Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Vảy nến thể mảng: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Bệnh vảy nến thể mủ: Triệu chứng và cách điều trị

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Kim Miễn Khang có chữa được bệnh vẩy nến không?

Đánh giá

Kim Miễn Khang là thực phẩm chức năng với công thức cấu tạo độc đáo từ các loại thảo dược thiên nhiên như hoàng bá, bạch thược, cao sói rừng,… Các loại dược liệu này có công dụng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh các bệnh lý tự miễn, trong đó có bệnh vẩy nến.

Kim Miễn Khang
Kim Miễn Khang có chữa được bệnh vẩy nến không?

Vài nét sơ lược về bệnh vẩy nến

Vẩy nến là hiện tượng bong tróc, dày hoặc ngứa ở da. Theo thống kê, có khoảng 2 – 3% dân số thế giới mắc phải căn bệnh này, trong đó Việt Nam chiếm 2.5 triệu người.

Bệnh vẩy nến xảy ra chủ yếu là do suy yếu hệ miễn dịch gây nên. Theo các chuyên gia da liễu, hệ miễn dịch được xem là chức năng bảo vệ quan trọng của cơ thể thông qua cơ chế phát hiện và tiêu diệt sự tấn công của vi khuẩn và vi rút gây bệnh.

Tuy nhiên, khi chức năng bị suy yếu hoặc bất thường dẫn đến rối loạn khả năng nhận diện tác nhân gây bệnh. Vì thế, chúng nhầm tưởng tế bào da là kẻ xâm nhập có hại nên tấn công ngược khiến chu trình sống của da diễn ra nhanh hơn bình thường. Lúc này, tế bào da chết đi chưa kịp đào thải đã bị tế bào chết khác đè lên, tích tụ trên bề mặt gây viêm.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh vẩy nến, nhưng để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh có thể sử dụng một vài loại thuốc uống, tiêm hoặc bôi ngoài. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể thay đổi cách sống hoặc áp dụng quang hóa trị liệu để ngăn chặn bệnh phát triển xấu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị vẩy nến như Kim Miễn Khang.

Kim Miễn Khang có chữa được bệnh vẩy nến không?

Để biết Kim Miễn Khang có chữa được bệnh vẩy nến hay không, người bệnh cần tìm hiểu rõ về thành phần cấu tạo cũng như công dụng của sản phẩm trước khi dùng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang được bào chế dưới dạng viên nén, thường sử dụng bằng hình thức uống. Mỗi viên uống của sản phẩm được cấu tạo từ các thành phần chính sau đây:

  • Cao sói rừng …………………………………….150mg
  • Cao Hoàng bá …………………………………….100mg
  • Cao nhàu ……………………………………………. 200mg
  • Cao Thổ phục linh……………………………….100mg
  • Cao bạch thược……………………………..…….100mg
  • Boron (dạng Boron citrata)……………….1mg
  • L-Carnitine fumarate …………………………….50mg
  • Chiết xuất Nhũ Hương ………………………….20mg
  • Magnesium stearate, Phụ liệu Avicel, Talc…. vừa đủ
Kim Miễn Khang
Cao sói rừng – Thành phần cấu tạo Kim Miễn Khang có tác dụng giải độc, tiêu viêm giúp hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến

Trong đó, mỗi thành phẩn thảo dược có chức năng chính sau:

  • Cao sói rừng: Theo Đông y, cao sói rừng có tính hơi ấm, vị cay, đắng, có công dụng giảm đau, hoạt huyết và tiêu viêm giải độc. Bên cạnh đó, thảo dược còn giúp chữa lành tổn thương ở da và xương khớp. Đặc biệt, các thành phần hoạt chất chứa trong cây sói rừng còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống tự miễn.
  • Cao bạch thược: Thảo dược có công dụng làm mát, bổ huyết và tiêu viêm. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu còn chứng minh cao bạch thược có tác dụng kháng cholin và kháng khuẩn cao.
  • Cao nhàu: Có tác dụng thanh nhiệt, bổi bổ cơ thể và giải độc, thích hợp đối ở những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tự miễn như bệnh vẩy nến hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Cao thổ phục linh: Dược liệu có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt và tán uất kết. Do đó, thổ phục linh thường dùng điều trị các bệnh liên quan đến viêm.
  • Cao hoàng bá: Thảo dược chứa một số thành phần có lợi như Phellodendrine, Jactorrhizine hoặc Berberine,… Các hoạt chất này có công dụng kháng viêm, chống khuẩn và ức chế miễn dịch.
  • Chiết xuất nhũ hương: Thành phần chứa trong nhũ hương có công dụng giảm đau, hoạt huyết, tiêu độc và làm lành tổn thương.
  • L-Carnitine fumarate: Hoạt chất này có tác dụng cân bằng năng lượng trong cơ thể, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, L-Carnitine fumarate còn giúp giảm thiểu tình trạng căng thẳng thần kinh, giúp người bệnh cảm thấy vui vẻ hơn.
  • Boron: Chất khoáng có công dụng chống nhiễm trùng nấm men, đồng thời giúp tăng testosterone trong cơ thể.

Chính nhờ chiết xuất từ những thành phần chính nêu trên, Kim Miễn Khang có tác dụng chống tự miễn, giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến. Ngoài ra, sản phẩm cũng giúp cải thiện một số bệnh tự miễn khác như viêm da cơ địa, lupus ban đỏ,…

Kim Miễn Khang giúp tác động lên nguyên nhân gây bệnh, từ đó giúp chữa lành và làm giảm tổn thương trên da do vẩy nến gây nên. Tuy nhiên, sản phẩm không giúp chữa dứt điểm bệnh. Đặc biệt, vì là thực phẩm chức năng không phải là thuốc nên hiệu quả điều trị bệnh ở mỗi người thường không giống nhau. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau như:

  • Tuổi tác
  • Mức độ của bệnh nặng hay nhẹ
  • Biện pháp chăm sóc kết hợp
  • Cơ địa

Vì vậy, để tăng tính hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng cũng như cách dùng trước khi sử dụng Kim Miễn Khang điều trị bệnh vẩy nến.

Cách sử dụng và liều dùng Kim Miễn Khang

Người bệnh nên sử dụng viên uống bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau khi ăn xong 1 tiếng. Để có kết quả điều trị và phòng ngừa như mong đợi, bệnh nhân nên dùng sản phẩm ít nhất 1 – 3 tháng.

cách dùng Kim Miễn Khang
Liều dùng Kim Miễn Khang ở mỗi đối tượng bệnh lý thường khác nhau

Về liều dùng, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh ở mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng chữa trị phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Liều dùng ở người lớn bị bệnh vẩy nến: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4 – 5 viên.
  • Liều dùng ở trẻ em: Đối với trẻ em 1 – 3 tuổi, ngày uống 1 viên. Trẻ từ 3 – 6 tuổi, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Trẻ mắc bệnh vẩy nến từ 6 – 12 tuổi, ngày uống 3 viên, chia uống 2 lần. Còn đối với trẻ trên 12 tuổi, liều dùng chữa bệnh vẩy nến tương tự người lớn, 2 lần trong ngày, mỗi lần 4 – 5 viên.

Lưu ý khi sử dụng Kim Miễn Khang điều trị bệnh vẩy nến

Trong quá trình sử dụng thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang, bệnh nhân không nên tự ý gia giảm liều dùng. Tốt nhất nên uống đúng liều lượng và thời gian theo quy định của bác sĩ hoặc thông tin in trên bao bì. Tránh lạm dụng sản phẩm gây nguy hại sức khỏe.

Ngoài ra, bệnh nhân nên tránh sử dụng sản phẩm chung với các loại thuốc điều trị vẩy nến khác. Bởi việc phối trộn không đúng cách có thể gây tương tác thuốc, làm giảm công dụng điều trị nhưng lại tăng tác dụng phụ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, để sản phẩm phát huy tác dụng hiệu quả nhất, bệnh nhân nên tuân thủ các lưu ý sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Nên ăn nhiều thực phẩm có chức năng chống viêm như cá hồi, cá trích, óc chó, hạnh nhân,…
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn chứa gia vị cay nóng, thịt đỏ hoặc sữa nguyên kem
  • Tránh sử dụng rượu bia, cà phê, trà hoặc đồ uống chứa chất kích thích
  • Tránh sử dụng thuốc lá
  • Cân bằng cảm xúc giúp giảm stress
  • Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe
  • Thoa kem dưỡng ẩm và chống nắng, đồng thời che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài

Giá bán Kim Miễn Khang là bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang được bán ở tất cả các cửa hàng thuốc Tây trên toàn quốc. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được bán tại các trang web thương mai hoặc diễn đàn sức khỏe. Giá bán Kim Miễn Khang là 165.000 VNĐ/ 1 hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Kim Miễn Khang được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn điều trị bệnh vẩy nến bởi tính an toàn, có thể sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, để ngăn chặn những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Nội dung bài viếtVài nét sơ lược về bệnh vẩy nếnKim Miễn Khang có chữa được bệnh vẩy nến không?Cách sử dụng và liều dùng Kim Miễn KhangLưu ý khi...

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Nội dung bài viếtVài nét sơ lược về bệnh vẩy nếnKim Miễn Khang có chữa được bệnh vẩy nến không?Cách sử dụng và liều dùng Kim Miễn KhangLưu ý khi...

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Nội dung bài viếtVài nét sơ lược về bệnh vẩy nếnKim Miễn Khang có chữa được bệnh vẩy nến không?Cách sử dụng và liều dùng Kim Miễn KhangLưu ý khi...

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

Nội dung bài viếtVài nét sơ lược về bệnh vẩy nếnKim Miễn Khang có chữa được bệnh vẩy nến không?Cách sử dụng và liều dùng Kim Miễn KhangLưu ý khi...

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Nội dung bài viếtVài nét sơ lược về bệnh vẩy nếnKim Miễn Khang có chữa được bệnh vẩy nến không?Cách sử dụng và liều dùng Kim Miễn KhangLưu ý khi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn