Trĩ Tắc Mạch: Triệu Chứng, Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Trĩ Chảy Máu: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị

Cách chữa trĩ sau sinh tại nhà hiệu quả và an toàn cho mẹ

Chữa Trĩ Nội Độ 2 Tại Nhà: Các Phương Pháp Hiệu Quả và An Toàn

Lá vông chữa bệnh trĩ: Công dụng và cách dùng hiệu quả

Quả sung chữa bệnh trĩ: Công dụng và cách sử dụng hiệu quả

Rau Diếp Cá Trị Bệnh Trĩ: Tác Dụng Và Các Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Top 6 thuốc trĩ Nhật giúp điều trị hiệu quả và an toàn

Top thuốc bôi trĩ của Mỹ hiệu quả, giảm nhanh triệu chứng

Top 6 Thuốc Bôi Trĩ Trung Quốc Hiệu Quả Nhất Năm 2025

Biểu Hiện Bệnh Trĩ Nặng Và Hướng Xử Lý Cần Biết

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh trĩ nặng có thể gây là nhiều biểu hiện nghiêm trọng như sa búi trĩ, đau hậu môn hoặc thường xuyên bị chảy máu khi đi đại tiện dẫn đến thiếu máu. Để điều trị bệnh trĩ trong giai đoạn này, bệnh nhân được chỉ định thuốc hoặc phẫu thuật cắt trĩ nếu cần thiết.

Bệnh trĩ nặng là gì?

Bệnh trĩ được chia thành 4 giai đoạn phát triển chính, trong đó giai đoạn III và IV được xem là mức độ nặng của căn bệnh này. Ở những người bị trĩ nặng, các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng có hiện tượng sưng phồng quá mức và không thể phục hồi dẫn đến sự xuất hiện của búi trĩ có kích thước to cùng nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác.

bệnh trĩ nặng
Bệnh trĩ nặng không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà còn khiến người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của bệnh trĩ như:

  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Cơ thể bị thiếu nước
  • Táo bón hoặc tiêu lỏng kéo dài
  • Rặn mạnh khi đi cầu hoặc có thói quen ngồi lâu trên bồn cầu
  • Ăn nhiều đồ cay nóng
  • Ít vận động, đứng hoặc ngồi nhiều…

Tất cả những yếu tố trên đều gây ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch và khiến chúng bị phình giãn to, từ đó dẫn đến sự hình thành của bệnh trĩ.

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY

Bệnh trĩ nặng là hậu quả của việc phát hiện và điều trị bệnh trĩ chậm trễ hoặc chữa trị bệnh không đúng cách trong giai đoạn đầu. Ngoài ra, việc không chú trọng tìm hiểu và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh trĩ ngày càng phát triển nghiêm trọng hơn và bước vào giai đoạn nặng.

Bên cạnh các triệu chứng khó chịu, người bị trĩ nặng có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, lở loét hậu môn, sa nghẹt trĩ, tắc mạch trĩ… Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải những vấn đề trên, người bệnh cần sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ nặng và tìm gặp bác sĩ để có hướng điều trị cho đúng đắn.

Biểu hiện bệnh trĩ nặng

Các dấu hiệu của bệnh trĩ nặng có mức độ nghiêm trọng hơn so với giai đoạn nhẹ. Chúng cũng xuất hiện một cách thường xuyên khiến cho người bệnh khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Dưới đây là các biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh trĩ nặng:

– Đi ngoài ra máu:

Nếu bệnh trĩ giai đoạn đầu chỉ gây chảy máu ít, máu dính cuối bãi hoặc ngoài phân khuôn hay máu chỉ đủ thấm vào khăn giấy thì người bị trĩ nặng lại bị đi ngoài ra máu nghiêm trọng hơn. Số lượng máu nhiều tới mức có thể nhỏ thành giọt hoặc đôi khi còn bắn ra ngoài thành các tia nhỏ.

biểu hiện bệnh trĩ nặng
Bệnh trĩ nặng gây chảy máu nhiều khi đi cầu

Tần suất đại tiện ra máu ở người bị trĩ nặng cũng có thể diễn ra liên tục trong mỗi lần đi đại tiện.

– Có búi trĩ sa ra ngoài:

Bước vào giai đoạn nặng, búi trĩ sẽ phình giãn to hơn và nhìn thấy rõ. Nếu bị trĩ ngoại, bạn có thể thấy một khối thịt mềm, căng hình thành ngay ngoài cửa hậu môn.

Trường hợp bị trĩ nặng, gốc búi trĩ nằm trong ống hậu môn và phần đầu thì sa hẳn ra ngoài, có thể nhìn hoặc sờ thấy được. Tình trạng sa trĩ ở bệnh nhân bị trĩ nặng còn có những đặc điểm như sau:

  • Búi trĩ thường sa ra ngoài sau mỗi lần đi cầu
  • Phải dùng ngón tay để đẩy búi trĩ co trở vào trong hậu môn
  • Một số trường hợp búi trĩ sa ra ngoài nhưng không thể thụt vào trong được, ngay cả khi dùng tay đẩy.

– Đau hậu môn

Khi bị bệnh trĩ nặng, búi trĩ sưng quá to và nằm bít kín ống hậu môn. Nó có thể ma sát với phân khiến cho người bệnh chịu nhiều đau đớn và bị chảy máu. Cơn đau có thể xuất hiện mọi lúc nếu búi trĩ sa hẳn ra ngoài mà không co lên được khiến cho bệnh nhân đứng ngồi không yên.

– Hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy nhiều:

Tình trạng ẩm ướt ở hậu môn là do dịch tiết ở búi trĩ gây ra khi bị sưng viêm nặng. Lúc này, vi khuẩn cũng có cơ hội phát triển mạnh và khiến vùng da xung quanh hậu môn bị kích ứng, ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

Cách điều trị bệnh trĩ nặng

Ở mức độ nặng của bệnh trĩ, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng cho người bệnh. Phẫu thuật chính là sự lựa chọn sau cùng cho những người không đáp ứng được với thuốc.

1. Cách chữa bệnh trĩ nặng bằng thuốc

Việc phẫu thuật cắt trĩ có thể để lại sẹo và làm thay đổi cấu trúc của ống hậu môn nên không phải trường hợp nào bị trĩ nặng cũng được chỉ định mổ. Trước tiên, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc dưới đây để giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các dấu hiệu khó chịu và ngăn chặn các biến chứng của bệnh.

– Thuốc giảm đau:

Nếu bệnh trĩ gây đau nhiều, trong đơn thuốc điều trị của người bệnh có thể được kê thêm thuốc giảm đau. Nhóm thuốc này có thể giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng nhưng người bệnh chỉ nên sử dụng trong vài ngày. Việc lạm dụng quá mức có thể gây đau dạ dày, suy giảm chức năng gan thận và nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

Các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ nặng bao gồm:

  • Acetaminophen
  • Aspirin
  • Ibuprofen,…

– Thuốc co mạch:

Nhóm thuốc này được chỉ định nhằm mục đích làm giảm hiện tượng sưng phồng ở các tĩnh mạch hậu môn trực tràng, giúp thành mạch co nhỏ lại. Điều này có thể giúp cải thiện tình trạng sa trĩ, thu nhỏ búi trĩ, đồng thời giảm tần suất đại tiện ra máu.

Các loại thuốc co mạch cho người bị trĩ nặng thường là thuốc điều trị tại chỗ có dạng kem bôi, thuốc mỡ hay viên đạn đặt trực tràng. Bao gồm một số loại thông dụng như:

  • Phenylephrine
  • Medicone
  • Tronolane…

– Thuốc Hydrocortisone: 

Loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng thuốc mỡ hay kem bôi. Thuốc phát huy tác dụng tại chỗ bằng cách giảm ngứa, xoa dịu tình trạng kích ứng bên ngoài hậu môn.

thuốc chữa bệnh trĩ nặng
Thuốc Hydrocortisone có tác dụng giảm ngứa hậu môn cho người bị trĩ nặng

– Thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh ít khi được chỉ định cho người bị trĩ nặng. Tuy nhiên, nếu gặp phải biến chứng nhiễm trùng hậu môn, bệnh nhân có thể được chỉ định nhóm thuốc này.

Thuốc có tác dụng tốt trong việc diệt khuẩn, giảm hiện tượng viêm đỏ, phù nề ở hậu môn, đồng thời giảm sưng búi trĩ. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng khi thật sự cần thiết và cần tuân thủ đúng liều lượng, thời gian điều trị để tránh nguy cơ bị lờn thuốc hoặc phát sinh các tác dụng phụ khác ngoài ý muốn.

– Thuốc chứa chất gây tê tại chỗ:

Bao gồm:

  • Americane
  • Tronolane
  • Pramoxin,…

Các thuốc gây tê tại chỗ đôi khi có thể được chỉ định cho những người bị bệnh trĩ nặng có biểu hiện bị đau nhiều. Chúng được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu là các thuốc điều trị tại chỗ có dạng thuốc mỡ hay viên đặt hậu môn.

Khi tiếp xúc với vùng bị bệnh, thuốc phát huy tác dụng bằng cách gây tê cục bộ, ngăn chặn các dây thần kinh cảm giác dẫn truyền tín hiệu đau về thần kinh trung ương. Qua đó giúp bệnh nhân giảm bớt cảm giác đau đớn khó chịu ở hậu môn, đặc biệt là sau khi đi cầu.

– Thuốc bảo vệ thành mạch:

Nhóm thuốc này có thể bổ sung oxit kẽm hay các hoạt chất như glycerlin, lanolin. Thuốc giúp làm tăng sức bền cho thành mạch, đồng thời bảo vệ các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng khỏi bị tổn thương, viêm nhiễm.

2. Điều trị bệnh trĩ nặng bằng ngoại khoa

Người mắc bệnh trĩ nặng được chỉ định điều trị bằng phương pháp ngoại khoa trong các trường hợp sau:

  • Không đáp ứng được với thuốc điều trị
  • Các triệu chứng bệnh trĩ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh.
  • Bệnh trĩ nặng gây biến chứng.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa đang được áp dụng tại bệnh viện. Chúng được thực hiện với mục đích loại bỏ búi trĩ và chấm dứt các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Tùy theo mức độ trĩ, loại trĩ và điều kiện tài chính mà bệnh nhân có thể được chỉ định một trong các phương pháp cắt trĩ dưới đây:

– Chích xơ búi trĩ:

Một loại hóa chất sẽ được tiêm trực tiếp vào trong búi trĩ giúp nó bị thu nhỏ lại. Đồng thời, thuốc cụng có tác dụng làm co các mạch máu khiến búi trĩ không được tiếp tục cung cấp máu nuôi dưỡng từ bên ngoài.

Chích xơ búi trĩ điều trị bệnh trĩ nặng
Phương pháp chích xơ búi trĩ thường được chỉ định cho bệnh nhân bị trĩ nặng

– Thắt búi trĩ bằng vòng cao su:

Phương pháp này thường được chỉ định để điều trị bệnh trĩ nội ở giai đoạn nặng. Một chiếc vòng cao su chuyên dụng sẽ được đưa vào trong ống hậu môn và thắt chặt ngay tại gốc búi trĩ. Do không còn được cung cấp máu nuôi dưỡng, búi trĩ dần teo lại và rụng đi sau đó một thời gian ngắn.

Phương pháp Doppler – THD:

Phương pháp cắt trĩ bằng siêu âm Doppler – THD được áp dụng cho những bệnh nhân bị trĩ nội hay trĩ vòng ở mức độ nặng. Với công nghệ này, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vát nhiều mũi ở niêm mạc trĩ, đồng thời khâu cố định lại búi trĩ lên phía trên đầu cao của ống hậu môn. Sau khi được điều trị, lưu lượng máu chảy vào trong búi trĩ bị giảm bớt khiến cho nó dần thu nhỏ lại.

– Thu nhỏ búi trĩ bằng quang đông hồng ngoại: 

Kỹ thuật này sử dụng nhiệt lượng tác động trực tiếp vào trong búi trĩ khiến nó bị thu nhỏ.

– Các phương pháp cắt trĩ khác:

  • Sử dụng công nghệ laser: Bao gồm laser CO2 hay laser ND
  • Cắt trĩ với công nghệ PPH
  • Phương pháp cắt trĩ bằng Longo
  • Cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan

3. Mẹo hỗ trợ giảm đau tại nhà khi bị bệnh trĩ nặng

Cùng với việc tích cực sử dụng thuốc điều trị, người bị bệnh trĩ nặng có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để hỗ trợ giảm đau và cải thiện các triệu chứng khác có liên quan đến bệnh trĩ:

  • Chườm lạnh giảm sưng búi trĩ, xoa dịu cơn đau ở vùng hậu môn
  • Tắm với nước ấm chứa muối Epsom cũng giúp hỗ trợ giảm đau, kích thích lưu thông máu, thu nhỏ búi trĩ và giảm căng thẳng
  • Xông hậu môn với nước nấu từ các loại thảo dược có đặc tính giảm đau, kháng viêm tự nhiên như lá cúc tần, rau diếp cá, nghệ, gừng, sả…
  • Uống nhiều nước, bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn giúp ngăn ngừa táo bón, từ đó làm giảm hiện tượng sa trĩ và đau đớn mỗi lần đi cầu.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để năng cao sức bền cho các cơ nâng đỡ ở hậu môn, đồng thời tăng cường chức năng tiêu hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể cho người mắc bệnh trĩ nặng.

Có thể bạn quan tâm

Tin xem thêm

Tin khác

Trĩ Tắc Mạch: Triệu Chứng, Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Nội dung bài viếtBệnh trĩ nặng là gì?Biểu hiện bệnh trĩ nặngCách điều trị bệnh trĩ nặng1. Cách chữa bệnh trĩ nặng bằng thuốc2. Điều trị bệnh trĩ nặng bằng...

Trĩ Chảy Máu: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị

Nội dung bài viếtBệnh trĩ nặng là gì?Biểu hiện bệnh trĩ nặngCách điều trị bệnh trĩ nặng1. Cách chữa bệnh trĩ nặng bằng thuốc2. Điều trị bệnh trĩ nặng bằng...

Cách chữa trĩ sau sinh tại nhà hiệu quả và an toàn cho mẹ

Nội dung bài viếtBệnh trĩ nặng là gì?Biểu hiện bệnh trĩ nặngCách điều trị bệnh trĩ nặng1. Cách chữa bệnh trĩ nặng bằng thuốc2. Điều trị bệnh trĩ nặng bằng...

Chữa Trĩ Nội Độ 2 Tại Nhà: Các Phương Pháp Hiệu Quả và An Toàn

Nội dung bài viếtBệnh trĩ nặng là gì?Biểu hiện bệnh trĩ nặngCách điều trị bệnh trĩ nặng1. Cách chữa bệnh trĩ nặng bằng thuốc2. Điều trị bệnh trĩ nặng bằng...

Lá vông chữa bệnh trĩ: Công dụng và cách dùng hiệu quả

Nội dung bài viếtBệnh trĩ nặng là gì?Biểu hiện bệnh trĩ nặngCách điều trị bệnh trĩ nặng1. Cách chữa bệnh trĩ nặng bằng thuốc2. Điều trị bệnh trĩ nặng bằng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn