Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Bệnh viêm da cơ địa: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Cây thuốc chữa viêm da cơ địa

Top 10 cây thuốc chữa viêm da cơ địa được sử dụng phổ biến

Lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa: 3 cách được áp dụng phổ biến

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân – Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân, cách điều trị

Viêm da cơ địa bội nhiễm có nguy hiểm không? Chữa được không?

Đánh giá

Viêm da cơ địa bội nhiễm chính là tình trạng diễn tiến nặng của bệnh do các loại vi khuẩn, nấm hay virus tấn công vào vùng da đã bị tổn thương trước đó. Tình trạng bội nhiễm không chỉ khiến da bị tụ mủ, đau nhức mà còn kích thích tổn thương da lan rộng. Nếu không can thiệp kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới viêm mô tế bào hay nhiễm trùng máu.

viêm da cơ địa bội nhiễm
Tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm cần sớm được kiểm soát để tránh nhiễm trùng lan rộng

Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?

Viêm da cơ địa bội nhiễm là thuật ngữ mô tả tình trạng tiến triển nặng của bệnh viêm da cơ địa. Ở thời điểm này, tổn thương da đã có dấu hiệu viêm nhiễm do sự xâm nhập của các chủng vi khuẩn như tụ khuẩn liên cầu hay tụ cầu vàng… Trong nhiều trường hợp, tình trạng bội nhiễm cũng có thể là do vi nấm hay virus gây ra nhưng thường ít phổ biến hơn.

Bội nhiễm phát sinh thường là hệ quả khó tránh khỏi của thói quen chăm sóc da kém, cùng với đó là thiếu chủ động trong điều trị bệnh. Hiện trạng bệnh này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn vẫn là ở trẻ em. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện và sức đề kháng yếu nên không thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus.

Tình trạng bội nhiễm phát sinh sẽ gây ngứa dữ dội cùng với đó là cảm giác khó chịu, phát sinh cơn đau, sưng viêm và tụ mủ ở trong da. Thông thường bệnh không có khả năng lây lan nhưng khi đã xảy ra bội nhiễm thì các tác nhân gây nhiễm trùng có thể lây lan rộng sang vùng da khỏe mạnh và còn lây nhiễm qua da người khác thông qua sự tiếp xúc vật lý.

1. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa bội nhiễm

Sự xâm nhập của một số chủng vi khuẩn được cho là nguyên nhân chính làm phát sinh tình trạng bội nhiễm ở bệnh nhân viêm da cơ địa. Điển hình nhất là một số loại vi khuẩn sau đây:

  • Enterobacter asburiae
  • Vi khuẩn tụ cầu vàng

Tuy nhiên, tình trạng bội nhiễm sẽ dễ dàng bùng phát hơn khi có các yếu tố thuận lợi sau đây kích hoạt:

  • Không chú ý đến vấn đề vệ sinh da, khiến cho mồ hôi cùng với bã nhờn và bụi bẩn tích tụ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại vùng da đang bị tổn thương.
  • Bị nhiễm trùng da hay viêm nhiễm tại các cơ quan khác ngay trong giai đoạn bùng phát bệnh viêm da cơ địa cũng sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Thường xuyên cào, gãi hay chà xát mạnh cũng sẽ khiến cho da chảy máu, lở loét và dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Điều trị bệnh viêm da cơ địa không đúng cách, tùy tiện sử dụng thuốc hay áp dụng các bài thuốc từ dân gian chưa được kiểm chứng về tính hiệu nghiệm và an toàn…
  • Lạm dụng các loại thuốc bôi có chứa corticoid cũng là nguyên nhân khiến da bị teo, giảm miễn dịch và làm khả năng nhiễm trùng tăng cao.
  • Tiếp xúc với người bị nhiễm trùng hay các tác nhân gây kích ứng hoặc sử dụng các loại hóa mỹ phẩm tẩy rửa mạnh cũng là yếu tố tác nhân.
nguyên nhân gây viêm da cơ địa bội nhiễm
Vi khuẩn tụ cầu vàng được cho là một trong những tác nhân chính gây viêm da cơ địa bội nhiễm

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh

Bệnh viêm da cơ địa thường chỉ gây ra các tổn thương da có màu đỏ, hồng hay khô sần, chảy dịch. Đôi khi có thể đi kèm với các triệu chứng trợt loét, ngứa và sưng đỏ. Nhưng khi đã có bội nhiễm xảy ra thì các triệu chứng thường sẽ phát sinh với mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm có thể đi kèm với các triệu chứng đặc trưng sau đây:

  • Tổn thương da có màu đỏ tươi, sưng viêm và sờ vào sẽ cảm thấy nóng hơn những vùng da xung quanh.
  • Ngứa ngáy dữ dội khiến cho người bệnh lúc nào cũng muốn cào gãi để giải tỏa. Tuy nhiên, càng cào gãi thì triệu chứng lại càng thêm nặng nề, ngứa còn kèm theo đau nhức.
  • Nổi mẩn, thường là ở vùng mặt, lưng hoặc tay chân. Nhiều trường hợp người bệnh còn có thể nổi mẩn toàn thân.
  • Với những ca bội nhiễm nặng thì các nốt mụn có thể còn bị sưng loát, mưng mủ, chảy dịch…

Bên cạnh những triệu chứng xuất hiện trên da thì người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác. Phải kể đến như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sốt nhẹ, đau đầu, viêm kết mạc, viêm mũi dị ứng… Cần chú ý theo dõi biểu hiện của cơ thể để có thể sớm thăm khám và can thiệp kịp thời, tránh bệnh diễn tiến xấu với nhiều mối nguy hại khó lường.

Viêm da cơ địa bội nhiễm có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da cơ địa mặc dù là một dạng viêm da mãn tính, có khả năng tái phát nhiều lần nhưng thường không gây ra các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi xảy ra bội nhiễm thì bạn cần hết sức chú ý. Bởi đây là giai đoạn nguy hiểm có thể phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng.

viêm da cơ địa bội nhiễm nặng
Nhiễm trùng máu là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm có thể gây ra

Nếu chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị thì bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm có thể phát sinh nhiều biến chứng như:

  • Nhiễm trùng lan tỏa: Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể sẽ tấn công vào các mô da và làm phát sinh các tình trạng sưng đỏ hay tụ mủ. Tình trạng này có thể diễn tiến nghiêm trọng lần theo thời gian, không chỉ khiến nhiễm trùng lan rộng mà còn khiến da lở loét và tổn thương rất nặng nề.
  • Viêm mô tế bào: Đây là một dạng nhiễm trùng da nghiêm trọng, xuất hiện ở lớp sâu nhất của da. Biến chứng viêm mô tế bào sẽ xuất hiện khi không kiểm soát được tình trạng bội nhiễm ở vùng da tổn thương.
  • Nhiễm trùng máu: Biến chứng này được ghi nhận là nguy hiểm nhất mà bệnh viêm da cơ địa có thể gây ra. Nhiễm trùng máu sẽ phát sinh khi các loại vi khuẩn gây bệnh tấn công qua da và di chuyển vào máu, sau đó gây nhiễm khuẩn huyết. Biến chứng này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như suy tim, suy hô hấp, viêm màng não hay thậm chí là tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm

Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương da và triệu chứng của bệnh mà có thể áp dụng những phương án điều trị khác nhau. Can thiệp càng sớm thì có thể ngăn ngừa bội nhiễm lây lan cũng như tiến triển nặng nề. Người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau trong điều trị và kiểm soát bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm:

1. Thăm khám và điều trị y tế

Các bác sĩ da liễu khuyến cáo rằng, khi nhận thấy sự xuất hiện của các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm thì tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Căn cứ vào tổn thương trên da cũng như các yếu tố liên quan khác mà bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp và điều trị thích hợp.

Phương pháp điều trị chính cho tình trạng bội nhiễm ở bệnh nhân bị viêm da cơ địa đó là chỉ định các loại kháng sinh tại chỗ cũng như đường uống. Ngoài ra, tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh mà có thể cho dùng kết hợp với thuốc giảm đau, chống viêm, chống dị ứng hay các loại kem bôi làm dịu da ở thời kỳ phục hồi.

điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm
Cần uống thuốc theo phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định

Dưới đây là thông tin về một số loại thuốc có thể được sử dụng:

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh tại chỗ sẽ được sử dụng trong trường hợp bội nhiễm nhẹ, thường kết hợp với corticoid hay hoạt chất kháng H1 nhằm cải thiện triệu chứng tốt hơn. Còn với các trường hợp bội nhiễm nặng thì việc sử dụng các loại kháng sinh đường uống nhóm penicillin và macrolid trong khoảng 7 – 10 ngày là cần thiết.
  • Thuốc điều trị tại chỗ có corticoid: Nhóm thuốc này có khả năng chống viêm và chống dị ứng khá mạnh thường được chỉ định khi nhiễm trùng gây đau rát, sưng đỏ da và tụ mủ.
  • Thuốc kháng H1: Các loại thường dùng trong điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm có thể là Diphenydramin, Loratadin, Cetirizin, Chlorpheniramin… Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm và ngăn ngừa tổn thương da lây lan trên diện rộng.
  • Paracetamol: Trong nhiều trường hợp, bội  nhiễm có thể gây sưng đau, đồng thời tăng thân nhiệt. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc Paracetamol để giúp giảm đau và hạ sốt.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Nhóm thuốc này cũng có thể được chỉ định với mục đích làm giảm đau nhức cũng như ức chế diễn tiến của hiện tượng viêm.
  • Thuốc chống nấm: Thuốc chống nấm dạng bôi hay dạng uống đều có thể được chỉ định trong trường hợp bội nhiễm phát sinh do nấm. Miconazole, Itraconazole, Fluconazole, Terbinafine là những loại thuốc chống nấm thường được bác sĩ chỉ định.
  • Kem làm dịu da: Có thể được yêu cầu sử dụng khi tổn thương da khô hay có dấu hiệu đóng mày. Các loại kem dưỡng ẩm da lành tính có thể giúp thúc đẩy quá trình phục hồi và ngăn ngừa thâm sẹo.

Tất cả các loại thuốc trên đều có tác dụng khắc phục triệu chứng và kiểm soát bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng khi dùng và chú ý đến các vấn đề sau:

  • Sử dụng đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian mà bác sĩ đã hướng dẫn.
  • Tuyệt đối tránh việc tự ý mua thuốc về sử dụng.
  • Dù tình trạng bệnh có chuyển biến hay không cũng cần tránh việc tự ý tăng giảm liều.
  • Khi liều dùng chưa thể đáp ứng được triệu chứng, nên chủ động báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh.

2. Chăm sóc và điều trị tại nhà

Ngoài việc điều trị y tế bằng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ thì bạn có thể hỗ trợ thêm bằng cách thực hiện tốt vấn đề chăm sóc và điều trị tại nhà.

chăm sóc khi bị bội nhiễm da
Chườm lạnh có thể hỗ trợ giảm đau và sưng đỏ da ngay tại nhà

Có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da tổn thương, đồng thời giữ cho da luôn được thông thoáng và sạch sẽ.
  • Bổ sung thêm nước cho cơ thể để giúp nâng cao thể trạng, hỗ trợ thúc đẩy tốt hơn cho quá trình chữa lành tổn thương da. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
  • Để hỗ trợ làm giảm đau cũng như sưng đỏ, bạn có thể áp dụng cách chườm lạnh lên vùng da đang bị tổn thương.
  • Tắm với nước ấm cũng là một cách hay có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng ngứa ngáy, đồng thời làm dịu vùng da đang bị sưng nóng.
  • Nên dành thêm thời gian cho việc nghỉ ngơi, chú ý ngủ đủ khoảng từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để nâng cao thể trạng.

**Chú ý: Với trường hợp trên da đã xuất hiện tình trạng bội nhiễm thì bạn cần hết sức cẩn trọng với việc áp dụng các mẹo dân gian tại nhà. Việc chủ quan có thể khiến cho tổn thương da thêm nặng nề, cảm trở quá trình điều trị bệnh.

Phương pháp phòng ngừa viêm da cơ địa bội nhiễm

Viêm da cơ địa bội nhiễm là bệnh lý được đánh giá có nguy cơ tái phát rất cao nếu không được dự phòng đúng cách. Song song với quá trình điều trị thì người bệnh cần chú ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

dự phòng viêm da cơ địa bội nhiễm
Chú ý lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm lành tính, phù hợp với làn da

Bạn cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Mặc quần áo rộng thoáng, thoải mái với các chất liệu mỏng nhẹ và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm dịu nhẹ để chăm sóc và bảo vệ da. Tuyệt đối tránh các loại mỹ phẩm hay các chất tẩy rửa mạnh bởi chúng có thể gây kích ứng, khiến tổn thương da nặng nề thêm. Đặc biệt là ở những đối tượng có làn da nhạy cảm.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất dị nguyên, điển hình như bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, lông thú…
  • Giữ nhiệt độ phòng mát mẻ, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong những ngày thời tiết hanh khô.
  • Tránh sử dụng nước quá nóng trong việc tắm rửa hay vệ sinh cá nhân.
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về các sản phẩm dưỡng ẩm lành tính phù hợp với làn da.
  • Nên bổ sung thêm cho cơ thể các loại vitamin nhóm B, C nhằm tăng cường sức đề kháng. Từ đó có thể góp phần cải thiện tốt hơn các vấn đề ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm có khả năng diễn biến xấu rất nhanh và dễ gây ra biến chứng nếu không sớm kiểm soát. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường bạn cần chủ động thăm khám và nghiêm túc điều trị theo phác đồ từ bác sĩ. Cùng với đó là thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và dự phòng để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái nhiễm.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Tin khác

Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Nội dung bài viếtBệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?1. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa bội nhiễm2. Dấu hiệu nhận biết bệnhViêm da cơ địa bội...

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

Nội dung bài viếtBệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?1. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa bội nhiễm2. Dấu hiệu nhận biết bệnhViêm da cơ địa bội...

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Nội dung bài viếtBệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?1. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa bội nhiễm2. Dấu hiệu nhận biết bệnhViêm da cơ địa bội...

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Nội dung bài viếtBệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?1. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa bội nhiễm2. Dấu hiệu nhận biết bệnhViêm da cơ địa bội...

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Nội dung bài viếtBệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?1. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa bội nhiễm2. Dấu hiệu nhận biết bệnhViêm da cơ địa bội...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn