổn thương tại đây có thể kéo dài từ 3- 6 tuần để hồi phục với các tổn thương nhẹ. Với các triệu chứng nặng hơn như rách gân có thể được chỉ định phẫu thuật và cần phải mất đến 6-8 tuần mới thực sự hồi phục. Người bệnh còn cần phải kết hợp với vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động.

Viêm gân bánh chè

Viêm gân bánh chè là tình trạng gân xương bánh chè bị sưng tấy và kích hoạt các phản ứng đau nhức sưng viêm tại đầu gối. Cơn đau xuất hiện tại vị trí gân bị viêm với triệu chứng thoáng qua âm ỉu ban đầu, sau đó tăng dần lên khi vận động mạnh, chạy nhảy hay leo cầu thang.

Những dấu hiệu viêm gân bánh chè phổ biến bao gồm

  • Cơn đa xương bánh chè xuất hiện trầm trọng khi uốn cong hoặc mở rộng đầu gối, đặc biệt khi lên xuống cầu thang
  • Đầu gối tê cứng và khó cử động, khớp gối có thể phát ra tiếng kẽo kẹt khi cử động
  • Có cảm giác nứt hoặc ma sát đầu gối khi di chuyển
  • Sưng viêm và nóng đỏ xung quanh khu vực xương bánh chè

Cần chú ý rằng các triệu chứng này và triệu chứng của viêm đau khớp gối khá giống nhau nên người bệnh cần đến các bệnh viện chuyên khoa tiến hành thăm khám để có hướng điều trị chính xác. Bệnh thường xuất hiện do các yếu tố chấn thương, viêm nhiễm hay cũng có thể liên quan đến thoái hóa khớp gối.

Các biến chứng có thể liên quan như Yếu cơ tứ đầu đùi, cơ bắp chân, rách gân bánh chè hay đau đầu gối mãn tính kéo dài. Sức khỏe và chất lượng đời sống người bệnh suy giảm trầm trọng. Điều trị viêm gân bánh chè cần rất nhiều thời gian, trong trường hợp các tổn thương quá nặng đôi khi việc điều trị cũng không đem lại tác dụng khả quan nhiều.

Hội chứng đau xương bánh chè

Hội chứng đau xương bánh chè là thuật ngữ chuyên môn cùng để chỉ những cơn đau nhức trầm trọng tại đầu gối. Bệnh có xu hướng gặp ở nữ nhiều hơn nam trong độ tuổi từ 12- 18 tuổi và đặc biệt phổ biến ở những vận động viên điền kinh chạy bộ và tập luyện nhiều. Bên cạnh đó, những người thường xuyên vận động đầu gối quá mức, trật khớp gối hay gặp một số vấn đề ở bàn chân cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm

  • Đau nhức trầm trọng tại xương bánh chè khiến người bệnh hạn chế trong cử động chân, cơn đau có xu hướng tăng dần khi ngồi gập đầu gối, elo cầu thang hay chạy bộ
  • Dễ mất thăng bằng do trục bánh chè không bình thường
  • Có tiếng động trong khớp khi cử động
  • Rất hiếm khi gặp tình trạng sưng viêm, mặc dù bạn có thể có cảm giác gối sưng nhưng nếu nhìn sơ bộ bên ngoài sẽ không phát hiện được.

Điều trị triệu chứng này có thể cần phải kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu để nhanh chóng phục hồi chức năng vận động hiệu quả.

Nhuyễn sụn bánh chè

Nhuyễn sụn bánh chè là thuật ngữ mô tả tình trạng sụn ở mặt dưới xương bánh chè bị một số ảnh hưởng tổn thương làm cho mềm đi. Bệnh còn được gọi chính xác là  “runner’s knee” do thường gặp chủ yếu ở những người chơi thể thao, ngoài ra những người lớn tuổi bị viêm khớp gối cũng có thể gặp phải bệnh lý này.

Đau xương bánh chè
Nhuyễn sụn bánh chè khiến các sụn tại đây trở nên mềm bất thường khiến việc di chuyển gặp rất nhiều ảnh hưởng

Đây là một trong những triệu chứng rất phổ biến khiến người bệnh đau xương bánh chè nhưng không quá trầm trọng. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh như sau

  • Cảm thấy những cơn đau âm ỉ ở bánh chè
  • Khi gập hay khuỵu đầu gối có thể nghe thấy tiếng lạo xạo
  • Cơn đau có xu hướng tăng dần nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến việc đi lại.

Bệnh có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân như bệnh lý bẩm sinh, Mất cân bằng cơ giữa cơ khép và cơ giạng, nhiều áp lực trên khớp gối, Gân khoeo và cơ tứ đầu yếu hay có liên quan đến một số chấn thương. Bệnh có thể được điều trị nội khoa nếu phát hiện sớm mà không quá nghiêm trọng.

Xương bánh chè không ổn định

Bình thường, xương bánh chè sẽ di chuyển qua một rãnh hình chữ V bên trong xương đùi. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà các rãnh này không đủ sâu hoặc không đều sẽ làm cho xương bánh chè mất ổn định, tuy không trượt hẳn ra khỏi rãnh nhưng cũng có trượt ra khỏi vị trí ban đầu.

Tùy vào từng tình trạng mà mức độ nguy hiểm của bệnh khác nhau. Triệu chứng chung cũng là tình trạng đau nhức tại khớp bánh chè, hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như  dị tật hoặc cong khớp gối.

Viêm bao hoạt dịch

Bình thường các bao hoạt dịch sẽ đảm nhận việc tiết ra các chất nhầy giúp bảo vệ sụn khớp và để đầu gối hoạt động linh hoạt hơn. Bất cứ bao hoạt dịch nào ở khớp gối cũng có nguy cơ bị viêm nhưng tại xương bánh chè hay dưới đầu gối thường có nguy cơ cao hơn do cơ quan này thường xuyên hoạt động mạnh mẽ.

Đau xương bánh chè
Dấu hiệu rõ ràng của tình trạng viêm bao hoạt dịch

Các triệu chứng chung của bệnh như

  • Cảm thấy đau nhức hoặc cứng khớp
  • Sưng và tấy đỏ tại phía trước đầu gối
  • Cơn đau thường có xu hướng trầm trọng hơn hơn khi bạn di chuyển hoặc ấn vào.
  • Đầu gối có thể chuyển sang bầm tím và sốt nếu người bệnh gặp các biến chứng nặng.

Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch có thể là chấn thương, do hoạt động quá mức tại đầu gối, do nhiễm khuẩn hoặc cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý xương khớp như  thấp khớp, bệnh gút, bệnh tuyến giáp và tiểu đường..

Chẩn đoán đau xương bánh chè

Hầu hết các triệu chứng trên đều các các dấu hiệu khá giống nhau, đều là những cơn đau nhức tại đầu gối, khó di chuyển và cử động khớp. Các triệu chứng bệnh không chỉ tương đồng nhau mà còn giống với một số bệnh lý liên quan tới đầu gối như viêm khớp đầu gối hay thoái hóa đầu gối. Do đó người bệnh nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm kiểm tra và có xướng điều trị phù hợp nhất.

Đau xương bánh chè
Các xét nghiệm hình ảnh giúp xác định chính xác tình trạng tổn thương, từ đó bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp

Tùy vào các triệu chứng sơ bộ bên ngoài, hầu hết bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp xét nghiệm hình ảnh như

  • Chụp X-quang đầu gối: giúp xác định tổn thương và các bất thường tại đầu gối bằng cách dùng ánh sáng hoặc sóng vô tuyến. Phương pháp này có thể xác định và phân biệt tốt các tình trạng liên quan đến khớp gối như viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối hay những tổn thương tại bánh chè, có thể xác định cả các trường hợp liên quan đến yếu tố nhiễm trùng nhiễm khuẩn
  • Chụp cắt lớp vi tính CT scan: thường có nhiều ưu điểm hơn X quang vì có thể xác định một số tổn thương tại  mô mềm như các dây chằng gân bánh chè và các sụn khớp khác. Phương pháp này cũng có thể xác định các vết nứt nhỏ nhất là không thể nhìn thấy quan X quang giúp đánh giá mức độ tổn thương chi tiết hơn. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả những bệnh nhân có thiết bị cấy ghép bằng kim loại.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: là phương pháp xét nghiệm hình ảnh tối ưu nhất có thể xem xét rõ nét các tổn thương tại mô mềm, lại không cần dùng tia bức xạ nên có độ an toàn cao.  Tuy nhiên co thể không phù hợp cho những bệnh nhân có các thiết bị cấy ghép kim loại và cũng có chi phí khá cao. Chỉ một số bệnh viện lớn đang có máy chụp MRI nên nếu bạn muốn kiểm tra chính xác thì nên tìm hiểu thêm.

Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ một số bệnh lý liên quan hay các vấn đề nhiễm trùng nhiễm khuẩn thì bệnh nhân cũng có thể được chỉ định xét nghiệm máu, nước tiểu cùng một số phương pháp khác. Sau khi có kết quả hình ảnh cùng các triệu chứng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho từng người.

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Trừ một số tổn thương trực tiếp quá nặng nề có thể xuất hiện các triệu chứng ngay lập tức, còn lại hầu hết các bệnh thường có xu hướng tiến triển thầm lặng khiến người bệnh khó phát hiện ta sớm. Người bệnh cần tiến hành đến bệnh viện thăm khám ngay khi phát hiện các triệu chứng sau

  • Đau trầm trọng tại đầu gối
  • Việc di chuyển gặp khó khăn, không thể gập duỗi đầu gối
  • Nghe có tiếng nứt vỡ tại đầu gối nếu có xảy ra va chạm
  • Đầu gối bị sưng viêm bầm tím nghiêm trọng
  • Không thể đứng thẳng dậy
  • Đầu gối có dấu hiệu biến dạng, sưng viêm phù nề bất thường.

Tốt nhất nếu xảy ra các va chạm, người bệnh nên đi khám ngay trong vòng 48 giờ sau đó để lkịp thời xử lý và điều trị, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng vận động của người bệnh.

Điều trị đau xương bánh chè

Tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Chủ yếu mục đích điều trị nhằm giảm đau, hỗ trợ quá trình phục hồi tại xương bánh chè cũng như khôi phục chức năng vận động. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện bệnh nhanh chóng nhất.

Đau xương bánh chè
Người bệnh nên tuyệt đói thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn

Điều trị nội khoa

Các phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc tây hay vật lý trị liệu luôn được ưu tiên hơn hẳn để kiểm soát các triệu chứng đau nhức nhanh chóng. Nói chung, một số phương pháp thường được chỉ định chung như sau

  • Dùng thuốc Tây: thường chỉ định chung các loại thuốc giảm đau để ức chế tình trạng đau nhức hoặc một số nhóm thuốc chống viêm để giảm sưng viêm. Trong một số trường hợp có thể chỉ định thêm các loại thuốc giãn cơ hay các loại thuốc kích thích phục hồi xương khớp tại đây.
  • Thuốc tiêm: một số nhóm thuốc tiêm như corticosteroid có thể được chỉ định trong trường hợp đau nặng để giảm nhanh các triệu chứng, tuy nhiên do có nhiều tác dụng phụ nên chỉ dược dùng trong thời gian ngắn
  • Chọc hút dịch (aspiration): thường dùng chủ yếu với viêm bao hoạt dịch để giảm sưng viêm và viêm nhiễm tại đây
  • Vật lý trị liệu: có thể áp dụng sóng cao tần, dùng nhiệt, cấy chỉ, bấm huyệt để kích thích tuần hoàn máu, giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi tại đây diễn ra hiệu quả.
  • Các bài tập phục hồi chức năng: Trong các trường hợp đau nặng làm mất khả năng vận động tạm thời, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh thâm tham gia các bài tập phục hồi chức năng tại khớp gối. Các bài tập này có thể được chỉ định cả trước và sau khi phẫu thuật nếu có.
  • Đeo nẹp: hầu hết các trường hợp đều được chỉ định đeo nẹp tạm thời để cố định tạm thời vị trí của xương bánh chè, giúp việc hoạt động linh hoạt hơn và giảm cơn đau khi vận động. Việc đeo nẹp có thể được chỉ định đến khi xương bánh chè được phục hồi hoàn toàn.

Tùy từng tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, một số loại thuốc hay vật lý trị liệu sẽ được thực hiện khác nhau. Tuy nhiên cần chú ý tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc vì có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng nội tạng và sức khỏe của người bệnh.

Giảm đau tại nhà

Trong trường hợp các bệnh lý chưa quá trầm trọng có thể tự chăm sóc tại nhà, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức tại nhà mà không cần dùng thuốc. Kết hợp với chế độ sinh hoạt dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng, lấy lại chất lượng cuộc sống tinh thần tuyệt vời hơn trước.

Đau xương bánh chè
Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau tại nhà mà không cần dùng thuốc

Một số phương pháp giảm đau xương bánh chè và phục hồi các tổn thương bạn có thể áp dụng tại nhà như

  • Chườm nóng/ chườm lạnh: đây là phương pháp đơn giản giúp giảm đau hiệu quả, đặc biệt với các cơn đau cấp tính. Nếu bị chấn thương đột ngột chưa thể đến bệnh viện, bạn cũng có thể áp dụng chườm lạnh để giảm đau tạm thời. Trong khi đó chườm nóng sẽ giúp máu huyết tuần hoàn để kích thích quá trình phục hồi tổn thương nhanh hơn.
  • Đắp thảo dược: Bạn chỉ cần dùng các thảo dược như lá lốt, ngải cứu hay lá trầu không sao nóng với muối, bọc lại rồi chườm lên đầu gối cũng giúp thư giãn giảm đau hiệu quả/
  • Massage: người bệnh có thể kết hợp với các loại dầu nóng, rượu thuốc hay tinh dầu tràm trà để massage, làm nóng và lưu thông máu tuần hoàn đến xương bánh chè, từ đó đẩy nhanh quá trình tự hồi phục.
  • Thay đổi dinh dưỡng: người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường canxi, omega 3, vitamin D cùng các chất cần thiết khác để xương khớp khỏe, dẻo dai và phục hồi chức năng nhanh chóng hơn.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: đây là cách đơn giản để giảm nhanh tình trạng đau nhức, người bệnh cần hạn chế vận động quá nhiều vào thời điểm này vò có thể làm các tổn thương nặng nề hơn. Ngoài ra khi nằm nghỉ nên kê cao chân hơn cũng có thể giảm tần suất đau hiệu quả.
  • Tập luyện thể thao phù hợp: mặc dù cần hạn chế hoạt động nhưng người bệnh không nên vì thế mà nằm một chỗ. Tham khảo và tập luyện một số bài tập theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp xương khớp dần dẻo dai linh hoạt hơn, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Can thiệp ngoại khoa

Đây là phương pháp cuối cùng bắt buộc phải thực hiện để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra làm bại liệt tại khớp gối. Tùy từng trường hợp mà các phương pháp phẫu thuật được chỉ định khác nhau, tuy nhiên đều có thể kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật.

Cần chú ý rằng sau phẫu thuật bệnh vẫn có nguy cơ tái phát nếu người bệnh có không có chế độ sinh hoạt, vận động và dinh dưỡng ổn định. Người bệnh nên dành thời gian thăm khám và kiểm tra thường xuyên để kiểm soát tình trạng xương bánh chè hiệu quả.

Phòng tránh đau xương khớp gối

Đau xương khớp gối không chỉ làm ảnh hưởng đến chức năng vận động mà còn gây rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe và tinh thần của người bệnh nên cần có biện pháp phòng tránh sớm. Bạn có thể tham khảo các phương pháp sau

  • Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định, giảm cân khoa học nếu cần thiết
  • Hạn chế vận động quá sức, lạm dụng chức năng đầu gối
  • Tránh để đầu gối va chạm hay chấn thương quá nặng, với những người tập võ hay tập nhảy nên đeo các đai bảo vệ đầu gối
  • Làm nóng cơ thể và các khớp trước khi vận động
  • Hạn chế đi giày cao gót hay đứng quá lâu, hạn chế ngồi xổm
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý
  • Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để xương khớp khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về các nguyên nhân gây Đau xương bánh chè và cách điều trị. Người bệnh nếu phát hiện các triệu chứng này cần nhanh chóng đến các bệnh viện chuyên khoa để làm các xét nghiệm kiểm tra chính xác, từ đó có hướng điều trị và phục hồi hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Khô khớp gối nên uống thuốc gì

Khô khớp gối nên uống thuốc gì khắc phục? [Tư vấn]

Nội dung bài viếtNguyên nhân đau xương bánh chèGãy xương bánh chèTrật khớp bánh chèTổn thương gân xương bánh chèViêm gân bánh chèHội chứng đau xương bánh chèNhuyễn sụn bánh...

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Mỏi Khớp Gối Ở Người Trẻ Tuổi – Dấu Hiệu Bệnh Xương Khớp?

Nội dung bài viếtNguyên nhân đau xương bánh chèGãy xương bánh chèTrật khớp bánh chèTổn thương gân xương bánh chèViêm gân bánh chèHội chứng đau xương bánh chèNhuyễn sụn bánh...

Đau Đầu Gối Khi Ngồi Xổm Là Bị Gì? Có Cần Chữa?

Nội dung bài viếtNguyên nhân đau xương bánh chèGãy xương bánh chèTrật khớp bánh chèTổn thương gân xương bánh chèViêm gân bánh chèHội chứng đau xương bánh chèNhuyễn sụn bánh...

Cứng khớp gối: Nguyên nhân và hướng xử lý

Nội dung bài viếtNguyên nhân đau xương bánh chèGãy xương bánh chèTrật khớp bánh chèTổn thương gân xương bánh chèViêm gân bánh chèHội chứng đau xương bánh chèNhuyễn sụn bánh...

Đau Đầu Gối Nhưng Không Sưng Có Phải Bị Viêm Khớp?

Nội dung bài viếtNguyên nhân đau xương bánh chèGãy xương bánh chèTrật khớp bánh chèTổn thương gân xương bánh chèViêm gân bánh chèHội chứng đau xương bánh chèNhuyễn sụn bánh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn