Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Bệnh viêm da cơ địa: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Cây thuốc chữa viêm da cơ địa

Top 10 cây thuốc chữa viêm da cơ địa được sử dụng phổ biến

Lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa: 3 cách được áp dụng phổ biến

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân – Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân, cách điều trị

Viêm da cơ địa ở mặt và các biện pháp điều trị hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm da cơ địa ở mặt có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, đỏ da và khô ráp mà còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ và ngoại hình. Nếu không điều trị và chăm sóc kịp thời, tổn thương da có thể lan tỏa rộng, tăng nguy cơ viêm nhiễm và để lại thâm sẹo.

Viêm da cơ địa ở mặt
Viêm da cơ địa ở mặt là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Viêm da cơ địa ở mặt là bệnh gì?

Viêm da cơ địa (chàm thể tạng) là một trong những bệnh da liễu mãn tính khá phổ biến. Căn nguyên của bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố cơ địa (thể tạng) và di truyền.

Bệnh lý này thường gây ra triệu chứng ở những vùng da có nếp gấp, tỳ đè như khuỷu tay, mu bàn tay, cẳng chân và đầu gối. Tuy nhiên trong một số trường hợp, triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở vùng da mặt.

So với những vùng da khác, da mặt có đặc tính mỏng, yếu và độ nhạy cảm cao nên dễ bị kích thích bởi các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Chính vì vậy khi có các điều kiện thuận lợi, viêm da cơ địa có thể bùng phát ở mặt, gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng thẩm mỹ.

Đây là bệnh da liễu có tính chất cố thủ, dai dẳng và dễ tái phát. Vì vậy song song với các biện pháp điều trị, cần kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học và chủ động phòng ngừa để đạt được kết quả điều trị tối ưu.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở mặt

Tương tự các bệnh da liễu mãn tính khác, nguyên nhân chính xác gây chàm thể tạng ở mặt vẫn chưa được xác định. Theo các chuyên gia, cơ chế hình thành bệnh có sự cộng hưởng giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh sau:

Viêm da cơ địa ở mặt
Ăn thực phẩm gây dị ứng có thể kích thích và làm bùng phát triệu chứng của chàm thể tạng
  • Yếu tố di truyền: Người bị chàm thể tạng ở mặt thường có người thân cận huyết mắc các bệnh liên quan đến cơ địa như chàm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, sốt cỏ khô và viêm kết mạc dị ứng.
  • Cơ địa nhạy cảm: Cơ địa là yếu tố chính gây ra bệnh chàm thể tạng. Yếu tố này khiến hệ miễn dịch quá mẫn với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, dẫn đến tình trạng tăng sinh IgE, histamine và làm bùng phát thương tổn trên da.
  • Phản ứng dị ứng: Viêm da cơ địa ở mặt có thể khởi phát khi có phản ứng dị ứng như dị ứng hóa mỹ phẩm, dị ứng thực phẩm, thuốc, phấn hoa, nấm men,…
  • Đặc điểm của làn da: Thống kê cho thấy, viêm da cơ địa ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ và rất ít khi xảy ra ở nam giới. Nguyên nhân được các nhà khoa học lý giải là do làn da ở nam giới dày, khỏe và ít bị kích thích bởi các yếu tố có hại. Trong khi đó, trẻ nhỏ và phụ nữ thường có làn da mỏng và có độ nhạy cảm cao.
  • Nhiễm trùng cấp: Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở mặt có thể bùng phát khi cơ thể bị nhiễm trùng cấp (nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu hoặc viêm nhiễm đường hô hấp).
  • Căng thẳng, stress: Hệ thần kinh bị căng thẳng là yếu tố thuận lợi khiến triệu chứng của viêm da cơ địa và các bệnh lý mãn tính bùng phát mạnh.
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra, viêm da cơ địa ở mặt còn có thể bùng phát do một số yếu tố rủi ro như vệ sinh da mặt kém, tiếp xúc với ánh nắng có cường độ cao, thời tiết khô hanh, không chăm sóc da đúng cách,…

Triệu chứng viêm da cơ địa ở mặt

Viêm da cơ địa ở mặt thường không phát sinh triệu chứng điển hình. Ngoài ra, hình thái tổn thương còn có sự khác biệt ở đối tượng mắc bệnh (trẻ nhỏ – người trưởng thành).

1. Viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chàm da mặt ở trẻ nhỏ chủ yếu gây triệu chứng ở 2 bên má, trán, quanh miệng và thường có tính chất đối xứng.

Viêm da cơ địa ở mặt
Viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh thường gây ra thương tổn ở 2 bên má, quanh miệng và cằm

Các triệu chứng điển hình, bao gồm:

  • Da xuất hiện các vết ban có màu đỏ hoặc hồng
  • Bề mặt da xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ, mọc lan tỏa hoặc khu trú
  • Sau đó mụn nước vỡ và đóng vảy tiết
  • Theo thời gian, tổn thương có xu hướng khô ráp, bong vảy và ngứa ngáy

Triệu chứng xảy ra ở trẻ nhỏ thường kéo dài trong nhiều năm và có xu hướng thuyên giảm khi trưởng thành.

2. Viêm da cơ địa ở mặt người trưởng thành

Ở người trưởng thành, bệnh có thể xuất hiện triệu chứng ở bất cứ vị trí nào. Hơn nữa thương tổn da có xu hướng lan tỏa xuống cổ, tai và ngực.

Viêm da cơ địa ở mặt
Viêm da cơ địa ở mặt người lớn gây nóng rát và ngứa ngáy nhiều
  • Da có dấu hiệu kích thích và ngứa râm ran trước khi nổi ban
  • Sau đó ban da xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da mặt và có xu hướng lan tỏa đến quai hàm, da đầu, cằm hoặc ngực
  • Nổi mụn nước hoặc mụn mủ ở bề mặt ban da
  • Thương tổn da gây ngứa ngáy và nóng rát
  • Mức độ ngứa có thể tăng lên nếu có một số yếu tố tác động như tăng thân nhiệt, da mặt tiết nhiều dầu và có bụi bẩn

Viêm da cơ địa ở mặt người lớn thường thuyên giảm nhanh hơn so với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên ở giai đoạn này, bệnh chịu ảnh hưởng của cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Do đó nếu không chủ động phòng ngừa, bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm và gây thâm sẹo trên da mặt.

Viêm da cơ địa ở mặt có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa ở mặt thường có phạm vi ảnh hưởng nhỏ, mức độ nhẹ và hiếm khi bùng phát kèm theo các bệnh lý cơ địa khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng và sốt cỏ khô. Tuy nhiên do đặc tính dai dẳng, gây ngứa ngáy và nóng rát kéo dài, bệnh có thể gây ra một số ảnh hưởng như sau:

  • Ảnh hưởng đến ngoại hình: Thương tổn xảy ra ở da mặt ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng thẩm mỹ và ngoại hình. Nếu bệnh lý kéo dài, người bệnh có thể hình thành tâm lý thiếu tự tin, ngại ngùng và e dè khi giao tiếp.
  • Viêm kết mạc dị ứng: Trong trường hợp triệu chứng xảy ra ở vùng da xung quanh mắt, bệnh có thể tiến triển, lan tỏa rộng và gây viêm kết mạc dị ứng. Bệnh lý này thường gây ngứa mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất học tập, làm việc.
  • Viêm da cơ địa bội nhiễm: Viêm da cơ địa bội nhiễm là tình trạng vùng da tổn thương bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn. Bội nhiễm thường gây tổn thương da sâu, đau nhức, nóng rát và dễ để lại sẹo thâm. Hơn nữa, nhiễm trùng còn có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng nặng nề khác.

Các biện pháp điều trị viêm da cơ địa ở mặt

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính và không thể điều trị dứt điểm. Các biện pháp được áp dụng chỉ có tác dụng cải thiện thương tổn da, giảm ngứa ngáy và nâng cao chất lượng.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, nếu tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc đúng cách, viêm da cơ địa ở mặt thường có đáp ứng tốt và gần như không phát sinh biến chứng.

1. Điều trị cho người trưởng thành

Điều trị viêm da cơ địa ở mặt người lớn chủ yếu là sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc kết hợp với thuốc uống trong trường hợp cần thiết. Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh và mức độ thương tổn, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

Viêm da cơ địa ở mặt
Điều trị viêm da cơ địa ở mặt người lớn bao gồm sử dụng thuốc uống & thuốc bôi tại chỗ
  • Hồ nước, kẽm oxide và dung dịch Hexamide: Các loại thuốc này được bào chế ở dạng dung dịch và thường được chỉ định trong giai đoạn cấp – bán cấp của viêm da cơ địa. Thuốc có tác dụng chính là làm sạch da, sát trùng và cải thiện hiện tượng viêm sưng.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Khi thương tổn da khô hoàn toàn, bác sĩ thường chỉ định thuốc bôi chứa corticoid ở dạng kem hoặc thuốc mỡ. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm triệu chứng bằng cách ức chế miễn dịch tại vùng da được sử dụng.
  • Thuốc kháng histamine H1: Viêm da cơ địa ở mặt có thể gây ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội. Để cải thiện cơn ngứa và ngăn ngừa thương tổn da lan rộng, bác sĩ có thể kê toa một số thuốc kháng histamine H1 như Loratadine, Chlorpheniramine, Cetirizin,…
  • Corticoid đường uống: Corticoid đường uống thường được dùng trong giai đoạn cấp của bệnh khi thương tổn da gây viêm nặng nề và có dấu hiệu lan tỏa rộng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này dễ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nên chỉ được cân nhắc sử dụng trong những trường hợp cần thiết.
  • Kháng sinh: Nếu tổn thương da có bội nhiễm hoặc có nguy cơ viêm nhiễm cao, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh dạng bôi ngoài hoặc kháng sinh toàn thân.
  • Liệu pháp ánh sáng: Liệu pháp ánh sáng được chỉ định với trường hợp viêm da cơ địa ở mặt kéo dài dai dẳng và đáp ứng kém với điều trị tại chỗ. Biện pháp này giúp giảm thương tổn da và ngứa ngáy hiệu quả. Tuy nhiên liệu pháp ánh sáng có thể khiến da lão hóa nhanh và tăng nguy cơ ung thư da.

2. Điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Viêm da cơ địa ở mặt thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là nhóm đối tượng nhạy cảm nên không thể sử dụng các loại thuốc như người trưởng thành.

Viêm da cơ địa ở mặt
Để tránh phát sinh rủi ro, bác sĩ thường chỉ định kem dưỡng ẩm, hồ nước, NaCl cho trẻ nhỏ

Đối với trường hợp chàm thể tạng ở mặt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điều trị có thể bao gồm:

  • Hồ nước: Khi da trẻ bùng phát các triệu chứng của viêm da cơ địa, bạn có thể sử dụng hồ nước để làm dịu da, sát trùng nhẹ và giảm ngứa. Hồ nước còn giúp tổn thương da nhanh khô và giảm nguy cơ bội nhiễm.
  • Kem dưỡng ẩm: Khi tổn thương da ở mặt của trẻ khô hẳn, bạn có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm giúp giảm viêm, ngứa ngáy và bong tróc như kem bôi Atopalm, Eucerin, Bioderma,…
  • Nước muối sinh lý (NaCl 0.9%): Để giảm ngứa và làm dịu vùng da thương tổn, phụ huynh có thể thấm nước muối sinh lý vào bông gạc và đắp lên vùng da bị ảnh hưởng. Biện pháp này giúp làm mềm da, giảm nứt nẻ và cải thiện ngứa ngáy cho trẻ.

Với những trẻ có triệu chứng nặng nề, bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định một số loại thuốc điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, trẻ nhỏ dễ gặp phải tác dụng không mong muốn nên bác sĩ chỉ yêu cầu dùng thuốc khi lợi ích đem lại cao hơn rủi ro tiềm tàng.

Phòng ngừa viêm da cơ địa ở mặt bằng cách nào?

Viêm da cơ địa ở mặt có xu hướng tái phát cao – nhất là ở người lớn. Bệnh chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, cơ địa, một số yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Vì vậy để giảm nguy cơ bệnh tái phát, bạn cần kết hợp cả biện pháp chăm sóc bên ngoài và bên trong cơ thể như:

  • Rửa mặt 2 lần/ ngày (sáng và tối trước khi ngủ) với sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ và độ pH cân bằng.
  • Dưỡng ẩm da từ 1 – 2 lần/ ngày với các sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, thành phần lành tính và an toàn. Vào thời điểm độ ẩm xuống thấp, bạn có thể tăng tần suất dưỡng ẩm lên 2 – 4 lần/ ngày tùy vào tình trạng da.
  • Dùng kem chống nắng và che chắn da khi di chuyển dưới trời nắng.
  • Hạn chế trang điểm vì hầu hết các sản phẩm trang điểm đều chứa chì, phẩm màu và có nguy cơ bít tắc lỗ chân lông.
  • Giảm độ nhạy cảm của cơ địa và tăng sức đề kháng bằng cách nghỉ ngơi điều độ, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, luyện tập thường xuyên và ăn uống khoa học.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố có khả năng dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc,…
  • Thông báo với bác sĩ tiền sử bùng phát viêm da cơ địa sau khi sử dụng thuốc để được cân nhắc các loại thuốc phù hợp.

Viêm da cơ địa ở mặt thường có mức độ nhẹ và ít khi khởi phát kèm theo các bệnh lý cơ địa. Tuy nhiên do xảy ra ở da mặt nên thương tổn da không chỉ gây ngứa ngáy mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình. Chính vì vậy, cần điều trị và chăm sóc đúng cách để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa thâm sẹo.

Tham khảo thêm:

Xem thêm

Tin khác

Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở mặt là bệnh gì?Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở mặtTriệu chứng viêm da cơ địa ở mặt1. Viêm da cơ...

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở mặt là bệnh gì?Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở mặtTriệu chứng viêm da cơ địa ở mặt1. Viêm da cơ...

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở mặt là bệnh gì?Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở mặtTriệu chứng viêm da cơ địa ở mặt1. Viêm da cơ...

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở mặt là bệnh gì?Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở mặtTriệu chứng viêm da cơ địa ở mặt1. Viêm da cơ...

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở mặt là bệnh gì?Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở mặtTriệu chứng viêm da cơ địa ở mặt1. Viêm da cơ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn