Khô khớp gối nên uống thuốc gì

Khô khớp gối nên uống thuốc gì khắc phục? [Tư vấn]

Đau Đầu Gối Khi Ngồi Xổm Là Bị Gì? Có Cần Chữa?

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Mỏi Khớp Gối Ở Người Trẻ Tuổi – Dấu Hiệu Bệnh Xương Khớp?

Cứng khớp gối: Nguyên nhân và hướng xử lý

Đau Đầu Gối Nhưng Không Sưng Có Phải Bị Viêm Khớp?

Viêm Khớp Kiêng Ăn Gì? 9 Thực Phẩm Nên Tránh Xa

7 Bài Tập Thể Dục Cho Người Đau Khớp Gối Đơn Giản Tại Nhà

Mỏi khớp gối

Mỏi Khớp Gối Là Bệnh Gì? Phương Pháp Xử Lý

Viêm Khớp Ngón Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn Là Gì? Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Bệnh đau khớp gối ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh đau khớp gối ở trẻ em tưởng chừng như là một triệu chứng bình thường do bé chạy nhảy quá sức nhưng thực tế nó có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu tần suất các triệu chứng diễn ra thường xuyên, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến các bệnh viện chuyên khoa để tiến hành kiểm tra xét nghiệm chính xác và có hướng điều trị kịp thời nhất.

Đau khớp gối ở trẻ em do đâu?

Trẻ em là đối tượng vô cùng nhạy cảm, dễ mắc rất nhiều bệnh lý do cơ thể chưa thực sự hoàn thiện. Đặc biệt hệ thống xương khớp của bé còn khá yếu nên có thể rất dễ bị tổn thương, gây đau nhức và có thể hạn chế khả năng vận động của bé nếu không nhanh chóng phát hiện kịp thời. Một trong số bệnh lý trẻ nhỏ thường dễ gặp phải nhất chính là đau khớp gối.

Đau khớp gối ở trẻ em
Đau khớp gối ở trẻ em có thể tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm mà phụ huynh không nên chủ quan

Khớp gối được cấu tạo bởi xương bánh chè, xương đùi và xương ống chân, đồng thời được bao phủ bởi một lớp sụn phủ giữa các đầu xương. Lớp sụn này có bề mặt nhẵn mịn giúp hạn chế ma sát giữa các đầu xương bánh chè và giúp đầu gối hoạt động linh hoạt hơn. Ngoài ra, đầu gối cũng chịu phần sức ép rất lớn từ phần trên cơ thể đổ dồn xuống nên rất dễ tổn thương.

Chủ yếu tình trạng đau khớp khớp ở trẻ em xảy ra khi lớp sụn này có dấu hiệu bị bào mòn hư tổn khiến các đầu xương ma sát gần vào nhau, cọ xát làm tình trạng tổn thương trầm trọng hơn. Nếu không nhanh chóng phát hiện và điều trị, bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí là làm mất khả năng vận động của người bệnh.

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đau khớp gối ở trẻ em bao gồm

Nhiễm trùng khớp

Có khoảng trên 50% trẻ em trên 3 tuổi có nguy cơ bị nhiễm trùng khớp khiến khớp bị sưng viêm và đau nhức, kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện. Các vi khuẩn có thể xâm nhập vào khớp thông qua quá trình chấn thương cần phẫu thuật, lan từ các ổ nhiễm trùng lân cận hay đi theo đường máu từ một ổ nhiễm trùng ở xa.

Đau khớp gối ở trẻ em
Trẻ em có thể bị nhiễm trùng khớp do mắc một số bệnh lý trước đó như quai bị, cảm sốt hoặc cũng có thể liên quan đến phẫu thuật

Đối với trẻ em, sức đề kháng còn rất yếu, do đó khi có các vi khuẩn tấn công cơ thể chưa thể loại bỏ hết được và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các cơn đau ở khớp gối nếu liên quan đến nhiễm trùng thường xuất hiện đột ngột, có xu hướng tiến triển nhanh chóng khiến bé không chỉ bị đau nhức mà còn kèm theo các triệu chứng như sốt cao, lạnh run, khớp sưng, nóng đỏ.

Những vi khuẩn thường gặp có nguy cơ cao gây nhiễm trùng khớp như Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes hay Haemophilus influenzae, đặc biệt với trẻ em thường liên quan đến Salmonella spp. Một số virus cũng có thể liên quan như virus viêm gan A, B, và C, , virus quai bị.. Các vi nấm cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Viêm khớp gối có liên quan đến nhiễm trùng ở trẻ em thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiêm cho không chỉ các khớp mà còn cả các cơ quan lân cận do vi khuẩn, virus có thể đi theo đường máu. Bệnh có thể tiến triển thành mãn tính, làm biến dạng khớp đồng thời có thể gây tử vong do sốc nhiễm trùng.

Có khối u ở khớp

U xương khớp gối tuy là bệnh khá hiếm gặp tuy nhiên phụ huynh cũng không nên bỏ qua. Một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh chính là tình trạng đau nhức tại một vị trí thường xuyên, thường là tại đầu gối. Nếu là u lành thì không quá đáng lo tuy nhiên nếu là u ác tính thì có thể tồn tại rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Có hai dạng u xương chính thường gặp ở trẻ em là Sarcoma xương (osteosarcoma) và Ewing sarcoma, trong đó Sarcoma là dạng phổ biến nhất và chiếm khoảng 3% ở trẻ em. Sarcoma thường xảy ra tại các khu vực đầu gối khiến bé đau nhức trầm trọng và có nguy cơ di căn đến các vị trí khác, thường là phổi gây ra những biến chứng trầm trọng.

Cơn đau liên quan đến u xương có xu hướng tăng dần theo thời gian, thường có xu hướng về đêm khiến bé không thể ngủ được, sức khỏe suy nhược nhanh chóng. Vùng đầu gối có xuất hiện khối u có dấu hiệu sưng viêm, ấm nóng, đặc biệt khi nhấn vô sẽ vô cùng đau nhức.

Triệu chứng chung của bệnh là tình trạng cử động chân khó khăn, dễ bị gãy xương, có thể sốt cao bất thường, sụt cân nhân cơ thể mệt mỏi. Bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm do tốc độ di căn vô cùng nhanh chóng, nếu phát hiện quá muộn trẻ có thể phải tiếp nhận hóa trị nhưng vẫn để lại rất nhiều di chứng.

Chấn thương

Chấn thương là một trong những lý do phổ biến nhất khiến trẻ cảm thấy đau nhức sưng viêm tại đầu gố. Trẻ em là đối tượng rất hiếu động nên dễ ngã hay va vấp ở đâu đó làm đầu gối bị va chạm, nhìn từ bên ngoài có thể không thấy tổn thương gì nhưng do bản chất của xương khớp bé còn khá yếu nên dần dần có thể hình thành những hư hỏng nghiêm trọng hơn.

Đau khớp gối ở trẻ em
Chấn thương là một trong những nguyên nhân chính khiến bé bị đau khớp gối

Một số chấn thương bé thường gặp phải như xuất huyết bên trong khớp gối, nứt khớp gối hay rách sụn chêm, giãn dây chằng.. Thông thường với các tổn thương mô mềm phụ huynh không cần quá lo lắng vì bé vẫn còn khả năng tự phục hồi nên chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên nếu các triệu chứng đau nhức sưng viêm có dấu hiệu kéo dài, tần suất cơn đau tăng dần lên thì phụ huynh cực kỳ không nên chủ quan. Nếu không nhanh chóng điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm đau khớp gối hình thành. Bên cạnh đó, các tổn thương ở sụn nếu liên quan đến chấn thương còn có thể gây viêm bao hoạt dịch và làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của bé rất nhiều.

Trật khớp bánh chè

Khớp bánh chè là một trong 3 phần cấu tạo nên đầu gối, nằm phía trước đầu gối mà bạn có thể dùng tay cảm nhận được. Khớp này cũng rất dễ bị tổn thương, thường có liên quan đến các chấn thương hay tai nạn, khiến bé vô cùng đau nhức. Một số trường hợp không phát hiện sớm còn có hiện tượng xương bánh chè lồi hẳn ra ngoài làm biến dạng đầu gối.

Các nghiên cứu cho thấy, cần ít nhất 6 tuần để xương bánh chè hồi phục và quay lại cấu trúc ban đầu. trong thời gian này, bé có thể cảm thấy đau nhức ở đầu gối, khi di chuyển có thể nghe thấy tiếng lạo xạo hay rắc tại đầu gối. Kèm theo đó, khớp cũng có dấu hiệu sưng cứng, có cảm giác đi không vững và ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động.

Với các trường hợp trật khớp nhẹ thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu đã bị trật hoàn toàn thì cần phải tiến hàng điều trị y tế ngay. Trong một số trường hợp, bé có thể cần phải tiến hành nẹp cố định đầu gối lại bằng nẹp hay ốc vít để đưa bánh chè trở lại với vị trí ban đầu.

Hệ thống xương phát triển không đồng đều

Dị tật bất thường tại hệ thống xương khớp cũng có thể là nguyên nhân khiến bé thường xuyên gặp tình trạng đau nhức tại đầu gối. Hầu hết tình trạng này đều có liên quan tới việc xương phát triển chậm hơn cơ bắp khiến khớp bị chèn ép đau nhức.

Chủ yếu tình trạng này có thể phát hiện sớm thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ của con hay thông qua việc phát triển cơ thể bất thường. Tiến hành điều trị sớm sẽ giúp bé có thể phát triển bình thường, giảm nguy cơ dị dạng về chiều cao khi trưởng thành.

Viêm khớp gối

Trẻ em cũng là đối tượng dễ bị viêm đau khớp gối, thường đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện vùng hoại tử dưới màng cứng. Viêm khớp gối có thể làm ảnh hưởng trầm trọng đến vùng xương chũm trung gian, gây ra rất nhiều cản trở khi vận động đi lại.

Hầu hết với nguyên nhân này, bé có thể được tiếp nhận điều trị nội khoa kết hợp với vật lý trị liệu nếu phát hiện bệnh kịp thời. Tuy nhiên, viêm khớp gối ở trẻ em có thể tiến triển thành mãn tính với khoảng 75% khả năng điều trị bệnh hoàn toàn. Bệnh có xu hướng xuất hiện ở bé nữ nhiều hơn bé nam.

Viêm khớp dạng thấp

Cơ thể của bé luôn được bảo vệ bởi hệ thống miễn dịch để ngăn chặn sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn hay các vi nguyên có thể xâm nhập và gây bệnh. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch có thể nhận diện nhầm đối tượng và tiêu nhiệt các vi khuẩn khỏe mạnh. Từ đó kích hoạt các triệu chứng sưng viêm gây đau nhức tại khớp gối.

Đau khớp gối ở trẻ em
Trẻ em cũng là đối tượng dễ bị viêm khớp dạng thấp

Bệnh lý này có thể xuất hiện những bé trong độ tuổi từ 6 tháng đến 16 tuổi với triệu chứng đặc tửng là tình trạng sưng tấy quanh khớp và đau nhức trầm trọng, nhất là khi di chuyển hay vận động. Bệnh còn được gọi với cái tên khoa học là Oligoarticular (hay Pauciarticular) và có đến hơn 50% trẻ nhỏ bị viêm khớp mắc thể này.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ có xu hướng biến chuyển thành mãn tính có thể phá hủy sụn khớp nhanh chóng. Bệnh nếu không điều trị và phát hiện kịp thời có thể làm biến chứng, dị dạng xương thậm chí có thể khiến bé bại liệt do các xương đã bị tổn thương quá nặng không thể khắc sphucj.

Viêm bao hoạt dịch

Đau khớp gối ở trẻ em cũng có thể xuất hiện do viêm bao hoạt dịch. Đây là một bệnh lý phổ biến, tuy nhiên không quá nguy hiểm nếu nó chỉ là kích ứng tạm thời, không có yếu tố tổn thương mãn tính hay vĩnh viễn như viêm khớp. Tuy nhiên nếu nó xuất hiện ở trẻ nhỏ thì phụ huynh không nên chủ quan vì có thể kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Các bao hoạt dịch này thường chứa các chất dịch nhằm giúp giảm ma sát giữa các đầu xương, gân, da. Tuy nhiên vì một lý do nào đó nó có thể bị sưng viêm có thể gây ra khá nhiều hạn chế trong vận động. Nếu điều trị không kịp thời bé cũng có thể bị hư hỏng khớp gối hoàn toàn gây tàn phế.

Nguyên nhân có thể do bé bị chấn thương, va chạm tạo đầu gối, bé thường xuyên chạy nhảy và hoạt động đầu gối quá thường xuyên. Do đó thường bệnh có xu hướng xuất hiện chủ yếu ở những người lớn tuổi, người lao động nặng chứ rất ít khi xảy ra ở trẻ em.

Lupus ban đỏ hệ thống

Đây cũng là một bệnh lý có liên quan đến sự rối loạn tại hệ thống miễn dịch khiến chúng đi tấn công các tế bào của cơ thể. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu trong độ tuổi từ 20 – 30 tuổi, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ kèm theo rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm. Một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh chính là tình trạng đau nhức tại đầu gối.

Mức độ nguy hiểm của bệnh nằm ở chỗ hầu hết các cơ quan đều bị ảnh hưởng. Bé có thể bị đau nhức, cưng tại các khớp gây khó khăn trong vận động, da ngón tay ngón chân xanh tái, kèm theo khó thở, tức ngực, khô mắt kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thẻ xảy ra.

Do Lupus đỏ có rất nhiều dạng, có thể biểu hiện rõ ngoài da hoặc không nên rất khó để có thể nhận biết sớm. Bệnh nếu không điều trị đúng cách kịp thời có thể dẫn đến làm tổn thương thận, não, tim mạch và cả các mạch máu do sự tấn công nhầm lẫn của hệ miễn dịch khiến các cơ quan này dần bị suy giảm chức năng. Vì vậy cần phải phát hiện sớm để có thể khắc phục kịp thời.

Bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu hay ung thư máu là một trong những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm mà người bệnh cần đề phòng để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của nó trên sức khỏe. Bệnh lý này sẽ làm ung thư các mô tạo máu của cơ thể, trong đó có cả hệ bạch huyết và các tủy xương, do đó nó sẽ dần phá hủy hệ thống xương khớp làm người bệnh vô cùng đau nhức.

Đau khớp gối ở trẻ em
Bệnh máu trắng thường gây ra triệu chứng đau nhức tại khớp cho người bệnh

Hai dạng bạch cầu phổ biến nhất ở trẻ nhỏ thường là Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính với triệu chứng chính là đau khớp hay Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính. Một số triệu chứng khác của bệnh thường kèm theo như

  • Dễ bị chảy máu hay bầm tím
  • Thiếu máu
  • Đau dạ dày
  • Sốt tái phát, nhiễm trùng kéo dài
  • Hạch bạch huyết bị sưng
  • Xuất hiện các dấu hiệu bệnh viêm phế quản mãn tính

Bệnh khiến bé nhanh chóng suy giảm sức khỏe, cơ thể xanh xao và suy nhược nhanh chóng do thiếu máu. Ngoài ra bé còn bị làm phiền thường xuyên bởi những cơn sốt cao, ớn lạnh, gan và lá lạch cũng bị phì đại tạo cảm giác bé ăn rất nhanh no nhưng cân nặng lại giảm.

Bệnh có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như ngửi khói thuốc, Nhiễm virus T-lymphotropic ở người (HTLV-1) và HIV; do di truyền… Việc điều trị bệnh khá khó khăn, cần có thời gian dài và tốn rất nhiều chi phí, đặc biệt nếu phát hiện muộn thường có nguy cơ tử vong rất cao.

Thoái hóa khớp gối ở trẻ em

Trên thực tế, thoái hóa khớp gối thường xuất hiện ở người già, người lớn tuổi nhiều hơn tuy nhiên vì một số lý do tác động nó vẫn có thể xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể do bé bị chấn thương những không điều trị dứt điểm, ăn uống thiếu dinh dưỡng, lười vận động, béo phì hoặc cũng có thể liên quan đến các yếu tố di truyền bẩm sinh.

Trẻ bị thoái hóa khớp gối không chỉ đau nhức mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động ở cả hiện tại lẫn tương lai. Bệnh nếu không điều trị nhanh chóng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ hay làm mất khả năng đi lại vĩnh viễn.

Đau khớp gối ở trẻ em có nguy hiểm không

Trẻ em bị đau khớp gối có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân nhưng triệu chứng chung vẫn là tình trạng đau nhức tại đầu gối và làm hạn chế khả năng vận động. Đặc biệt với đối tượng còn non nớt và nhạy cảm như trẻ em, bất cứ bệnh lý nào xuất hiện cũng tiềm ẩn rất nhiều yếu tố nguy hiểm khiên sức khỏe suy giảm trầm trọng.

Đau khớp gối ở trẻ em
Đau khớp gối có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nên phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đi điều trị

Một trong những ảnh hưởng của các bệnh lý trên đây mà phụ huynh có thể thấy rõ chính là sức khỏe của bé giảm sút. Những cơn đau nhức thường xuyên khiến bé không thể đi lại chạy nhảy bình thường và còn làm chất lượng giấc ngủ suy giảm. Bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ, tinh thần cũng sa sút khiến việc học tập kém tập trung, bé hay đờ đẫn thiếu sức sống.

Thường với các tình trạng đau khớp gối thông thường, phụ huynh còn khá chủ quan cho rằng bé chỉ bị va vấp té ngã ở đâu đó nên rất ít khi đưa con đi khám. Do đó các triệu chứng ngày càng thêm trầm trọng, các tổn thương tại khớp gối cũng càng thêm nặng nề và có nguy cơ biến chứng cao.

Những tổn thương này có thể theo bé vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời, thậm chí còn gây tật tại một hay cả hai bên chân. Có thể nói dù chỉ là triệu chứng đau nhức thông thường nhưng nếu nó kéo dài lâu ngày với tần suất liên tục thì phụ huynh không nên chủ quan mà cần sớm đưa bé đi khám để kịp thời xử lý.

Điều trị đau khớp gối ở trẻ em

Để điều trị đau khớp gối ở trẻ em, phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa và có đầy đủ các thiết bị cơ sở vật chất để có thể làm các xét nghiệm kiểm tra chính xác. Thông qua kiểm tra sơ bộ bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm như chụp X quang, MRI, xét nghiệm máu.. từ đó đưa ra kết luận và phác đồ điều trị chính xác nhất.

Đau khớp gối ở trẻ em
Phụ huynh nên cho bé điều trị theo phác đồ của các bác sĩ chuyên môn, không nên tự ý điều trị tại nhà khi chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh

Bên cạnh đó, do cơ địa trẻ nhỏ còn chưa hoàn hảo, các cơ quan nội tạng còn khá yếu nên thường việc điều trị khá khó khăn. Việc dùng thuốc quá nhiều có thể làm suy giảm các chức năng gan, thận, dạ dày đặc biệt là các loại thuốc giảm đau. Do đó phụ huynh không nên tự ý cho bé dùng thuốc tại nhà mà nên tham khảo kỹ ý kiến từ bác sĩ.

Do không thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh nên trong bài viết này sẽ chỉ chia sẻ về một số phương pháp giảm đau đầu gối tại nhà để giúp bé dễ chịu hơn. Với các phương pháp điều trị chuyên sâu, phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện để đảm bảo an toàn và chính xác nhất.

Một số phương pháp giúp giảm đau tại nhà mà bạn có thể áp dụng cho bé như

  • Chườm nóng hay chườm lạnh: với các triệu chứng đau nhức ở khớp gối bé nên thử áp dụng phương pháp này thay vì dùng thuốc vì thuốc có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Mẹ chỉ cần dùng một miếng vải sạch để gói vài viên đá lạnh, sau đó chườm trực tiếp lên đầu gối. Với chườm ấm mẹ có thể dùng các túi chườm chuyên dụng, hoặc chỉ đơn giản dùng khăn được nhúng nước ấm khoảng 40 độ cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
  • Massage nhẹ nhàng: Mẹ có thể xoa bóp massage nhẹ nhàng quanh khớp gối cũng giúp làm máu huyết tuần hoàn giúp cho đầu gối dễ chịu hơn. Ngoài ra có thể kết hợp với dầu nóng hay các loại tinh dầu tràm trà để tăng kết quả sát trùng, sát khuẩn và giảm đau.
  • Tắm nước ấm: mẹ nên cho bé thư giãn với nước ấm trước 1- 2 tiếng trước khi đi ngủ sẽ giúp toàn thân thư giãn, máu huyết tuần hoàn từ đó giúp giảm tần suất cơn đau xuất hiện để bé ngủ ngon hơn.
  • Giảm cân trong trường hợp cần thiết: Trong một số trường hợp, béo phì cũng có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp ở trẻ nhỏ nên mẹ cần kết hợp với việc giảm cân hợp lý cho bé để giảm áp lực lên khớp gối. Tuy nhiên nhớ chú ý giảm cân thật khoa học, không giảm cân bằng việc nhịn ăn hay các biện pháp khác tương tự.
  • Uống trà thảo dược: Sử dụng trà gừng, trà hoa cúc hay một số loại trà thảo dược có thể làm giảm cảm giác đau nhức đáng kể, ổn định tinh thần giúp bé đỡ mệt mỏi hơn.
  • Giúp bé có tinh thần thoải mái: khi bé bị đau nhức, phụ huynh nên hướng bé tới một điều gì thú vị để bé quên cơn đau, giữ tinh thần luôn vui vẻ, phấn chấn. Đồng thời điều này cũng giúp ích rất nhiều trong việc giúp bé tiếp nhận các trị liệu sau đạt kết quả khả quan hơn.
  • Lựa chọn các bài tập thể thao vừa vặn: nhiều phụ huynh khi thấy con đau nhức thường ngưng cho con vận động, tuy nhiên điều này thường khá sai lầm. Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng phù hợp như yoga, đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp bé cải thiện đau nhức tốt hơn và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động. Tốt nhất phụ huynh vẫn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để có thể luyện tập cho bé phù hợp

Các phương pháp trên đây chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để có hướng điều trị an toàn và chính xác nhất.

Phòng tránh đau khớp gối ở trẻ em

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, phụ huynh nên lưu ý các vấn đề sau đây

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp bé luôn được khỏe mạnh. Tham khảo bảng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ từ các chuyên gia, đặc biệt chú ý bổ sung canxi, vitamin D cùng các khoáng chất cần thiết thông qua các thực phẩm như thịt cá, rau xanh, trái cây
  • Hạn chế các thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh…
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước hàng ngày, có thể kết hợp thêm với nước ép rau củ, trái cây
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định cho bé, tham khảo thêm thông qua các bảng chỉ số BMI
  • Hướng dẫn bé tập luyện thể thao, đi đứng, nằm ngồi đúng tư thế, duy trì thói quen vận động mỗi ngày
  • Hướng dẫn bé làm nóng cơ thể bằng những động tác cơ bản trước khi vận động
  • Một số bộ môn tốt cho đầu gối và sự phát triển của trẻ nhỏ như đạp xe, bơi lội
  • Với những trẻ còn quá nhỏ, xương khớp còn yếu nên hạn chế cho bé tham gia những bộ môn có tính đối kháng quá cao vì rất dễ chấn thương
  • Giữ ấm cơ thể vào những người trời lạnh hay trước khi ra ngoài
  • Cho bé sinh sống tại nơi có môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm
  • Chủ động đưa bé đi thăm khám nếu thấy có các triệu chứng sức khỏe bất thường hay kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần.
  • Không tự ý cho bé dùng thuốc, kể cả các loại thực phẩm chức năng mà cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về nguyên nhân gây đau khớp gối ở trẻ em và cách điều trị. Nếu phát hiện thấy bé đau nhức đầu gối thường xuyên, sức khỏe suy giảm, phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra chính xác và an toàn nhất.

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Khô khớp gối nên uống thuốc gì

Khô khớp gối nên uống thuốc gì khắc phục? [Tư vấn]

Nội dung bài viếtĐau khớp gối ở trẻ em do đâu?Nhiễm trùng khớpCó khối u ở khớpChấn thươngTrật khớp bánh chèHệ thống xương phát triển không đồng đềuViêm khớp gốiViêm...

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Mỏi Khớp Gối Ở Người Trẻ Tuổi – Dấu Hiệu Bệnh Xương Khớp?

Nội dung bài viếtĐau khớp gối ở trẻ em do đâu?Nhiễm trùng khớpCó khối u ở khớpChấn thươngTrật khớp bánh chèHệ thống xương phát triển không đồng đềuViêm khớp gốiViêm...

Đau Đầu Gối Khi Ngồi Xổm Là Bị Gì? Có Cần Chữa?

Nội dung bài viếtĐau khớp gối ở trẻ em do đâu?Nhiễm trùng khớpCó khối u ở khớpChấn thươngTrật khớp bánh chèHệ thống xương phát triển không đồng đềuViêm khớp gốiViêm...

Cứng khớp gối: Nguyên nhân và hướng xử lý

Nội dung bài viếtĐau khớp gối ở trẻ em do đâu?Nhiễm trùng khớpCó khối u ở khớpChấn thươngTrật khớp bánh chèHệ thống xương phát triển không đồng đềuViêm khớp gốiViêm...

Đau Đầu Gối Nhưng Không Sưng Có Phải Bị Viêm Khớp?

Nội dung bài viếtĐau khớp gối ở trẻ em do đâu?Nhiễm trùng khớpCó khối u ở khớpChấn thươngTrật khớp bánh chèHệ thống xương phát triển không đồng đềuViêm khớp gốiViêm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn