Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?
Nội dung bài viết
Tiêm xơ búi trĩ là một thủ thuật chữa bệnh trĩ điển hình được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Bác sĩ sẽ sử dụng một lượng chất hóa học vừa đủ để tiêm vào búi trĩ khiến chúng bị xơ hóa. Sau khoảng thời gian, búi trĩ sẽ tự động teo lại và rụng do không được máu nuôi dưỡng. Mặc dù là thủ thuật được thực hiện tương đối đơn giản và ít biến chứng nhưng người bệnh cần tìm đến đơn vị y tế đáng tin cậy để điều trị nhằm phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra.
Tiêm xơ búi trĩ là gì? Khi nào có thể thực hiện?
Tiêm xơ búi trĩ (hay còn được gọi là chích xơ búi trĩ) là một trong những thủ thuật ngoại khoa điều trị bệnh trĩ khá phổ biến hiện nay. Nhận định từ chuyên gia y tế, thủ thuật điều trị này được đánh giá tương đối an toàn và hiệu quả đối với các trường hợp bị trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2. Không những vậy, phương pháp tiêm xơ búi trĩ còn là sự lựa chọn của các bệnh nhân trĩ nội có rối loạn đông máu hoặc suy giảm miễn dịch.
Thực chất, tiêm xơ búi trĩ là một dạng kỹ thuật sử dụng một loại dung dịch gây xơ có khả năng tác động trực tiếp vào tĩnh mạch bị phình giãn. Từ đó gây kích thích và phản ứng viêm tĩnh mạch do hóa chất, kết hợp với chèn ép để các tĩnh mạch dính vào nhau. Lúc này, máu không thể tuần hoàn đến búi trĩ, khiến cấu trúc này không được nuôi dưỡng để phát triển và có xu hướng teo, rụng dần theo thời gian.
Những đối tượng không nên thực hiện phương pháp tiêm xơ búi trĩ
Mặc dù thủ thuật tiêm xơ búi trĩ được đánh giá cao về mức độ an toàn nhưng không phải đối tượng nào cũng có khả năng đáp ứng được, nhất là các đối tượng sau:
- Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang điều trị bệnh viêm đại tràng, viêm trực tràng;
- Bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến hệ thống đường máu như: tiểu đường, máu khó đông, thiếu máu, bệnh bạch cầu,…;
- Bệnh nhân bị viêm ống hậu môn, rò hậu môn, nứt hậu môn;
- Trường hợp mắc bệnh trĩ nội độ 4;
- Người đã tiêm thuốc từ 2 – 3 lần nhưng hiệu quả điều trị rất thấp, thậm chí không có hiệu quả;
- Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
Những đối tượng trên nếu có ý định điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật chích xơ búi trĩ, tốt hơn hết nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có được giải pháp tốt nhất và phù hợp nhất.
Quy trình thực hiện tiêm xơ búi trĩ điều trị bệnh trĩ
Quy trình thực hiện tiêm xơ búi trĩ khá đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian. Nhưng trước khi tiến hành tiêm thuốc, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe tổng quát để kiểm soát tốt trường hợp dị ứng thuốc.
1. Chuẩn bị
- Chuyên viên y tế cần chuẩn bị: 5ml dung dịch tiêm (natri tetradecyl sulfate, polidocanol, phenol 5%, urea hydrochloride,…), bộ ống kim tiêm vô trùng và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.
- Người bệnh cần chuẩn bị: Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh sẽ được yêu cầu đi đại tiện để loại bỏ chất cặn bã trong vùng hậu môn – trực tràng. Tuy lượng phân trong trực tràng không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc nhưng sau khi tiêm xơ nếu bệnh nhân có nhu cầu đi đại tiện ngay thì có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
2. Quy trình thực hiện tiêm xơ búi trĩ
- Kiểm tra hồ sơ bệnh án của bệnh nhân để nắm rõ mức độ bệnh lý và tình trạng dị ứng thuốc (nếu có);
- Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nằm nghiêng về phía bên trái sao cho để lộ hoàn toàn vùng hậu môn;
- Sau đó, bác sĩ tiến hành khử vùng và gây tê tại những vị trí xung quanh hậu môn;
- Sử dụng ống cứng soi vào hậu môn để tìm phần cuống trĩ. Cuống trĩ chỉ được phát hiện trong quá trình rút ống soi ra khỏi hậu môn. Khi rút ống, phần niêm mạc màu hồng chuyển sang màu tím sẫm thì đó chính là cuống trĩ. Đây là vị trí bác sĩ sẽ tiêm thuốc;
- Tiến hành tiêm thuốc vào cuống trĩ đã được xác định theo hướng nằm nghiêng sâu 1cm. Liều lượng thuốc tiêm được sử dụng dựa vào kích thước của búi trĩ;
- Sau khi hết thuốc tiêm, bác sĩ sẽ rút kim và sử dụng bông gòn để cầm máu;
- Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu nằm nghỉ ngơi và tránh vận động khi chưa có sự cho phép.
3. Một số lưu ý sau khi tiêm xơ búi trĩ
Sau khi tiêm xơ búi trĩ, nếu bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không có cảm giác đau nhức thì đồng nghĩa với việc tiêm thuốc đúng vị trí (ở giữa phần dưới của niêm mạc và bờ trên búi trĩ). Ngược lại, nếu bệnh nhân có cảm giác đau nặng hoặc có xuất hiện niêm trắng thì có thể là dấu hiệu của viêm loét hay chảy máu. Lúc này, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ để tiêm lại thuốc. Đối với trường hợp bệnh nhân có cảm giác nhói tại vùng ngực, bụng, miệng, cổ thì có thể là dấu hiệu của việc chích thuốc thẳng vào búi trĩ. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được xử lý. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
Thủ thuật tiêm xơ búi trĩ không phải thực hiện một lần duy nhất là có hiệu quả ngay. Người bệnh cần kiên trì thực hiện theo lịch hẹn của bác sĩ để lượng thuốc được dung nạp vào cơ thể sẽ ngăn chặn được tình trạng chảy máu búi trĩ hay gia tăng kích thước. Đồng thời, thăm khám sức khỏe định kỳ để bệnh tình được kiểm soát tốt nhất cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Tiêm xơ búi trĩ trị bệnh trĩ có đau không?
Tiêm xơ búi trĩ có đau không là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân khi có chỉ định điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật này. Các chuyên gia y tế hàng đầu cho biết, thủ thuật tiêm xơ búi trĩ thường không gây ra nhiều cơn đau khó chịu. Bởi trước khi thực hiện, bệnh nhân đã được bác sĩ gây tê hậu môn bằng thuốc chuyên dụng nên cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ và thường không kéo dài. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng hay căng thẳng để không làm ảnh hưởng đến kết quả của việc điều trị.
Tuy nhiên, vẫn không thể loại bỏ trường hợp ngoại lệ. Đối với trường hợp đau sau khi tiêm, bệnh nhân cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được sử dụng các loại thuốc giảm đau toàn thân để khắc phục triệu chứng.
Các biến chứng hoặc rủi ro sau khi tiêm xơ búi trĩ
Hầu như các phương pháp điều trị ngoại khoa nào cũng tiềm ẩn các rủi ro và biến chứng, tiêm xơ búi trĩ chữa bệnh trĩ cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Do đó, khi áp dụng thủ thuật điều trị này, người bệnh có khả năng gặp phải một số biến chứng sau:
- Trực tràng bị tác động có thể gây đau nhức kèm sốt cao, tiểu ra máu, thậm chí viêm viêm tuyến tiền liệt;
- Cơ thể phản ứng với thuốc tiêm có thể dẫn đến biểu hiện da nhợt nhạt, tím tái;
- Chảy máu nhiều, khó cầm máu khi tiêm thuốc vào cuống trĩ làm tác động đến động mạch chủ;
- Ở các đối tượng bị trĩ nội độ 3 thường xuyên có cảm giác buồn đại tiện;
- Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu tiến hành tiêm búi trĩ tại một vị trí quá nhiều lần;
- Áp xe niêm mạc tại vị trí tiêm thuốc;
- Áp xe tuyến tiền liệt.
Mặc dù thủ thuật tiêm xơ búi trĩ có thể gây biến chứng và rủi ro nhưng phương pháp điều trị này vẫn được đánh giá là thủ thuật ngoại khoa an toàn đối với người bệnh. Đa phần những biến chứng khi tiêm xơ búi trĩ thường khó lường trước. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng khi mắc phải bởi các bác sĩ chuyên khoa đều có những giải pháp phù hợp để khắc phục.
Ưu và nhược điểm của phương pháp tiêm xơ búi trĩ
Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật tiêm xơ búi trĩ luôn tồn tại mặt ưu điểm và nhược điểm. Thông qua những điểm mạnh và điểm yếu đó, người bệnh có thể hình dung, nhận xét và đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh lý hiện tại.
Ưu điểm
- Chi phí điều trị tương đối thấp;
- Quy trình thực hiện không mất quá nhiều thời gian;
- Bệnh nhân có thể về nhà ngay sau khi tiêm xơ búi trĩ từ 3 – 5 giờ đồng hồ;
- Người bệnh nhanh chóng trở lại với cuộc sống thường ngày chỉ sau 1 ngày điều trị;
- Tỷ lệ gặp biến chứng thấp.
Nhược điểm
- Bác sĩ khó có thể kiểm soát được lượng thuốc tiêm vào trong cơ thể;
- Nếu không cẩn thận trong quá trình chăm sóc bệnh, một số biến chứng có thể khởi phát;
- Tỷ lệ tái phát bệnh cao;
- Một số trường hợp không đáp ứng.
Tiêm xơ búi trĩ có giá bao nhiêu?
Hiện nay, mức giá trung bình của một mũi tiêm xơ búi trĩ dao động từ 200.000 – 300.000 đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, không phải mức giá ấn định của bất kỳ đơn vị y tế nào. Trên thực tế, mức giá này sẽ có sự chênh lệch nhiều giữa các đơn vị y tế, bởi vì chúng bị chi phối dưới nhiều yếu tố khác nhau như: hóa chất được sử dụng, đơn vị thực hiện, tình trạng sức khỏe, mức độ đáp ứng, chi phí phát sinh,… Do đó, không thể đưa ra con số cụ thể nào về mức giá tiêm xơ búi trĩ.
Thêm một thông tin khác người bệnh cũng cần lưu ý. Hiện có không ít các đơn vị y tế tự tăng mức chi phí điều trị lên mức cao nhằm tạo thị trường cạnh tranh nhưng lại không trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế cần thiết hay kỹ thuật chuyên môn kém. Để tránh gặp phải hiện tượng này, người bệnh nên tìm hiểu rõ thông tin của đơn vị y tế dự định thăm khám và điều trị thông qua các tin tức trên mạng xã hội, thông tin đại chúng. Thông qua đó, lựa chọn cơ sở y tế uy tín để giảm thiểu các rủi ro và biến chứng trong quá trình điều trị.
Địa chỉ tiêm xơ búi trĩ uy tín và đáng tin cậy
Địa chỉ tiêm xơ búi trĩ là một trong những yếu tố khá quan trọng, có khả năng chi phối đến kết quả điều trị. Nếu mong muốn bệnh tình được nhanh chóng thuyên giảm và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, trang thiết bị cần thiết và đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm làm nghề.
Ở nước ta, có khá nhiều đơn vị y tế tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trĩ điều trị bằng thủ thuật tiêm xơ búi trĩ. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo các tiêu chí của một bệnh viện hay phòng khám chữa bệnh chất lượng. Dưới đây là một số địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh được người dân tin tưởng và đánh giá tốt, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn đơn vị y tế phù hợp với tình trạng sức khỏe, tài chính và vị trí địa lý:
Tại thành phố Hà Nội
Hà Nội là thành phố đại diện cho khu vực phía Bắc nước ta quy tụ nhiều bệnh viện và phòng khám. Nhiều đơn vị y tế được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ tương đương tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, chính vì sự đa dạng đó đã khiến không ít người bệnh hoang mang trong việc lựa chọn địa chỉ điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật tiêm xơ búi trĩ. Một số địa chỉ sau là những bệnh viện lớn được đông đảo người bệnh lựa chọn, bạn có thể tham khảo:
1. Bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại liên hệ: (024) 3869 3731
- Thời gian làm việc: Từ 6h30 – 12h00 và từ 13h30 – 18h00 (từ thứ hai đến chủ nhật)
2. Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương Hà Nội
- Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại liên hệ: (024) 3826 3616
- Thời gian làm việc: Từ 7h00 – 17h00 (thứ hai đến thứ sáu)
3. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
- Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại liên hệ: (024) 3825 3531 – (024) 3824 8308
- Thời gian làm việc: Từ 7h00 – 16h00 (từ thứ hai đến thứ sáu)
4. Bệnh viện Quân y 103
- Địa chỉ: Số 261 Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại liên hệ: (024) 3356 6713
- Thời gian làm việc: Từ 8h00 – 12h00 và 13h30 – 17h00 (tất cả các ngày trong tuần)
5. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại liên hệ: (024) 3574 7788 – 0982 873 112
- Thời gian làm việc: Từ 6h00 – 12h00 và 13h30 – 16h30 (thứ hai đến thứ sáu); từ 6h30 – 12h00 (thứ bảy) và từ 7h30 – 12h00 (chủ nhật)
Tại thành phố Hồ Chí Minh
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh quy tụ số lượng lớn bệnh viện, phòng khám tư nhân hoạt động với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Một số đơn vị y tế sau có tiếp nhận các trường hợp điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật tiêm xơ búi trĩ, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của cá nhân:
1. Bệnh viện Thống Nhất
- Địa chỉ: Số 1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại liên hệ: (028) 3869 0277
- Thời gian làm việc: Từ 7h00 – 11h30 và 13h00 – 16h30 (thứ hai đến thứ sáu); từ 7h00 – 11h30 (thứ bảy)
2. Bệnh viện Nhân dân 115
- Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (cổng số 1)
- Số điện thoại liên hệ: (028) 3865 2368
- Thời gian làm việc: Từ 7h30 – 11h30 và 13h00 – 16h00 (thứ hai đến thứ sáu); từ 7h00 – 12h00 và 13h30 – 16h30 (thứ bảy); từ 7h00 – 12h00 (chủ nhật)
3. Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh (cơ sở 1)
- Số điện thoại liên hệ: (028) 3855 4269
- Thời gian làm việc: Từ 7h00 – 17h00 (thứ hai đến thứ sáu) và từ 7h00 – 11h00 (thứ bảy)
4. Bệnh viện Nhân dân Gia Định
- Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại liên hệ: (028) 3841 2692
- Thời gian làm việc: Từ 7h00 – 11h30 và 13h00 – 16h00 (tất cả các ngày trong tuần)
5. Bệnh viện Bình Dân
- Địa chỉ: Số 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại liên hệ: (028) 3839 4747
- Thời gian làm việc: Từ 7h00 – 16h00 (thứ hai đến thứ sáu) và từ 7h00 – 11h30 (thứ bảy)
Biện pháp chăm sóc bệnh nhân sau khi tiêm xơ búi trĩ
Như vừa được đề cập, tiêm xơ búi trĩ tuy được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh trĩ tương đối an toàn nhưng chúng vẫn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh cần có những sự điều chỉnh trong chế độ ăn uống, vệ sinh cá nhân và lối sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia y tế:
- Sau khi tiêm xơ búi trĩ, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 15 – 30 phút rồi mới hoạt động đi lại;
- Người bệnh chỉ nên vận động nhẹ nhàng và hạn chế đi đại tiện trong vòng 24 giờ đồng hồ sau khi thực hiện thủ thuật;
- Trong trường hợp có triệu chứng đau đầu nặng, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi cho đến hết hoặc thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ;
- Nếu bị táo bón, người nên sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng rặn mạnh khi đi đại tiện;
- Sau mỗi lần đại tiện, bệnh nhân cần chú trọng đến vấn đề vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý rồi dùng khăn bông khô, mềm để lau thấm nước;
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học thông qua việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nên các thức ăn được chế biến ở dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa;
- Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể theo tiêu chuẩn của chuyên gia dinh dưỡng (2 – 2,5 lít mỗi ngày). Ngoài ra, người bệnh có thể uống thêm sữa, nước ép hoa quả, sinh tố,…;
- Loại bỏ một số thực phẩm chứa chất kích thích, thức ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…;
- Tuyệt đối không được quan hệ tình dục trong khoảng 7 – 10 ngày sau khi tiêm, nhất là quan hệ bằng đường hậu môn. Chỉ được ân ái với người tình khi búi trĩ teo rụng;
- Chủ động tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ (thông thường là 6 tuần sau khi tiêm xơ búi trĩ).
Tiêm xơ búi trĩ là phương pháp ngoại khoa được chỉ định điều trị cho các đối tượng mắc trĩ nội độ 1 và độ 2 do việc điều trị thuốc không mang lại kết quả khả quan. Mặc dù, thủ thuật này được đánh giá tương đối an toàn và hiệu quả cao nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường nào không rõ nguyên do. Tốt hơn hết, người bệnh nên tìm hiểu thêm thông tin về phương pháp này, có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có những lời giải đáp cụ thể.
Tham khảo thêm:
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!