Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Vảy nến thể mảng: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Bệnh vảy nến thể mủ: Triệu chứng và cách điều trị

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Bệnh vẩy nến có lây không? Chuyên gia giải đáp

5/5 - (1 bình chọn)

Người bị vẩy nến gặp phải những khó chịu đặc trưng do làn da bong tróc, ửng đỏ, ngứa ngáy… Kèm theo đó, tình trạng tiến triển lan rộng khiến người bệnh lẫn người bình thường hoang mang. Để tìm hiểu bệnh vẩy nến có lây không và lây qua đường nào, bài viết sẽ cung cấp thông tin làm rõ những vấn đề trên.

Bệnh vẩy nến có lây không? Chuyên gia giải đáp
Bệnh vẩy nến là tình trạng viêm da do rối loạn miễn dịch phổ biến

Đặc điểm của bệnh vẩy nến

Triệu chứng đặc trưng của bệnh vẩy nến là các mảng da bị đóng vảy trắng, bề mặt da khô bong tróc với các lớp màu trắng xếp thành từng tầng. Có những dạng vảy nến thường gặp nhất là vẩy nến thể mảng, vảy nến phấn hồng, vảy nến phấn trắng…  Các chuyên gia da liễu đã khẳng định vảy nến là một dạng bệnh lành tính nhưng khả năng điều trị bệnh tận gốc thường khó khăn.

Vẩy nến có các triệu chứng bùng phát mạn tính, số lần tái phát tùy thuộc vào tác động từ môi trường. Thông thường, vảy nến chỉ gây ngứa ngáy, các triệu chứng chỉ bùng phát tạm thời. Tuy nhiên ở những trường hợp vảy nến hình thành ổ viêm, vùng da bị chảy dịch, diện tích tổn thương có thể lan rộng và ảnh hưởng đến khớp.

Bệnh vẩy nến có lây không?
Bệnh vẩy nến gây ra những tổn thương trên bề mặt da để lại sẹo vĩnh viễn

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến không đặc trưng, nhưng những đối tượng di truyền thường có khả năng bùng phát bệnh độc lập. Ngoài ra từ những ảnh hưởng cơ bản nào đó (dị ứng, bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng), khi được kích hoạt khiến cho hệ thống miễn dịch bị rối loạn ảnh hưởng đến các tế bào da. Do đó bệnh vảy nến còn được xem là một triệu chứng loạn da tự miễn dịch mãn tính khó điều trị.

Theo ghi nhận, có đến 90% các trường hợp vẩy nến xảy ra do di truyền. Trong đó, phổ biến nhất và vảy nến da đầu với những mảng da khô, bong tróc vảy, chảy máu,… Lâu dần, vùng da bị khô và nứt nẻ, rụng tóc thường xuyên. Mặc dù bệnh vảy nến dễ lây lan đến vùng da xung quanh nhưng nếu điều trị kịp thời, bệnh nhân vẫn có thể kiểm soát tốt triệu chứng.

Bệnh vẩy nến có lây không?

Vảy nên hình thành từ sự suy yếu hệ thống miễn dịch, các tế bào da tích tụ nhanh chóng tạo thành lớp vảy óng ánh. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do di truyền, rối loạn hệ miễn dịch, suy giảm nội tiết tố, căng thẳng, stress, thiếu hụt chất dinh dưỡng, dị ứng hóa chất,… Những nguyên nhân trên cho thấy vẩy nến không phải là bệnh lý truyền nhiễm, triệu chứng không lây qua những tiếp xúc thông thường.

Theo Lương y, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc) cho biết,: “Vẩy nến là căn bệnh da liễu biểu hiện bằng tình trạng viêm da mạn tính. Đây là một bệnh tự miễn không thể điều trị tận gốc, bệnh không hình thành từ vi khuẩn hay virus gây nên. Vì thế người bệnh có thể cùng sống chung trong môi trường có người bị vảy nến mà không lo lây nhiễm bệnh. Ngoài ra vẩy nến cũng không lây lan qua con đường quan hệ tình dục hay việc tiếp xúc da, niêm mạc, dịch tiết”.

Bệnh vẩy nến có lây không?
Bệnh vảy nến không lây truyền qua bất kỳ tiếp xúc nào

Một số nghiên cứu cũng đã khẳng định tính cục bộ của bệnh vảy nến. Hơn 50% các trường hợp vảy nến tái phát lần sau tại chính vị trí bùng phát bệnh trước đó. Sau mỗi đợt tái phát, triệu chứng vẩy nến có thể tiến triển nghiêm trọng hơn với những tổn thương lan rộng kề cạnh vùng da tổn thương ban đầu.

Người bình thường khi tiếp xúc trực tiếp với những bệnh nhân mắc phải căn bệnh vẩy nến sẽ không bị ảnh hưởng từ bệnh. Mặc dù vậy, từng đợt bùng phát bệnh vảy nến sẽ xảy ra bất kỳ lúc nào, điều trị khó dứt điểm nếu không áp dụng đúng phương pháp. Đối với vảy nến da đầu, vùng da bị bệnh có thể lan rộng xuống vùng cổ, mặt. Lúc này việc điều trị bệnh sẽ tốn kém rất nhiều chi phí đồng thời người bệnh mất nhiều thời gian điều trị hơn.

Di truyền – Con đường lây truyền vẩy nến duy nhất

Di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh vẩy nến.   Theo như ghi nhận của nhiều nghiên cứu từ trước đên nay, di truyền chiếm đến 10% các trường hợp bố hoặc mẹ bị bệnh, tỉ lệ có thể lên tới 40% nếu bố và mẹ đều bị bệnh. Bệnh cũng liên quan đến yếu tố lịch sử gia đình. Nếu như gia đình có anh chị em ruột mắc bệnh vẩy nến, thì những thành viên trong gia đình có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp 5 lần.

Bệnh vẩy nến xảy ra do xuất hiện sự đột biến gen tạo ra gen mới trong một số trường hợp. Bởi vì gene này có thể truyền lại trong gia đình nên bệnh xảy ra cao hơn ở những người có cùng dòng máu. Tuy nhiên, không chỉ có di truyền và rối loạn miễn dịch là nguyên nhân tất cả gây ra bệnh vẩy nến. Một số trường hợp gia đình có bố mẹ bị vảy nến nhưng con khỏe mạnh do chính bản thân họ có thể phản ứng lại với sự rối loạn miễn dịch tự nhiên.

Bệnh vẩy nến có lây không?
Bệnh vẩy nến là căn bệnh da liễu có tỷ lệ di truyền cao

Bệnh có thể bùng phát trong giai đoạn trưởng thành. Những đối tượng nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ phát triển vẩynến gồm nhóm sau: lạm dụng bia rượu và thuốc lá, người thường xuyên căng thẳng, tổn thương da, mắc bệnh truyền nhiễm, sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc rối loạn lưỡng cực,…

Những lưu ý dành cho người bị bệnh vẩy nến

Triệu chứng vẩy nến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau. Thời gian tái phát triển chứng kéo dài khoảng 1 – 2 năm, hoặc lâu hơn tùy theo các tác động phụ thuộc. Việc điều trị vảy nến là quá trình lâu dài, tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh lý mà bác sĩ sẽ đề ra phương hướng điều trị phù hợp.

điều trị bệnh vẩy nến
Bổ sung độ ẩm cho da là nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh vảy nến

Ở những trường hợp mới bùng phát lần đầu, triệu chứng chỉ phát triển ở diện tích nhỏ thì người bệnh có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển biến nặng thì việc điều trị cần đi đúng hướng để tránh gây ra biến chứng khó lường. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh vẩy nến, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe để tăng cường miễn dịch khi mắc phải bệnh lý này. Lời khuyên dành cho người bệnh gồm:

  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, không lạm dụng các chất tẩy rửa có mùi.
  • Cắt móng tay, không dùng tay gãi ngứa tại các vùng da bị tổn thương tránh nhiễm trùng
  • Để vùng da luôn thông thoáng, tránh ủ mồ hôi khiến chất nhờn tích tụ trên bề mặt da và lỗ chân lông.
  • Sau khi tắm nên dùng kem dưỡng ẩm để làm dịu lớp sừng bong tróc trên da.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, kiểm tra trước các thành phần của sản phẩm tránh kích ứng.
  • Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất và tăng cường các thực phẩm có thành phần vitamin.
  • Không bịt kín da thường xuyên, chỉ che chắn cho da khi cần đi ra ngoài.
  • Tránh xa nhóm chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chúng sẽ làm triệu chứng thêm trầm trọng.
  • Bạn cần giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá mức sẽ kéo dài thời gian điều trị bệnh.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch.
  • Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức sẽ dễ gây tái phát bệnh.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thải độc, thanh nhiệt cơ thể và bổ sung độ ẩm cần thiết cho da
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc trị vảy nến khi không được sự cho phép, đặc biệt việc điều trị dân gian cũng cần được bác sĩ tham vấn trước khi thực hiện.
  • Tuân thù đúng các chỉ định điều trị của bác sĩ, nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa

Bệnh vẩy nến là căn bệnh khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Ở giai đoạn bệnh cấp tính, những triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm sau một thời gian mà không cần dùng thuốc. Trong điều kiện thích hợp, triệu chứng vảy nến sẽ rất dễ bị bùng phát trở lại. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể đối phó với từng cơn tái phát bằng cách tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát biến chứng.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh có thể yên tâm hơn trước nỗi lo lắng “Bệnh vẩy nến có lây không?”. Người bệnh cần chuẩn bị tâm lý  kiên trì điều trị bệnh lâu dài. Nếu áp dụng sai phương pháp điều trị, hoặc dở dang tiến trình điều trị sẽ không tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Bên cạnh đó, kết hợp cùng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt nhất.

Quan tâm nhiều: 

Tin khác

Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Nội dung bài viếtĐặc điểm của bệnh vẩy nếnBệnh vẩy nến có lây không?Di truyền – Con đường lây truyền vẩy nến duy nhấtNhững lưu ý dành cho người bị...

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Nội dung bài viếtĐặc điểm của bệnh vẩy nếnBệnh vẩy nến có lây không?Di truyền – Con đường lây truyền vẩy nến duy nhấtNhững lưu ý dành cho người bị...

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Nội dung bài viếtĐặc điểm của bệnh vẩy nếnBệnh vẩy nến có lây không?Di truyền – Con đường lây truyền vẩy nến duy nhấtNhững lưu ý dành cho người bị...

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

Nội dung bài viếtĐặc điểm của bệnh vẩy nếnBệnh vẩy nến có lây không?Di truyền – Con đường lây truyền vẩy nến duy nhấtNhững lưu ý dành cho người bị...

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Nội dung bài viếtĐặc điểm của bệnh vẩy nếnBệnh vẩy nến có lây không?Di truyền – Con đường lây truyền vẩy nến duy nhấtNhững lưu ý dành cho người bị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn