11+ Thuốc bổ thận tráng dương được bình chọn tốt nhất

Các món ăn bổ thận tráng dương cho nam giới cực tốt

Chữa thận yếu bằng đậu đen được nhiều người bệnh sử dụng

Cách chữa thận yếu bằng đậu đen hiệu quả tại nhà

Khi mang thai, cơ thể thay đổi tác động đến hoạt động của thận

Bị thận yếu khi mang thai và những thông tin cần biết

Thận yếu gây rụng tóc có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Thận yếu gây rụng tóc có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Bài thuốc gia truyền Bổ thận Đỗ Minh điều trị các chứng bệnh thận

Cố vấn y khoa VTV2 hướng dẫn quý ông chữa TẬN GỐC các chứng bệnh thận

[GÓC REVIEW] Người bệnh nói gì sau khi sử dụng bài thuốc Bổ thận Đỗ Minh?

Với nam giới, thận yếu có ảnh hưởng sinh lý không? Hoàn toàn có thể ảnh hưởng

Thận yếu có ảnh hưởng đến sinh lý không? [Bác sĩ giải đáp]

Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng không?

Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng và chức năng sinh sản không?

Những thực phẩm nên ăn khi bị thận yếu

Thận yếu nên ăn gì để cải thiện và tăng cường sức khỏe

Có sự góp mặt của mã pín, ngọc dương cùng 50+ vị thuốc quý, bài thuốc sinh lý S69,S73 của Dương Bảo Vương đem lại công dụng tuyệt vời, sung mãn bền bỉ suốt đêm xuân.

Thận yếu là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Thận yếu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe còn là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý khác như điêu tiểu nhiều lần, yếu sinh lý nam giới,… Vậy thận yếu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Thận yếu là gì? Có nguy hiểm không?

Thận được xem là một trong 5 cơ quan quan nhất đối với cơ thể, đảm nhận chức năng loại bỏ chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra bên ngoài. Ngoài ra thận còn giúp sản sinh hồng cầu, kiểm soát huyết áp, giúp cơ thể hấp thụ nước, axit amin và sản xuất hormon điều hòa cơ thể.

Thận yếu (thận suy) là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe còn là nguyên gây nên nhiều bệnh lý khác như đi tiểu nhiều lần, yếu sinh lý,…

Thận yếu là gì?
Thận yếu là gì? Bệnh có chữa được không?

Thận yếu được chia thành 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn nhẹ nhất, ít nguy hiểm và người bệnh khó phát hiện ra những triệu chứng của bệnh. Trong giai đoạn này, nếu người bệnh bị bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát được hàm lượng trong máu.
  • Giai đoạn 2: Tình trạng nghiêm trọng hơn, xuất hiện một số vấn đề tổn thương thận hoặc protein trong nước tiểu,… Nhưng dấu hiệu nhận biết bên ngoài của bệnh chưa thực sự rõ ràng.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, thận hoạt động không tốt xuất hiện triệu chứng như tay chân bị phù, đau lưng,… Để thuận tiện trong điều trị bệnh được thành 2 dạng là 3A và 3B.
  • Giai đoạn 4: Thận hoạt động không tốt nhưng chưa suy yếu hoàn toàn kèm triệu chứng thiếu máu, huyết áp và bệnh về xương,…
  • Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất khi thận gần như mất chức năng hoạt động hoàn toàn. Triệu chứng thận yếu là ngứa da, buồn nôn, khó thở,… Giai đoạn này người bệnh cần phải lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận nhân tạo.

Theo chuyên gia, thận yếu là giai đoạn đầu của tình trạng suy giảm chức năng thận. Nhưng khi người bệnh không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Khi bị thận yếu người bệnh không điều trị giai đoạn đầu, khiến bệnh nặng chuyển biến sang giai đoạn sau và những bệnh lý nguy hiểm như:

  • Tăng huyết áp: Khi bị suy thận, chức năng cân bằng huyết áp hoạt động kém dẫn đến người bệnh tăng huyết áp đột ngột.
  • Tai biến mạch máu não: Người bệnh bị tăng huyết áp, xuất huyết do giảm tiểu cầu gây tai biến mạch máu não
  • Nhiễm trùng: Thận yếu dẫn đến chức năng lọc máu ở thận hoạt động kém tỷ lệ nhiễm trùng máu cao. Bệnh không điều trị ảnh hưởng sức khỏe, nguy hiểm tính mạng người bệnh
  • Bệnh sỏi thận: Người bệnh bị suy thận dẫn đến lượng nước đào thải qua thận ít làm lắng đọng các khoáng chất gây nên cặn thận, sỏi thận
  • Ung thư thận: Khi bị suy thận mạn tính dẫn đến phát triển u nang thận và làm tăng nguy cơ ung thư thận và nguy cơ tử vong cao.

Ngoài ra, suy thận còn dẫn đến rối loạn xương khớp, suy dinh dưỡng, thiếu máu, suy gan và các vấn đề về tim mạch,…

Bị suy thận dẫn đến nhiều biến chứng nặng hơn
Bị suy thận dẫn đến nhiều biến chứng nặng hơn

Do đó, người bệnh cần phát hiện kịp thời và áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách thì bệnh nhanh khỏi

Nguyên nhân thận yếu thường gặp

Tình trạng thận yếu suy giảm giảm chức năng do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chính:

Thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh dưới đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận:

  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Người bệnh thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe như ăn mặn, nhiều đường, thức khuya, ít vận động, sử dụng nhiều thực phẩm đóng gói
  • Sử dụng chất kích thích: Sử dụng chất có cồn như rượu bia, và các chất kích thước ức chế hàm lượng protein
  • Tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, sử dụng quá liều không theo chỉ định của bác sĩ ảnh hưởng đến chức năng của thận
Thận yếu là gì - Nguyên nhân dẫn đến thận yếu
Thận yếu là gì – Nguyên nhân dẫn đến thận yếu

Nguyên nhân do tâm sinh lý

  • Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra người lớn tuổi, khi các cơ quan trong cơ thể suy yếu dễ bị suy thận. Tuy nhiên theo nghiên cứu bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và nhiều người bệnh mắc phải
  • Ảnh hưởng tâm lý: Do công việc, cuộc sống áp lực căng thẳng kéo dài khiến thận và nhiều cơ quan bài tiết bị trì trệ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thận

Ảnh hưởng bởi nhiều bệnh lý

  • Bệnh tiểu đường: Khi mắc bệnh tiểu đường sẽ gây ra các ảnh hưởng xuất đến chức năng lọc thận
  • Bệnh tuyến tiền liệt: Như viêm, u xơ tuyến tiền liệt chèn ép các bộ phần xung quanh và là nguyên nhân gây suy thận
  • Sỏi thận: Khi bị sỏi thận, sỏi trong cầu thận sẽ cản trở quá trình đào thải độc tố dẫn đến cơ quan này bị suy giảm và bị suy thận
  • Bệnh viêm đường tiết niệu: Khi bị bệnh viêm đường tiết niệu khiến chất độc không được đẩy ra ngoài, ứ đọng trong cơ thể ảnh hưởng và khiến thận suy yếu
  • Sa tử cung ở nữ giới: Khi tử cung bị sa xuống và chèn ép lên bàng quang, cản trở bài tiết độc tố và khiến thận bị suy yếu

Dấu hiệu thận yếu dễ nhận thấy

Thận yếu ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân. Do đó người bệnh cần nhận biết dấu hiệu để điều trị kịp thời để tránh biến chứng nặng hơn. Những dấu hiệu thường gặp như:

  • Đi tiểu đêm nhiều lần: Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất. Tần suất đi tiểu gia tăng đôi khi kèm theo cảm giác đau rát khó chịu
  • Cơ thể mệt mỏi: Khi thận sản sinh ít hormon erythropoietin, giảm số lượng hồng khiến thiếu máu cơ thể mệt mỏi
  • Rùng mình và lạnh chân tay: Người bệnh xuất hiện cảm giác lạnh tay chân và kèm theo triệu chứng như đau lưng, chán ăn, thở yếu, ăn không ngon,…
  • Tay chân bị phù nề: Khi suy thận, không loại bỏ được chất lỏng dư thừa khiến tay, chân, thậm chí gương mặt của người bệnh bị phù nề, gây khó khăn trong sinh hoạt thường ngày.
  • Rối loạn đường tiêu hóa: Người bệnh xuất hiện triệu chứng về đường tiêu hóa như bị táo bón, đau bụng,buồn nôn,…
  • Hôi miệng, ăn không ngon: Thận yếu, chất thải không đào thải ra ngoài khiến thực phẩm có mùi khác đi và cảm giác hôi miệng.
  • Giảm ham muốn tình dục: Thận suy yếu dẫn đến mất cân bằng hormone giảm ham muốn tình dục.
  • Tâm lý cáu gắt khó chịu: Thận yếu, khiến nội tiết tố bị rối loạn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý và sức khỏe gây khó chịu trong cơ thể, dễ nổi nóng và cáu gắt
  • Rụng tóc:  Bệnh làm cho nội tiết tố bị gián đoạn, biểu hiện ra ngoài như rụng tóc, da bị khô,…
  • Tăng cân nhanh: Đây là một trong những biểu hiện tăng cân ở nữ giới. Khi chức năng thận yếu, không còn lọc nước, chất độc hại khỏi cơ thể, làm ứ đọng và gây tăng cân đột ngột.
  • Quầng mắt thâm: Nếu chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi của người bệnh bình thường nhưng xuất hiện quầng thâm. Đây là một trong những dấu hiệu bạn bị thận yếu.
  • Chóng mặt, ù tai: Đây là một trong những triệu chứng của suy thận. Khi thận bị tổn thương, dẫn đến sự thiếu hụt lượng huyết, cản trở quá trình lưu thông máu lên não, gây hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, ù tai.
Những dấu hiệu thường gặp khi bị suy thận
Những dấu hiệu thường gặp khi bị suy thận

Các cách điều trị thận yếu

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh tham khảo các cách điều trị dưới đây:

Thuốc Tây y điều trị thận yếu

Khi tới bệnh viện thăm khám và điều trị, các bác sĩ sẽ thường chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc tây để chữa trị thận yếu như:

  • Thuốc giúp điều hòa huyết áp

Một trong những chức năng quan trọng của thận là ổn định và cân bằng huyết áp. Nếu người bệnh bị thận yếu, chức năng hoạt động kém dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao hoặc thấp đột ngột.

Do đó cần sử dụng một số loại thuốc để tác động duy trì huyết áp ở mức ổn định là điều cần thiết. Người bệnh tham khảo một số loại thuốc phổ biến như: Atenolol, Perindopril, Calci phospho, Amlodipin, Quinapril,…

Thận yếu là gì - Thuốc Atenolol chữa thận yếu
Thận yếu là gì – Thuốc Atenolol chữa thận yếu
  • Thuốc lợi tiểu

Sử dụng thuốc lợi tiểu giúp cho thận có thể đào thải muối, nước cùng việc lọc các độc tố sẽ dễ dàng hơn. Từ đó giảm tải áp lực cho thận, hỗ trợ điều trị bệnh và tránh tình trạng biến chứng sang giai đoạn nặng hơn. Một số loại thuốc dạng này thường được sử dụng là: Furosemid, thuốc giảm kali máu, Thiazid,…

  • Thuốc để kiểm soát lượng axit uric

Khi bị thận yếu, chức năng hoạt động của thận kém khiến các axit uric dư thừa trong cơ thể sẽ không được đào thải ra khỏi. Một số loại thuốc cân bằng acid uric trong máu như: Colchicin, Allopurinol,…  giúp cải thiện chức năng lọc máu của thận

  • Thuốc hỗ trợ sản sinh máu

Khi bị thận yếu, chức năng thận suy giảm khiến cho lượng máu sản sinh không đủ để cung cấp cho cơ thể. Khiến người bệnh thiếu máu và xuất hiện triệu chứng như hoa mắt chóng mặt. Bác sĩ kê đơn cho bạn các loại thuốc như Darbe epo alpha và beta.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, đây là các loại thuốc cách chữa trị theo triệu chứng. Chính vì thế một số nguy cơ có thể xảy ra như bệnh dễ tái phát lại, không thể chữa trị tận gốc căn bệnh.

Khi có dấu hiệu, người bệnh cần thăm khám điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc, tránh gây những biến chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mẹo dân gian trị thận yếu

Điều trị bằng thuốc dân gian được nhiều người bệnh lựa chọn đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Quả đu đủ xanh

Trong đu đủ có nhiều dưỡng chất mang lại lợi ích cho cơ thể giúp giảm viêm, cải thiện tiêu hóa, tăng hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tim mạch, điều trị suy thận hiệu quả.

Thực hiện:

  • Đu đủ nạo vỏ, bỏ ruột bên trong sau đó rửa sạch
  • Cho muối vào bên trong
  • Sau đó người bệnh hấp cách thủy đến khi chín mềm
  • Sử dụng 2 lần/ ngày trong 10 ngày

Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, điều trị bệnh hiệu quả

Điều trị thận yếu bằng đu đủ xanh
Điều trị thận yếu bằng đu đủ xanh

Râu ngô

Theo y học cổ truyền, râu ngô có tình bình, lợi tiểu, thanh mát, tăng khả năng đào thải chất độc cơ thể. Đặc biệt chữa suy thận hiệu quả. Ngoài ra tro rua ngô chứa nhiều dưỡng chất, vitamin A, B, chống oxy hóa bảo vệ thận, tăng sức đề kháng cho cơ thể

Người bệnh rửa sạch râu ngô và đem hãm với khoảng 300ml nước sôi trong khoảng 20 phút. Sau đó sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 50ml

Tuy nhiên nên sử dụng phương pháp này sau ăn khoảng 1 tiếng, không nên sử dụng say khi ăn. Ngoài ra phụ nữ trong giai đoạn hành kinh, người mắc bệnh máu đông,… không nên sử dụng phương pháp này điều trị

Rau răm

Rau răm có tính sát khuẩn, chống viêm, giúp chống viêm nhiễm và bảo tồn chức năng thận.

  • Người bệnh sử dụng rửa sạch rau răm và ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút.
  • Sau đó xay nhuyễn với 1 ly nước đun sôi để nguội.
  • Chắt lấy nước và sử dụng hằng ngày, hỗ trợ điều trị suy thận, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cơ thể
Bài thuốc dân gian từ rau răm
Bài thuốc dân gian từ rau răm

Đậu đen

Trong đỗ đen chứa nhiều axit amin, sắt, canxi và vitamin B, C tốt cho sức khỏe. Người bệnh sử dụng đỗ đen nguyên chất hoặc kết hợp với nguyên liệu khác mang đến hiệu quả.

  • Đỗ đen kết hợp với cỏ mực: Người bệnh sao vàng đỗ đen và cỏ mực. Sau đó cho hỗn hợp đem sắc cùng 2 lít nước. Sử dụng hằng ngày mang đến hiệu quả
  • Sử dụng nước đỗ đen: Đỗ đen sau khi rửa sạch để ráo nước sao vàng. Đun đỗ đen đã được sao với nước khoảng 10 phút và tắt bếp. Và sử dụng nước đỗ đen khi còn ấm. Phương pháp này Bổ thận, bổ máu, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện làn da,…
Điều trị bệnh suy thận từ đỗ đen
Điều trị bệnh suy thận từ đỗ đen

Các phương pháp dân gian với nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ. Tuy nhiên các phương pháp chủ yếu qua truyền miệng chưa được nghiên cứu chứng minh.  Do đó khi sử dụng người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý sử dụng.

Chữa thận yếu bằng bài thuốc Đông y

Bài thuốc Đông y được nhiều người bệnh tin dùng, không chỉ điều trị triệu chứng bệnh, còn chữa căn nguyên, bệnh điều trị dứt điểm không tái phát. Tham khảo bài thuốc Đông y sử dụng phổ biến:

  • Bài thuốc số 1: 20g cây nổ, 20g cây mực, 20 cây quýt dai, 20g cây muỗi. Nguyên liệu cho rửa sạch, cho vào nồi đất thêm 1,5l nước và sắc. Đến khi còn 2/3 lượng nước thì tắt bếp. Chắt lấy nước sử dụng. Giúp bệnh khỏi nhanh chóng
  • Bài thuốc số 2: 15g Phục linh, 15g Sơn dược, 15g Mạch môn, 15g Thục địa hoàng, 15g Biển đậu, 10g Hoàng tinh, 10g Ngũ vị tử, 10g Đan bì, 10g Sơn thù du, 20g Thái tử sâm, 30g Hoàng kỳ, 12g Kỳ tử. Cho vị thuốc lên sắc và sử dụng 1 ngày/ lần, kiên trì 1 tháng.
  • Bài thuốc số 3: 15g Ba kích, 15g Phục linh, 15g Thục địa, 10g Sơn thù, 10g Lộc giác giao, 10g Sơn dược, 10g Phụ tử, 10g Trạch tả, 10g Đan bì, 12g Thỏ ty tử và nhục quế 3g. Đem tất cả sắc lấy nước uống hàng ngày. Đây là một trong những bài thuốc, cách chữa suy thận bằng Đông Y được nhiều người biết đến.
Thận yếu là gì - Điều trị bằng Đông y được nhiều người bệnh sử dụng
Thận yếu là gì – Điều trị bằng Đông y được nhiều người bệnh sử dụng

Tuy nhiên, người bệnh cần thăm khám địa chỉ, cơ sở đông y uy tín giúp bệnh nhanh khỏi và không biến chứng nặng hơn

Khi bị thận yếu nên ăn gì? kiêng gì?

Theo nghiên cứu, nếu bệnh nhân thận yếu tuân thủ theo chế độ ăn uống khoa học, giúp làm chậm được quá trình phát triển của bệnh, hạn chế được tình trạng rối loạn tiêu hóa. Tham khảo thực phẩm nên và không nên ăn.

Thực phẩm nên ăn

  • Chứa nhiều dưỡng chất omega 3: Những thực phẩm như cá thu, cá hồi, cá ngừ, dầu oliu,… giúp chống viêm ngăn ngừa tổn thương thận.
  • Món ăn chứa nhiều rau xanh: Trong thực ăn hằng ngày người bệnh nên bổ sung rau xanh như súp lơ, cải bắp, hành tây,… chứa nhiều vitamin A, B6, C tác dụng khử độc, giảm chất béo trong máu, giúp thận làm việc hiệu quả hơn
  • Các loại quả như mâm xôi, việt quất,..: Các loại quả này giúp tăng cường thải lọc ở thận và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể
Người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học hợp lý khi bị thận yếu
Người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học hợp lý khi bị thận yếu

Thực phẩm không nên ăn

  • Thực phẩm giàu protein: Mặc dù protein là dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên đối với người bị suy thận, nếu cung cấp nhiều dưỡng chất này cho cơ thể, khiến hoạt động lọc chất thải ở thận quá tải. Từ đó tình trạng của thận càng thêm trầm trọng, thậm chí có thể dẫn tới suy thận mãn tính. Người bệnh nên bổ sung protein vừa đủ cho cơ thể giúp thận hoạt động tốt hơn.
  • Ăn mặn: Khi người bệnh ăn mặn làm tăng lượng oxalate bên trong nước tiểu – phân tử hấp thụ nhiều dẫn tới suy thận. Người bệnh nên điều chỉnh lượng muối phù hợp trong cơ thể
  • Thực phẩm giàu kali – phốt phát: Thận có vai trò duy trì đúng lượng kali và phốt phát trong máu. Nên người bệnh cần hạn chế thực phẩm chứa dưỡng chất này để giảm tải công việc cho thận. Hạn chế thực phẩm như sữa chua, rượu bia, chối, Sô cô la,…

Thận yếu là gì – Biện pháp phòng ngừa thận yếu

Ngoài phương pháp chữa trị, người bệnh nên lưu ý giúp phòng ngừa bệnh

  • Thường xuyên tập luyện thể thao
  • Không nên nhịn đi tiểu lâu: Bởi nếu bạn nhịn đi tiểu lâu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thận và sức khỏe. Thậm chí dẫn đến tình trạng viêm thận, sỏi thận.
  • Người mắc bệnh thận nên cung cấp cho cơ thể 2 lít nước/ ngày để giúp loại bỏ các chất cặn bã ra bên ngoài.
  • Chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý khoa học tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Thói quen sinh hoạt nghỉ ngơi, không bị mệt mỏi, stress
  • Khi có dấu hiệu quả bệnh cần đi thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời để bệnh không biến chứng nặng hơn
  • Trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Như vậy thông qua bài viết trên cung cấp thông tin giúp người bệnh hiểu rõ thận yếu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận viết và phương pháp điều trị. Thận yếu tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người bệnh. Vì thế, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu thận yếu, hãy chủ động đi khám để được điều trị kịp thời và đúng cách.

Tham khảo thêm:

TIN LIÊN QUAN

Tin khác

11+ Thuốc bổ thận tráng dương được bình chọn tốt nhất

Nội dung bài viếtThận yếu là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân thận yếu thường gặpThói quen sinh hoạtNguyên nhân do tâm sinh lýẢnh hưởng bởi nhiều bệnh lýDấu hiệu...

Các món ăn bổ thận tráng dương cho nam giới cực tốt

Nội dung bài viếtThận yếu là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân thận yếu thường gặpThói quen sinh hoạtNguyên nhân do tâm sinh lýẢnh hưởng bởi nhiều bệnh lýDấu hiệu...

Chữa thận yếu bằng đậu đen được nhiều người bệnh sử dụng

Cách chữa thận yếu bằng đậu đen hiệu quả tại nhà

Nội dung bài viếtThận yếu là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân thận yếu thường gặpThói quen sinh hoạtNguyên nhân do tâm sinh lýẢnh hưởng bởi nhiều bệnh lýDấu hiệu...

Khi mang thai, cơ thể thay đổi tác động đến hoạt động của thận

Bị thận yếu khi mang thai và những thông tin cần biết

Nội dung bài viếtThận yếu là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân thận yếu thường gặpThói quen sinh hoạtNguyên nhân do tâm sinh lýẢnh hưởng bởi nhiều bệnh lýDấu hiệu...

Thận yếu gây rụng tóc có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Thận yếu gây rụng tóc có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Nội dung bài viếtThận yếu là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân thận yếu thường gặpThói quen sinh hoạtNguyên nhân do tâm sinh lýẢnh hưởng bởi nhiều bệnh lýDấu hiệu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn