Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Vảy nến thể mảng: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Bệnh vảy nến thể mủ: Triệu chứng và cách điều trị

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Chỉ số PASI trong bệnh vẩy nến là gì?

Đánh giá

Chỉ số PASI trong bệnh vẩy nến dùng để đánh giá mức độ bệnh. Thang điểm dao động từ 0 – 72. Ở mức trên 10 nghĩa là bệnh đang trong tình trạng trung bình đến nặng.

Chỉ số PASI là một trong những công cụ đánh giá mức độ bệnh vẩy nến mang tính tổng thể.
Chỉ số PASI là một trong những công cụ đánh giá mức độ bệnh vẩy nến mang tính tổng thể.

Vẩy nến là một bệnh về da. Biểu hiện là sự bong tróc da liên tục và tạo thành các mảng vảy trắng. Nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng nó là hậu quả của tình trạng rối loạn hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, bệnh được cho là có yếu tố di truyền và không lây lan khi tiếp xúc trực tiếp.

Lý do cần có chỉ số PASI trong chẩn đoán vẩy nến

Dấu hiệu của bệnh vẩy nến thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về da khác. Đôi khi nó bị nhầm với bệnh viêm khớp (vẩy nến thể khớp giai đoạn đầu). Điều này có thể dẫn đến sự sai lệch trong phương pháp điều trị. Do đó, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán chính xác bệnh.

Bên cạnh đó, vẩy nến là một trong những bệnh về da khó đánh giá mức độ bệnh tình một cách hoàn thiện nếu không có hệ thống đánh giá chi tiết. Xuất phát từ thực tế đó, các nhà nghiên cứu đã lập ra thang điểm PASI (Psoriasis Area and Severity Index).

Chỉ số PASI trong bệnh vẩy nến là công cụ để bác sĩ đánh giá được mức độ bệnh. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều trị và theo dõi tình hình tiến triển của bệnh. Thông thường, người ta sẽ kết hợp giữa chỉ số PASI với Chỉ số bề mặt da tổn thương (BSA).

Thực tế có khá nhiều thang điểm được các nhà nghiên cứu đưa ra để đánh giá mức độ bệnh và chúng được chấp nhận cho cả nghiên cứu chuyên ngành lẫn điều trị bệnh. Mỗi thang điểm đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào mục đích sử dụng và những yêu cầu thực tế, bác sĩ sẽ chọn thang điểm phù hợp nhất.

Nếu không có chỉ số PASI cũng hệ thống tiêu chí cụ thể thì rất khó để đánh giá và theo dõi mức độ bệnh.
Nếu không có chỉ số PASI cũng hệ thống tiêu chí cụ thể thì rất khó để đánh giá và theo dõi mức độ bệnh.

Thang điểm đánh giá chỉ số PASI trong bệnh vẩy nến

Chỉ số PASI được xây dựng dựa trên các yếu tố chủ yếu như: mức độ chuyển đỏ màu da, độ dày của da và lớp vảy trên da. Chúng được chia theo thang điểm từ 0  đến 4. Các yếu tố này được xét trên 4 phần chính của cơ thể: đầu, thân, hai tay và hai chân. Đồng thời, thang điểm của PASI còn dựa trên diện tích phần da bị tổn thương theo thang điểm từ 0 đến 6.

Diện tích bề mặt da bị tổn thương chia theo tỷ lệ phần trăm. Bệnh được xác định là nhẹ khi tổn thương trên bề mặt da dưới 3%. Mức trung bình dao động từ 3 – 10%. Còn trường hợp bệnh nặng thì tỷ lệ này trên 10%. Tương ứng với từng khoảng tỷ lệ sẽ được quy ra mức điểm cụ thể.

Khi xác định được các chỉ số tương ứng với từng tiêu chí, các bác sĩ sẽ áp dụng công thức tính toán phức tạp để ra điểm PASI. Điểm thấp nhất là 0 và cao nhất là 72. Nếu chỉ số PASI nằm ở mức trên 10 điểm nghĩa là bệnh vẩy nến đang ở tình trạng trung bình đến nặng. Lúc này, người bệnh có thể được áp dụng các thử nghiệm lâm sàng để tìm ra liệu pháp điều trị mới. Nói thêm về chỉ số PASI, trong thực tế số người có chỉ số PASI vượt 40 là rất ít.

Ngoài tính chất của các tổn thương trên da, chỉ số PASI còn được xây dựng dựa trên tổng diện tích vùng da bị vẩy nến.
Ngoài tính chất của các tổn thương trên da, chỉ số PASI còn được xây dựng dựa trên tổng diện tích vùng da bị vẩy nến.

Sự cải tiến trong kỹ thuật chẩn đoán bệnh vẩy nến

Chỉ số PASI không thể đánh giá được toàn diện mức độ ảnh hưởng của bệnh trong một số trường hợp. Vì thế, người ta có thể thay thế PASI thành thang điểm khác hoặc kết hợp nó với chỉ số khác để kết quả đánh giá được chính xác hơn.

Thang điểm PGA chẩn đoán bệnh vẩy nến

Công thức tính toán ra chỉ số PASI trong bệnh vẩy nến khá phức tạp Đồng thời, mức độ bệnh nhẹ, nặng hay trùng bình khó được phân biệt rõ. Bên cạnh đó, diện tích vùng da bị tổn thương ở những phần trên cơ thể cũng không rõ.

Để khắc phục các hạn chế của thang điểm PASI, người ta xây dựng thang điểm PGA (Physician Global Assessment) với 7 mức độ bệnh và biểu hiện tương ứng. Cụ thể là:

  • Bệnh nặng;
  • Trung gian giữa vừa và nặng;
  • Vừa;
  • Trung gian giữa nhẹ và vừa;
  • Nhẹ;
  • Rất nhẹ;
  • Sạch bệnh.

Thang điểm CoPSI đánh giá mức độ bệnh vẩy nến

Thang điểm PGA đơn giản hơn PASI nhưng nó vẫn chưa thể hiện rõ các mức độ bệnh. Người ta lại tiếp tục phát triển thang điểm CoPSI (Copenhagen Psoriasis Severity Index). Loại này gần giống như PASI về yếu tố đánh giá (tương ứng với 4 mức độ) nhưng khác ở số lượng các vị trí trên cơ thể.

Thay vì xét theo 4 phần chính của cơ thể, CoPSI chia thành 10 phần. Cụ thể là: mặt, đầu, cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngực, bụng, lưng, mông, vùng da ở xương cùng cụt, vùng da chỗ bộ phận sinh dục, đùi, cẳng chân và bàn chân. CoPSI phân biệt ra nhiều vùng bệnh và không cần tính tổng diện tích da bị tổn thương nên đơn giản hơn cách tính chỉ số PASI trong bệnh vẩy nến.

Có nhiều thang đo đánh giá mức độ bệnh vẩy nến. Và PASI là một trong những thang đo được sử dụng khá phổ biến.
Có nhiều thang đo đánh giá mức độ bệnh vẩy nến. Và PASI là một trong những thang đo được sử dụng khá phổ biến.

Ngoài CoPSI, còn một số thang điểm đánh giá mức độ bệnh như: ACR (The American College Rheumatology) hoặc PsARC (Psoriatic Arthritis Response Criteria)… Ở nước ta, các thang điểm này ít khi được áp dụng.

Chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu – DLQI

Chỉ số PASI trong bệnh vẩy nến và một số chỉ số khác đang dùng phổ biến hiện nay chỉ có thể đánh giá bệnh ở một mức độ nhất định. Trong khi đó, chất lượng cuộc sống của người bị vẩy nến không chỉ chịu ảnh hưởng bởi mức độ bong tróc da mà còn ở tâm lý và một số yếu tố khác.

Chính vì thế, người ta phát triển thang điểm thể hiện chất lượng cuộc sống da liễu của người bị vẩy nến. Đó chính là chỉ số DLQI. Thang điểm được chia từ 0 đến 30. Cụ thể:

  • 0 – 1: Không bị ảnh hưởng;
  • 2 – 5: Mức độ nhỏ;
  • 6 – 10: Vừa phải;
  • 11 – 20: Rất lớn;
  • 21 – 30: Cực lớn.

Người ta thường kết hợp DLQI với chỉ số PASI trong bệnh vẩy nến để phân loại bệnh. Trường hợp bệnh được xác định là nhẹ khi chỉ số PASI và DLQI nhỏ hơn hoặc bằng 10. Vượt quá con số này sẽ là bệnh trung bình đến nặng.

Tham khảo thêm

Xem thêm

Tin khác

Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Nội dung bài viếtLý do cần có chỉ số PASI trong chẩn đoán vẩy nếnThang điểm đánh giá chỉ số PASI trong bệnh vẩy nếnSự cải tiến trong kỹ thuật...

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Nội dung bài viếtLý do cần có chỉ số PASI trong chẩn đoán vẩy nếnThang điểm đánh giá chỉ số PASI trong bệnh vẩy nếnSự cải tiến trong kỹ thuật...

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Nội dung bài viếtLý do cần có chỉ số PASI trong chẩn đoán vẩy nếnThang điểm đánh giá chỉ số PASI trong bệnh vẩy nếnSự cải tiến trong kỹ thuật...

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

Nội dung bài viếtLý do cần có chỉ số PASI trong chẩn đoán vẩy nếnThang điểm đánh giá chỉ số PASI trong bệnh vẩy nếnSự cải tiến trong kỹ thuật...

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Nội dung bài viếtLý do cần có chỉ số PASI trong chẩn đoán vẩy nếnThang điểm đánh giá chỉ số PASI trong bệnh vẩy nếnSự cải tiến trong kỹ thuật...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn