Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Vảy nến thể mảng: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Bệnh vảy nến thể mủ: Triệu chứng và cách điều trị

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Những biểu hiện ban đầu của vẩy nến giúp phát hiện sớm bệnh

1/5 - (1 bình chọn)

Vẩy nến là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị. Vì thế, kịp thời phát hiện những biểu hiện ban đầu của vẩy nến có ý nghĩa rất quan trọng trong kiểm soát các triệu chứng của bệnh, phòng biến chứng và giảm tần suất tái phát bệnh. Đồng thời người bệnh cũng rút ngắn được thời gian, chi phí và công sức trong quá trình điều trị.

Phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh vẩy nến sẽ rút ngắn được thời gian và nâng cao hiệu quả điều trị.
Phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh vẩy nến sẽ rút ngắn được thời gian và nâng cao hiệu quả điều trị.

Vẩy nến là bệnh gì?

Vẩy nến là bệnh lý mãn tính về da. Đây là tình trạng da bị bong tróc liên tục tạo thành các mảng vảy trắng. Tốc độ thay thế các tế bào cũ trên da của người bị vẩy nến nhanh gấp 10 lần so với người bình thường.

Vẩy nến là bệnh khá phổ biến. Nó có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Độ tuổi bị bệnh cũng không điển hình. Nhiều trường hợp mắc bệnh khi còn trẻ nhưng cũng có không ít người bị sau tuổi 50. Xét về yếu tố giới thì tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là như nhau.

Bệnh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Đồng thời, đây không phải là bệnh truyền nhiễm. Vẩy nến không lây qua tiếp xúc thông thường. Ngay cả trường hợp tiếp xúc với lớp vảy bong tróc từ da của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Đến nay y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây bệnh vẩy nến. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó có liên quan đến hoạt động của hệ miễn dịch. Cụ thể là hoạt động của tế bào lympho T. Vì một lý do nào đó mà tế bào này bị rối loạn chức năng nhận diện. Nó lầm tưởng các tế bào trong cơ thể là tế bào ngoại lai rồi tấn công. Quá trình này làm da bị bong tróc liên tục. Bên cạnh đó, một số giả thuyết cho rằng vẩy nến là bệnh có yếu tố di truyền.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến chưa được làm rõ. Tuy nhiên, người ta tin rằng nó có liên quan đến hoạt động của hệ miễn dịch.
Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến chưa được làm rõ. Tuy nhiên, người ta tin rằng nó có liên quan đến hoạt động của hệ miễn dịch.

Dù chưa tìm được nguyên nhân nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Chúng tạm được xếp vào nhóm nguyên nhân khởi phát gây vẩy nến. Cụ thể là:

  • Mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Thuốc chữa tăng huyết áp, sốt rét, thuốc chống viêm không chứa steroid…
  • Tâm trạng căng thẳng quá mức kéo dài liên tục;
  • Thời tiết quá lạnh và khô;
  • Lạm dụng các chất kích thích: Rượu, bia và thuốc lá;
  • Không chú ý vệ sinh và chăm sóc da đúng cách.

Những biểu hiện ban đầu của vẩy nến

Biểu hiện ban đầu của vẩy nến là sự xuất hiện các mảng da màu đỏ có vảy trắng. Dần dần các lớp vảy này phát triển nhiều hơn, xếp chồng lên nhau và dễ bong tróc. Hình dạng ban đầu của các đốm vảy khá giống với giọt nến. Vẩy nến dù là bệnh lý về da nhưng ít khi gây ngứa. Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp gây châm chích hoặc bỏng rát.

Vị trí ban đầu thường xuất hiện bệnh vẩy nến là khuỷu tay, đầu gối và rìa tóc. Ngoài ra, ở vùng xương cùng và mông cũng là những vị trí xuất hiện biểu hiện ban đầu của vẩy nến. Sau một khoảng thời gian nhất định, tổn thương từ các vùng da này sẽ lan ra toàn cơ thể.

Biểu hiện ban đầu thường gặp của người bị bệnh vẩy nến là tình trạng bong tróc da liên tục.
Biểu hiện ban đầu thường gặp của người bị bệnh vẩy nến là tình trạng bong tróc da liên tục.

Bên cạnh dấu hiệu tổn thương ở da, người bệnh có thể sớm nhận biết vẩy nến thông qua biểu hiện ở móng. Cụ thể, móng của người mắc bệnh sẽ chuyển màu vàng đục. Trường hợp bệnh nặng, móng sẽ có biểu hiện dày và dễ gãy.

Ngoài ra, dấu hiệu ban đầu của bệnh còn thể hiện ở khớp trong một số trường hợp. Những người bị tổn thương ở khớp thì dấu hiệu trên da rất ít. Khớp liên quan đến bệnh vẩy nến thường là khớp gối và cột sống.

Một số người sẽ không có các dấu hiệu phổ biến của bệnh trong giai đoạn đầu hoặc chỉ có một vài biểu hiện mờ nhạt. Tuy nhiên cũng có trường hợp xuất hiện thêm các triệu chứng khác. Do đó, cách tốt nhất vẫn là kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi có các dấu hiệu bất thường kéo dài.

Các thể (dạng) vẩy nến

Ngoài những dấu hiệu chung như đã trình bày, biểu hiện ban đầu của vẩy nến còn khác nhau tùy từng thể bệnh. Người ta phân loại các thể bệnh dựa vào hình dạng đốm vẩy, tính chất và mức độ tổn thương cho da.

  • Vẩy nến thể mảng:

Đây là dạng phổ biến nhất trong số các trường hợp mắc bệnh vẩy nến hiện nay (chiếm khoảng 90%). Triệu chứng tiêu biểu ban đầu của vẩy nến thể mảng là: Đỏ và khô da, vảy bạc có thể tự bong tróc. Vị trí thường là khủy tay, đầu gối, da đầu, thậm chí là bộ phận sinh dục và bên trong miệng.

  • Vẩy nến thể tròn:

Dạng bệnh này khá hiếm gặp. Các tổn thương trên da có hình tròn với nhiều kích thước khác nhau.

  • Vẩy nến thể mụn mủ:

Vẩy nến thể mủ được xem là một trong những thể bệnh nghiêm trọng. Các nốt mụn mủ trên da dễ gây tình trạng nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Vẩy nến thể mủ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nên nó cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Vẩy nến thể mủ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nên nó cần được điều trị càng sớm càng tốt.
  • Vẩy nến thể đốm:

Các đốm đỏ xuất hiện đột ngột và lan rất nhanh ra toàn bộ vùng da trên cơ thể.

  • Vẩy nến thể móng:

Chiếm khoảng 5% các trường hợp mắc bệnh vẩy nến. Biểu hiện đặc trưng là những đốm màu vàng xuất hiện trên móng tay. Nó nằm rải rác trên nền móng bình thường. Lâu dần, lớp sừng tách ra khiến móng bị phá vỡ dễ dàng.

  • Vẩy nến thể khớp:

Số trường hợp mắc bệnh vẩy nến thể khớp phổ biến hơn thể móng và thể mụn mủ. Dấu hiệu viêm khớp có thể xuất hiện trước dấu hiệu trên da vài năm. Các triệu chứng phổ biến là cứng khớp sau khi ngủ dậy, đau và sưng khớp.

  • Vẩy nến thể da tiết bã:

Hay còn gọi là vẩy nến thể nghịch. Bệnh xuất hiện ở những vùng da có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh như vùng nếp gấp. Da ở những vùng này không gây bong tróc nhưng khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

  • Vẩy nến toàn thân:

Thường gây ngứa ngáy toàn cơ thể. Đôi khi còn kèm theo tình trạng ớn lạnh và mất kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Thể vẩy nến này thường xảy ra do da bị cháy nắng nghiêm trọng, tác dụng phụ của phương pháp hóa trị… Đôi khi nó còn xuất phát từ thể vẩy nến khác nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Vẩy nến thể toàn thân dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm do cơ thể bị mất nước và protein. Cụ thể, nó có thể gây nhiễm trùng máu và viêm phổi. Do đó, các trường hợp bị vẩy nến thể này cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị tích cực và kịp thời.

Vẩy nến toàn thân nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng máu.
Vẩy nến toàn thân nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng máu.

Tóm lại, để biết bản thân có đang bị bệnh vẩy nến hay không, bạn cần đến cơ sở y tế kiểm tra. Nếu chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng sẽ rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh về da khác.

Các bác sĩ sẽ lấy một mẫu vẩy vảy bong tróc trên da để tiến hành sinh thiết. Kết quả chẩn đoán không chỉ biết chính xác bệnh lý đang mắc phải mà còn biết được mức độ bệnh và nguyên nhân. Từ những thông tin này, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Nguyên tắc điều trị bệnh vẩy nến

Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa dứt điểm bệnh vẩy nến. Thay vào đó, người bệnh chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách điều trị theo phác đồ và tuân theo một số chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu thực hiện đúng, triệu chứng của vẩy nến sẽ được đẩy lùi. Đồng thời, tần suất tái phát bệnh trong tương lai sẽ giảm ở mức thấp nhất.

Điều trị vẩy nến cần một khoảng thời gian nhất định. Để đạt được hiệu quả cao thì người bệnh nên điều trị theo phác đồ.
Điều trị vẩy nến cần một khoảng thời gian nhất định. Để đạt được hiệu quả cao thì người bệnh nên điều trị theo phác đồ.

Ngoài ra, điều trị bệnh vẩy nến cần nhiều thời gian dù bạn áp dụng cách thức gì. Ngay cả việc dùng thuốc tân dược hay thảo dược thiên nhiên đều cần sự kiên trì nhất định của người bệnh. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình chữa trị, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng, thời điểm và thời gian dùng thuốc. Không tự tiện phối hợp các loại thuốc với nhau;
  • Tránh cào gãi hoặc làm trầy xước da. Để lớp vảy tự bong tróc, không dùng tay hay các vật dụng khác gỡ lớp vảy;
  • Tránh xa các yếu tố có thể gây kích ứng da: Thức ăn, trang phục, khói bụi, lông động vật, phấn hoa…;
  • Dưỡng ẩm cho da bằng các loại kem bôi, ăn uống hằng ngày…
  • Giữ vệ sinh cho da, đảm bảo luôn khô thoáng và sạch sẽ;
  • Tái khám đúng lịch hẹn. Kịp thời thông báo cho bác sĩ khi có các biểu hiện bất thường trong cơ thể và trên da.

Xem thêm: Top 3 loại kem bôi điều trị vẩy nến được dùng phổ biến nhất

Cách phòng bệnh vẩy nến

Vẩy nến là căn bệnh liên quan đến yếu tố tự miễn và chưa có thuốc đặc trị. Do đó, bên cạnh việc quan tâm đến các biểu hiện ban đầu của vẩy nến để chủ động điều trị, bạn cần biết thêm các lưu ý nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh này. Cụ thể là:

  • Tránh để tâm trạng căng thẳng quá mức;
  • Sinh hoạt và ăn uống điều độ;
  • Hạn chế dùng chất kích thích, các loại đồ uống có cồn và có gas;
  • Chú ý giữ vệ sinh cơ thể, môi trường sống và làm việc;
  • Sử dụng xà phòng, sữa tắm và mỹ phẩm thích hợp với tính chất của da;
  • Không nên tắm nước quá nóng;
  • Chú ý dưỡng ẩm cho da vào những ngày trời khô và lạnh;
  • Thận trọng khi sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng;
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung nhiều loại rau củ quả tươi trong khẩu phần ăn hằng ngày;
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần hoặc khi da có các dấu hiệu bất thường kéo dài nhiều ngày không khỏi.

Tham khảo thêm:

Tin khác

Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Nội dung bài viếtVẩy nến là bệnh gì?Nguyên nhân gây bệnh vẩy nếnNhững biểu hiện ban đầu của vẩy nếnCác thể (dạng) vẩy nếnVẩy nến thể mảng:Vẩy nến thể tròn:Vẩy...

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Nội dung bài viếtVẩy nến là bệnh gì?Nguyên nhân gây bệnh vẩy nếnNhững biểu hiện ban đầu của vẩy nếnCác thể (dạng) vẩy nếnVẩy nến thể mảng:Vẩy nến thể tròn:Vẩy...

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Nội dung bài viếtVẩy nến là bệnh gì?Nguyên nhân gây bệnh vẩy nếnNhững biểu hiện ban đầu của vẩy nếnCác thể (dạng) vẩy nếnVẩy nến thể mảng:Vẩy nến thể tròn:Vẩy...

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

Nội dung bài viếtVẩy nến là bệnh gì?Nguyên nhân gây bệnh vẩy nếnNhững biểu hiện ban đầu của vẩy nếnCác thể (dạng) vẩy nếnVẩy nến thể mảng:Vẩy nến thể tròn:Vẩy...

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Nội dung bài viếtVẩy nến là bệnh gì?Nguyên nhân gây bệnh vẩy nếnNhững biểu hiện ban đầu của vẩy nếnCác thể (dạng) vẩy nếnVẩy nến thể mảng:Vẩy nến thể tròn:Vẩy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn