Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Vảy nến thể mảng: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Bệnh vảy nến thể mủ: Triệu chứng và cách điều trị

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Đánh giá

Vảy nến là một dạng rối loạn da, đặc trưng bởi tình trạng viêm đỏ và bong nhiều vảy trắng. Bệnh lý này chủ yếu gây tổn thương ngoài da và hiếm khi phát sinh triệu chứng ngứa, đau nhức. Tuy nhiên bệnh có thể gây ngứa nhẹ khi thân nhiệt tăng cao, da đổ nhiều mồ hôi hoặc mắc bệnh vảy nến thể mủ.

Bệnh Vảy Nến Có Ngứa Không
Bệnh vảy nến có gây ngứa không?

Bệnh vảy nến có ngứa không?

Vảy nến (vẩy nến) là một dạng tổn thương da mãn tính, tiến triển suốt đời và hay tái phát. Bệnh lý này xảy ra do rối loạn hoạt động tăng sinh tế bào thượng bì, dẫn đến tình trạng da hình thành vảy bong liên tục đi kèm với triệu chứng viêm đỏ.

Hiện tại căn nguyên của bệnh vảy nến chưa được làm rõ. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy cơ chế bệnh sinh có liên quan đến bất thường ở nhiễm sắc thể số 6 cộng hưởng với các yếu tố thúc đẩy như tâm lý căng thẳng, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, rối loạn nội tiết và rối loạn chuyển hóa đường đạm.

Mặc dù có tiến triển dai dẳng và không thể điều trị hoàn toàn nhưng bệnh lý này tương đối lành tính và hầu như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngoài các vấn đề về nguyên nhân và cách điều trị, một số bệnh nhân thắc mắc “Liệu bệnh vảy nến có gây ngứa không?”.

Bệnh Vảy Nến Có Ngứa Không
Bệnh vảy nến chỉ gây ngứa nhẹ khi da đổ nhiều mồ hôi hoặc thân nhiệt tăng cao

Theo các chuyên gia Da liễu, phần lớn các trường hợp bị vảy nến đều không đau rát và ngứa ngáy. Trên thực tế, một số ít trường hợp có thể bị ngứa nhẹ do thân nhiệt tăng và da tiết quá nhiều mồ hôi. Mức độ ngứa của bệnh lý này nhẹ hơn so với bệnh chàm eczema và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Tuy nhiên ở thể vảy nến hiếm gặp (vảy nến thể mủ), bệnh có thể gây đau rát và ngứa ngáy dữ dội.

Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, tổn thương do vảy nến có thể tiến triển dai dẳng, gây ngứa âm ỉ, tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập và gây bội nhiễm da.

Các biện pháp giảm ngứa do bệnh vảy nến

Tình trạng ngứa ngáy do vảy nến có thể tiến triển nặng dần theo thời gian, gây ảnh hưởng đến ngoại hình, giấc ngủ và làm giảm chất lượng cuộc sống. Để làm giảm triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện như:

1. Tích cực điều trị bệnh

Mặc dù bệnh vảy nến không thể điều trị hoàn toàn, tuy nhiên bạn có thể làm giảm triệu chứng lâm sàng bằng các biện pháp y tế như:

Bệnh Vảy Nến Có Ngứa Không
Tích cực điều trị vảy nến giúp kiểm soát tổn thương da, giảm ngứa ngáy và đau rát
  • Sử dụng thuốc bôi: Các loại thuốc bôi điều trị vảy nến (Axit salicylic, Goudron, thuốc mỡ corticoid, thuốc bôi calcipotriol, thuốc khử Anthralin,…) có tác dụng bạt sừng, giảm viêm, ngăn chặn tổn thương lan rộng và giảm ngứa ngáy.
  • Dùng thuốc uống: Trong trường hợp tổn thương da đáp ứng kém với điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc uống như Retinoid, Methotrexate, Cyclosporin A,… Các loại thuốc này có tác dụng điều biến miễn dịch, làm chậm tăng sản biểu bì, chống thâm nhiễm,… từ đó làm giảm tổn thương da và cải thiện một số triệu chứng cơ năng như ngứa và đau rát nhẹ.
  • Quang hóa trị liệu: Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể làm giảm triệu chứng của bệnh vảy nến bằng phương pháp quang hóa trị liệu. Liệu pháp này có tác dụng chống phân bào, ức chế các yếu tố làm tăng sinh thượng bì và ngăn chặn quá trình gián phân. Áp dụng quang trị liệu có thể làm giảm tổn thương da, ngăn chặn quá trình tăng sinh tế bào sừng và giảm ngứa ngáy.

Nếu tích cực điều trị, bệnh vảy nến sẽ được kiểm soát và ít có khả năng bùng phát mạnh. Ở giai đoạn duy trì, bệnh chủ yếu gây tổn thương da, ít phát sinh triệu chứng ngứa ngáy và đau rát.

2. Kết hợp với biện pháp chăm sóc

Vảy nến và các bệnh da liễu mãn tính đều có cơ chế bệnh sinh khá phức tạp. Do đó bên cạnh các biện pháp điều trị, bạn cần phối hợp với chế độ chăm sóc khoa học nhằm hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh.

bệnh vảy nến có ngứa không
Dưỡng ẩm thường xuyên giúp giảm viêm đỏ, bong tróc, ngứa ngáy và tái tạo hàng rào bảo vệ da

Các biện pháp chăm sóc đối với bệnh vảy nến, bao gồm:

  • Tránh gãi, chà xát và hạn chế một số tác động cơ học lên da. Các tác động này có thể làm tăng mức độ ngứa, gây xây xước da, chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp làm giảm tình trạng da bong vảy, viêm đỏ, ngứa ngáy và nóng rát. Hơn nữa, thói quen này còn giúp ổn định hoạt động chuyển hóa da và ngăn ngừa tình trạng tăng tế bào thượng bì.
  • Thay đổi lối sống và xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Nên hạn chế các thực phẩm và đồ uống tác động tiêu cực đến bệnh như rượu bia, mỡ động vật, cà phê, đường,…
  • Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
  • Nên giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, ngồi thiền, đọc sách và bơi lội.

3. Áp dụng mẹo giảm ngứa tại nhà

Nếu tình trạng ngứa có mức độ nhẹ, bạn có thể làm giảm triệu chứng với các mẹo tại nhà như:

bệnh vảy nến có ngứa không
Có thể dùng tinh dầu tràm trà, nha đam hoặc chườm mát lên da để giảm ngứa ngáy do bệnh vảy nến
  • Chườm mát: Chườm mát là biện pháp giảm ngứa an toàn và dễ thực hiện. Biện pháp này giúp làm dịu vùng da sưng đỏ, giảm ngứa ngáy và đau rát. Nên làm sạch vùng da ngứa ngáy, sau đó dùng khăn thấm nước mát và đắp lên da trong 5 – 10 phút để cải thiện các triệu chứng khó chịu.
  • Dùng nha đam: Nha đam có đặc tính làm mát, giảm viêm và phục hồi da. Vì vậy bạn có thể thoa gel nha đam trực tiếp lên vùng da bị vảy nến để giảm khô da, bong tróc, cải thiện hiện tượng viêm đỏ và ngứa ngáy.
  • Tinh dầu tràm: Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm và tiêu sưng. Để làm giảm tình trạng ngứa và viêm do vảy nến, bạn có thể cho vài giọt dầu tràm vào nước tắm.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh vảy nến có ngứa không?” và hướng dẫn một số biện pháp giúp làm giảm triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp vảy nến xảy ra trên diện rộng và có mức độ nặng, bạn nên thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để kịp thời kiểm soát và ngăn chặn các biến chứng nặng nề.

Tham khảo thêm: 

Tin khác

Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến có ngứa không?Các biện pháp giảm ngứa do bệnh vảy nến1. Tích cực điều trị bệnh2. Kết hợp với biện pháp chăm sóc3. Áp...

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến có ngứa không?Các biện pháp giảm ngứa do bệnh vảy nến1. Tích cực điều trị bệnh2. Kết hợp với biện pháp chăm sóc3. Áp...

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến có ngứa không?Các biện pháp giảm ngứa do bệnh vảy nến1. Tích cực điều trị bệnh2. Kết hợp với biện pháp chăm sóc3. Áp...

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến có ngứa không?Các biện pháp giảm ngứa do bệnh vảy nến1. Tích cực điều trị bệnh2. Kết hợp với biện pháp chăm sóc3. Áp...

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến có ngứa không?Các biện pháp giảm ngứa do bệnh vảy nến1. Tích cực điều trị bệnh2. Kết hợp với biện pháp chăm sóc3. Áp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn