Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Những Điều Cần Biết

10+ bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết

Các Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Dùng

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Và Thông Tin Cần Biết

Thuốc, TPCN Hỗ Trợ Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Của Mỹ, Nhật, Úc Tốt Nhất

Phồng Đĩa Đệm (Phình, Lồi) Là Gì? Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần và thông tin cần biết

TOP 10 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà Giúp Giảm Đau Nhanh

Các Giai Đoạn Của Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Và Mức Độ Nguy Hiểm

5/5 - (2 bình chọn)

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ tổn thương, lượng nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí bình thường của vòng xơ và biểu hiện liên quan. Nắm rõ và nhận biết các giai đoạn của bệnh là điều cần thiết, giúp người bệnh sớm phát hiện bệnh ở giai đoạn nhẹ và có phương án điều trị tích cực nhằm loại bỏ những biến chứng nguy hiểm.

các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm
Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm phân phân dựa trên sự tiến triển, dấu hiệu liên quan tương ứng với bệnh ở giai đoạn khởi phát đến giai đoạn cuối

Các giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là một bộ phận rất quan trọng của cột sống. Chúng có cấu trúc thớ sợi chắc chắn, xếp theo vòng tâm và bên trong có chứa nhân keo gelatin. Vai trò lớn nhất của đĩa đệm là giúp các vận động của cơ thể trở nên linh hoạt hơn, chịu lực và giảm xóc nhằm phòng tránh những chấn thương. Chính vì đảm nhận chức năng quan trọng cũng như chịu sức ép từ cơ thể nên đĩa đệm rất dễ bị tổn thương và sinh ra nhiều bệnh lý liên quan, một trong số đó có thể kể đến là bệnh thoát vị đĩa đệm. 

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng một hoặc nhiều bao xơ đứt rách khiến cho các nhân nhầy bị lệch khỏi vị trí bình thường rồi chèn ép lên các dây thần kinh và ống sống. Tình trạng này kéo dài hoặc có nhiều từ tác động lên tổn thương sẽ khiến cơn đau càng diễn biến nghiêm trọng. Về lâu có khả năng làm ảnh hưởng đến chức năng vận động.

Vì nắm giữa nhiều vai trò quan trọng nên đĩa đệm dễ bị tổn thương và thoát vị
Vì nắm giữa nhiều vai trò quan trọng nên đĩa đệm dễ bị tổn thương và thoát vị

Tương tự như các bệnh lý khác, thoát vị đĩa đệm cũng tiến triển qua từng giai đoạn khác nhau tương ứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Mỗi giai đoạn cụ thể sẽ có những đặc điểm và triệu chứng khác nhau. Cụ thể hơn:

Giai đoạn đầu: Giai đoạn chớm bệnh

Ở giai đoạn đầu, thoát vị đĩa đệm ít xuất hiện triệu chứng đặc trưng do các tổn thương chỉ ở mức độ khởi phát. Bao xơ quanh đĩa đệm chỉ mới bắt đầu tổn thương, suy yếu và thoái hóa. Bên cạnh đó, trong đĩa đệm sẽ có những sự đổi hóa học nhất định.

Lúc này, bệnh nhân chỉ cảm nhận những cơn đau nhức thoáng qua với tần suất thấp, đôi khi không xuất hiện cơn đau. Thông thường, cơn đau chỉ xuất hiện sau khi vận động hay tác động mạnh tại một số vị trí nhất định trên cột sống như vùng đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng,… Nhìn chung, người bệnh khó có thể biết bản thân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nếu chỉ dựa vào những triệu chứng. Bởi phần đông họ chỉ nghĩ đó chỉ là cơn đau nhức tức thời và có khả năng tự khỏi.

Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu ít xuất hiện triệu chứng đặc trưng do các tổn thương chỉ ở mức độ khởi phát
Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu ít xuất hiện triệu chứng đặc trưng do các tổn thương chỉ ở mức độ khởi phát

Giai đoạn 2: Giai đoạn đĩa đệm phình to

Khi bệnh tình chuyển sang giai đoạn 2, đĩa đệm bắt đầu có sự chuyển dịch lệch ra khỏi vị trí ban đầu nhiều hơn so với giai đoạn chớm nở. Lúc này, bao xơ có dấu hiệu phình to, xuất hiện những rạn nứt nhỏ, đồng thời, mặt bao xơ xuất hiện vết rách. Tuy nhiên, nhân nhầy ở giai đoạn này vẫn nằm nguyên trong đĩa đệm, chưa bị vỡ và chưa bị đẩy ra ngoài.

Do đĩa đệm đã phình ra nên khả năng chèn ép lên các dây thần kinh tủy sống hoặc đè lên những cấu trúc xương hay cơ xung quanh là khá cao. Vì thế, khi vận động hay sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân có thể cảm nhận được những cơn đau thoáng qua ở vùng vai gáy, cổ, thắt lưng, hông,… Tuy nhiên, tần suất xuất hiện cơn đau chỉ ở mức trung bình và dễ dàng nhận biết nhiều hơn so với giai đoạn khởi phát.

Biểu hiện nhận biết thoát vị đĩa đệm giai đoạn 2 là bao xơ có dấu hiệu phình to, xuất hiện những rạn nứt nhỏ và mặt bao xơ xuất hiện vết rách
Biểu hiện nhận biết thoát vị đĩa đệm giai đoạn 2 là bao xơ có dấu hiệu phình to, xuất hiện những rạn nứt nhỏ và mặt bao xơ xuất hiện vết rách

Giai đoạn 3: Giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ

Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 3 là tình trạng bệnh tình đã có xu hướng chuyển nặng. Lúc này, người bệnh có nguy cơ đối mặt nhiều hơn với những cơn đau nhức đột ngột ở vùng thắt lưng, cổ, hông,… thậm chí cơn đau lan rộng sang các vùng xung quanh. Tê bì chân tay khi vận động. Những triệu chứng này đều khiến người bệnh gặp trở ngại khi làm việc, sinh hoạt.

Ở giai đoạn này, các vết rách ở bao xơ bắt đầu lớn dần. Nhân nhầy bên trong dịch chuyển nhiều và có thể vỡ ra thành những mảnh nhỏ. Phần lớn nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ, tuy nhiên một số nhân nhầy cũng có thể bị rơi khỏi bao xơ.

Khi bệnh thoát vị đĩa đệm chuyển sang giai đoạn 3, các vết rách ở bao xơ bắt đầu lớn dần, nhân nhầy bên trong dịch chuyển nhiều và có thể vỡ ra thành những mảnh nhỏ
Khi bệnh thoát vị đĩa đệm chuyển sang giai đoạn 3, các vết rách ở bao xơ bắt đầu lớn dần, nhân nhầy bên trong dịch chuyển nhiều và có thể vỡ ra thành những mảnh nhỏ

Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối

Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 4 là tình trạng bao xơ đĩa đệm đã bị vỡ khá nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, phần nhân nhầy dịch chuyển ra ngoài khá nhiều. Điều này khiến cho các thành phần hóa học trong nhân nhầy tràn ra ngoài. 

Khi bệnh tình chuyển sang giai đoạn cuối thì đồng nghĩa với việc người bệnh có khả năng cao đối diện với những cơn đau nghiêm trọng, thậm chí rất dễ bị nhiễm trùng, viêm dây thần kinh,… Song, các dây thần kinh xung quanh vị trí đau thường xuyên bị chèn ép bởi nhân nhầy. Bệnh nhân đi đứng, vận động sẽ gặp nhiều khó khăn do tần suất xuất hiện cơn đau là thường xuyên.

Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 4 là tình trạng bệnh lý đã chuyển biến nặng nề
Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 4 là tình trạng bệnh lý đã chuyển biến nặng nề

Trên thực tế, bệnh thoát vị đĩa đệm có xu hướng không tiến triển tuần tự qua từng giai đoạn như trên. Thoát vị đĩa đệm có thể đột biến do những yếu tố bên trong và bên ngoài, nhiều nhất là do chấn thương hoặc do cột sống chịu quá nhiều áp lực trong thời gian dài. Do đó, sẽ có những trường hợp mắc bệnh “bỏ qua giai đoạn”, điều này đồng nghĩa với việc bệnh đang ở giai đoạn 1 hoàn toàn có khả năng nhảy vọt sang giai đoạn 3.

Tùy vào mức độ thoát vị, chèn ép các rễ thần kinh khác nhau mà cách điều trị cũng có phần khác biệt. Vì thế, khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tìm đến các chuyên khoa xương khớp uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Giai đoạn nào của bệnh thoát vị đĩa đệm là nguy hiểm nhất?

Nếu nhìn nhận một cách tổng thể thì thoát vị đĩa đệm giai đoạn 4 là giai đoạn nguy hiểm nhất. Nguyên nhân chính khiến bệnh chuyển sang giai đoạn nặng nề là do sự chủ quan, thờ ơ của người bệnh, không thăm khám từ sớm cũng như không có phương pháp điều trị phù hợp.

Ở giai đoạn này, người bệnh không chỉ hứng chịu những cơn đau khó chịu mà còn có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó có thể kể đến là teo cơ, teo các chi. Thậm chí, còn có thể bị tàn phế vĩnh viễn nếu thoát vị chèn ép vào tủy cổ.

giai đoạn nặng nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm
Giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nề nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm, khả năng người bệnh đối diện với triệu chứng khó chịu là rất cao

Chính vì vậy, nếu không mong muốn gặp phải hiện tượng nên, người bệnh nên chủ động thăm khám bệnh từ sớm. Đồng thời, tự ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe song song với phác đồ điều trị của bác sĩ.

Cần làm gì nếu bị thoát vị đĩa đệm? – Lời khuyên từ chuyên gia hàng đầu

Nếu cơ thể có các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc nghi ngờ bản thân mắc phải căn bệnh này, bạn cần chủ động thăm khám sức khỏe các tại phòng khám chuyên khoa uy tín. Thông qua việc thăm khám và chẩn đoán bệnh, đội ngũ bác sĩ sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất về tình trạng xương khớp hiện tại. Dựa vào đó để đề ra phác đồ điều trị tích cực.

Bạn cần lưu ý, thăm khám là một trong những bước rất quan trọng và tuyệt đối không được bỏ qua cũng như lơ là. Bởi bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh phát triển bên trong cơ thể, rất khó có thể nhận biết hoặc kiểm soát từ giai đoạn khởi phát. Thăm khám sớm sẽ giúp phát hiện bệnh sớm, khi đó, phương pháp điều trị đơn giản, ít tốn kém và sức khỏe xương khớp được khắc phục nhanh chóng. Và điều này sẽ ngược lại nếu bệnh phát hiện chậm trễ.

thăm khám khi bị thoát vị đĩa đệm
Nếu nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn cần chủ động thăm khám để biết rõ sức khỏe xương khớp hiện tại

Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần có những biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà để đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh cũng như phòng bệnh trở nặng. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:

  • Tăng cường vận động cơ thể bằng những bài tập phù hợp với sức khỏe của bạn thân. Một số bài tập nhẹ nhàng như: yoga, hành thiền, bơi lội, đi bộ, chạy bộ,… Chăm luyện tập không chỉ giúp tăng sức khỏe cơ bắp mà còn hỗ trợ cột sống, nâng cao sức khỏe toàn diện;
  • Duy trì cân nặng của cơ thể thông qua việc điều chỉnh khẩu phần ăn mỗi ngày. Hạn chế tình trạng tăng cân quá mức, bởi lúc này trọng lượng của cơ thể sẽ gây ra nhiều áp lực lên cột sống và đĩa đệm, khiến chúng bộ phận này dễ bị thoát vị hơn;
  • Luôn giữ đúng tư thế khi ngồi, đi hay vận động. Tư thế đúng sẽ làm giảm áp lực lên cột sống và các đĩa đệm;
  • Khi nâng vật nặng, hãy ngồi xuống và nâng lên từ từ. Tuyệt đối không cúi người hay cong lưng khi nâng vật nặng. Tốt hơn hết, bạn nên tìm nhiều người để hỗ trợ;
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá nếu mong muốn bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào, bao gồm cả thuốc lá điện tử;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể. Tránh lao động nặng nhọc, khiêng vác nặng làm tổn thương đến cột sống.
người bị thoát vị đĩa đệm nên làm gì
Người bị thoát vị đĩa đệm cần tăng cường vận động cơ thể bằng các bài tập vừa sức để nâng cao sức khỏe và phòng biến chứng

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm và mức độ nguy hiểm tương ứng. Qua đó, người bệnh có thể tự hiểu được giai đoạn 4 là giai đoạn bệnh nặng nề nhất, việc điều trị cũng trở nên khó khăn và tốn kém. Vì thế, nhận biết bệnh từ giai đoạn sớm sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh triệu chứng của bệnh cũng như phòng trường hợp khởi phát những biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Tin khác

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Những Điều Cần Biết

Nội dung bài viếtCác giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệmGiai đoạn đầu: Giai đoạn chớm bệnhGiai đoạn 2: Giai đoạn đĩa đệm phình toGiai đoạn 3:...

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp

Nội dung bài viếtCác giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệmGiai đoạn đầu: Giai đoạn chớm bệnhGiai đoạn 2: Giai đoạn đĩa đệm phình toGiai đoạn 3:...

10+ bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Nội dung bài viếtCác giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệmGiai đoạn đầu: Giai đoạn chớm bệnhGiai đoạn 2: Giai đoạn đĩa đệm phình toGiai đoạn 3:...

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết

Nội dung bài viếtCác giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệmGiai đoạn đầu: Giai đoạn chớm bệnhGiai đoạn 2: Giai đoạn đĩa đệm phình toGiai đoạn 3:...

Các Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Dùng

Nội dung bài viếtCác giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệmGiai đoạn đầu: Giai đoạn chớm bệnhGiai đoạn 2: Giai đoạn đĩa đệm phình toGiai đoạn 3:...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn