Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

Bệnh Trĩ Ngoại Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Hướng Điều Trị

5/5 - (3 bình chọn)

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ xuất hiện ngoài đường lược do tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị phình to và căng giãn quá mức, từ đó gây ra những triệu chứng đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Nếu căn bệnh này không được tiến hành điều trị sớm cũng như điều trị không đúng phương pháp thì khả năng bệnh nhân đối diện với các biến chứng nguy hiểm là khá cao. Biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh có thể gặp phải là ung thư đại trực tràng.

Bệnh trĩ ngoại là một trong ba loại bệnh trĩ phổ biến hiện nay ngoài bệnh trĩ nội và bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ ngoại là một trong ba loại bệnh trĩ phổ biến hiện nay ngoài bệnh trĩ nội và bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch hậu môn trực tràng ở phía dưới đường lược bị phình giãn quá mức do chịu nhiều áp lực. Sau khoảng thời gian, máu ứ đọng nhiều tại vị trí này đã hình thành nên cấu trúc dạng túi, còn được gọi là búi trĩ. Và đây cũng chính là cách phân biệt loại trĩ này với các bệnh trĩ khác. Phần lớn, cấu trúc dạng túi xuất hiện bên ngoài cửa hậu môn, sát đường lược nên có xu hướng gây đau đớn nhiều hơn nếu so với bệnh trĩ nội.

Bệnh trĩ ngoại là một trong ba loại bệnh trĩ phổ biến nhất hiện nay. So với bệnh trĩ nội thì bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết và điều trị hơn. Tuy nhiên, các đối tượng mắc phải căn bệnh này thường có tâm lý xấu hổ, ngại tiếp xúc với đám đông, đặc biệt e ngại thăm khám. Chính vì lý do đó mà bệnh tình ngày một trở nên nghiêm trọng hơn, dễ gây ra biến chứng hơn.

Điểm qua những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng điển hình nhất là 5 yếu tố sau:

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn uống kém khoa học sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém đi, từ đó gây ra bệnh trĩ. Theo khảo sát mới nhất cho biết, số lượng người mắc bệnh trĩ có thể là do ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều chất đạm, protein, ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào, uống ít nước, lạm dụng rượu bia, chất kích thích,…;
  • Thói quen lười vận động, ngồi nhiều: Theo thống kê, số lượng người làm việc văn phòng, người lười vận động,… có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường. Bởi khi đó, trọng lượng của cơ thể bị dồn vào hệ tiêu hóa dưới, tạo nhiều sức ép và gây ra bệnh trĩ;
  • Đi đại tiện không đúng cách: Lúc đi đại tiện có thói quen làm việc riêng như chơi game, dùng thiết bị thông minh,… đã vô tình khiến chúng trở thành nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ ngoại;
  • Táo bón kéo dài: Tình trạng táo bón được hiểu một cách đơn thuần là phân khô cứng nên sẽ gây ra nhiều cơn đau khi đi đại tiện. Đôi khi, người bệnh cần phải rặn mạnh để tống chất thải ra ngoài. Điều này làm tăng áp lực tĩnh mạch trĩ và làm cơ vòng thắt hậu môn bị giãn theo và gây ra bệnh trĩ;
  • Do quá trình mang thai ở phụ nữ: Phần lớn phụ nữ dễ bị táo bón khi mang thai do hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn trở nên yếu đi. Đồng thời, thai nhi càng lớn càng tạo nên nhiều sức ép lên tĩnh mạch chủ dưới và gây cản trở đến quá trình lưu thông máu. Không những vậy, việc rặn mạnh đi đưa thai ra ngoài sẽ vô tình làm tăng áp lực tĩnh mạch trĩ quá mức và làm gia tăng mắc bệnh trĩ.
Thói quen lười vện động hay ngồi nhiều là nguyên nhân phổ biến khởi phát bệnh trĩ
Thói quen lười vện động hay ngồi nhiều là nguyên nhân phổ biến khởi phát bệnh trĩ

Ngoài ra, vẫn còn nhiều yếu tố khác gây bệnh trĩ chưa được kể đến như: thói quen ngồi xổm, rặn mạnh khi đi đại tiện, quan hệ qua hậu môn, mang vác nặng, rối loạn tiêu hóa,… Những yếu tố này đều gây ra sức ép ít nhiều lên tĩnh mạch hậu môn và khiến chúng bị tổn thương.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại rất khó để nhận biết ở giai đoạn đầu. Đôi khi người bệnh có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhưng triệu chứng của bệnh ngày một rõ ràng khi kích thước búi trĩ tăng hoặc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà người bệnh đang gặp phải. Một số biểu hiện phổ biến có thể kể đến như:

  • Xuất hiện cấu trúc dạng túi: Vì khối búi trĩ xuất hiện ở bên ngoài hậu môn nên người bệnh có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường hoặc có thể cảm giác được bằng cách chạm vào. Chính vì sự xuất hiện ở vị trí này nên thường gây ra cảm giác cộm khi ngồi hoặc di chuyển;
  • Đau rát hậu môn: Các búi trĩ ngoại thường chứa nhiều dây thần kinh cảm giác. Do đó, khi ngồi xuống hoặc đi đại tiện thường có cảm giác bị kích thích, đau rát nhiều. Mặt khác, sự co sát của phân và cửa hậu môn cũng có thể gây ra những cơn đau và khiến vết lở loét trở nên nghiêm trọng hơn. Các vấn đề này đều gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến lối sinh hoạt thường ngày;
  • Hậu môn ngứa ngáy khó chịu nhiều: Bên cạnh triệu chứng đau rát, người bị trĩ ngoại còn bắt gặp cơn ngứa ngáy khó chịu. Triệu chứng này bắt nguồn do lượng dịch nhầy tiết ra từ hậu môn ngày một nhiều khiến người bệnh có cảm giác ẩm ướt khó chịu. Song, việc vệ sinh hậu môn hằng ngày không được chú trọng đã sinh ra cơn ngứa. Lúc này, người bệnh khó có thể tập trung cho công việc, khiến năng suất bị giảm mạnh;
  • Táo bón kéo dài: Táo bón không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại mà còn là dấu hiệu nhận biết căn bệnh này. Khi bị táo bón, người bệnh thường dùng nhiều sức để gồng mình nhằm tống lượng chất thải ra môi trường. Chính vì việc rặn mạnh đó đã khiến bệnh trĩ ngoại trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Đi ngoài ra máu: Triệu chứng này không chỉ bắt gặp ở bệnh trĩ nội mà bệnh trĩ ngoại cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân xuất phát từ sự ma sát giữa phân và búi trĩ đã làm cho lớp niêm mạc hậu môn và búi trĩ bị trầy xước, từ đó gây ra hiện tượng chảy máu. Trường hợp bệnh nhẹ, lượng máu xuất hiện ít, lẫn trong phân nhưng máu xuất hiện ngày một nhiều khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng với kích thước búi trĩ ngày một to.
Táo bón không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại mà còn là dấu hiệu nhận biết căn bệnh này
Táo bón không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại mà còn là dấu hiệu nhận biết căn bệnh này

Nếu bản thân đang gặp phải những triệu chứng trên có thể bạn đang mắc bệnh trĩ ngoại. Bởi vì triệu chứng của căn bệnh này có xu hướng tăng theo thời gian, điều này đồng nghĩa với việc bệnh càng để lâu càng nguy hiểm. Do đó, bạn nên nhận biết sớm và có hướng điều trị phù hợp.

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ngoại không chỉ ảnh đến sức khỏe tổng thể mà còn tác động không hề nhỏ đến yếu tố tâm lý, khiến người bệnh kém tự tin khi tiếp xúc với người khác. Không những vậy, bệnh tình không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh đối mặt với một số tác hại nguy hiểm. Đó có thể là:

  • Thiếu máu: Là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ ngoại nói riêng. Khi bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nặng thì lượng máu thất thoát càng nhiều khi đi đại tiện. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây thiếu máu, từ đó gây hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, dễ mất sức,…;
  • Sa búi trĩ: Khi bệnh tình tiến triển nặng, búi trĩ càng tăng dần kích thước và làm nghẹt hậu môn, gây chèn ép và cản trở máu lưu thông gây tình trạng đau đớn, ngứa ngáy khó chịu, lâu ngày có thể dẫn đến việc hoại tử búi trĩ;
  • Hoại tử: Vì sự xuất hiện của búi trĩ nên máu không lưu thông và không được cung cấp chất dinh dưỡng nên dễ bị nhiễm trùng và dẫn đến hoại tử;
  • Gây rối loạn hậu môn: Búi trĩ ngoại lòi ra ngoài chèn ép hậu môn một thời gian sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cơ vòng. Điều này có thể gây mất khả năng co thắt và người bệnh không thể tự chủ trong mỗi lần đi vệ sinh;
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: Búi trĩ gia tăng kích thước đồng nghĩa với việc lớp niêm mạc tĩnh mạch hậu môn – trực tràng rất dễ bị thủng. Khi đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.
Ung thư đại trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ mà người bệnh có khả năng gặp phải nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời
Ung thư đại trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ mà người bệnh có khả năng gặp phải nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời

Ngoài ra, người bệnh còn có khả năng gặp phải một số diễn tiến khác do bệnh trĩ gây ra như áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,… Các bệnh lý này đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, thậm chí có thể dẫn đến ung thư nếu bệnh tình không được điều trị kịp thời.

Chẩn đoán bệnh trĩ ngoại như thế nào?

Bác sĩ tiến hành chẩn đoán bệnh trĩ ngoại thông qua việc đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể, tra hỏi bệnh nhân để nắm rõ các triệu chứng thường gặp trong những ngày gần đây. Đặc biệt, bác sĩ hoàn toàn có thể quan sát sự xuất hiện của khối búi trĩ bằng mắt thường, dựa vào đó để đánh giá mức độ bệnh lý.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm thêm một số bài kiểm tra như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi trực tràng,… để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại. Từ đó đưa ra kết luận cuối và phác đồ điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, nếu tình trạng chảy máu hậu môn – trực tràng nhưng không kèm triệu chứng đau rát thì bạn nên chủ động thăm khám càng sớm càng sớm. Bởi triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm khác như: nứt hậu môn, ung thư hậu môn, ung thư đại trực tràng, áp xe quanh hậu môn, bệnh viêm đường ruột,…

Tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh trĩ
Tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh trĩ

Các biện pháp điều trị bệnh trĩ ngoại phổ biến hiện nay

Với nền y học ngày càng phát triển, bệnh trĩ ngoại hoàn toàn có thể trị khỏi và ít tái phát nếu việc điều trị được tiến hành từ sớm. Mục đích chính của việc điều trị là cải thiện rối loạn do bệnh trĩ gây ra. Dựa vào mức độ bệnh lý mắc phải và trường hợp cụ thể mà người bệnh có thể lựa chọn phương án điều trị phù hợp.

1. Điều trị bệnh trĩ tại nhà

Đối với các trường hợp trĩ ngoại ở giai đoạn nhẹ, có kích thước búi trĩ nhỏ, ít đau rát, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị bệnh tại nhà để cải thiện triệu chứng, bao gồm:

  • Tắm nước ấm mỗi ngày để làm dịu cơn đau rát hậu môn và hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ;
  • Thường xuyên vệ sinh hậu môn bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm, nhất là sau mỗi lần đại tiện. Sau đó, nên sử dụng khăn bông sạch để lau khô nước;
  • Chườm lạnh bằng cách cho vài viên đá lạnh vào trong khăn bông sạch rồi đặt lên hậu môn. Liệu pháp này có tác dụng giảm sưng viêm và mang lại cảm giác dễ chịu hơn;
  • Tận dụng một số mẹo vặt chữa bệnh trĩ ngoại được lưu truyền trong dân gian. Đó có thể là bài thuốc sử dụng: nghệ, vỏ lựu, diếp cá, gừng, đu đủ, lá lốt, lá trầu không,…

2. Dùng thuốc đặc trị Tây y theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh trĩ là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại ở mức độ nhẹ. Phương pháp điều trị này không chỉ mang lại sự tiện ích khi sử dụng mà còn mang lại công dụng nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn hoặc không kê đơn chữa bệnh trĩ ngoại như:

  • Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn thường được sử dụng để giảm đau do bệnh trĩ ngoại gây ra như Acetaminophen, Ibuprofen,… Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời, do đó người bệnh cần thận khi sử dụng. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau chỉ được chỉ định dùng ngắn hạn để phòng ảnh hưởng đến dạ dày, chức năng của gan và thận;
  • Thuốc bôi trĩ: Loại thuốc này vừa có tác dụng giảm đau, kháng viêm vừa giúp thu nhỏ kích thước của búi trĩ. Song, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc bôi bởi chúng có khả năng gây kích ứng da nếu sử dụng quá liều;
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón kéo dài và làm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, đồng thời hỗ trợ ổn định hệ tiêu hóa;
  • Một số loại thuốc khác: Thuốc đặt hậu môn có tác dụng kháng viêm, thuốc làm mềm phân, thuốc làm tăng sức bền cho thành mạch,…
Dùng thuốc bôi trĩ hoặc thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh những tác dụng phụ
Dùng thuốc bôi trĩ hoặc thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh những tác dụng phụ

Khi dùng thuốc tân dược chữa bệnh trĩ ngoại, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa để tránh mặt phải bất kỳ tác dụng phụ nào. Đồng thời, không tự ý tăng liều dùng khi chưa có sự cho phép từ phía chuyên môn.

3. Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ

Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ là phương pháp điều trị cuối cùng nhằm loại bỏ hoàn toàn búi trĩ bị sa ra ngoài. Phương án điều trị này phù hợp cho các trường hợp điều trị bệnh bằng thuốc Tây y không mang lại kết quả khả quan hoặc búi trĩ có kích thước quá lớn làm nghẹt hậu môn hay xuất hiện trĩ huyết khối. Một số phương pháp phẫu thuật điển hình như:

  • Phẫu thuật cắt trĩ ngoại đơn độc: Chỉ định cho các trường hợp trĩ ngoại tắc mạch. Không áp dụng cho các trường hợp sa trĩ vòng hay viêm nhiễm hậu môn;
  • Phẫu thuật rạch lấy cục máu đông do trĩ ngoại tắc mạch: Chỉ định cho các trường hợp trĩ ngoại tắc mạch. Không áp dụng cho các trường hợp sa trĩ mạch lan rộng hoạt tử hay viêm nhiễm hậu môn;
  • Phẫu thuật cắt mẫu da thừa trĩ ngoại.
Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ áp dụng cho các trường hợp điều trị trĩ ngoại không mang lại kết quả khả quang hay kích thước búi trĩ quá to gây nghẹt hậu môn
Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ áp dụng cho các trường hợp điều trị trĩ ngoại không mang lại kết quả khả quang hay kích thước búi trĩ quá to gây nghẹt hậu môn

Mặc dù điều trị ngoại khoa mang lại hiệu quả nhanh chóng so với các thủ thuật khác nhưng sự can thiệp này nếu không đảm bảo có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau khi mổ như: nhiễm trùng vết mổ, hẹp hậu môn, són phân, chảy máu kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu máu, rối loạn đại tiện,… Bên cạnh đó, căn bệnh trĩ này có thể tái phát trở lại trong khoảng thời gian ở tương lai. Tỷ lệ tái phát còn phụ thuộc vào tính chất công việc, chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày và cả kỹ thuật của bác sĩ thực hiện.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Nếu không mong muốn bản thân mắc bệnh trĩ ngoại, bạn có thể tự điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày thông qua một số biện pháp cụ thể sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo có đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là chất cơ. Đây là một trong những dưỡng chất rất cần thiết đối với bị bệnh trĩ, nó có tác dụng làm mềm phân và giúp ổn định quá trình tiêu hóa, phòng tránh tình trạng bị táo bón;
  • Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn (2 – 2,5 lít nước mỗi ngày). Bởi nước đóng vai trò không hề nhỏ đến quá trình duy trì sự sống, ổn định điện giải và giúp làm mềm phân, từ đó giúp làm giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng;
  • Thường xuyên vệ sinh hậu môn sạch sẽ để phòng tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn hay vi nấm gây hại. Tốt hơn nếu vệ sinh hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý và làm khô bằng khăn bông. Tuyệt đối không để hậu môn bị ẩm ướt hay bị bí quá mức;
  • Hạn chế lao động nặng nhọc, mang vác nặng,… Đối với các đối tượng có tính chất công việc ngồi nhiều (như dân văn phòng, thợ may,…) cần hạn chế ngồi quá lâu, thi thoảng nên dành thời gian để vươn vai, đi lại để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa dưới;
  • Dành nhiều thời gian để tham gia một số bộ môn mà bản thân yêu thích như chạy bộ, đi bộ, yoga, hành thiền,… Việc tập luyện mỗi ngày với cường độ vừa phải không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, mà còn giúp nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh vặt.
Mỗi ngày dành khoảng 30 - 45 phút để vận động cơ thể bằng những bộ môn là bản thân yêu thích để phòng bệnh trĩ và nâng cao sức khỏe tổng thể
Mỗi ngày dành khoảng 30 – 45 phút để vận động cơ thể bằng những bộ môn là bản thân yêu thích để phòng bệnh trĩ và nâng cao sức khỏe tổng thể

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về bệnh trĩ ngoại – một trong những căn bệnh khó nói mà nhiều người e ngại thăm khám và điều trị. Tốt nhất, bạn nên chủ động thăm khám nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại. Bởi việc thăm khám bệnh càng sớm càng giúp bệnh tình nhanh khỏi, ít tốn kém và phòng ngừa biến chứng xuất hiện.

Thông tin hữu ích cho bạn đọc:

Tin xem thêm

Tin khác

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtBệnh trĩ ngoại là gì?Điểm qua những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoạiDấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoạiBệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtBệnh trĩ ngoại là gì?Điểm qua những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoạiDấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoạiBệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtBệnh trĩ ngoại là gì?Điểm qua những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoạiDấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoạiBệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtBệnh trĩ ngoại là gì?Điểm qua những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoạiDấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoạiBệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtBệnh trĩ ngoại là gì?Điểm qua những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoạiDấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoạiBệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn