Dùng cây vòi voi chữa vẩy nến: Đừng bỏ qua bài viết này
Nội dung bài viết
Dùng cây vòi voi chữa vẩy nến được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả. Tuy nhiên đây là loại cây có độc tính. Nếu không biết cách có thể gây độc cho gan.
Cây vòi voi chữa vẩy nến nhờ đặc tính gì?
Cây vòi voi (tên khoa học: Heliotropium indicum) là một loại thảo dược trong Đông y. Nó thường mọc hoang ở nhiều nơi. Kinh nghiệm dân gian dùng loại cây này chữa các bệnh ngoài da. Trong đó có bệnh vẩy nến.
Theo ghi chép của cố Giáo sư Đỗ Tấn Lợi (cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam) thì cây vòi voi có tính mát; vị đắng, hơi cay và mùi hăng. Nó có tác dụng chống viêm và giảm đau. Bên cạnh đó, một số tài liệu Đông y cho biết loại cây này còn được dùng để tiêu độc, chữa phong thấp và viêm gân do chấn thương. Tác dụng của nó quy kinh vào tỳ, thận và đại tràng.
Ngày nay, những công dụng đến từ cây vòi voi đã được các nghiên cứu y học hiện đại làm sáng tỏ từ góc độ thành phần. Cụ thể, các nhà khoa học chỉ ra trong loại cây này chứa các chất như: Axit cyanhydric, ancaloit, tanin, saponin, flavonoid, sterol, glycoside, tinh dầu và một số thành phần khác có khả năng chống oxy hóa và chống viêm.
Như vậy, những tác dụng chữa bệnh vẩy nến nói riêng và một số bệnh ngoài da nói chung của cây vòi voi không chỉ đơn thuần là những lời truyền miệng trong dân gian. Nó đã được ghi chép trong Đông y và được khoa học hiện đại công nhận từ dựa trên đặc tính các thành phần.
Hiệu quả dùng cây vòi voi chữa vẩy nến
Các thành phần và đặc điểm về tính vị trong cây vòi voi có thể ứng dụng để điều trị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả thế nào là một câu chuyện khác. Các chuyên gia và bác sĩ cho biết, điều trị bệnh vẩy nến bằng cây vòi voi hay một số loại thảo dược khác thường chỉ cải thiện được triệu chứng bệnh.
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị ngoài phương pháp áp dụng còn phụ thuộc vào cơ địa, sinh hoạt, ăn uống của người bệnh và một số yếu tố khác. Do đó, có người cảm nhận được hiệu quả sau lần sử dụng đầu tiên nhưng có người cần nhiều lần sau đó, thậm chí là không có tác dụng.
Kết quả trên là bình thường và bạn không nên quá thất vọng. Bởi thực tế bệnh vẩy nến chữa có thuốc chữa tận gốc. Đến nay người ra vẫn chưa tìm được nguyên nhân. Chính vì thế mà sử dụng thuốc tân dược hay thảo dược thiên nhiên thường chỉ góp phần cải thiện triệu chứng, ngăn không để bệnh chuyển nặng.
Ngoài ra, cách dùng cây vòi voi chữa vẩy nến thường chỉ đạt hiệu quả kiểm soát các triệu chứng trong trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bệnh nặng hoặc có nguy cơ chuyển biến chứng thì việc điều trị bằng phương pháp này gần như không có tác dụng. Thậm chí trong một số trường hợp còn khiến bệnh trầm trọng hơn. Nhất là khi các tổn thương trên da đã xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng.
Cách chữa vẩy nến bằng cây vòi voi
Có nhiều cách dùng cây vòi voi chữa vẩy nến. Dưới đây là một số cách phổ biến và được đánh giá cao về hiệu quả.
Dùng cây vòi voi ngâm với rượu chữa vẩy nến
- Chuẩn bị 1 nắm cây vòi voi (Dùng toàn bộ các thành phần của cây, trừ rễ). Và 1 – 2 lít rượu gạo loại lên men truyền thống và có độ cồn khoảng 40 độ;
- Ngâm nguyên liệu trong nước muối khoảng 10 phút rồi rửa lại dưới vòi nước đang chảy;
- Chờ ráo nước thì cho vòi voi vào hũ thủy tinh trước. Đổ rượu ngập nguyên liệu rồi đậy kín nắp. Đặt hũ ở nơi khô ráo và thoáng mát;
- Sau khoảng 10 ngày hoặc cho đến khi nước rượu chuyển sang màu vàng là có thể dùng để thoa ngoài da. Tuyệt đối không được uống;
- Mỗi ngày dùng nước rượu thoa 1 lần, không cần phải rửa lại da bằng nước sạch. Nếu muốn thì đợi khoảng 1 giờ sau khi thoa. Lưu ý trước khi dùng rượu vòi voi nhớ vệ sinh da bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô.
Kết hợp vòi voi với giấm gạo trị vẩy nến
- Chuẩn bị 1 nắm lá cây vòi voi và 2 thìa nhỏ giấm gạo;
- Lá vòi voi sau khi rửa sạch thì để trong rổ cho ráo nước;
- Giã nát lá cây rồi trộn với giấm gạo;
- Mang hỗn hợp đi sao nóng cho đến khi lá chuyển sang màu vàng thì tắt bếp;
- Đợi một lúc cho nguyên liệu bớt nóng rồi dùng miếng vải sạch hoặc băng gạc y tế bọc lấy và chườm lên da trong khoảng 30 phút. Đặc biệt chú ý nhiệt độ để không bỏng da;
- Cách này cần thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
Đắp cây vòi voi nguyên chất chữa vẩy nến
- Dùng 1 nắm cây vòi voi ở dạng tươi;
- Nguyên liệu sau khi rửa sạch thì cho vào cối giã chung với một ít muối;
- Vệ sinh da rồi đắp vòi voi trong khoảng 15 phút;
- Tiếp tục dùng băng gạc y tế hoặc vải bọc lấy nguyên liệu và cố định trên da qua đêm;
- Mỗi ngày thực hiện cách điều trị này 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Tắm nước lá vòi voi với rau muống trị vẩy nến
- Dùng một nắm lá rau muống và vòi voi;
- Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi nấu với 2 lít nước nước;
- Dùng lửa lớn, nấu liên tục trong khoảng 20 phút thì tắt bếp;
- Chờ nước bớt nóng thì dùng nó để tắm. Nên tắm bằng nước thường trước và sau khi tắm nước lá vòi voi và lá rau muống.
Xem thêm: Những cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng
Thận trọng khi dùng cây vòi voi chữa vẩy nến
Cách chọn cây vòi voi trong điều trị vẩy nến
- Nên chọn những cây vòi voi mọc tự nhiên ở những vùng không chịu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất;
- Rửa nguyên liệu thật kỹ: Luôn phải ngâm trong nước muối loãng sau đó rửa dưới vòi nước đang chảy nhằm loại bỏ các tạp khuẩn cư trú trên bề mặt lá và thân;
- Nên sử dụng lá và thân cây. Hạn chế dùng hoa hoặc rễ để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
Không dùng vòi voi dạng uống trị vẩy nến
Cây vòi voi có độc tính. Cụ thể, các nhà khoa học đã tìm ra hoạt chất alcaloid có nhân pyrolizidin trong thành phần của loại cây này. Đây là một chất gây độc cho gan bởi khả năng hủy diệt các tế bào. Triệu chứng thường gặp là đau bụng, xuất huyết và tiêu chảy. Ngoài ra, điều đáng lo là khả năng gây độc tính cho gan thường tiến triển âm thầm. Nó kéo dài trong một thời gian nhất định và thường khó phát hiện.
Ngoài ra, có giả thuyết cho rằng dùng cây vòi voi nấu lấy nước uống có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, đây là kết luận gây nhiều tranh cãi. Bởi trong thành phần của cây vòi voi ngoài chứa alcaloid pyrolizidin – chất có khả năng gây ung thư nhưng lại đồng thời chứa chất ức chế hoạt động của khối u. Đó là indixin và indixin N-oxyd.
Đối tượng không nên sử dụng cây vòi voi chữa vẩy nến
- Người già;
- Cơ thể yếu ớt, sức đề kháng kém hoặc đang bị suy nhược cơ thể;
- Hay bị lạnh tay chân, tỳ vị hư hàn;
- Người đang bị tiêu chảy;
- Phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ.
Tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng
Không phải ai bị bệnh vẩy nến đều có thể dùng cây vòi voi để điều trị. Đồng thời, liều lượng, thời điểm và thời gian sử dụng ở mỗi người không giống nhau. Do đó, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng. Điều này vừa đảm bảo được hiệu quả chữa bệnh vừa hạn chế thấp nhất những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, cách đắp hoặc thoa thảo dược ngoài da không nên dùng trong những trường hợp vết thương hở hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. Nguyên nhân là nó có thể gia tăng nguy cơ bội nhiễm.
Ngoài ra, trong quá trình dùng cây vòi voi chữa vẩy nến, bạn cần theo dõi kỹ các chuyển biến của bệnh. Nếu sau vài lần điều trị mà những triệu chứng của bệnh vẩy nến không thuyên giảm thì nên dừng lại và đến cơ sở y tế kiểm tra. Đồng thời, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường khi điều trị thì bạn cũng cần dừng lại và thông báo cho bác sĩ biết.
Để cách chữa bệnh vẩy nến bằng cây vòi voi phát huy hiệu quả tối đa
Ngoài áp dụng đúng phương pháp và nhớ vài lưu ý quan trọng, để nâng cao hiệu quả chữa vẩy nến bằng cây vòi voi, bạn phải thực hành chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học. Những điều này ngoài giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh còn góp phần hạn chế các độc tính có trong cây vòi voi khi dùng làm dược liệu.
Trong sinh hoạt:
- Tránh để tâm trạng căng thẳng hoặc lo âu quá mức: Bằng cách ngủ đủ giấc và đúng giờ; suy nghĩ tích cực và cân bằng thời gian giữa lao động – nghỉ ngơi;
- Dành khoảng 60 phút mỗi ngày để tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao vận động yêu thích;
- Hạn chế cào gãi mạnh hoặc các tác động khiến da bị trầy xước. Không tự ý gỡ lớp vảy bong tróc trên da;
- Hạn chế để vùng da bị bệnh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa;
- Các loại xà phòng, sữa tắm, sữa dưỡng thể… cần chọn loại có độ kiềm thích hợp cho da nhạy cảm;
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại kem bôi dưỡng ẩm cho da;
- Mặc quần áo rộng rãi, tránh hầm bí da.
Xem thêm: Top 3 loại kem bôi điều trị vẩy nến được dùng phổ biến nhất
Trong ăn uống:
- Đảm bảo cung cấp cho cơ thể 2 lít nước mỗi ngày. Lượng nước này ngoài nước lọc nên bao gồm nước ép từ các loại rau củ quả, đặc biệt là trái cây họ nhà cam;
- Ăn uống đủ chất. Bổ sung thêm các loại rau xanh;
- Kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng;
- Không uống rượu, bia, hút thuốc lá;
- Hạn chế dùng gia vị trong nấu ăn. Ưu tiên cách chế biến không dùng dầu mỡ.
Bài thuốc điều trị vảy nến từ 100% nam dược quý
Bài thuốc đặc trị vảy nến của Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 được các chuyên gia đánh giá cao nhờ khả năng xử lý bệnh hiệu quả từ gốc, không lo tái phát mà vẫn đảm bảo an toàn.
Bài thuốc gồm hơn 30 thảo dược tự nhiên, đạt chuẩn GACP – WHO, đã được kiểm nghiệm dược tính kỹ lưỡng đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ với cơ thể người bệnh.
Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Hữu Tuấn đánh giá cao bài thuốc vảy nến Quân dân 102:
Về cơ chế điều trị, bài thuốc tuân thủ triệt để nguyên tắc trị bệnh từ gốc của YHCT, vừa chú trọng đẩy lùi triệu chứng vảy nến bong tróc, ngứa ngáy vừa tập trung đẩy lùi căn nguyên gây bệnh bên trong, phục hồi công năng tạng phủ,tăng cường sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tà khí gây bệnh. Nhờ vậy, hiệu quả điều trị duy trì lâu dài, ít bị tái phát.
Theo đó, mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ thuốc điều trị riêng. Khắc phục hạn chế cải thiện triệu chứng chậm, bài thuốc được cải tiến theo phác đồ gồm 2 giai đoạn:
Xem chi tiết: Phác đồ “đánh bay” vảy nến bằng Đông – Tây y kết hợp AN TOÀN – KHOA HỌC – HIỆU QUẢ TỪ GỐC
- Ở giai đoạn đầu, bài thuốc tập trung vào xử lý triệu chứng vảy nến, làm giảm khó chịu cho người bệnh. Các vị thuốc chính được sử dụng có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, hạn chế tình trạng bong tróc tế bào, làm lành tổn thương trên da.
- Ở giai đoạn sau, bài thuốc điều trị vấn đề bên trong như phục hồi chức năng gan – thận, nuôi dưỡng phế khí, lưu thông khí huyết, cải thiện cơ địa dị ứng và cân bằng miễn dịch cho cơ thể.
Đặc biệt, trong phác đồ điều trị còn có sự hỗ trợ của bài thuốc ngâm rửa và kem bôi ngoài da để giảm nhanh triệu chứng bệnh khởi phát trên da.
Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, Quân dân 102 đã kết hợp chẩn đoán YHHĐ như xét nghiệm máu, soi da, test dị nguyên,… giúp xác định chuẩn xác về nguyên nhân và mức độ vảy nến. Qua đó, bác sĩ điều chỉnh phác đồ thuốc cho phù hợp và hiệu quả hơn.
Với những ưu điểm nổi bật đem lại, bài thuốc vảy nến Quân dân 102 đã thu hút hàng nghìn người bệnh đến điều trị. Kết quả khảo sát ấn tượng về hiệu quả điều trị của bài thuốc trên 500 bệnh nhân cho thấy:
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều phản hồi của người bệnh về kết quả điều trị:
Xem thêm: Hành trình điều trị vảy nến dai dẳng suốt 10 năm của người thợ xây
Liên hệ ngay với chuyên gia tại Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 để nhận TƯ VẤN MIỄN PHÍ giải pháp “xóa sổ” vảy nến hiệu quả ngay liệu trình đầu tiên:
- Hà Nội: Số 7 Ngõ 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hotline 0888 598 102.
- Tp.Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, TP.HCM. Hotline 0888 698 102.
- Website: https://benhvienquandan102.org/
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienquandan102
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!