Bệnh viêm da dị ứng có lây không? Lây bằng hình thức gì?
Nội dung bài viết
Viêm da dị ứng gây ra các triệu chứng ngứa gãi, tổn thương ngoài da. Các biểu hiện này khiến nhiều người lo lắng “bệnh viêm da dị ứng có lây không?” Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được băn khoăn này để chủ động trong chăm sóc da và điều trị hiệu quả.
Bệnh viêm da dị ứng có lây không?
Viêm da dị ứng thường tiến triển dai dẳng và rất khó kiểm soát. Bệnh chủ yếu khởi phát ở những đối tượng như trẻ nhỏ, người có làn da nhạy cảm, trẻ sơ sinh… Khi bệnh khởi phát, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Làn da trở nên khô rát, bong tróc, nổi mẩn, tiết dịch, nóng đỏ. Triệu chứng viêm da dị ứng chủ yếu tập trung ở vùng trán, mặt, cổ, ngực, chân, tay, đầu gối, vai.
Không chỉ là bệnh ngoài da thông thường, viêm da dị ứng bao gồm rất nhiều dạng như: Viêm da dị ứng cơ địa, viêm da dị ứng thời tiết, viêm da dị ứng tiếp xúc…
Nếu không chủ động nắm bắt các triệu chứng và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển từ thể cấp tính sang mãn tính, gây nên nhiều hậu quả nguy hiểm như: Nhiễm trùng, viêm da thần kinh, lở loét, sẹo xấu, các bệnh về mắt…
Để nhận định chính xác bệnh viêm da dị ứng có lây không, người bệnh cần xác định nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến viêm da dị ứng bùng phát:
- Viêm da do dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến nhất
- Mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân khiến cho bệnh viêm da dị ứng ở phụ nữ cao hơn nam giới.
- Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông vật nuôi, bụi bẩn hoặc phấn hoa, hóa chất độc hại.
- Tác dụng phụ của thuốc
- Viêm da do cơ địa nhạy cảm
- Da yếu do bị mụn, rượu thuốc, kem trộn…
- Yếu tố di truyền
- Căng thẳng, stress, ăn uống không khoa học
- Vệ sinh không đúng cách.
Theo các chuyên gia da liễu, viêm da dị ứng không phải căn bệnh có khả năng lây từ người sang người. Nguyên nhân là do viêm da dị ứng không xuất phát từ vi khuẩn, virus hay nấm. Hay nói cách khác, bệnh không có tác nhân và con đường lây nhiễm nên không thể phát tán và lây sang người khác.
Mặc dù không lây nhiễm nhưng viêm da dị ứng có tính di truyền từ cha mẹ sang con cái. Chính vì vậy, nếu trong gia đình có nhiều thành viên cùng bị bệnh viêm da là do tính di truyền chứ không phải lây nhiễm.
Bên cạnh đó, viêm da dị ứng không lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng có thể lan rộng từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể người bệnh. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, viêm da tiến triển ngày càng nặng, tổn thương lan rộng và khó điều trị.
Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám và điều trị tích cực ngay khi có các dấu hiệu bất thường trên da. Việc điều trị sớm và hiệu quả sẽ tránh được tổn thương, biến chứng bội nhiễm nguy hiểm.
Viêm da dị ứng kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị?
Bệnh viêm da dị ứng hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu người bệnh tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, đồng thời duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người bệnh viêm da dị ứng về chế độ dinh dưỡng giúp bệnh mau lành.
Viêm da dị ứng nên kiêng:
- Uống sữa hoặc các sản phẩm chữa sữa: Viêm da dị ứng và đặc biệt là viêm da dị ứng ở trẻ em nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này. Trong thành phần của sữa chứa rất nhiều Canxi, protein, vitamin D có tác dụng kích thích tác nhân dị ứng và phản ứng của da, khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Các loại bánh mì, hoặc mì tôm…chứa nhiều tinh bột gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng dị ứng và giảm năng suất hoạt động của dạ dày.
- Hải sản: Các món ăn như tôm, ghẹ, cua, hàu…mặc dù chứa rất nhiều dưỡng chất nhưng bên cạnh đó, lượng lớn histamin có trong các loại thực phẩm này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mẩn ngứa, nổi sần đỏ trên da.
- Các loại thịt chứa nhiều đạm: Thịt gà, bò, chó…là những thực phẩm đứng đầu danh sách các loại thịt mà người bệnh nên tránh xa. Lượng lớn chất đạm có trong các loại thịt này có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, gia tăng mức độ ngứa, mẩn đỏ hơn.
- Món ăn muối chua: Dưa muối hoặc củ cải, cà muối là các món ăn truyền thống khoái khẩu trong các bữa cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, các thực phẩm lên men này là nguyên nhân gián tiếp khiến cho chức năng gan suy giảm, cơ thể tích tụ độc tố, dễ khiến da bị kích ứng, bội nhiễm.
- Đồ uống có cồn, gas: Sử dụng thường xuyên các loại đồ uống này khiến cho cơ thể tích tụ lượng lớn độc tố, làm giảm hiệu suất của gan, thận và là nguy cơ hàng đầu dẫn tới viêm da dị ứng kéo dài.
- Món ăn chiên rán: Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ khiến dạ dày hoạt động kém hiệu quả, suy giảm hệ miễn dịch, giúp cho các yếu tố dị ứng tấn công và khiến tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn.
Người bị viêm da dị ứng nên ăn:
- Uống đủ nước: Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp giảm thiểu tình trạng khô da, nứt nẻ, bong tróc.
- Các loại rau xanh: Đặc biệt là các loại lá xanh như súp lơ, cải thìa, cải xanh giàu các loại vitamin giúp điều hòa cơ thể, hỗ trợ tái tạo vùng da tổn thương, thúc đẩy hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
- Thực phẩm giàu Vitamin C: Lượng lớn dưỡng chất này có trong các loại hoa quả như cam, xoài, ổi, dứa có tác dụng đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp làm đẹp da.
- Thực phẩm giàu protein: Các loại cá, thịt lợn, trứng…không những đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất khi thực hiện chế độ kiêng khem mà còn hỗ trợ tăng cường liên kết giữa các mô, giúp các vết thương mau lành, hạn chế sẹo xấu.
Cách phòng tránh và chăm sóc khi bị viêm da dị ứng
Khi mắc viêm da dị ứng, chỉ điều trị bằng thuốc là chưa đủ. Người bệnh cần chú ý chăm sóc làn da bị tổn thương đúng cách để giúp da mau lành, tránh lây lan sang các vùng khác. Dưới đây là một số lưu ý cho người bệnh về cách chăm sóc da:
- Không nên kiêng tắm hoàn toàn, sử dụng nước ấm vừa đủ, không quá nóng hoặc quá lạnh để vệ sinh nhẹ nhàng, tránh chà sát lên da, chỉ nên tắm trong khoảng 5-10 phút.
- Có thể sử dụng tắm bằng các loại lá có tác dụng làm dịu da như trà xanh, hoặc trầu không đã được làm sạch. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng 2 – 3 lần một tuần để tránh gây khô da.
- Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm gây kích ứng da, có độ pH quá cao như xà phòng, dầu gội, tẩy da chết…
- Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm để đảm bảo cấp nước từ sâu bên trong.
- Ưu tiên trang phục đơn giản, rộng rãi, thấm hút mồ hôi.
- Kết hợp thể dục nhẹ nhàng, tập yoga tại nhà để tăng cường đề kháng, giảm stress.
- Sử dụng các biện pháp phòng hộ, che chắn như đi ra khỏi nhà hoặc tới nơi sinh hoạt công cộng.
- Giữ không gian sinh hoạt rộng rãi, thoáng mát.
- Hạn chế tiếp xúc với thú cưng hoặc phấn hoa trong thời gian điều trị bệnh.
Viêm da dị ứng mặc dù gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới làn da và tâm lý mặc cảm cho người bệnh nhưng hoàn toàn không có tính lây lan. Viêm da dị ứng có thể chữa khỏi khi người bệnh tuân thủ chặt chẽ liệu trình điều trị đã được chỉ định và chế độ kiêng khem hợp lý, duy trì lối sống khoa học.
Bài đọc thêm:
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!