Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Viêm mũi họng cấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà mẹ cần biết

Bé Bị Viêm Họng Sốt Cao Liên Tục Và Các Biện Pháp Xử Lý

Mách Mẹ Cách Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi An Toàn

cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam

Top 10 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

Viêm Họng Liên Cầu Khuẩn: Biểu Hiện Và Phương Pháp Điều Trị

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh lý có thể phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế, bạn cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để sớm phát hiện ra bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm họng liên cầu khuẩn bạn có thể tham khảo.

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh lý cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm
Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh lý cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm

Viêm họng liên cầu khuẩn là gì?

Viêm họng liên cầu khuẩn là hiện tượng niêm mạc họng bị viêm nhiễm do sự tấn công gây hại của liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A. Khi bị nhiễm trùng, ngoài gây ra hiện tượng viêm đỏ tại niêm mạc bị tổn thương thì chúng còn hình thành nên lớp giả mạc trắng lót trên niêm mạc nên còn được gọi với cái tên khác là viêm họng trắng.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là trẻ em từ 5 – 15 tuổi và những người có sức đề kháng yếu kém. Viêm họng liên cầu khuẩn thường diễn ra một cách đột ngột và nguy hiểm hơn viêm họng do virus rất nhiều. Nếu không tiến hành điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng sẽ lây lan ra toàn bộ cơ thể và gây ra các biến chứng nặng nề như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng huyết, thấp khớp,…

Do vi khuẩn là tác nhân chính gây viêm họng liên cầu khuẩn nên bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Các con đường lây nhiễm bệnh thường gặp là lây truyền qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp khi ăn uống, tiếp xúc gián tiếp qua đồ vật,… Người bệnh cần phải nắm rõ các con đường lây truyền này để có thể đưa ra biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Triệu chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

Sau khi vi khuẩn Streptococcus xâm nhập vào cơ thể, phải từ 2 – 5 ngày sau mới bắt đầu khởi phát các triệu chứng của bệnh. Dựa vào mức độ nhiễm trùng mà triệu chứng của các trường hợp bệnh sẽ có sự khác nhau. Sau khi bệnh khởi phát, nếu bạn không có biện pháp xử lý đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển nặng và gây ra những biến chứng khó lường. Bạn có thể nhận biết bệnh viêm họng liên cầu khuẩn thông qua các triệu chứng sau đây:

Lá thứ tay đầy xúc động của bệnh nhân Nguyễn Thị Nga (42 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam) sau khi điều trị viêm họng hạt thành công tại Nhất Nam Y Viện. ĐỌC NGAY!
Khi bị viêm họng liên cầu khuẩn người bệnh sẽ có triệu chứng đau rát vùng cổ họng rất khó chịu
Khi bị viêm họng liên cầu khuẩn người bệnh sẽ có triệu chứng đau rát vùng cổ họng rất khó chịu
  • Đau họng: Người bệnh có triệu chứng đau rát ở vùng họng với mức độ nặng gây khó khăn cho việc nuốt thức ăn. Bạn có thể làm dịu cảm giác này bằng cách uống thuốc Tây nhưng không thể điều trị dứt điểm bằng thuốc thông thường.
  • Hôi miệng: Vi khuẩn sinh sôi trong vòm họng sẽ gây ra mùi hôi rất khó chịu. Dựa vào mức độ nhiễm trùng mà tình trạng hôi miệng sẽ có sự khác nhau giữa các trường hợp.
  • Sưng hạch bạch huyết: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm họng liên cầu khuẩn. Khi dùng tay sờ vào bạn sẽ cảm thấy hơi đau. Vị trí hạch bạch huyết dễ bị sưng là sau tai, vùng cổ dưới cằm, dưới xương hàm,…
  • Lưỡi bị nổi hạt li ti: Khi bị viêm họng liên cầu khuẩn, kiểm tra vùng lưỡi bạn sẽ thấy xuất hiện các hạt li ti màu đỏ. Các hạt này thường tập trung ở vùng cổ họng và gây ra cảm giác đau rát rất khó chịu.
  • Sưng amidan: Quan sát bạn sẽ thấy bên lớp niêm mạc amidan bị xung huyết kèm theo sưng đau. Ngoài ra, bên ngoài lớp niêm mạc còn được có sự xuất hiện của vệt mủ kéo dài.
  • Triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng thường gặp ở trên người bệnh cũng có thể bị sốt cao, đau nhức đầu, đau cơ, sốt ban đỏ, ho, chảy mũi,…

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu khuẩn

Liên cầu khuẩn chính là tác nhân chính gây ra căn bệnh viêm họng liên cầu khuẩn
Liên cầu khuẩn chính là tác nhân chính gây ra căn bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

Tác nhân chính gây ra bệnh này là liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị nhiễm liên cầu khuẩn cũng phát bệnh, nhiều trường hợp bị nhiễm khuẩn nhưng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và vẫn có khả năng lây nhiễm sang người khác. Thông thường, bệnh sẽ lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua dịch tiết hô hấp của người bệnh. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh là:

  • Trẻ em từ 5 – 15 tuổi
  • Sức đề kháng kém
  • Ý thức vệ sinh kém
  • Tiếp xúc thân mật với người bệnh
  • Môi trường sống bị ô nhiễm

Phương pháp điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng khởi phát do liên cầu khuẩn được đánh giá là nguy hiểm hơn rất nhiều so với những trường hợp viêm họng do virus hoặc dị ứng. Nhưng nếu người bệnh tiến hành điều trị đúng cách thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn chỉ sau khoảng 15 ngày. Vì thế, ngay khi phát hiện bản thân có triệu chứng của bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua triệu chứng lâm sàng và làm xét nghiệm dịch họng để tìm ra liên cầu khuẩn. Sau khi đã đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị viêm họng liên cầu khuẩn được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Thăm khám chuyên khoa ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh để được chẩn đoán chính xác bệnh lý mắc phải
Thăm khám chuyên khoa ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh để được chẩn đoán chính xác bệnh lý mắc phải

Trị bệnh bằng thuốc Tây y

Đa số các trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn đều được kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y giúp loai bỏ tác nhân gây bệnh và cải thiện triệu chứng. Dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Thường được sử dụng là:

+ Thuốc kháng sinh: Kháng sinh có tác dụng ức chế hoạt động và dần loại bỏ tác nhân gây nhiễm trùng. Đây là loại thuốc điều trị đặc hiệu đối với những trường hợp viêm họng do nhiễm trùng. Cac loại kháng sinh thường được sử dụng là:

  • Amikacin: Kháng sinh này hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein. Được sử dụng dưới dạng truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
  • Cefalotin: Đây là loại kháng sinh thế hệ 1 hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào và dần tiêu diệt vi khuẩn. Thường được kê đơn điều trị đối với trường hợp dị ứng mẫn cảm với kháng sinh penicillin.
  • Amoxicillin: Loại kháng sinh này được kê đơn điều trị cho những trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Người bệnh sẽ phải sử dụng liên tục từ 7 – 10 ngày dựa vào mức độ nhiễm khuẩn.

Việc sử dụng kháng sinh trị bệnh cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tự ý ngưng sử dụng kháng sinh hoặc dùng quá liều lượng có thể dẫn đến tình trạng tái nhiễm và kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm sau này.

Uống kháng sinh chữa viêm họng liên cầu khuẩn theo đúng phác đồ điều trị bác sĩ chuyên khoa đưa ra
Uống kháng sinh chữa viêm họng liên cầu khuẩn theo đúng phác đồ điều trị bác sĩ chuyên khoa đưa ra

+ Thuốc điều trị triệu chứng: Bên cạnh việc dùng kháng sinh, bác sĩ sẽ kê đơn thêm một số loại thuốc điều trị triệu chứng khác như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,… giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Các loại thuốc thường được dùng là:

  • Acetaminophen: Công dụng chính của loại thuốc này là hạ sốt và giảm đau. Đây là thuốc cải thiện triệu chứng khá an toàn, có thể dùng cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành.
  • Thuốc SMC: Loại thuốc này được dùng bằng cách bôi trực tiếp vào niêm mạc họng giúp làm mát và giảm viêm, từ đó triệu chứng đau rát cổ họng sẽ được cải thiện.
  • Thuốc kháng viêm: Ở những trường hợp có lớp niêm mạc họng bị viêm nhiễm và phù nề nặng thì bạn sẽ được kê đơn điều trị bằng thuốc kháng viêm. Thường dùng nhất là Alphachymotrypsin. Tuyệt đối không kết hợp điều trị loại thuốc này với aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid
  • Khí dung corticoid: Được dùng bằng cách xịt trực tiếp vào cổ họng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm đau rát. Tuyệt đối không được lạm dụng để tránh phát sinh biến chứng.
  • Viên uống bổ sung: Bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thêm viêm uống bổ sung vitamin C hoặc kẽm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Hỗ trợ điều trị tại nhà

Khi bị viêm họng liên cầu khuẩn, người bệnh cần chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp cải thiện sức đề kháng. Từ đó, quá trình điều trị bệnh sẽ nhanh chóng mang lại hiệu quả tích cực. Một số điều cần lưu ý trong chăm sóc sức khỏe khi bị viêm họng liên cầu khuẩn là:

Nghĩ ngơi khi bị bệnh giúp cơ thể có thời gian phục hồi và nhanh chóng khỏi bệnh
Nghĩ ngơi khi bị bệnh giúp cơ thể có thời gian phục hồi và nhanh chóng khỏi bệnh
  • Uống nhiều nước và thực hiện chườm mát giúp cơ thể hạ sốt, ưu tiên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát và có độ thấm hút mồ hôi tốt.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch kiềm 2 lần/ngày giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại và giảm đau họng.
  • Tránh làm việc quá sức, thay vào đó hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để phục hồi thể trạng. Không nên đến những nơi công cộng để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
  • Khi ăn uống bạn nên ưu tiên sử dụng thức ăn mềm lỏng dễ nuốt như cháo, canh, súp,… Nên bổ sung các loại thực  phẩm giàu dinh dưỡng vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày như thịt, sữa, rau xanh, ngũ cốc,…
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Cụ thể là đồ ăn chiên xào nhiều dầu, đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, chất kích thích,…
  • Người bệnh có thể uống trà thảo dược để làm dịu triệu chứng đau rát vùng cổ họng. Ví dụ như trà gừng, trà cam thảo, trà bạc hà,… Tuyệt đối không được uống nước đá lạnh.

Biện pháp phòng ngừa viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp nên có khả năng tái phát rất cao. Sau khi điều trị dứt điểm bệnh, bạn cần chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa tái phát. Cụ thể là:

Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ là một trong những cách giúp bạn phòng ngừa bệnh lý nhiễm trùng họng
Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ là một trong những cách giúp bạn phòng ngừa bệnh lý nhiễm trùng họng
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng và súc nước muối 2 lần/ngày. Nên thay bàn chải đánh răng ngay sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Hạn chế đến những nơi đông người và tiếp xúc với những người đang mắc bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Nên chủ động có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp mỗi khi đi ra ngoài.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi tiếp xúc với vật dụng nơi công cộng, trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi nấu ăn.
  • Giữ ấm cơ thể vào những ngày thời tiết chuyển biến lạnh hoặc có sự thay đổi đột ngột. Sử dụng thêm máy cấp ẩm vào những ngày độ ẩm không khí thấp hoặc sống trong môi trường máy lạnh.
  • Cải thiện sức đề kháng cơ thể bằng cách ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp phòng ngừa bệnh lý. Thăm khám và điều trị dứt điểm các bệnh lý viêm nhiễm tại đường hô hấp trên.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm họng liên cầu khuẩn mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Ngay khi phát hiện bản thân bị bệnh, bạn cần thăm khám chuyên khoa và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để bệnh diễn ra kéo dài sẽ chuyển biến nặng và phát sinh biến chứng nặng nề.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Nội dung bài viếtViêm họng liên cầu khuẩn là gì?Triệu chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩnNguyên nhân gây viêm họng liên cầu khuẩnPhương pháp điều trị viêm họng...

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Nội dung bài viếtViêm họng liên cầu khuẩn là gì?Triệu chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩnNguyên nhân gây viêm họng liên cầu khuẩnPhương pháp điều trị viêm họng...

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtViêm họng liên cầu khuẩn là gì?Triệu chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩnNguyên nhân gây viêm họng liên cầu khuẩnPhương pháp điều trị viêm họng...

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Nội dung bài viếtViêm họng liên cầu khuẩn là gì?Triệu chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩnNguyên nhân gây viêm họng liên cầu khuẩnPhương pháp điều trị viêm họng...

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Nội dung bài viếtViêm họng liên cầu khuẩn là gì?Triệu chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩnNguyên nhân gây viêm họng liên cầu khuẩnPhương pháp điều trị viêm họng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn