Thận yếu ở nữ giới: Nguyên nhân và cách điều trị
Nội dung bài viết
Tình trạng thận yếu ở nữ giới đang có xu hướng ngày một gia tăng và trẻ hóa. Căn bệnh này mang đến những mối nguy hại đe dọa đến sức khỏe phái nữ. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa thận yếu cho chị em qua lời khuyên của lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Cố vấn y khoa VTV2).
Thận yếu ở phụ nữ là gì? Có nguy hiểm không?
Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng như lọc máu, cân bằng nồng độ điện giải và huyết áp. Thận trở nên yếu đi khi chức năng làm việc suy giảm bởi những yếu tố nội và ngoại sinh. Khi này nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi, chức năng thải độc của thận hoạt động kém dẫn đến sự suy giảm về sức khỏe.
Nữ giới vốn có dương khí kém hơn đàn ông rất nhiều lại thường phải lo toan, chịu nhiều áp lực từ công việc trong gia đình lẫn xã hội khiến cơ thể sớm suy yếu, dễ mắc bệnh thận yếu.
Nghiêm trọng hơn với những yếu tố tác động của cuộc sống hiện đại độ tuổi mắc bệnh ngày một trẻ hóa. Và thận yếu nếu không kịp thời điều trị cũng dễ dẫn tới suy thận.
Bệnh thận yếu tuy ảnh hưởng từ từ nhưng đem lại nhiều hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe nữ giới. Thực tế phụ nữ bị thận yếu thường có da dẻ nhăn nheo thiếu sức sống và rất nhanh già, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, không còn tha thiết với “chuyện ấy” khiến đời sống vợ chồng rạn nứt, chức năng sinh sản cũng suy giảm theo,…
Nguyên nhân thận yếu ở nữ giới
Nguyên nhân gây nên thận yếu ở phái nữ có thể kể đến:
- Yếu tố tuổi tác, ảnh hưởng của quá trình mãn kinh
Tỷ lệ mắc thận yếu ở nữ giới khá cao. Bên cạnh đó quá trình mãn kinh gây nên những rối loạn hormone trong cơ thể cũng là yếu tố gây nên bệnh thận yếu
- Do thừa cân, ít vận động
Đây yếu tố tăng nhiều nguy cơ của chứng bệnh thận yếu và nhiều bệnh lý khác nữa. Hầu hết những người có yếu tố cân nặng vượt quy định ngưỡng BMI dễ mắc phải chứng thận yếu.
Lười vận động khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra chậm hơn, thận cũng lọc độc tố chậm hơn so với người vận động thể dục thể thao.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học
Thường xuyên nhịn tiểu, ăn thức ăn nhiều gia vị, ít uống nước, thức quá khuya, ngủ không đủ giấc, hoạt động tình dục quá độ,… là những nguyên nhân gây ra chứng thận yếu ở phụ nữ.
- Ảnh hưởng của các bệnh lý như sỏi thận, tiểu đường
Thận yếu cũng là một trong những biến chứng của các bệnh như sỏi thận, tiểu đường hay cao huyết áp… Ngoài ra sử dụng các loại thuốc đặc trị những bệnh trên cũng gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến thận.
- Thận yếu khi mang thai
Khi mang thai, người phụ nữ có những biến đổi sâu sắc về sinh lý và sức khỏe, rõ rệt nhất là ở hệ tiết niệu. Lúc này, các bệnh về thận rất dễ phát triển.
- Do tâm lý căng thẳng, mệt mỏi
Tình trạng căng thẳng có thể gây nên những áp lực tới các cơ quan trong cơ thể trong đó có thận. Stress kéo dài khiến chức năng hoạt động của thận suy yếu gây nên bệnh.
Triệu chứng thận yếu ở nữ
Để nhận biết sớm bệnh và kịp thời điều trị,nữ giới cần nắm được những triệu chứng cơ bản của thận yếu. Có thể phát hiện bệnh qua những dấu hiệu dưới đây:
- Đi tiểu nhiều, tiểu dắt
Phụ nữ bị thận yếu thường đi tiểu nhiều vào ban đêm, tiểu ít và nhiều lần. Nước tiểu đôi khi có màu nhạt.
- Cảm giác sợ lạnh
Nữ giới bị bệnh yếu thận thường dễ thấy lạnh hơn những người bình thường khác.
- Thận yếu gây rụng tóc
Nếu bỗng nhiên một ngày tóc bạn rụng nhiều hơn mà không rõ lý do, cũng như đã thẻ qua rất nhiều cách để chữa nhưng tóc vẫn không ngừng rụng thì hãy nghĩ ngay đến chứng thận yếu mà các chị em có thể mắc phải.
- Sinh lý nữ giảm, không có ham muốn tình dục
Thận ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý của cả nam và nữ. Vì vậy khi chức năng thận suy yếu, nhu cầu và ham muốn tình dục sẽ có xu hướng thuyên giảm.
- Mãn kinh sớm
Thông thường, phụ nữ bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh khi bước vào độ tuổi từ 40 – 45. Tuy nhiên, bệnh thận yếu khiến chị em có dấu hiệu mãn kinh sớm, với các triệu chứng tiền mãn kinh như bứt rứt trong người, ngủ không yên giấc, mắt có quầng thâm, hay đánh trống ngực, tim đập nhanh và loạn, da dẻ nhăn nheo và nổi nhiều tàn nhang… khi chỉ mới bước sang tuổi 30.
Vậy thận yếu có chữa được không? – Theo các chuyên gia về sinh lý nữ, bệnh thận yếu có chữa được hay không phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn mắc bệnh. Bệnh có khả năng chữa khỏi cao khi mới xuất hiện mà điều trị ngay.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thực hiện phác đồ điều trị toàn diện, đúng cách thì mới có thể chữa khỏi.
Các cách chữa thận yếu ở nữ giới hiện nay
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà có thể lựa chọn điều trị theo phương pháp tây y hoặc bằng các bài thuốc dân gian khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng. Bạn đọc có thể xem chi tiết dưới đây:
Mẹo chữa thận yếu ở nữ giới tại nhà
Cách dùng bài thuốc dân gian có ưu điểm tiện lợi và tiết kiệm. Những bài thuốc thường được áp dụng là:
Chữa thận yếu bằng rau diếp cá
- Mỗi ngày lấy khoảng 100g rau diếp cá rửa sạch.
- Đem nấu với 1 lít nước sôi, để nguội và uống nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc chữa bệnh thận yếu ở phụ nữ bằng cây rau ngổ
- Chuẩn bị 100g rau ngổ đem rửa sạch và ngâm qua nước muối pha loãng trong 15 phút.
- Cắt nhỏ rau ngổ ra và đem đi giã nát rồi lấy nước cốt uống , mỗi ngày dùng thuốc 2 lần vào sáng và chiều.
Chữa thận yếu bằng đu đủ xanh
- Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh, nên chọn quả không quá non cũng không quá chín.
- Rửa sạch, gọt vỏ sau đó đục lỗ trên đu đủ và cho chút muối vào.
- Đem đi hấp cách thủy đến khi chín tới thì đem ra ăn.
Chữa thận yếu bằng râu ngô
- Có thể sử dụng râu ngô tươi hoặc khô đem đun sôi trong 10 phút.
- Sau đó lấy nước uống để thanh nhiệt giải độc và cải thiện tình trạng sức khỏe của thận.
Lưu ý: Tuy dễ thực hiện nhưng phương pháp chưa được kiểm chứng về công dụng. Chỉ nên sử dụng để bổ trợ các loại thuốc điều trị bài bản. Khi có dấu hiệu bệnh chuyển biến phức tạp cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa bệnh.
Chữa thận yếu ở nữ giới bằng Tây y
Những loại thuốc Tây y điều trị bệnh thận yếu thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho những trường hợp nặng. Tùy thuộc vào những nguyên nhân và biểu hiện của bệnh, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn chữa trị khác nhau bằng các loại thuốc phù hợp. Những loại thuốc thường được chỉ định điều trị thận yếu ở phụ nữ gồm:
- Nhóm thuốc lợi tiểu (thiazide, furosemide,…) có công dụng tăng cường chức năng bài tiết của thận.
- Nhóm thuốc tăng thải acid uric ( Allopurinol, Colchicin, Febuxostat,…) có tác dụng cân bằng nồng độ điện giải, dùng cho nữ giới có nồng độ acid uric cao.
- Nhóm thuốc chống tăng huyết áp (thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế calci,…) có công dụng điều hòa huyết áp và giảm áp lực lên thận, dùng cho nữ giới bị yếu thận có huyết áp cao.
Lưu ý: Thuốc Tây chữa thận yếu tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Điều trị bằng phương pháp này cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh dùng thuốc bừa bãi, sai liều lượng.
Đông y chữa thận yếu hiệu quả, an toàn
Theo Đông y cho rằng, nữ giới có dương khí yếu hơn nam giới. Nếu dương khí ở tỳ vị bị suy yếu lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược dương khí của thận, khiến cho khí huyết thận bị rối loạn, dẫn đến chứng bệnh thận yếu ở phụ nữ.
Y học cổ truyền chữa thận yếu sử dụng các thảo dược đem đến công dụng bồi bổ tạng thận, cân bằng khí huyết giúp lưu thông máu, cân bằng âm dương. Bài thuốc Đông y chữa thận yếu có thành phần gồm các thảo dược quý như:
- Cẩu tích, tơ hồng xanh: Đóng vai trò chính với tác dụng chính là cân bằng âm dương, bồi bổ khí huyết tạo điều kiện phục hồi thận suy yếu.
- Cỏ xước, xích đồng: Hỗ trợ loại bỏ triệu chứng thận yếu ở nữ đồng thời nhanh chóng bồi bổ, phục hồi chức năng thận.
- Bài thuốc từ thục địa có khả năng bổ thận và hỗ trợ điều trị chứng yếu sinh lý ở nữ giới.
- Nhục thung dung là dược liệu quý, có tác dụng hoạt huyết, bổ thận và cải thiện chức năng sinh lý ở cả hai giới.
- Tục đoạn: Điều hòa các vị thuốc trong Cao Bổ Thận nhằm tập trung tác dụng điều trị chứng bệnh thận yếu ở nữ giới.
Một trong những bài thuốc Đông y chữa bệnh thận yếu được giới chuyên gia YHCT đánh giá cao chính là Bổ thận Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường (Top 20 thương hiệu uy tín nhất năm 2020). Trải qua hơn 150 năm, kể từ khi cố lương y Đỗ Minh Tư (người sáng lập nhà thuốc Đỗ Minh Đường) nghiên cứu, phát triển bài thuốc từ công thức cổ của thái y triều đình. Đến nay bài thuốc ngày càng hoàn thiện và trở thành “thuốc gối đầu giường” của người bệnh mắc thận yếu.
Bám sát nguyên lý YHCT, 1 liệu trình Bổ thận Đỗ Minh tổng hòa cùng lúc 2 phương thuốc nhỏ nhằm mục đích tác động vào căn nguyên gây tỳ thận dương hư, khí âm lưỡng hư, can thận âm hư, hay âm dương lưỡng hư,… Đồng thời, tác động vào ngũ tạng để bồi bổ chính khí, giải độc cơ thể, từ đó chặn đứng nguy cơ tái phát.
[ĐỪNG BỎ LỠ] Cố vấn y khoa VTV2 tư vấn cách chữa TẬN GỐC các chứng bệnh thận
Để có được hiệu quả cao trong điều trị bệnh, ngoài nguyên lý chữa trị, đội ngũ lương y Đỗ Minh Đường rất chú trọng đến thành phần dược liệu. Từ những vị thuốc chủ lực là Đẳng sâm, Kỷ tử và Phục linh,…, các bác sĩ, lương y dòng họ Đỗ Minh gia giảm thêm hơn 50 vị thuốc khác như Xích đồng, Bách bộ, Cà gai,…
Đặc biệt, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã chủ lực ươm trồng 3 vườn thuốc SẠCH theo tiêu chuẩn GACP- WHO để làm thuốc. Hơn 50 vị thảo dược điều chế trong bài thuốc này đều được thu hái từ đây. Bởi thế, bài thuốc Bổ thận Đỗ Minh AN TOÀN, hiệu quả cao và sở hữu nhiều cái NHẤT ít có bài thuốc nam nào hiện nay làm được.
Qua hơn 150 năm lưu truyền, hoàn thiện, bài thuốc chữa bệnh thận của dòng họ Đỗ Minh ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong thực tế chữa bệnh. Bài thuốc nam này cũng nhận được hàng nghàn phản hồi tốt từ người bệnh, được hội đồng chuyên môn YHCT ghi nhận là một trong những phương pháp chữa bệnh thận đáp ứng đủ yếu tố 3 KHÔNG:
- KHÔNG XÂM LẤN
- KHÔNG ĐAU ĐỚN
- KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ
Chia sẻ về hiệu quả chữa bệnh của bài thuốc, chị Sâm (34 tuổi) – mẹ bầu điều trị hội chứng thận khí hư ngay trong tháng thai kỳ thứ 4 cho biết:
“Sau hơn 2 tháng dùng thuốc, sức khỏe mình tốt lên nhiều, không còn đi tiểu đêm nhiều nữa. Thuốc được cái dễ uống, không cần đun sắc nên cũng tiện. Bầu bí cứ ngửi mùi lạ là khó chịu nhưng may bài thuốc của Đỗ Minh Đường mùi dễ chịu nên mình khá thích”
[XEM NGAY] Mẹ bầu 8X chia sẻ hiệu quả chữa bệnh bằng bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh của Đỗ Minh Đường
Không chỉ chị Sâm, rất nhiều nữ giới đã dứt điểm vĩnh viễn chứng bệnh thận yếu bằng bài thuốc Bổ thận Đỗ Minh. Nếu còn đang băn khoăn về liệu trình thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh và đặc điểm cơ địa, bạn đọc hãy nhanh tay liên hệ đến hotline 0984 650 816(Hà Nội) – 0932 088 186(Hồ Chí Minh) để được các chuyên gia giải đáp KỊP THỜI.
Lưu ý: Vì thuốc Đông y đi sâu vào căn nguyên để điều trị bệnh tận gốc, các thảo dược sẽ thẩm thấu từ từ bên trong cơ thể. Do đó người bệnh cần kiên nhẫn điều trị và kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học. Chữa bệnh với y học cổ truyền không nên nóng vội để đạt được hiệu quả cao.
Bên cạnh đó các bài thuốc từ Đông y đều lành tính, thành phần sẽ gia giảm theo thể trạng từng người bệnh để thuốc phát huy cao công dụng. Có thể hoàn toàn yên tâm với phương pháp này.
Lưu ý phòng ngừa thận yếu ở nữ giới hiệu quả
Bên cạnh việc kiên trì dùng thuốc chữa bệnh, chị em cần chú ý điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý nhằm đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
Thận yếu nên ăn gì, uống gì?
Đối với việc ăn uống, bổ sung một số thực phẩm sau sẽ tốt cho sức khỏe thận ở nữ giới:
- Người bệnh nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, giúp cơ thể đào thải chất độc và cặn bã ra bên ngoài khi thận đang bị suy yếu.
- Tuy nhiên, nên uống mỗi lần 1 chút và tránh để khát nước và uống một lúc quá nhiều.
- Các loại trái cây mọng nước như: Dâu tây, cherry, quả mâm xôi,… đều tốt cho người thận yếu.
- Người bệnh có thể dùng những loại quả này tạo thành nước ép uống hàng ngày là có thể hạn chế tình trạng thận yếu.
- Thực phẩm chống oxy hóa cho thận: ớt chuông đỏ, rau xanh,ngũ cốc…
- Thực phẩm giàu Protein, ít phốt pho: lòng trắng trứng
- Thực phẩm có tính kháng viêm như tỏi, súp lơ…
Thận yếu nên kiêng gì?
Những thực phẩm người bị bệnh nên tránh nếu không muốn tình trạng nặng hơn như:
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn và các chất kích thích.
- Tránh ăn các thực phẩm giàu kali và photpho như các loại hạt, sữa, phomat, chuối.
- Hạn chế đồ ăn quá mặn, nhiều gia vị và chất bảo quản
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Một trong những cách phát hiện sớm bệnh thận yếu trong cơ thể đó là kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên. Với việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp bạn phòng tránh được các căn bệnh hoặc kịp thời điều trị nếu trong người có bệnh. Ngoài ra các lưu ý khác trong sinh hoạt nhằm chăm sóc cơ thể ngừa bệnh là:
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh stress trong thời gian dài gây cảm trở chức năng thận.
- Không thức quá khuya, ngủ đủ giấc… vì nó khiến thận phải hoạt động không ngừng nghỉ gây nên quá tải, làm tinh thần mệt mỏi, thiếu tập trung…
- Tăng sức bền bỉ, độ dẻo dai và sức đề kháng cho cơ thể bằng việc luyện tập thể thao đều đặn.
- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không uống quá liều hoặc lạm dụng thuốc.
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh và đều đặn.
Có thể thấy phái nữ không nên chủ quan với bệnh thận yếu. Tốt hơn hết nên điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn để nhanh chóng khỏi bệnh một cách hiệu quả và an toàn. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm cho mình những kiến thức cần thiết để ngăn chặn và điều trị thận yếu ở nữ giới.
Thông tin bổ ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!