viêm mũi dị ứng mãn tính

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính, chữa khỏi được không?

Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng: Những thông tin cần biết

thuốc trị viêm mũi dị ứng

8+ thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến nhất

Xông mũi trị viêm mũi dị ứng tại nhà với 8 thảo dược cực hay

Các thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng và những lưu ý khi sử dụng

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y và những ưu nhược điểm

Mang thai bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi?

10 cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng thông dụng dễ tìm

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc và phòng ngừa

Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Telfast: Cách Dùng Và Lưu Ý Cần Biết

Viêm mũi dị ứng theo mùa – Cách xử lý và phòng ngừa

Đánh giá

Viêm mũi dị ứng theo mùa là một căn bệnh tự miễn có liên quan đến sự xuất hiện của các yếu tố dị nguyên thay đổi theo thời tiết, điển hình nhất là phấn hoa. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa đông với các triệu chứng đặc trưng như sưng viêm, phù nề niêm mạc mũi, nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi lỏng, ngứa mũi, hắt hơi từng tràng.

Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa là gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng được chia thành hai loại chính gồm viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm. Trong đó viêm mũi dị ứng theo mùa là thể bệnh xảy ra khá phổ biến.

viêm mũi dị ứng theo mùa
Sự phát triển của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa có liên quan đến các yếu tố dị nguyên xuất hiện vào một mùa nào đó trong năm

Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa là hiện tượng nhạy cảm quá mức của hệ miễn dịch trong cơ thể khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng ngoài trời xuất hiện theo mùa, điển hình nhất là phấn hoa của cây cối, cỏ dại. Đôi khi sự thay đổi của thời tiết cũng có thể kích hoạt bệnh phát triển. Căn bệnh này còn có tên gọi khác là viêm mũi dị ứng chu kỳ.

Căn bệnh này có thể tái phát nhiều đợt trong năm, chủ yếu là vào mùa hè hoặc mùa đông. Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng tấn công của bệnh, đặc biệt là những người cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử mắc bệnh trong gia đình.

Chị Phạm Thị Bích chia sẻ kinh nghiệm ĐÁNH BẠI viêm mũi dị ứng đeo bám suốt 12 năm nhờ TỪ BỎ THUỐC TÂY [Đừng bỏ lỡ].

Viêm mũi dị ứng theo mùa là một dạng bệnh tự miễn nên rất khó để trị khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, giảm tần suất tái phát, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa

Sự khởi phát của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa chủ yếu có liên quan đến phấn hoa của cây cỏ hoặc tình trạng thời tiết. Do hệ miễn dịch của bạn quá nhạy cảm nên khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng này, hệ thống phòng vệ tự nhiên của cơ thể sẽ phản ứng chống lại bằng cách tạo ra nhiều kháng thể immunoglobulin E (IgE).

Các kháng thể này có thể kích thích các tế bào trong cơ thể giải phòng nhiều chất hóa học, trong đó bao gồm cả histamin – một chất trung gian thường được tìm thấy trong phản ứng viêm. Nó khiến cho lớp lót trong mũi bị sưng viêm, phù nề và tiết ra nhiều chất nhầy, những hiện tượng thường thấy ở bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng theo mùa.

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng theo mùa

Các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa thường xuất hiện có tính chu kỳ vào một mùa nhất định trong năm hoặc vào thời điểm giao mùa. Các dấu hiệu người bệnh có thể gặp bao gồm:

  • Niêm mạc mũi phù nề, viêm đỏ, ngứa ngáy: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Khi histamin được giải phóng với số lượng lớn, chúng có thể khiến các mao mạch bị giãn nở và làm giảm lượng máu cung cấp đến niêm mạc mũi. Điều này có thể gây viêm đỏ, phù nề niêm mạc mũi và khiến mũi có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Hắt hơi liên tục thành từng tràng: Tình trạng ngứa mũi khiến cho người bệnh bị hắt hơi liên tục theo từng tràng dài. Dấu hiệu này thường xuất hiện rõ ràng nhất vào buổi sáng khi mới thức dậy hoặc những lúc thời tiết lạnh.
  • Nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi: Niêm mạc mũi bị viêm sẽ tiết ra nhiều dịch khiến bệnh nhân bị nghẹt mũi hoặc chảy nhiều nước mũi. Ngoài ra, dịch nhầy trong mũi cũng có thể chảy xuống cổ họng gây kích thích niêm mạc họng dẫn đến ho, ngứa họng.
triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa
Nghẹt mũi hoặc chảy nhiều nước mũi là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm mũi dị theo mùa
  • Mất khướu giác tạm thời: Trong thời gian bị viêm mũi dị ứng theo mùa, khả năng ngửi mùi của bệnh nhân trở nên kém hơn, thậm chí có thể bị mất khướu giác tạm thời.
  • Các triệu chứng khác ngoài mũi: Ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, ngứa tai, đau đầu, ngứa họng…

Các biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa có thể kéo dài dai dẳng nếu các yếu tố dị nguyên chưa được loại bỏ. Tùy theo giai đoạn cấp tính hay mãn tính mà các triệu triệu chứng gặp phải ở mỗi cá nhân có thể khác nhau.

Tác hại của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa

Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể tái phát nhiều đợt trong năm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Thêm vào đó căn bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng như:

  • Hen suyễn: Người bị viêm mũi dị ứng theo mùa có nguy cơ cao phát triển thành hen suyễn – một bệnh lý cấp và mãn tính nguy hiểm ở đường hô hấp.
  • Polyp mũi xoang: Tổn thương ở niêm mạc xảy ra liên tục trong thời gian dài do dị ứng, các mô khỏe mạnh có thể bị hủy hoại và hình thành lên một khối u mềm trong mũi xoang được gọi là polyp mũi. Hầu hết các polyp mũi đều lành tính nhưng một số có thể tiến triển thành ác tính dẫn đến ung thư mũi.
  • Viêm xoang: Khi bị viêm mũi dị ứng theo mùa, dịch nhầy trong mũi tiết ra nhiều và ứ đọng trong xoang. Chúng gây tắc nghẽn và tạo điều kiện thuật lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến bệnh viêm xoang cấp hoặc mãn tính.

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng theo mùa

Tại phòng khám, nhân viên y tế thường trao đổi với bệnh nhân về các dấu hiệu đang gặp phải, mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất xuất hiện của các triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ có thể đưa ra một số câu hỏi liên quan đến môi trường sống, nghề nghiệp, tiền sử mắc bệnh trong gia đình… để phục vụ cho công tác chẩn đoán viêm mũi dị ứng theo mùa.

Một số xét nghiệm cũng có thể được thực hiện để xác định yếu tố dị nguyên và tìm ra kế hoạch dự phòng, điều trị tốt nhất cho người bệnh. Bao gồm:

  • Thử nghiệm chích qua da (test da): Bác sĩ lần lượt bôi một số chất lên da để kiểm tra phản ứng của cơ thể đối với từng chất. Sự xuất hiện của một vết sưng đỏ nhỏ trên bề mặt da có thể cho thấy bạn bị dị ứng với chất đó.
  • Xét nghiệm RAST: Kỹ thuật này còn được gọi là xét nghiệm hấp thu chất phóng xạ. Nó có thể giúp đo lượng kháng thể immunoglobulin E được sản sinh trong máu đối với các chất gây dị ứng cụ thể
  • Phế tế bào mũi: Bệnh nhân có thể được chẩn đoán bị viêm mũi dị ứng khi tìm thấy Eosinophil trong dịch tiết niêm mạc mũi.

Cách trị viêm mũi dị ứng theo mùa

Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng theo mùa thường được chỉ định thuốc để điều trị. Ngoài ra, một số mẹo chữa trị tự nhiên cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục bệnh tại nhà.

Sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo mùa

Khi các triệu chứng viêm mũi dị ứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bạn nên tới bệnh viện khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là các thuốc chữa viêm mũi dị ứng thường được bác sĩ kê đơn:

Thuốc kháng histamin: 

Thuốc kháng histamin có tác dụng làm giảm phản ứng viêm và cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng bằng cách đối kháng với thụ thể của histamin và khiến chất này bị mất tác dụng sinh học. Loại thuốc này được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa nói riêng và các chứng dị ứng khác trong cơ thể.

Sử dụng thuốc kháng histamin có thể giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa, chẳng hạn như nghẹt mũi, viêm đỏ niêm mạc mũi, hắt hơi, ngứa mũi,… Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang, hỗn dịch uống hay thuốc xịt.

Một số loại thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ, khô miệng, choáng vàng, mờ mắt, bí tiểu và một số tác dụng phụ khác. Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, bà bầu, tài xế lái xe, người đang vận hành máy móc hoặc bệnh nhân bị hen suyễn, suy gan thận.

Các thuốc kháng histamin thường được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa bao gồm:

  • Loratadin
  • Carbinoxamine
  • Diphenhydramin
  • Acrivastine
  • Clorpheniramin
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo mùa Clorpheniramine
Clorpheniramine là thuốc kháng histamin được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa

– Thuốc kháng sinh:

Đôi khi, thuốc kháng sinh có thể được chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa có nhiễm khuẩn. Nhóm thuốc này hoạt động tích cực trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng mũi xoang và kích hoạt phản ứng dị ứng ở niêm mạc mũi, từ đó làm giảm hiện tượng sưng viêm cũng như các triệu chứng khó chịu liên quan đến bệnh.

Bạn chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định. Lạm dụng thuốc kháng sinh bừa bãi có thể gây nhiều tác dụng phụ cho đường tiêu hóa và khiến bạn có nguy cơ cao bị kháng kháng sinh.

– Thuốc Corticosteroid:

Thuốc Corticosteroid có tác dụng mạnh trong việc chống dị ứng, giảm viêm ngứa, sưng đỏ niêm mạc mũi. Bạn có thể được bác sĩ kê đơn các thuốc thuộc nhóm này ở liều thấp trong thời gian ngắn.

Tránh lạm dụng thuốc Corticosteroid trong thời gian dài bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là ở xương và thận. Loại thuốc này thường chỉ được kê đơn cho các trường hợp bị viêm mũi dị ứng nặng. Tránh dùng thuốc quá 6 – 7 ngày liên tục mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.

– Thuốc co mạch:

Các thuốc co mạch thường được chỉ định cùng với thuốc nhóm kháng histamin để điều trị triệu chứng sưng viêm, phù nề ở niêm mạc mũi. Loại thuốc này cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ cho người sử dụng như buồn nôn, bủn rủn tứ chi, chóng mặt…

– Thuốc xịt, nhỏ mũi:

Cùng với các thuốc điều trị viêm mũi dị ứng theo đường uống, bệnh nhân còn được chỉ định dùng nước muối sinh lý Nacl 0,9% hay một số loại thuốc xịt, nhỏ mũi khác để vệ sinh mũi hàng ngày. Chúng có tác dụng sát trùng, giảm viêm tại chỗ, đồng thời làm loãng dịch nhầy, tăng cường dẫn lưu xoang, làm đường thở thông thoáng hơn.

Một số loại thuốc điều trị tại chỗ dạng xịt, nhỏ mũi thường được chỉ định:

  • Otrivin 0.1%
  • Hadocort
  • Nasonex
  • Rhinocort…

Đa số các loại thuốc tân dược ở trên đều được chỉ định nhằm mục đích điều trị triệu chứng bệnh. Bạn nên tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có thể kiểm soát tốt bệnh và giảm tần suất tái phát viêm mũi dị ứng theo mùa trong tương lai.

Mẹo hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa tại nhà

Một số mẹo tự nhiên có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa. Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây và tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc tây.

1. Chữa viêm mũi dị ứng theo mùa bằng rượu hạt gấc

Rượu hạt gấc được biết đến với tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, giảm viêm. Khi sử dụng bôi ngoài sẽ giúp giảm nhẹ các dấu hiệu khó chịu do bệnh gây ra.

  • Chuẩn bị 50 hạt gấc già, 1 lít rượu trắng và bình thủy tinh để ngâm rượu
  • Trước tiên, bạn hãy đem hạt gấc nướng trên bếp than sao cho lớp vỏ ngoài hơi xém là được.
  • Giã nát hạt gấc rồi bỏ hết vào trong bình thủy tinh
  • Tiếp tục đổ rượu vào, đẩy kín nắp bình ngâm trong ít nhất 1 ngày mới sử dụng
  • Khi bị viêm mũi dị ứng theo mùa, bạn hãy lấy một miếng gạc y tế thấm vào rượu rồi đắp dọc theo sống mũi.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 1 – 2 lần cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

2. Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng theo mùa từ cây giao

Nhựa cây giao chứa nhiều hoạt chất quý như polyphenol hay isoeuphoro. .. Chúng có tác dụng tiêu viêm, khử khuẩn, ức chế virus và ức chế sản xuất dịch nhầy nên được dân gian sử dụng làm thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo mùa.

Do trong nhựa cây giao có độc nên bạn cần cẩn thận mang găng tay kết hợp đeo kiếng. Tránh để nhựa giao bắn vào tay hoặc mắt sẽ rất nguy hiểm.

cách điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa bằng cây giao
Xông mũi bằng nước nấu từ cây giao có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa

Các bước sử dụng: 

  • Dùng khoảng 20 đốt giao tươi đem rửa sạch, cắt thành nhiều đoạn nhỏ
  • Bỏ nguyên liệu trên vào trong ấm và đổ nước vào sao cho sâm sấp mặt cành giao
  • Vặn nhỏ lửa, đun sôi trong 5 – 10 phút
  • Tiếp theo, lấy một tờ lịch to cuộn từ góc lại thành một ống dài
  • Đưa 1 đầu ống cắm vào trong miệng vòi ấm, sau đó điều chỉnh vị trí ngồi của cơ thể để đưa lỗ mũi lại gần đầu còn lại của ống.
  • Vặn bếp ở mức độ vừa phải để hơi nước không bốc ra quá mạnh có thể gây bỏng
  • Tiến hành xông mũi mỗi bên khoảng 10 phút
  • Mỗi ngày áp dụng 2 lần để nhanh thấy được kết quả. Khi xông lần thứ 2, bạn chỉ cần đun nóng lại ấm thuốc dùng lần trước. Qua ngày hôm sau mới thay cành giao mới.

3. Trị viêm mũi dị ứng theo mùa bằng bèo cái tươi

Không chỉ được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, bèo cái còn là vị thuốc quý của y học cố truyền với nhiều tác dụng trị bệnh hay, bao gồm cả bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa. Sở hữu đặc tính thanh nhiệt, giải độc, chống dị ứng, phù thũng tự nhiên, bèo cái có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, viêm đỏ niêm mạc mũi do ảnh hưởng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa.

Cách thực hiện:

  • Dùng 200 gram cây bèo cái tươi, cắt bỏ rễ, rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng
  • Vớt bèo ra rổ cho ráo nước, sau đó dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn bèo cùng với 1 ly nước đun sôi để nguội.
  • Lọc nước cốt, thêm vào một chút mật ong rồi quậy đều. Nếu không có mật ong thì dùng ở dạng nguyên chất cũng được.
  • Chia làm 2 lần uống trong ngày

4. Trị viêm mũi dị ứng theo mùa tại nhà bằng trà thảo dược

Một số loại trà thảo dược cũng được sử dụng như một phương thuốc điều trị tự nhiên cho bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa. Phổ biến nhất là những loại trà dưới đây:

Trà gừng:

Loại trà này cung cấp các hoạt chất có khả năng chống viêm, giảm đau. Nó cũng giúp làm ấm mũi xoang, kích thích lưu thông máu đến vùng bị bệnh để tổn thương ở lớp niêm mạc lót trong xoang mũi nhanh được chữa lành.

Để sử dụng, bạn chỉ cần lấy 2 thìa gừng tươi đã được băm nhỏ cho vào ấm. Đổ nước sôi vào rồi đợi khoảng 15 phút sau có thể rót ra uống dần. Sử dụng đều đặn mỗi ngày 2 -3 tách trà gừng nhỏ kết hợp ngâm chân với nước gừng vào buổi tối trước khi đi ngủ để tăng thêm hiệu quả trị bệnh.

Trà lá húng chanh:

Trong lá húng chanh chứa một lượng lớn phenolic. Đây là một chất có tác dụng tương tự như kháng sinh. Nó giúp ức chế vi khuẩn gây kích hoạt phản ứng dị ứng ở niêm mạc mũi, hỗ trợ chữa lành tổn thương bên trong và làm thông thoáng mũi xoang.

Cách làm trà gừng trị viêm mũi dị ứng theo mùa cũng khá đơn giản. Bạn hãy lấy 1 nắm lá tươi đem rửa sạch với nước muối pha loãng, vò nhẹ. Sau đó bỏ vào ấm hãm chung với 200ml nước sôi. Ủ trà khoảng 10 phút rót uống mỗi ngày 2 – 3 tách cho đến khi các triệu chứng bệnh chấm dứt hoàn toàn.

lá húng chanh trị viêm mũi dị ứng theo mùa
Uống 2 – 3 tách trà lá húng chanh mỗi ngày giúp đẩy lùi bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa một cách tự nhiên

5. Xông mũi bằng tinh dầu bạc hà

Sử dụng tinh dầu bạc hà xông mũi mỗi ngày 1 – 2 lần có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa. Nguyên liệu này chứa nhiều hoạt chất có tác dụng dược lý cao, chẳng hạn như methyl acetat, L- limonene hay methol. Chúng hoạt động bằng cách sát trùng, tiêu diệt virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường thở, giảm sưng viêm niêm mạc mũi, chống nghẹt mũi.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị sẵn một lọ tinh dầu nguyên chất. Bạn nên tìm đến tiệm thuốc hay các cửa hàng uy tín để mua được tinh dầu có chất lượng tốt.
  • Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào trong nước sôi
  • Đưa mặt lại gần tô nước rồi lấy một cái khăn lớn trùm kín vùng đầu và hít sâu để đưa hơi nước đi vào mũi.

Ngoài cách trên, bạn cũng có thể thêm tinh dầu bạc hà vào trong bồn nước ấm dùng ngâm mình và tắm hàng ngày. Tránh sử dụng tinh dầu theo đường uống.

Liều dùng tinh dầu bạc hà an toàn được khuyến cáo là 0,02-0,2ml/lần. Không lạm dụng quá nhiều gây buồn nôn, chóng mặt. Trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ đang cho con bú, bà bầu bị viêm mũi dị ứng không nên áp dụng cách này.

Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng theo mùa

Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa rất dễ tái phát. Song song với quá trình điều trị, bạn cũng cần chú trọng rèn luyện thân thể, nâng cao khả năng miễn dịch và loại bỏ các yếu tố dị nguyên để giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai. Dưới đây là các giải pháp dự phòng bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa hiệu quả:

  • Không đến những nơi có nhiều bụi bẩn, phấn hoa hay khói thuốc lá. Bịt khẩu trang khi ra ngoài đường để bảo vệ mũi khỏi bụi bẩn.
  • Hạn chế ôm, tiếp xúc với thú nuôi và không để chúng vào nhà hoặc ngủ chung trên giường. Lông của chúng có thể kích hoạt các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cân nhắc thay đổi môi trường sống hoặc nơi làm việc. Những nơi có không khí trong lành, không có nhiều nhà máy, xí nghiệp sẽ tốt hơn cho người bị viêm mũi dị ứng theo mùa.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hay máy lọc không khí trong nhà, đặc biệt là vào những ngày thời tiết khô hanh. Nó sẽ giúp niêm mạc mũi bớt bị khô rát, kích ứng và loại bỏ được các yếu tố dị nguyên trong không khí.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào. Hạn chế uống bia rượu
  • Tích cực điều trị các bệnh lý nhiễm trùng trong cơ thể hoặc các bệnh liên quan đến tai mũi họng.
  • Liệt kê lại danh sách tất cả các thực phẩm từng khiến bạn bị dị ứng hoặc làm tăng nặng các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa sau khi sử dụng để loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng giữa các nhóm chất. Kết hợp uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy. Hạn chế các thức ăn cay nóng, đồ lạnh, thức ăn nhanh, đồ béo, các món ngọt nếu bạn không muốn các dấu hiệu bệnh ngày càng trầm trọng.
  • Mặc quần áo đủ ấm trong những ngày lạnh. Nếu sử dụng máy lạnh thì không nên để nhiệt độ quá thấp.
  • Tắm bằng nước có độ ẩm vừa phải và không tắm quá lâu
  • Tích cực vận động, tham gia các hoạt động thể chất có cường độ phù hợp với sức khỏe, đồng thời ngủ đủ giấc để cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

Có thể bạn chưa biết

Tin khác

viêm mũi dị ứng mãn tính

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính, chữa khỏi được không?

Nội dung bài viếtBệnh viêm mũi dị ứng theo mùa là gì?Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng theo mùaDấu hiệu viêm mũi dị ứng theo mùaTác hại của...

Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng: Những thông tin cần biết

Nội dung bài viếtBệnh viêm mũi dị ứng theo mùa là gì?Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng theo mùaDấu hiệu viêm mũi dị ứng theo mùaTác hại của...

thuốc trị viêm mũi dị ứng

8+ thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến nhất

Nội dung bài viếtBệnh viêm mũi dị ứng theo mùa là gì?Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng theo mùaDấu hiệu viêm mũi dị ứng theo mùaTác hại của...

Các thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng và những lưu ý khi sử dụng

Nội dung bài viếtBệnh viêm mũi dị ứng theo mùa là gì?Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng theo mùaDấu hiệu viêm mũi dị ứng theo mùaTác hại của...

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y và những ưu nhược điểm

Nội dung bài viếtBệnh viêm mũi dị ứng theo mùa là gì?Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng theo mùaDấu hiệu viêm mũi dị ứng theo mùaTác hại của...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn