Bị thận yếu khi mang thai và những thông tin cần biết

3.7/5 - (3 bình chọn)

Bị thận yếu khi mang thai là nỗi lo của nhiều bà bầu. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và để lại nhiều biến chứng cho người mẹ. Để nắm rõ các triệu chứng và cách điều trị bệnh thận yếu ở phụ nữ có thai, cùng theo dõi những chia sẻ của lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Thầy thuốc nam uy tín nhất năm 2020). 

Mối liên hệ giữa bệnh thận yếu và việc mang thai

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi nhiều về cả tâm lý và sinh lý, biểu hiện rõ rệt nhất ở hệ tiết niệu. Do đó, tình trạng bị thận yếu khi mang thai ở người phụ nữ không phải là hiếm gặp, rất dễ xảy ra nếu không có biện pháp ngăn ngừa.

Thay đổi về đường niệu và thận

Khi mang thai, hai bên thận có tăng thể tích, nặng thêm khoảng 4,5gr và dài thêm khoảng 1cm do tác động của hiện tượng tưới máu ở nhu mô thận và các tổ chức xen kẽ. Trong đó, các vị trí đài thận, bể thận và niệu quản hơi giãn, đặc biệt ở bên thận phải. 

Ngoài ra, trong thai kỳ, lượng progesterone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi gây tăng trương lực cộng hưởng với sự chèn ép từ bào thai. Kết quả là xuất hiện tình trạng trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản.  

Khi mang thai, cơ thể thay đổi tác động đến hoạt động của thận
Khi mang thai, cơ thể thay đổi tác động đến hoạt động của thận

Tình trạng ứ đọng nước tiểu kéo dài có thể gây một số bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu nghiêm trọng như: giãn đài bể thận, viêm cầu thận cấp tính,…Một số bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu dưới như: Viêm bàng quang niệu đạo,…

Những bệnh lý này nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến các chứng thận hư, suy thận,…hay gọi chung là thận yếu.  Do đó, mẹ bầu cần đi khám và điều trị sớm.

Thay đổi huyết động học ở thận

Trong thời gian mang thai, lưu lượng máu tưới thận và lưu lượng lọc ở cầu thận đều tăng 40% so với mức bình thường. Giá trị này tồn tại cho đến khi thai nhi chào đời. 

Ở tuần thứ 4 của thai kỳ, hiện tượng tăng lưu lượng tưới máu sẽ xảy ra do tăng cung lượng tim, sau đó là tăng thể tích ngoài tế bào và thể tích máu. Những thay đổi này có thể khiến máu bị pha loãng làm giảm nồng độ albumin, áp lực keo và áp lực thẩm thấu huyết tương.’

Cơ thể người phụ nữ trong thay kỳ có nhiều biến đổi về các nội tiết tố (prostaglandin; renin;…) là các thụ thể của thận hoặc đóng vai trò co mạch. Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi huyết động học ở thận. 

Hậu quả gây là tình trạng giảm ure huyết tương, giảm creatinin huyết tương do máu bị pha loãng và giảm tái hấp thu ở ống thận, giảm lượng acid uric – yếu tố có giá trị tiên lượng tưới máu ở nhau thai. Điều đó làm tăng khả năng suy dinh dưỡng bào thai, nghiêm trọng hơn là thai chết lưu.

Khi có thai, cơ thể người mẹ thường nặng lên 12-15 kg trong suốt thai kỳ sẽ làm tăng thể tích và dịch ở các khoang. Nguyên nhân là do tăng thể tích nước (6-8 lít), trong đó có có 4-6 lít ở khoang ngoài tế bào. Cùng với đó là thể tích huyết tương tăng gấp đôi, đây đều là những hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai, không cần can thiệp.

Bị thận yếu khi mang thai do tác động của thai lên thận và đường niệu

Khi mang thai sẽ có tình trạng giảm trương lực và giãn đường tiết niệu, dễ nhiễm khuẩn (tỷ lệ chiếm 5-10%) như vi khuẩn E.coli; Enterococcus; Klebsiella; Proteus;… Và gây ra một số bệnh lý tại thận như viêm bể thận cấp tính và viêm bàng quang niệu đạo. 

Lương y Tuấn cho biết, bị thận yếu gây mang thai có thể gây tăng huyết áp kèm theo biểu hiện phù và protein niệu. Nguyên nhân là do sự thiếu máu cục bộ tử cung nhau đồng thời với giảm cung lượng tim gây ra sự đông máu trong lòng mạch. Hiện tượng này ở các mao mạch cầu thận mà không được xử lý kịp thời, có thể gây suy thận cấp.

Tình trạng thiếu máu cục bộ tử cung nhau là do thiếu các chất co mạch và có thể thiếu các chất giãn mạch cần thiết. Lưu lượng máu đến thận không đủ nên ure, creatinin và acid uric tăng do không được đào thải. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và đứa trẻ và cần được điều trị kịp thời.

Trong những trường hợp nặng, cần phải nhờ đến sự can thiệp ngoại khoa. Nếu không giải quyết được phải tính đến biện pháp chấm dứt thai kỳ để bảo vệ người mẹ.

Triệu chứng của bệnh thận yếu khi mang thai

BS Tuấn cũng cảnh báo một số triệu chứng bệnh thận yếu khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý để kịp thời đi khám và điều trị là:

  • Lượng nước tiểu thay đổi: Khi các bệnh lý về thận, người bệnh có thể thấy lượng nước tiểu giảm bất thường. Thậm chí, có trường hợp mẹ bầu không thể đi tiểu (vô niệu)
  • Mệt mỏi, buồn nôn, khó thở, đau bụng, đau ngang thắt lưng: Đây có thể là dấu hiệu bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về thận, nguy hiểm hơn có thể gây co giật, hôn mê.
  • Chán ăn, chướng bụng, sụt cân: Khi thận yếu, sự bài tiết trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Bà bầu thường cảm thấy không muốn ăn, ăn không ngon miệng, chướng bụng, khó tiêu.
  • Phù nề: Khi bị thận yếu, các dấu hiệu phù nề này thường nặng hơn, đặc biệt là ở vùng mắt chân và chân, cần đi khám và điều trị sớm.
  • Tiêu chảy: Cần cảnh giác nếu bà bầu đi lỏng lâu ngày, không khỏi khi đã dùng thuốc. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể có vấn đề về sức khỏe
  • Lạnh người: Các bệnh lý về thận khiến thân nhiệt thay đổi thất thường. Bà bầu có thể cảm thấy lạnh run người, lạnh tay chân dù thời tiết nắng ấm, nhiệt độ bình thường
  • Rụng tóc nhiều: Bà bầu có thể nhận thấy lượng tóc rụng rất nhiều, thậm chí là liên tục. Chất tóc trở nên xơ rối, dễ gãy và nhanh bạc màu do lượng hormone trong cơ thể suy giảm vì thận yếu
  • Các chỉ số cơ thể bất thường: Khi các chỉ số như chỉ số hồng cầu, ure, creatinin thay đổi thất thường, người bệnh cần nghĩ ngay đến khả năng mắc các bệnh lý về thận.

Khi thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào kể trên, bà bầu cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc điều trị tại nhà, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. 

Thận yếu khi mang thai có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Có thể khẳng định, thận yếu khi mang thai là một tình trạng nguy hiểm, cần được quan tâm và nhận biết sớm nhất có thể. Người mẹ và cả thai nhi đều có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Nhiễm độc thai nghén (Tiền sản giật): Tình trạng này hay gặp ở những sản phụ trên 35 tuổi, mang thai con so vào 3 tháng cuối thai kỳ. Bệnh khiến tăng huyết áp kèm theo protein niệu và dấu hiệu phù rõ rệt. Nguyên nhân có thể do thận yếu khiến các nhu mô thận bị tổn thương.
Bị thận yếu khi mang thai tương đối nguy hiểm
Bị thận yếu khi mang thai tương đối nguy hiểm
  • Suy thận: Nếu thận yếu không được điều trị dứt điểm, người mẹ hoàn toàn có thể bị suy thận cấp hoặc mạn. Mẹ bầu cần sớm làm các xét nghiệm để kiểm tra chính xác để có phương án xử lý kịp thời.
  • Các bệnh lý viêm cầu thận: Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ, cần theo dõi thường xuyên các chỉ số protein, ure huyết và chỉ số huyết áp
  • Thiếu máu: Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, tuần hoàn máu trong cơ thể. Khi thận yếu tức là các chức năng này suy giảm, dẫn đến thiếu máu, lượng máu không được cung cấp để nuôi dưỡng thai nhi, khiến thai nhi suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu. 

Bị thận yếu khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi. Bà bầu cần cảnh giác và đi khám càng sớm càng tốt để có biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Cách điều trị thận yếu khi mang thai

Với bà bầu, việc điều trị thận yếu cần phải được tiến hành sớm và phù hợp. Bác sĩ cần thăm khám và xác định mức độ bệnh để đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Do phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên người mẹ phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ .

Phương pháp Tây y

Với bà bầu, phương pháp sử dụng thuốc Tây y không phải lựa chọn hàng đầu. Do sử dụng thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cấp tính và cần thiết, bác sĩ vẫn phải chỉ định sử dụng thuốc ở liều lượng thích hợp. 

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và đứa trẻ, người mẹ không được tự ý đổi thuốc hoặc tăng giảm liều lượng. Ngưng sử dụng thuốc ngay khi có dấu hiệu bất thường và báo với bác sĩ điều trị.

Uống thuốc Tây y chữa bệnh thận yếu ở bà bầu cần được kiểm soát chặt chẽ
Uống thuốc Tây y chữa bệnh thận yếu ở bà bầu cần được kiểm soát chặt chẽ

Một số nhóm thuốc có thể được kê cho trường hợp bị thận yếu khi mang thai như sau:

  • Thuốc lợi tiểu: Nhiều nhóm lợi tiểu chống chỉ định với bà bầu, tuy nhiên vẫn được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Ví dụ như thuốc lợi tiểu Furosemid,…chỉ định nhằm hỗ trợ thận đào thải nước thừa và cặn bã ra ngoài, giảm các triệu chứng phù ở tay chân.
  • Thuốc cân bằng acid uric: Kê trong trường hợp lượng acid uric trong cơ thể quá cao, gây độc. Một số thuốc thường kê như Colchicin; Allopurinol;…với liều lượng phù hợp và kiểm soát chặt chẽ khi sử dụng
  • Thuốc chống thiếu máu: Bà bầu thiếu máu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nhóm thuốc này được kê cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Một số thuốc như: Darbepoetin alfa; sắt;….
  • Thuốc chống tăng huyết áp: Dùng khi bà bầu bị tăng huyết áp do các bệnh lý về thận. Khi sử dụng nhóm thuốc này, người mẹ cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ. Các thuốc thường kê như: Atenolol; Perindopril;…
  • Thuốc bổ, vitamin: Hỗ trợ bà bầu nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để nhanh chóng hết bệnh.

Điều trị thận yếu khi mang thai với mẹo dân gian

Các mẹo dân gian được sử dụng nhiều trong trường hợp điều trị thận yếu khi mang thai. Một số bài thuốc còn rất tốt cho tiêu hóa, giúp mẹ bầu ăn uống ngon miệng, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.

Điều trị thận yếu bằng các mẹo dân gian tại nhà
Điều trị thận yếu bằng các mẹo dân gian tại nhà

 Một số mẹo dân gian chữa thận yếu tại nhà như sau:

  • Râu ngô: Có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ thận đào thải, bài tiết rất tốt. Người bệnh chỉ cần sử dụng một nắm râu ngô đun sôi với nước. Sử dụng thay nước mỗi ngày trước bữa ăn vừa làm mát cơ thể lại rất tốt cho thận
  • Kim tiền thảo: Có dạng kim tiền thảo tươi và khô đóng gói sẵn, có tác dụng thanh nhiệt, rất tốt cho cơ thể. Người bệnh chỉ cần dùng một nắm mỗi ngày, đun sôi với nước để uống. 
  • Đỗ đen: Loại hạt có tính chất thanh nhiệt, rất tốt cho thận. Chỉ cần đem hạt rang chín đến thơm, cất vào lọ kín sử dụng dần. Mỗi lần dùng hãm với nước sôi khoảng 20 phút và uống trong ngày
  • Rau diếp cá: Nếu bà bầu có thể ngửi được mùi vị của diếp cá thì sử dụng bài thuốc này cũng rất tốt cho thận. Rửa sạch, đun diếp cá cùng nước và uống hàng ngày.

Trong quá trình sử dụng, nếu bà bầu nhận thấy có các biểu hiện bất thường ví dụ như tiêu chảy, ngứa ngáy, đau bụng,…cần ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc.

Sử dụng phương pháp Đông y điều trị thận yếu

Bị thận yếu khi mang thai cũng có thể lựa chọn điều trị bằng phương pháp Đông y. Phương pháp này lấy nguyên tắc là điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị tận gốc, kéo dài để chữa dứt điểm. Do đó, hiệu quả của phương pháp Đông y thường chậm và thay đổi từ từ. 

Sử dụng phương pháp Đông y điều trị thận yếu khi mang thai
Sử dụng phương pháp Đông y điều trị thận yếu khi mang thai

Với bệnh thận, các bài thuốc Đông y thường tập trung vào bồi bổ ngũ tạng, lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng bệnh. Một số bài thuốc phổ biến thường dùng gồm:

  • Bài thuốc 1: Mộc thông; rễ cỏ xước; rễ cỏ tranh; huyết dụ; lá móng tay; huyền sâm. Rửa sạch các nguyên liệu, thêm khoảng 600ml nước và sắc đến khi còn một nửa nước thì tắt bếp. Chia làm nhiều lần uống trong ngày, nên uống sau khi ăn
  • Bài thuốc 2: Bòng bong; Hạt cây bìm bịp đã sao vàng; Râu ngô. Tất cả nguyên liệu đem sắc với 1,5 lít nước, sử dụng trong ngày
  • Bài thuốc số 3: Thục địa; Sâm cau; Ba kích thiên; Nhục thung dung; Đương quy; Tang phiêu diêu; Thỏ ty tử; Kỳ tử; Hoàng tinh; Sa uyển tử; Ngũ vị tử; Phúc bồn tử. Những nguyên liệu này rửa sạch, đem sắc với khoảng 3 bát nước, uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc 4: Tầm gửi gạo; cây Mã đề; Rễ cỏ tranh; Thổ phục linh. Đem các nguyên liệu sắc cùng với 1,5 lít nước, uống mỗi ngày. Nên uống khi còn ấm nóng.
  • Bài thuốc 5: Bổ thận Đỗ Minh – Giải pháp chữa thận yếu từ 50 vị thảo dược

Khác với những bài thuốc được quảng cáo trên thị trường, Bổ thận Đỗ Minh là công trình nghiên cứu hơn 150 năm của dòng họ Đỗ Minh. Trải qua hơn 1 thế kỷ lưu truyền, bài thuốc đã giúp hàng ngàn mẹ bầu trên cả nước dứt điểm thành công chứng bệnh thận yếu.

Không chỉ hỗ trợ lợi tiểu, tiêu sưng, các lương y Đỗ Minh Đường đã gia giảm thêm hàng tá thảo dược quý hàng đầu giúp khắc phục toàn diện các triệu chứng thận yếu. Đồng thời tăng cường đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho cả mẹ bầu và thai nhi. Các chuyên gia YHCT đầu ngành cũng đánh giá đây là bài thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản giúp dứt điểm bệnh thận yếu và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Liệu trình bài thuốc: 

  • Bổ thận Đỗ Minh hoàn: Công dụng chính giúp tăng cường, cải thiện chức năng tạng thận, khắc phục tổn thương ở tạng này để thận làm việc tốt hơn, đào thải độc tố tích tụ.
  • Hoạt huyết bổ thận:  Hỗ trợ hoạt huyết, ích tủy sinh huyết, mạnh gân cốt, tăng cường chức năng thận.

Thành phần: Xích đồng, bách bổ, liên nhục, kỷ tử, cà gai, tơ hồng, nhân trần, ba kích,…

Cách dùng: Bài thuốc được điều chế sẵnthành dạng cao đặc, bảo quản trong lọ thủy tinh, túi zip. Khi dùng, người bệnh chỉ cần pha thuốc theo đúng liều lượng mà lương y căn dặn.

Ưu điểm vượt trội của bài thuốc Bổ thận Đỗ Minh
Ưu điểm vượt trội của bài thuốc Bổ thận Đỗ Minh

Đặc biệt hơn cả, đây là một trong số hiếm có thể dùng để điều trị bệnh thận yếu cho cả mẹ bầu, phụ nữ sau sinh đang cho con bú hay người có sức đề kháng yếu. Có được điều này là nhờ đội ngũ lương y Đỗ Minh Đường sử dụng 100% thảo dược SẠCH, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO do chính nhà thuốc ươm trồng, chăm sóc. Vì thế, bài thuốc này lành tính với cả mẹ bầu, đây là điều mà bất cứ mẹ bầu nào mắc thận yếu đều mong muốn tìm kiếm.

[THAM KHẢO] Vườn nam dược sạch Đỗ Minh Đường đạt tiêu chuẩn GACP – WHO

“Tôi bị thận khí hư khi đang mang thai bé đầu, người ngợm thì mệt lả, mất sức, chán ăn. May mắn biết đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường và bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh, tôi mới lấy lại được sức khỏe như hiện tại. 

Sau 2 tháng đầu dùng thuốc, tôi thấy tiểu tiện đều đặn, ăn uống tốt hơn, đặc biệt là cảm giác trong người có sức sống, ăn ngon ngủ sâu giấc” – Đây chính là những chia sẻ chân thực đến từ chị Sâm (35 tuổi, Hà Nội), mẹ bầu từng điều trị thành công hội chứng thận hư tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

[XEM THÊM] Thực hư hiệu quả bài thuốc Bổ thận Đỗ Minh qua phản hồi của người bệnh

Như vậy, không chỉ dành cho quý ông, Bổ thận Đỗ Minh còn là một giải pháp điều trị các chứng bệnh thận được kiểm chứng bởi hàng ngàn phụ nữ giai đoạn thai sản hay có sức đề kháng yếu. Nếu đang loay hoay không thể lựa chọn được phương pháp chữa bệnh vừa AN TOÀN, lại HIỆU QUẢ dành cho mẹ bầu, hãy liên hệ ngay để các chuyên gia Đỗ Minh Đường giải đáp.

Các bài thuốc Đông y được khuyến khích sử dụng cho bà bầu vì an toàn với sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị suy thận nặng hoặc có các triệu chứng thận yếu cấp tính, không nên lạm dụng phương pháp này. Bà bầu nên đi khám tại các cơ sở y tế để đổi phương pháp điều trị phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mắc bệnh thận trong thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả điều trị bệnh thận yếu trong thai kỳ. Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần nhiều dinh dưỡng hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế, cần chú ý những thực phẩm sau trong thực đơn hàng ngày:

  • Hạn chế việc ăn mặn: Bà bầu cần hạn chế tối đa lượng muối sử dụng trong các món ăn. Nên ăn nhạt hoặc chế biến món ăn đơn giản, ít gia vị. Vì lượng muối vào cơ thể có thể gây áp lực tại thận, không tốt cho người thận yếu
  • Ăn các thực phẩm chứa bột đường: Ví dụ như các loại khoai sọ, khoai lang, bột sắn dây,…vừa dễ tiêu hóa, thanh nhiệt là không gây tăng đường huyết, giảm áp lực cho thận
  • Ăn nhiều rau củ quả: Trong rau củ quả có nguồn chất xơ và vitamin dồi dào và rất cần thiết cho cơ thể người mẹ. Với rau củ, bà bầu cũng chỉ nên ăn luộc hoặc salad, không nên ăn nhiều món xào nấu dầu mỡ.
Bà bầu phải chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng khi mắc thận yếu
Bà bầu phải chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng khi mắc thận yếu
  • Bổ sung thực phẩm giàu đạm: Ăn thêm các thực phẩm như thịt nạc, cá, sữa cho bà bầu,…Một số loại rau có hàm lượng đạm như rau cải, dưa chuột,…
  • Tăng cường ăn hoa quả: Một số loại quả rất tốt cho việc đào thải của thận như dâu tây, dưa hấu,…Có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống thay nước khoáng hàng ngày
  • Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn: Các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa một lượng muối tương đối lớn với mục đích bảo quản. Do đó, bị thận yếu khi mang thai không nên ăn những đồ ăn này.
  • Hạn chế sử dụng cà phê, đồ uống có ga, chất kích thích: Những thực phẩm này vừa không tốt cho thận vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Cùng chế độ ăn uống, bà bầu cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt phù hợp. Lưu ý nghỉ ngơi điều độ, ngủ đúng giờ và đủ giấc, không vận động mạnh trong thời gian mang thai. Bà bầu tốt nhất không nên chơi thể thao trong thai kỳ, chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng với những bài tập yoga dành cho bà bầu. Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các bất thường (nếu có) và điều trị kịp thời.

Bị thận yếu khi mang thai là tình trạng bệnh lý tương đối nguy hiểm, cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ. Khi có các dấu hiệu bất thường, bà bầu cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tiếp nhận điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

TIN LIÊN QUAN

Tin khác

Thuốc trị thận yếu: Tổng hợp các loại thuốc hiệu quả hiện nay

Nội dung bài viếtMối liên hệ giữa bệnh thận yếu và việc mang thaiThay đổi về đường niệu và thậnThay đổi huyết động học ở thậnBị thận yếu khi mang...

Cách trị thận yếu tại nhà hiệu quả và an toàn

Nội dung bài viếtMối liên hệ giữa bệnh thận yếu và việc mang thaiThay đổi về đường niệu và thậnThay đổi huyết động học ở thậnBị thận yếu khi mang...

Thận yếu có chữa được không, có nguy hiểm không?

Nội dung bài viếtMối liên hệ giữa bệnh thận yếu và việc mang thaiThay đổi về đường niệu và thậnThay đổi huyết động học ở thậnBị thận yếu khi mang...

Thận yếu có ảnh hưởng đến sinh lý nam giới như thế nào?

Nội dung bài viếtMối liên hệ giữa bệnh thận yếu và việc mang thaiThay đổi về đường niệu và thậnThay đổi huyết động học ở thậnBị thận yếu khi mang...

Thận yếu ăn gì, kiêng gì? Những thực phẩm tốt và cần tránh cho sức khỏe thận

Nội dung bài viếtMối liên hệ giữa bệnh thận yếu và việc mang thaiThay đổi về đường niệu và thậnThay đổi huyết động học ở thậnBị thận yếu khi mang...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn