Các loại thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa thông dụng nhất
Nội dung bài viết
Viêm da cơ địa có tiến triển dai dẳng, mãn tính và có xu hướng tái phát nhiều lần. Có nhiều nhiều cách kiểm soát triệu chứng bệnh, trong đó phổ biến là sử dụng các loại thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần được chỉ định từ bác sĩ điều trị để tránh các phản ứng không mong muốn xảy ra.
Bệnh viêm da cơ địa tiến triển qua 2 giai đoạn chính là cấp và mãn tính. Người bệnh cần bắt đầu điều trị ngay từ giai đoạn cấp tính để khắc phục bệnh từ sớm. Trong y học hiện đại, các loại thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa được chỉ định đối với từng giai đoạn phát triển của bệnh và độ tuổi của bệnh nhân.
Các loại thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa thông dụng
Viêm da cơ địa có đặc trưng là các mớp da đỏ, ngứa và có xu hướng tái phát nhiều lần khi gặp tác nhân gây dị ứng. Những dạng thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa có thành phần kháng viêm giúp hồi phục tổn thương trên lớp thượng bì. Việc sử dụng thuốc cần được hướng dẫn trực tiếp từ bác sĩ điều trị. Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc bôi cơ bản sau để kiểm soát cơn ngứa cấp tính.
Corticoid bôi ngoài da
Nhóm thuốc Corticoid là thuốc bôi trị viêm da cơ địa được dùng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Trong đó, những corticoid tổng hợp có trong thuốc giúp giảm viêm da và chống dị ứng mạnh. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, độ tuổi người bệnh mà các loại corticoid tương ứng được sử dụng:
- Corticoid nhóm 4 – Tác dụng yếu: Dexamethason, Prednisolon acetat, Hydrocortison acetat.
- Corticoid nhóm 3 – Tác dụng vừa: Aclometason, Triamcinolon acetonid.
- Corticoid nhóm 2 – Tác dụng mạnh: Betamethason valerat, Fluocinolon acetonid, Desoximetason, Hydrocortison butirat.
- Corticoid nhóm 1 – Tác dụng rất mạnh: Betamethason dipropionat, Clobetason propionate.
Mặc dù được ứng dụng rộng rãi nhưng Corticoid có thể mang lại những tác dụng phụ nguy hiểm. Cụ thể, người bệnh thường gặp phải tình trạng khô da, bào mòn da, đỏ da, viêm nang lông, teo mạch… Vì những rủi ro này mà corticoid chỉ được khuyến khích dùng trong thời gian ngắn và phải giảm liều lượng khi bệnh thuyên giảm.
Trường hợp điều trị viêm da cơ địa cấp, người bệnh có triệu chứng sưng viêm nghiêm trọng sẽ được kê đơn Prednisolon dạng uống ở liều thấp.
Thuốc Dipolac
Thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa Dipolac nằm trong nhóm corticoid bôi ngoài da. Công dụng chính của thuốc là ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây viêm da và ức chế dị ứng. Thuốc cũng được ứng dụng trong điều trị nấm da, viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, chàm, Eczema,…
Một số tác dụng không mong muốn của thuốc không xảy ra ở mọi trường hợp. Người bệnh có thể bị nổi mề đay, nổi ban đỏ, giảm sắc tố da,…Để tránh các rủi ro xảy ra, bệnh nhân viêm da cơ địa nên tuân thủ các lưu ý sau khi dùng thuốc:
- Trước khi bôi thuốc nên rửa tay thật sạch bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
- Người bệnh không nên băng kín vùng da sau khi bôi thuốc, không dùng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Đối tượng phụ nữ mang thai, hoặc đang cho con bú nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Thuốc Gentrisone
Nhóm thuốc bôi Gentrisone là thuốc điều trị viêm da và dị ứng được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm da nhiễm trùng, bệnh nhân lang ben, nấm da,… Gentrisone chống chỉ định với các trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc và dị ứng nhóm aminoglycoside. Trường hợp viêm da có vết thương hở, giang mai không sử dụng thuốc điều trị.
Trước khi bôi thuốc lên da, người bệnh dùng nước ấm ngâm rửa vùng da bị bệnh và dùng khăn lau khô để các lớp sừng mềm hẳn. Người bệnh chỉ nên bôi kem lên vùng da bị bệnh và không bùng băng gạc phủ kín vùng da bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng:
- Nên bôi thuốc 2 lần/ngày (sáng và tối)
- Có thể điều chỉnh liều lượng tùy thuộc phạm vi điều trị bệnh.
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng sử dụng thuốc. Thời gian sử dụng theo chỉ dẫn trên bao bì hoặc chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Thuốc bôi ngoài da Korcin
Thuốc bôi ngoài da Korcin được chỉ định trong điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm nang lông, chốc lở, chàm da…
Trong thành phần Korcin có chứa Chloramphenicol có tác dụng ức chế protein ở một số vi khuẩn nhạy cảm. Ngoài ra Dexamethasone có trong Korcin cũng có hiệu quả giảm dị ứng, chống viêm và ức chế hệ miễn dịch.
Mặc dù thuốc Korcin nằm trong nhóm kháng sinh có thể kìm khuẩn rất tốt và diệt khuẩn ở nồng độ cao. Tuy nhiên Korcin chống chỉ định với các trường hợp tổn thương nhiễm trùng nguyên phát, vết thương hở.
Người bệnh cũng không nên bôi lớp thuốc quá dày trên da, không để thuốc tiếp xúc với mắt. Đối tượng phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh không nên sử dụng thuốc khi không được chỉ định chuyên khoa.
Thuốc Fucidin H
Thuốc bôi chữa viêm da cơ địa Fucidin-H là sản phẩm điều trị tại chỗ có chứa kháng sinh (axit fusidic) và corticosteroid (hydrocortisone). Cách thức hoạt động của thuốc là sản sinh lớp màng bảo vệ da trước sự tăng trưởng của nấm. Từ đó có thể cải thiện được tình trạng mẩn đỏ, ngứa và đóng vảy khi bệnh lan rộng.
Nhóm đối tượng chống chỉ định sử dụng Fucidin-H gồm có:
- Bệnh nhân có mẫn cảm với các thành phần thuốc
- Bệnh nhân bị lao da, loét da, giang mai…
- Bệnh nhân bị nấm tay và nấm ở bàn chân.
- Không dùng trị mụn trứng cá mủ, mụn trứng cá đỏ
- Không sử dụng chữa ngứa da ở bộ phận sinh dục.
Những phản ứng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Fucidin-H điều trị viêm da cơ địa là khó thở, sưng mặt hoặc cổ họng. Nếu bệnh nên có hiện tượng phát ban nghiêm trọng nên tìm đến bác sĩ ngay lập tức.
Thuốc bôi Kedermfa
Kem bôi Kedermfa có thành phần chính là ketoconazole – một hoạt chất kháng nấm phổ biến, Neomycin – hoạt chất chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và các loại ký sinh trùng. Đồng thời kem bôi Kedermfa cũng có chiết xuất mỡ trăn hỗ trợ tái tạo các thương tổn trên bề mặt da.
Thuốc phù hợp điều trị các bệnh lý liên quan đến nấm da, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, tổ đỉa, hắc lào,…. Đồng thời thuốc có tác dụng giảm ngứa nhanh đối với những trường hợp côn trùng chích.
Phụ nữ có thai, đang cho con bú và đối tượng mẫn cảm với thành phần của thuốc nên cân nhắc trước khi sử dụng thuốc. Nếu đang điều trị song song với các bệnh lý khác, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu điều trị bằng Kedermfa.
Thuốc bôi Fucicort
Thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa Fucicort là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các tổn thương ngoài da. Thành phần chính của thuốc gồm có Fusidic acid, betamethasone, với công dụng chính là kháng khuẩn, tiêu viêm và chống dị ứng.
Trong đó, một số chỉ định khuyến khích dùng thuốc để khắc phục tình trạng viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, vảy nến…Đối tượng người bệnh không sử dụng thuốc điều trị là:
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Bệnh nhân bị viêm da quanh miệng
- Người bị nhiễm trùng da virus lao, nấm
- Phụ nữ mang thai không sử dụng thuốc.
Một số tác dụng phụ có thể phát sinh khi sử dụng thuốc gồm: màu da thay đổi, bề mặt da sưng và phồng rộp, ngứa, khô da… Nếu có những biểu hiện trên, người bệnh nên dừng sử dụng thuốc và tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
Thuốc Benzosali chứa acid salicylic
Thuốc bạt sừng Benzosali chứa acid salicylic là nhóm thuốc mỡ bôi ngoài da chữa viêm da cơ địa được dùng phổ biến. Thuốc được chỉ định dùng cho các trường hợp viêm da mạn tính. Trong đó acid salicylic là một dẫn xuất của BHA (beta hydroxy acid). Công dụng chính của Benzosali là làm sạch da, giúp sát trùng nhẹ và loại bỏ các tế bào chết tại lớp thượng bì.
Thành phần Acid salicylic có thể kết hợp với corticoid để tăng hiệu quả điều trị triệu chứng mạn tính. Nhóm thuốc có chứa Acid salicylic nói chung không được khuyến khích cho những trường hợp tổn thương da có bội nhiễm. Đồng thời không dùng thuốc điều trị viêm da xung quanh miệng.
Kẽm oxide 10%
Sử dụng Kẽm oxide 10% chữa viêm da cơ địa giúp bảo vệ da, giảm thiểu trợt loét và kháng khuẩn nhẹ. Đồng thời kẽm oxide 10% còn hỗ trợ loại bỏ các tế bào da chết, làm mềm lớp sừng trên da. Liều dùng kẽm oxide 2 – 3 lần/ ngày cho trường hợp viêm da cơ địa cấp tính.
Các chuyên gia không khuyến khích dùng kẽm oxide cho đối tượng người mẫn cảm với pyrazol. Không sử dụng hỗn hợp thuốc lên những vùng da bị tổn thương có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Người bệnh nên vệ sinh da sạch và lau khô trước khi dùng dung dịch sát khuẩn để tránh tình trạng bội nhiễm.
Thuốc bôi dưới dạng kem dưỡng ẩm
Viêm da cơ địa có đặc trưng làn da khô và nứt nẻ, đóng vảy bong tróc. Do đó, người bệnh nên dùng các loại kem dưỡng ẩm để cải thiện cấu trúc da. Những loại kem dưỡng ẩm dạng lỏng dễ thấm qua da nhưng dễ bị bay hơi, vì vậy sản phẩm chỉ được dùng để hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa.
Các loại kem và thuốc mỡ bổ sung độ ẩm cho da lành tính được sử dụng rộng rãi là Vaseline, Keratinamin, thuốc mỡ Protopic, kem Kobayashi Apitoberu,..
Những lưu ý dùng thuốc bôi trị viêm da cơ địa
Thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa là một trong những cách đẩy lùi căn bệnh này. Tuy nhiên viêm da cơ địa là triệu chứng có khuynh hướng tái phát nhiều lần, nên việc điều trị đa phần không loại bỏ bệnh hoàn toàn. Nếu sử dụng thuốc bôi không đúng có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Để tránh tình trạng này xảy ra, bệnh nhân sử dụng thuốc cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chỉ dùng thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa khi được bác sĩ chỉ định.
- Vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ, để khô ráo mới dùng kem bôi lên da.
- Che chắn vùng da bị bệnh khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc khói bụi để tránh bội nhiễm.
- Một số loại thuốc bôi có thể làm mỏng da nên bạn cần tránh tiếp xúc ánh nắng có cường độ mạnh.
- Với những trường hợp cấp tính, vùng da bị sưng đỏ và có dịch không dùng thuốc bôi dạng mỡ.
- Sử dụng thuốc dạng dung dịch hoặc kem để giảm dịch tiết giúp da nhanh khô, đóng mài.
- Điều trị viêm da cơ địa mạn tính bằng kem dưỡng ẩm và thuốc kê đơn để hạn chế nứt nẻ và khô ráp.
- Không nên sử dụng corticoid chữa viêm da cơ địa trong thời gian dài.
- Không kết hợp corticoid và thuốc ức chế miễn dịch cùng nhau vì có thể gây biến chứng nghiêm trọng.
- Nếu xuất hiện những tác dụng phụ khi dùng thuốc, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ.
Hi vọng những thông tin tổng hợp các loại thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa kể trên có thể giúp người bệnh chọn được loại thuốc phù hợp. Các thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo, chúng tôi không đưa ra hướng dẫn điều trị thay thế bác sĩ chuyên khoa. Để đảm bảo, bệnh nhân nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ da liễu trước khi dùng thuốc.
Quan tâm nhiều:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!