Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Bệnh viêm da cơ địa: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Cây thuốc chữa viêm da cơ địa

Top 10 cây thuốc chữa viêm da cơ địa được sử dụng phổ biến

Lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa: 3 cách được áp dụng phổ biến

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân – Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân, cách điều trị

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Bệnh hình thành trên da các mảng mụn nước li ti dễ vỡ, gây ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Việc áp dụng các phương pháp điều trị và chăm sóc da đúng cách sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng và gây ra các biến chứng không mong muốn.

Viêm da cơ địa hình thành trên da trẻ sơ sinh các đốm đỏ gây ngứa ngáy
Viêm da cơ địa hình thành trên da trẻ sơ sinh các đốm đỏ gây ngứa ngáy

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm da cơ địa hay còn được gọi là chàm da, đây là bệnh lý về da liễu khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao do hệ thống miễn dịch đang trong giai đoạn hoàn thiện, còn yếu kém nên dễ bị các tác nhân gây hại tấn công gây bệnh.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường gây tổn thương ở các vùng da mặt, má, cằm, trán,… Sau đó, chúng có thể lan rộng sang những vùng da khác. Dựa vào thời gian tiến triển của bệnh mà viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh được chia thành hai dạng khác nhau là:

  • Viêm da cơ địa cấp tính: Trên da xuất hiện các đốm tròn màu đỏ kèm theo mụn đỏ li ti chứa mủ mọc chi chít nhau gây ngứa ngáy rất khó chiu. Lâu dần, chúng sẽ lây lan sang các vùng da xung quanh, khô lại và đóng thành vảy có màu vàng nâu nhưng không bong tróc.
  • Viêm da cơ địa man tính: Viêm da cơ địa cấp tính nếu không được điều trị đúng cách, để tái phát nhiều lần sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này trên da sẽ xuất hiện các đốm đỏ gây bong tróc, chảy nước màu vàng và rối loạn sắc tố da.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em, chủ yếu là do di truyền và tác động từ các yếu tố bên ngoài. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có tác động tích cực đến quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bố mẹ cần phải lưu ý:

  • Do di truyền: Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh xảy ra chủ yếu là do di truyền. Y học đã thống kê và cho biết, những gia đình có bố hoặc mẹ từng bị viêm da cơ địa thì trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh lên đến 60%, nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh thì trẻ sinh ra sẽ có 80% nguy cơ mắc bệnh.
  • Do hệ miễn dịch yếu kém: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất nhạy cảm và yếu ớt, nếu gặp phải tác động của các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường sẽ không có khả năng chống chọi với sự tấn cống của chúng.
  • Không được chăm sóc đúng cách: Trẻ sơ sinh sau khi sinh ra sẽ có làn da rất yếu ớt, thường xuất hiện tình trạng bong da vài tuần sau sinh. Nếu không có các biện pháp chăm sóc da cho trẻ đúng cách sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong gây bệnh.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm: Không gian sống của trẻ bị ô nhiễm chứa nhiều bụi bẩn, không khí ẩm mốc, quá nóng hoặc quá khô cũng sẽ khiến da trẻ dễ bị kích ứng gây viêm nhiễm.
  • Kích ứng với thuốc: Viêm da cơ địa cũng có thể xảy ra khi trẻ có phản ứng dị ứng với các loại kháng sinh và vác sin phòng ngừa bệnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sức đề kháng của trẻ còn rất yếu ớt nên dễ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh hoặc dị úng với thành phần bên trong thuốc.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những các yếu tố được nhắc đến ở trên thì một số ít trường hợp trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm da cơ địa do dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, dị ứng với sữa mẹ do sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng,…
Trẻ kích ứng với các histamine bên trong sữa mẹ khi mẹ sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng
Trẻ kích ứng với các histamine bên trong sữa mẹ khi mẹ sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Lúc này trên da của trẻ sẽ xuất hiện các đám da màu đỏ gây ngứa ngáy, kèm theo mụn nước dễ vỡ và đóng vảy. Làn da bị tổn thương của trẻ sẽ trở nên sần sùi và dày hơn, điều này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nếu chúng xuất hiện ở các vùng da nhạy cảm kèm theo viêm nhiễm sẽ rất nguy hiểm như thần kinh, mắt và mặt.

Dưới đây là các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, mẹ nên hết sức lưu ý để có thể phát hiện và điều trị cho bé ngay từ sớm:

  • Sau khi sinh vài ngày, vùng da ở đầu gối, mặt và mắt cá chân của trẻ sẽ thô nhám. Viêm da cơ địa bắt đầu bùng phát theo các đợt cấp tính, trên da trẻ xuất hiện các đám da đỏ gây ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, bệnh sẽ không xuất hiện ở những vùng da có độ ẩm cao.
  • Vùng da bị tổn thương bắt đầu xuất hiện các mụn nước nước nông, dễ vỡ gây chảy dịch, gia tăng nguy cơ bội nhiễm. Lúc này da rất khô, dễ tróc vảy gây ngứa ngáy dữ dội.
  • Bệnh thường phát triển gây phát ban ở vùng da mặt, cánh tay, chân và sau tai. Ở những trẻ lớn hơn, ban đỏ có thể xuất hiện ở vùng da quanh đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân. Các nốt ban này gây ngứa ngáy khó chịu, đôi khi khiến trẻ bị mất ngủ vào ban đêm và thường xuyên quấy khóc.
  • Tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bé tắm nước nóng, sống ở môi trường hanh khô, mặc quần áo làm từ lông động vật hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng,…
  • Bệnh thường tự biến mất sau khi trẻ qua giai đoạn 1 tuổi, cũng có một số trường hợp viêm da cơ địa thường xuyên tái phát, chuyển biến sang mãn tính với các triệu chứng nặng hơn và đi theo trẻ cho đến đến khi lớn lên.

Các triệu chứng của bệnh không chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày mà còn làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm, để lại sẹo vĩnh viễn trên da gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, bệnh còn khiến bé bị sốt nhẹ, chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Thông thường, bệnh viêm da cơ địa sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không có các biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ gây ra các tổn thương nặng nề trên da trẻ như:

  • Vi khuẩn xâm nhập thông qua các vết lở loét trên da gây viêm nhiễm lan rộng, gia tăng nguy cơ bội nhiễm rất nguy hiểm.
  • Vùng da tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ để lại sẹo trên da, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ bên ngoài của trẻ sau này.
  • Trẻ sơ sinh thường đang trong giai đoạn phát triển, nếu bệnh diễn ra kéo dài sẽ gây tác động và ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của trẻ.
  • Các triệu chứng của bệnh khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, biếng ăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
  • Bệnh có thể gây ra một số biến chứng kéo dài đến khi trẻ trường thành như viêm mũi dị ứng, hen suyển,…
Bệnh khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn và gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất
Bệnh khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn và gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất

Viêm da cơ địa là bệnh lý không có khả năng lây lan, nhưng nếu không điều trị sẽ khiến vùng da tổn thương lan rộng khắp cơ thể và nguy cơ chuyển biến sang mãn tính. Khi bệnh phát triển ở trẻ sơ sinh thì sẽ nguy hiểm hơn và rất khó khăn trong việc điều trị. Vì vậy, ngay khi thấy trẻ có triệu chứng của bệnh mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực và khoa học.

Cách điều trị viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh

Việc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh với mục đích chính là cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm lan rộng, giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên có các biện pháp dưỡng da đúng cách và tăng cường sức đề kháng cho trẻ giúp hỗ trợ điều trị, phòng tránh bệnh tái phát. Dưới đây là một số cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn thuốc điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Thường được sử dụng là thuốc bôi và thuốc uống nhằm đẩy lùi các triệu chứng bên ngoài da một cách nhanh chóng, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

– Thuốc bôi ngoài da:

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Thuốc có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn lan rộng trên da.
  • Thuốc làm ẩm da: Giúp bổ sung độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng da khô ráp gây bong tróc, ngứa ngáy dữ dội hơn.
  • Thuốc Jarish: Đây là dung dịch thuốc có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, được dùng để vệ sinh da cho bé giúp đẩy lùi tình trạng viêm da.
  • Nước muối sinh lý: Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý mua ở tiệm thuốc Tây để vệ sinh da cho bé, ngăn ngừa tinh trạng viêm nhiễm lan rộng gây bội nhiễm.

– Thuốc uống:

  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thường được sử dụng là thuốc kháng histamine H1 giúp đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy và kích ứng trên da.
  • Thuốc kháng sinh: Ở những trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế sự hoạt động của vi khuẩn gây hại.
  • Thuốc corticoid dạng uống: Ở những trường hợp viêm da cơ địa bùng phát mạnh mẽ và không thể đáp ứng điều trị bằng thuốc kháng histamine sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc corticoid.

Các loại thuốc Tây điều trị viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh mang lại hiệu quả rất nhanh chóng, tuy nhiên chúng rất dễ gây ra các dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Vì vậy, trong quá trình điều trị mẹ cần phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều lượng và loại thuốc mà bác sĩ đưa ra.

Điều trị bằng các bài thuốc Nam

Sử dụng các loại dược liệu trong tự nhiên để nấu nước tắm, vệ sinh da cho trẻ sẽ có tác dụng làm dịu các triệu chứng do bệnh gây ra. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí nên được nhiều phụ huynh áp dụng tại nhà để điều trị cho trẻ.

– Chữa viêm da cơ địa cho trẻ bằng lá khế

  • Lấy một nắm lá khế tươi đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng.
  • Vớt lá khế ra cho vào nồi đun với lượng nước vừa phải, đun trong khoảng 15 phút để hoạt chất trong lá khế hoà tan vào trong nước.
  • Đổ nước ra chậu để nguội bớt rồi sử dụng để tắm cho trẻ giúp đẩy lùi tình trạng sưng đỏ trên da.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng.

– Chữa viêm da cơ địa cho trẻ bằng cây vòi voi

Chữa viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh bằng cây vòi voi
Chữa viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh bằng cây vòi voi
  • Lấy một nắm cây vòi voi đem rửa sạch với nước rồi ngâm vói nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Cho cây vòi voi vào cối giã nát cùng vói một ít muối, dùng để đắp lên vùng da cần điều trị sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Sau khoảng 10 phút thì tháo ra và rửa sạch da bé lại với nước mát.
  • Áp dụng cách này nhiều lần trong ngày để có thể mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.

–  Chữa viêm da cơ địa cho trẻ bằng lá trầu không

  • Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, sau đó cho vào nước muối loãng ngâm để sát khuẩn.
  • Sau 15 phút vớt là trầu ra để ráo nước, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun sôi với nước.
  • Đun trong khoảng 15 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu pha loãng với nước sử dụng đẻ tắm cho trẻ.
  • Lấy phần bã trầu chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh giảm hẳn.

Các bài thuốc Nam điều trị viêm da cơ địa ở trên vẫn chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả mang lại. Vì vậy, khi áp dụng mẹ cần phải cẩn thận, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào da gây viêm nhiễm lan rộng, gia tăng nguy cơ bội nhiễm rất nguy hiểm.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Dưới đây là một số điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khoẻ của trẻ:

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể trẻ thật sạch sẽ và tắm cho trẻ đúng cách. Không nên pha nước tắm quá nóng hoặc quá lạnh, sử dụng sữa tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và nên tắm trước khi ngủ 2 tiếng để bé có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
  • Da của trẻ em rất mong manh và dễ bị kích ứng. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm vệ sinh phù hợp với làn da nhạy cả của bé như sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho em bé, sữa tắm không chứa các thành phần dễ gây kích ứng đến da.
  • Không cho trẻ dùng tay cào gãi lên vùng da bị tổn thương, điều này sẽ khiến mụn nước vỡ ra dễ gây viêm nhiễm, gia tăng nguy cơ bội nhiễm. Tốt nhất, mẹ hãy cắt ngắn móng tay và đeo bao tay cho trẻ.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi thoáng mát để tránh gây cọ xát, ưu tiên lựa chọn trang phục làm bằng cotton có độ thấm hút tốt để tránh kích ứng đến da. Không cho trẻ tiếp xúc với các hoá chất sinh hoạt trong gia đình để ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng như chất tẩy rửa, xà phòng,…
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khu vui chơi của trẻ phải thông thoáng và sạch sẽ, không chứa các tác nhân dễ gây dị ứng như lông chó mèo, khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa,… Nếu sống trong môi trường máy lạnh, mẹ hãy sử dụng máy tạo ẩm để cân bằng độ ẩm trong môi trường sống.
  • Tăng cường cho trẻ bú sữa, nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để tăng cường sức khoẻ và hệ miễn dịch của bé.
  • Mẹ cũng nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé thông qua sữa mẹ. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, nội tạng động vật,…
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp cho da bé để tránh gây kích ứng. Kem dưỡng ẩm giúp bổ sung độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng da khô ráp gây ngứa ngáy.
  • Sau hai ngày điều trị nếu bệnh không chuyển biến tốt hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật

Viêm da cơ địa gây ra các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu đời. Hy vọng, với những thông tin chúng tôi chia sẽ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc và cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Tin khác

Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinhTriệu chứng của bệnh viêm da cơ địa...

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinhTriệu chứng của bệnh viêm da cơ địa...

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinhTriệu chứng của bệnh viêm da cơ địa...

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinhTriệu chứng của bệnh viêm da cơ địa...

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Nội dung bài viếtViêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinhTriệu chứng của bệnh viêm da cơ địa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn