Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Tác hại đáng chú ý

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Vị trí, Biểu hiện, Cách điều trị

9 cách giúp giảm đau lưng do thoái hoá cột sống tại nhà

Thoái hoá cột sống L4 L5 là gì? Vị trí, chẩn đoán, điều trị

Thoái hoá cột sống cổ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Thoái hoá cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không? Lời khuyên đúng

11+ bài tập thể dục, yoga chữa thoái hoá cột sống đơn giản tại nhà

Phương pháp vật lý trị liệu thoái hoá cột sống cổ hiệu quả không?

Thoái hoá cột sống là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh thoái hoá cột sống có chữa được không? Chuyên gia nhận định

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Vị trí, Biểu hiện, Cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp xảy ra khá phổ biến hiện nay với các triệu chứng đặc trưng là đau nhức vùng thắt lưng, cứng khớp sau khi ngủ dậy, vận động khó khăn,… Bệnh rất dễ khởi phát ở người già và đang có xu hướng trẻ hóa. Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị hiệu quả.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là hiện tượng các đốt sống ở vùng thắt lưng bị tổn thương và dần hình thành nên gai xương
Thoái hóa cột sống thắt lưng là hiện tượng các đốt sống ở vùng thắt lưng bị tổn thương và dần hình thành nên gai xương

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?

Cột sống là bộ phận có vai trò nâng đỡ cơ thể và giúp các vận động diễn ra trơn tru hơn. Do phải tham gia vào quá nhiều hoạt động nên cột sống rất dễ bị tổn thương và dẫn đến thoái hóa. Thoái hóa cột sống là một dạng bệnh lý xương khớp cột sống thường gặp. Đây là cụm từ y khoa dùng để chỉ hiện tượng đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoái hóa và hình thành nên gai xương trên cột sống.

Thắt lưng là khu vực thường xuyên chịu áp lực từ trọng lượng của cơ thể nên chúng rất dễ bị thoái hóa. Thoái hóa cột sống thắt lưng là hiện tượng thoái hóa xảy ra từ đốt sống C1 – C5. Đây là bệnh lý có liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra tại xương. Sự thay đổi của cấu trúc xương sau khi bị thoái hóa đã gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của xương, khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới cho biết, có khoảng 70% dân số bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời. Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh nếu rơi vào độ tuổi ngoài 35. Khi tuổi tác càng tăng cao thì nguy cơ mắc bệnh cũng ngày càng gia tăng. Ở nước ta, đây là căn bệnh có dấu hiệu trẻ hóa khi mà số người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những dạng bệnh lý xương khớp xảy ra khá phổ biến. Lúc này, đốt sống sẽ bắt đầu hình thành nên các gai xương, khi người bệnh vận động chúng sẽ cọ xát vào nhau gây đau nhức. Nếu các gai xương này phát triển với kích thước lớn sẽ gây chèn ép lên rễ thần kinh và dây chằng khiến hoạt động của chi yếu dần.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến sự thoái hóa cột sống thắt lưng là do đĩa đệm và sụn khớp phải chịu áp lực trong thời gian dài. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạn cần phải lưu ý là:

Tuổi tác càng cao thì quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra càng mạnh mẽ
Tuổi tác càng cao thì quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra càng mạnh mẽ
  • Tuổi tác: Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi từ 20 – 50, dựa vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà biểu hiện của bệnh ra bên ngoài sẽ có sự khác nhau. Khi tuổi tác ngày càng tăng thì tình trạng thoái hóa xương khớp diễn ra ngày càng mạnh với mức độ cũng nghiêm trọng hơn.
  • Thừa cân, béo phì: Thừa cân béo phì khiến hệ thống xương khớp phải chịu một áp lực khá lớn trong thời gian dài. Nếu không tiến hành cải thiện cân nặng, xương khớp sẽ nhanh chóng bị thoái hóa và gây ra nhiều bệnh lý xương khớp khác nhau.
  • Chấn thương: Thoái hóa cột sống thắt lưng cũng có thể xảy ra ở những người đã từng bị chấn thương cột sống do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi chơi thể thao,… Ngay khi đã chữa lành, các chấn thương này cũng có thể để lại di chứng và khiến hoạt động của các đốt sống yếu đi.
  • Di truyền: Nếu bạn mắc một số bệnh lý xương khớp bẩm sinh như hẹp ống sống, gai cột sống s1,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cao hơn hình thường. Thống kê y khoa cho thấy, số người châu Á có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống thấp hơn so với người Châu Âu.
  • Tính chất công việc: Thoái hóa cột sống thắt lưng rất dễ xảy ra ở những người lao động nặng nhọc và làm việc văn phòng. Việc mang vác vật nặng hoặc duy trì một tư thế trong thời gian dài sẽ khiến cho cột sống chịu nhiều áp lực và dễ bị thoái hóa.
  • Tư thế sinh hoạt: Các tư thế sinh hoạt hàng ngày tác động tiêu cực lên cột sống và đẩy nhanh tốc độ lão hóa mà bạn cần chú ý là ngồi một chỗ trong thời gian dài, nằm sai tư thế, xách vật nặng không đều, lười vận động,…
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe xương khớp. Nếu bạn ăn uống nghèo nàn dưỡng chất sẽ khiến cho cột sống dễ bị bào mòn và làm gia tăng nguy cơ thoái hóa. Ngược lại, nếu bạn ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể sẽ nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh và phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác nhau.
Chế độ ăn uống kiêng khem quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp và làm gia tăng nguy cơ thoái hóa
Chế độ ăn uống kiêng khem quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp và làm gia tăng nguy cơ thoái hóa

Nắm rõ được các nguyên nhân gây bệnh ở trên sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh. Đồng thời, việc xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh còn giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn và rút ngắn thời gian chữa trị.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưng

Đa số các trường hợp khởi phát bệnh đều bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra bên trong cơ thể nên không gây ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở giai đoạn đầu. Điều này đã khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc phát hiện cũng như điều trị bệnh. Vì thế bạn cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân, ngay khi cơ thể có các triệu chứng sau đây thì bạn cần phải lưu ý vì rất có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh:

  • Đau nhức thắt lưng khi cử động, đặc biệt là khi cúi người hoặc ngồi xương.
  • Cứng khớp khi ngồi quá nhiều hoặc sau khi ngủ dậy.
  • Cơn đau ban đầu chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ và nặng dần theo thời gian.
  • Gặp khó khăn trong việc vận động xương khớp, đặc biệt là vùng thắt lưng.

Khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ đối mặt với một số triệu chứng sau đây:

  • Hoạt động của các chi yếu dần, tê tay và chân.
  • Khả năng phối hợp của các chi cũng trở nên kém hơn.
  • Bị co thắt cơ bắp và đau nhức.
  • Cơn đau có thể lan rộng đến các vùng xung quanh như hông, đùi, bàn chân,…
  • Đau đầu, mất thăng bằng gây khó khăn khi đi lại.
  • Mất kiểm soát bàng quang, đi đại tiểu tiện mất tự chủ
  • Xuất hiện tiếng lục cục khi cử động cột sống thắt lưng.
  • Chèn ép lên dây thần kinh tọa gây đau nhức khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi.
Thoái hóa cột sống thắt lưng gây đau nhức cột sống khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động
Thoái hóa cột sống thắt lưng gây đau nhức cột sống khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động

Thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lại tác động tiêu cực đến sức khỏe và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không tiến hành điều trị bệnh có thể gây ra một số biến chứng không mong muốn khác như:

  • Thoát vị đĩa đệm: Khi bị thoái hóa cột sống lưng, nếu người bệnh vẫn tiếp tục mang vác nặng hoặc vận động quá sức sẽ gây chèn ép lên đĩa đệm. Lâu dần chúng sẽ thoát khỏi vị trí vốn có và gây ra bệnh lý thoái vị đĩa đệm. Khi bị thoát vị đĩa đệm bạn sẽ có nguy cơ mắc nhiều biến chứng khác như rối loạn tiểu tiện, đau rễ thần kinh, teo cơ,…
  • Bại liệt: Các gai xương hình thành trên cột sống sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh và gây ra hiện tượng tê tay, tê chân,… Nếu để trình trạng này diễn ra kéo dái có thể dẫn đến bại liệt, tàn phế và mất đi khả năng vận động. Nếu gai xương chèn ép lên các dây thần kinh quan trọng còn có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Rối loạn tiền đình: Thoái hóa cột sống gây tổn thương đến lỗ tiếp hợp, chèn ép lên mạch máu và gây ra biến chứng rối loạn tiền đình. Triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này là chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, mấT ngủ,… Khi bị rối loạn tiền đình bạn rất dễ gặp phải các tai nạn khi di chuyển.
  • Biến chứng khác: Một số biến chứng khác cũng có thể gặp khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng là gai cột sống, đau dây thần kinh tọa, biến dạng cột sống,…

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Khi có các triệu chứng ở trên, bạn nên thăm khám chuyên khoa để có thể phát hiện ra bệnh và có biện pháp xử lý đúng cách. Lúc này bác sĩ sẽ hỏi thăm về bệnh sử, kiểm tra thể chất và các dấu hiệu lâm sàng. Sau đó, chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý. Ví dụ như chụp x-quang, chụp MRI, xét nghiệm máu,…

Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

Thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu của bệnh để được hướng dẫn điều trị đúng cách
Thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu của bệnh để được hướng dẫn điều trị đúng cách

Dùng thuốc Tây y

Thoái hóa cột sống là một dạng tổn thương không thể phục hồi, việc dùng thuốc trị bệnh chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Paracetamol: Được kê đơn điều trị đối với trường hợp đau nhức từ mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc chống viêm steroid: Kê đơn điều trị cho những trường hợp đau nặng. Thường được sử dụng là ibuprofen và naproxen natri
  • Thuốc corticoid: Được sử dụng bằng cách tiêm vào khu vực quanh cột sống. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng không thể sử dụng trong thời gian dài.
  • Các loại thuốc khác: Thuốc giãn cơ (Tolperisone; Eperisone), thuốc chống thoái hóa (Piascledine; Glucosamine sulfate; Chondroitin sulphate), thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin; Vitamin nhóm B; Mecobalamin),…

Dùng thuốc Tây y để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh cần phải tuân thủ theo đúng đơn kê của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý thay đổi loại thuốc và liều lượng. Việc sử dụng thuốc quá liều có thể tác động xấu đến sức khỏe và gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Điều trị không dùng thuốc

Dùng thuốc Tây y trị bệnh trong thời gian dài có thể phát sinh ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, bạn có thể tìm đến các phương pháp điều trị không dùng thuốc khác để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Dưới đây là các cách giảm đau mà không dùng đến thuốc bạn có thể tham khảo:

  • Chườm nóng, lạnh: Chườm nóng có tác dụng xua tan hàn khí tích tụ bên trong cơ thể, chườm lạnh có tác dụng giảm sưng và đẩy lùi cơn đau một cách tạm thời. Khi cơn đau nhức khởi phát bạn nên thực hiện chườm nóng trước rồi mới chườm lạnh để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chườm thảo dược có tác dụng đẩy lùi triệu chứng của bệnh và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn
Chườm thảo dược có tác dụng đẩy lùi triệu chứng của bệnh và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn
  • Dùng thảo dược tự nhiên: Khi bệnh mới khởi phát ở giai đoạn đầu bạn có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để cải thiện triệu chứng của bệnh. Thường được sử dụng là lá lốt, xương rồng, ngải cứu, đinh lăng,… Bạn có thể dùng chúng để trị bệnh bằng cách sao nóng để chườm lên thắt lưng hoặc sắc nước uống.
  • Massage: Khi bị đau nhức do thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra, người bệnh có thể thực hiện massage để đẩy lùi triệu chứng này. Các động tác trong massage như xoa, vuốt, đấm, vỗ,… có tác dụng kích thích tuần hoàn máu đến cơ quan này để sửa chữa tổn thương và giảm đau nhức.
  • Châm cứu: Đây là phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng rộng rãi trong Đông y. Phương pháp trị bệnh này được tiến hành bằng cách dùng kim châm để tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể để kích thích chúng. Từ đó các triệu đau nhức của bệnh sẽ dần được đẩy lùi. Thông thường, bác sĩ Đông y sẽ kết hợp điều trị châm cứu với nhiều phương pháp khác như cứu ngải, chiếu đèn hồng ngoại,…
  • Nắn chỉnh cột sống: Phương pháp trị bệnh này được áp dụng đối với những trường hợp cột sống bị cong, vẹo, gù,… Nắn chỉnh sẽ giúp đưa cột sống về đúng vị trí ban đầu và mang lại hiệu quả giảm đau khá tốt.

Các cách điều trị ở trên cũng chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh chứ không thể phục hồi tổn thương do bệnh gây ra. Người bệnh nên thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách, giúp quá trình chữa trị nhanh chóng mang lại hiệu quả.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị chỉ được áp dụng đối với những trường hợp thoái hóa cột sống thắt lưng thể nặng, có nguy cơ phát sinh biến chứng và không đáp ứng điều trị với phương pháp nội khoa. Dựa vào mức độ tổn thương tại cột sống và nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phẫu thuật điều trị phù hợp.

Phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống thắt lưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong và sau phẫu thuật. Vì thế, bạn cần phải thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng phương pháp phẫu thuật đối với những trường hợp phát sinh biến chứng
Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng phương pháp phẫu thuật đối với những trường hợp phát sinh biến chứng

Biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là tiến trình tự nhiên của cơ thể nên bạn không thể nào tránh được. Tuy nhiên, bạn có thể làm chậm tiến trình này bằng cách điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày và chế độ ăn uống của bản thân. Cụ thể là:

  • Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều yếu tố vi lượng có lợi cho xương khớp như thịt, cá, trứng, sữa, trái cây, rau xanh,… Hạn chế sử dụng các loại thức ăn dễ gây tăng cân làm gia tăng áp lực lên xương khớp như thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào, đồ ngọt chứa nhiều đường, đồ ăn mặn,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp bôi trơn các khớp xương và giúp chúng vận động linh hoạt hơn. Nói không với đồ uống có cồn và chất kích thích để tránh gây hại cho sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng.
  • Vận động đúng tư thế để tránh gây áp lực lên cột sống và làm chậm tốc độ lão hóa. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tiến hành giảm cân khoa học nếu đang bị thừa cân và béo phì.
  • Khi bị đau nhức xương khớp bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi. Tránh vận động nặng hoặc làm việc quá sức khiến bệnh trở nặng.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên thức quá khuya và làm việc quá sức. Một người bình thường cần ngủ đủ 8 tiếng một ngày để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tinh thần.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp tăng độ linh hoạt và bền chắc của xương khớp, từ đó bạn sẽ tránh được nhiều bệnh lý về xương khớp khác. Các bài tập tốt cho xương khớp là đi bộ, bơi lội,…
Đi bộ mỗi ngày giúp tăng sức mạnh xương khớp và làm chậm tốc độ thoái hóa
Đi bộ mỗi ngày giúp tăng sức mạnh xương khớp và làm chậm tốc độ thoái hóa

Trên đây là các thông tin cần biết về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Đây là bệnh lý xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, để phòng ngừa bệnh bạn cần phải duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học. Cách này có tác dụng bảo vệ sức khỏe xương khớp và làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra bên trong cơ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Tác hại đáng chú ý

Nội dung bài viếtThoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưngDấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưngThoái hóa...

9 cách giúp giảm đau lưng do thoái hoá cột sống tại nhà

Nội dung bài viếtThoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưngDấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưngThoái hóa...

Thoái hoá cột sống L4 L5 là gì? Vị trí, chẩn đoán, điều trị

Nội dung bài viếtThoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưngDấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưngThoái hóa...

Thoái hoá cột sống cổ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Nội dung bài viếtThoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưngDấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưngThoái hóa...

11+ bài tập thể dục, yoga chữa thoái hoá cột sống đơn giản tại nhà

Nội dung bài viếtThoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưngDấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưngThoái hóa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn