Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Bệnh viêm da cơ địa: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Cây thuốc chữa viêm da cơ địa

Top 10 cây thuốc chữa viêm da cơ địa được sử dụng phổ biến

Lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa: 3 cách được áp dụng phổ biến

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân – Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân, cách điều trị

Viêm da cơ địa ở trẻ em: Biểu hiện và cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm da cơ địa ở trẻ em có xu hướng khởi phát trong những năm đầu đời (khoảng 90%). Nếu chăm sóc và điều trị tốt, bệnh có thể thuyên giảm dần và biến mất hoàn toàn khi trưởng thành. Ngược lại với những trường hợp chủ quan, viêm da cơ địa có thể bùng phát mạnh và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến yếu tố thể tạng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô,…

Viêm da cơ địa ở trẻ em
Viêm da cơ địa ở trẻ em khởi phát chủ yếu trong những năm đầu đời

Viêm da cơ địa ở trẻ em & Thông tin cần biết

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính có liên quan đến yếu tố thể trạng. Có đến gần 60% trường hợp mắc bệnh trong năm đầu đời và khoảng 30% trường khởi phát trong 5 năm tiếp theo. Vì vậy, bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em và rất ít khi bùng phát ở người trưởng thành.

Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm và có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì vậy trong giai đoạn cấp, bệnh có thể đi kèm với một số vấn đề sức khỏe khác như sốt cỏ khô, viêm mũi dị ứng và hen suyễn.

Mặc dù không thể điều trị hoàn toàn nhưng nếu chăm sóc và điều trị khoa học, tổn thương da ở trẻ nhỏ thường được hạn chế ở mức tối thiểu và có xu hướng thuyên giảm dần khi trưởng thành. Ngược lại ở những trường hợp không can thiệp điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng nề, gây bội nhiễm da, khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần và tiếp tục phát triển trong giai đoạn trưởng thành.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Ở người trưởng thành, viêm da cơ địa khởi phát do nhiều yếu tố cộng hưởng (nội tiết, suy giảm miễn dịch, căng thẳng thần kinh, vệ sinh kém,…). Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố thể tạng, hệ miễn dịch và phản ứng dị ứng.

bệnh Viêm da cơ địa ở trẻ em
Phản ứng dị ứng có thể kích thích bùng phát triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ

Các nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Trẻ nhỏ mắc bệnh lý này thường có cha mẹ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến yếu tố thể tạng như viêm mũi dị ứng, viêm da tiếp xúc, bệnh chàm, hen suyễn, sốt cỏ khô và viêm kết mạc dị ứng.
  • Sức đề kháng yếu: Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh và dễ bị tác động bởi các yếu tố kích thích. Vì vậy đây là yếu tố thuận lợi khiến các bệnh da liễu mãn tính bùng phát mạnh như viêm da cơ địa, chàm sữa, viêm da dị ứng,…
  • Dị ứng: Trẻ nhỏ có thể bị viêm da cơ địa do phát sinh phản ứng dị ứng ngay khi ăn thực phẩm có khả năng kích ứng (hải sản, đậu phộng, nấm,…), hít phải bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa, nấm mốc,…

Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh nên bệnh thường có xu hướng tiến triển dai dẳng và kéo dài. Tuy nhiên theo thời gian, triệu chứng của bệnh có thể giảm dần và biến mất hoàn toàn.

Ngược lại ở người trưởng thành, thương tổn da thường nhanh chóng biến mất sau khi điều trị. Tuy nhiên cơ chế hình thành bệnh phức tạp (cộng hưởng giữa yếu tố ngoại sinh và nội sinh) nên bệnh có xu hướng tái đi tái lại và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống.

2. Biểu hiện thường gặp

Viêm da cơ địa ở trẻ dễ bị nhầm lẫn với viêm da tiết bã và bệnh chàm sữa. Để nhận biết bệnh, bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau:

– Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em trong giai đoạn cấp tính:

  • Da xuất hiện các vết ban có hình móng ngựa ở 2 bên má, cằm và trán
  • Mụn nước nổi lên bề mặt của vết ban khiến da đỏ và sưng nóng
  • Sau một thời gian, mụn nước vỡ khiến tổn thương da chảy dịch, trợt loét và hình thành vảy tiết
  • Da khô lại và gây bong tróc

– Triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ em trong giai đoạn mãn tính:

  • Da có dấu hiệu lichen hóa (da khô, tăng tế bào sừng, có nhiều nếp hằn và nứt nẻ)
  • Xuất hiện chủ yếu ở các vùng tỳ đè và có nếp gấp như mu bàn tay, bàn chân, khuỷu tay
  • Thương tổn da trong giai đoạn mãn tính chỉ xảy ra ở trẻ từ 2 – 12 tuổi

3. Một số hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em

hình ảnh Viêm da cơ địa ở trẻ em
Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ dưới 1 tuổi
hình ảnh Viêm da cơ địa ở trẻ em
Sau khi mụn nước vỡ, da có xu hướng khô ráp, bong tróc và dày sừng
hình ảnh Viêm da cơ địa ở trẻ em
Viêm da cơ địa ở trẻ dưới 1 tuổi thường gây tổn thương ở vùng má, cằm và quanh miệng
hình ảnh Viêm da cơ địa ở trẻ em
Ở trẻ từ 2 – 12 tuổi, thương tổn da không chỉ xảy ra ở mặt mà còn xuất hiện ở tay, chân

Viêm da cơ địa ở trẻ em có lây không?

Viêm da cơ địa ở trẻ em là bệnh da liễu mãn tính, căn nguyên của bệnh liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa. Do đó bệnh không có khả năng lây nhiễm – ngay cả khi có tiếp xúc trực tiếp da – da.

Bệnh lý này chủ yếu gây tổn thương ngoài da hoặc có thể đi kèm với một số vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra, do đặc tính dai dẳng và gây ngứa nhiều, viêm da cơ địa ở trẻ em còn có thể gây ra một số biến chứng như sau:

Viêm da cơ địa ở trẻ em có lây không
Viêm da cơ địa kéo dài có thể khiến trẻ mệt mỏi, chậm lớn và thường xuyên quấy khóc
  • Viêm da cơ địa bội nhiễm: Bội nhiễm là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị ảnh hưởng, gây nhiễm trùng và gây ra tổn thương thứ phát. Khác với viêm da cơ địa thông thường, bội nhiễm không chỉ gây tổn thương da mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề nếu không điều trị kịp thời.
  • Trẻ chậm lớn: Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng các triệu chứng cơ năng của bệnh có thể khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, mất ngủ, chán ăn và mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ sụt cân, chậm phát triển và suy dinh dưỡng.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa: Viêm da cơ địa kéo dài có thể tăng mức độ nhạy cảm của thể tạng và gây bùng phát một số vấn đề sức khỏe như viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô, hen suyễn,…

Các biện pháp chữa viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa ở trẻ em có đặc tính dai dẳng, khó điều trị và dễ tái phát. Tuy nhiên, triệu chứng trên da có thể thuyên giảm rõ rệt nếu tích cực trong quá trình chăm sóc và điều trị.

1. Điều trị y tế

Điều trị y tế đối với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ bao gồm sử dụng thuốc và áp dụng liệu pháp ánh sáng. Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm và dễ gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc, do đó bác sĩ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định thuốc điều trị.

chữa Viêm da cơ địa ở trẻ em
Chỉ sử dụng thuốc chữa viêm da cơ địa ở trẻ em khi có chỉ định của bác sĩ

Thuốc chữa viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ thường được sử dụng, bao gồm:

  • Các dung dịch sát khuẩn và làm dịu da: Nước muối sinh lý NaCl 0.9%, Nitrat bạc 0.25%, tím Metyl 1%, dung dịch Milian,…
  • Thuốc bôi: Corticoid, thuốc kháng sinh, thuốc bạt sừng axit salicylic,…
  • Thuốc uống: Thuốc kháng histamine H1, kháng sinh và một số viên uống bổ sung.

Thuốc uống chứa corticoid thường không được dùng trong điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em vì nhóm thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương, gây suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, làm tăng đường huyết và gây mụn trứng cá.

Với những trường hợp viêm da cơ địa kéo dài và đáp ứng kém với thuốc bôi ngoài, bác sĩ có thể chỉ định quang trị liệu cho trẻ. Biện pháp này tận dụng tia UVA/ UVB nhằm giảm dày sừng da, ngứa ngáy, khô ráp, nứt nẻ,… và có thể giảm thiểu nguy cơ khi lạm dụng thuốc bôi chứa corticoid.

2. Điều trị tại nhà

Phần lớn các trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ em đều có mức độ nhẹ đến trung bình. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, phụ huynh có thể kết hợp với một số biện pháp điều trị tại nhà nhằm giảm mức độ thương tổn da và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc bôi.

thuốc chữa Viêm da cơ địa ở trẻ em
Có thể dùng kem dưỡng ẩm nhằm giảm khô ráp và bong tróc da ở trẻ nhỏ

Các biện pháp chữa viêm da cơ địa ở trẻ em ngay tại nhà, bao gồm:

  • Dùng kem dưỡng ẩm: Khi tổn thương da khô dần, gây bong tróc, ngứa ngáy và nứt nẻ, phụ huynh có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm như kem bôi Atopalm, A-derma, Eucerin,… nhằm làm dịu da, giảm bong tróc và phục hồi mô da tổn thương.
  • Chườm mát: Có thể thấm khăn với nước mát, vắt bớt nước và chườm lên vùng da tổn thương nhằm giảm viêm, nứt nẻ và ngứa ngáy. Cách này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm da cơ địa gây ra và hạn chế được nguy cơ lạm dụng thuốc bôi chứa corticoid.
  • Tắm tinh dầu khuynh diệp: Tinh dầu khuynh diệp có đặc tính sát trùng, giảm ngứa và sưng đỏ da. Vì vậy bạn có thể cho vài giọt tinh dầu khuynh diệp trong nước tắm để giảm triệu chứng trên da của trẻ.
  • Tận dụng thảo dược tự nhiên: Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng lá chè xanh, lá khế, ngải cứu,… nấu nước tắm cho trẻ. Các loại thảo dược này chứa tinh dầu chống ngứa và giảm viêm, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ.

Cách chăm sóc và dự phòng tái phát

Bên cạnh các biện pháp điều trị, phụ huynh nên kết hợp với cách chăm sóc khoa học nhằm hỗ trợ làm giảm thương tổn da, cải thiện ngứa ngáy và ngăn ngừa bệnh tái phát.

cách chữa Viêm da cơ địa ở trẻ em
Nên cho trẻ ăn uống điều độ để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm da cơ địa ở trẻ em, bao gồm:

  • Cắt ngắn móng tay và dặn dò trẻ không được gãi lên vùng da tổn thương. Nếu trẻ bị ngứa nhiều, nên chườm lạnh và sử dụng thuốc kháng histamine H1 theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Để hỗ trợ ức chế bệnh, cần cho trẻ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với lông chó mèo, thực phẩm dễ gây dị ứng, mạt bụi, hóa chất, nấm mốc,…
  • Mặc quần áo có kích cỡ phù hợp với cân nặng của trẻ. Đồng thời nên lựa chọn các trang phục có chất liệu mềm và thấm hút để tránh gây bí bách, làm tăng thân nhiệt và gây đổ nhiều mồ hôi.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ và hạn chế đưa trẻ ra ngoài trời khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột hoặc đang có dịch bệnh bùng phát.
  • Mẹ nên cho bé bú trong ít nhất 6 tháng đầu. Ngoài vi chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa và một số bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Thận trọng khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc và làm sạch da cho trẻ nhỏ.

Viêm da cơ địa ở trẻ em thường khởi phát trong những năm đầu đời và có xu hướng thuyên giảm khi trưởng thành. Tuy nhiên với những trường hợp không can thiệp điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng nề, gây bội nhiễm da, khiến trẻ chậm lớn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa.

Tham khảo thêm:

Xem thêm

Tin khác

Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở trẻ em & Thông tin cần biết1. Nguyên nhân gây bệnh2. Biểu hiện thường gặp3. Một số hình ảnh viêm da cơ...

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở trẻ em & Thông tin cần biết1. Nguyên nhân gây bệnh2. Biểu hiện thường gặp3. Một số hình ảnh viêm da cơ...

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở trẻ em & Thông tin cần biết1. Nguyên nhân gây bệnh2. Biểu hiện thường gặp3. Một số hình ảnh viêm da cơ...

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở trẻ em & Thông tin cần biết1. Nguyên nhân gây bệnh2. Biểu hiện thường gặp3. Một số hình ảnh viêm da cơ...

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở trẻ em & Thông tin cần biết1. Nguyên nhân gây bệnh2. Biểu hiện thường gặp3. Một số hình ảnh viêm da cơ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn