Chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y có hiệu quả không?
Nội dung bài viết
Điều trị bệnh bằng phương pháp Đông y được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi bản chất lành tính, an toàn và hiệu quả lâu dài, bệnh tràn dịch khớp gối cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Mặc dù xuất hiện sớm và có bước tiến triển chậm hơn so với nền y học hiện đại nhưng phương pháp điều trị này vẫn có một vị trí đứng quan trọng. Vậy, chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y có hiệu quả không? Vấn đề này sẽ được làm rõ trong bài chia sẻ dưới đây.
Bệnh tràn dịch khớp gối theo quan niệm của giới Đông y
Theo quan niệm của giới y học hiện đại, tràn dịch khớp gối là tình trạng tổn thương ở khớp gối. Tại đây có một lượng dịch khớp quá nhiều và tràn ra bên ngoài. Trong khi đó, giới Đông y cổ truyền cho biết, tràn dịch khớp gối là căn bệnh xương khớp thuộc chứng Tý. Đây là tình trạng kinh lạc bế tắc, khí huyết lưu thông kém, suy giảm sức đề kháng nên dẫn đến xương khớp bị tổn thương. Ngoài ra, tràn dịch khớp gối còn xảy ra do mắc bệnh lâu ngày hoặc do quá trình lão hóa tự nhiên dẫn đến suy hư chính khó, khí huyết suy giảm, từ đó không đủ khả năng nuôi dưỡng gân cốt.
Khi bị tràn dịch khớp gối, người bệnh thường xuyên bắt gặp triệu chứng sưng nề ở một bên gối hoặc cả hai nên và có cảm giác nóng đỏ. Bên cạnh đó, việc vận động xương khớp bị hạn chế, thậm chí xuất hiện những cơn đau khó chịu khiến việc đi lại trở nên khó khăn hơn.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y như thế nào?
Bệnh tràn dịch khớp gối nói riêng và bệnh lý khác nói chung sẽ có một nguyên tắc nhất định trong việc điều trị. Đa phần, các phương pháp điều trị đều dựa trên nguyên nhân gây bệnh kết hợp với biểu hiện lâm sàng. Đông y điều trị tràn dịch khớp gối chủ yếu làm tăng quá trình lưu thông khí huyết, loại bỏ căn nguyên gây bệnh, tăng sức mạnh của gân cốt và cải thiện mức độ linh hoạt.
Để điều trị các chứng bệnh hiện tại và phòng ngừa bệnh về sau bằng phương pháp Đông y, người bệnh cần kết hợp song song việc điều trị bên trong lẫn bên ngoài trong qua việc dùng thuốc uống kết hợp với vật lý trị liệu.
Điều trị tràn dịch khớp gối bằng bài thuốc Đông y
Điều trị tràn dịch khớp gối bằng bài thuốc Đông y là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, căn nguyên và triệu chứng lâm sàng, người bệnh có thể lựa chọn bài thuốc điều trị phù hợp. Các vị thuốc được dùng bào chế bệnh được lấy từ các nguyên liệu tự nhiên nên tương đối an toàn ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài. Ngoài công dụng điều trị bệnh chính, bài thuốc Đông y còn giúp tăng cường sức khỏe của gan và thận. Nhờ đó, người bệnh có đủ sức khỏe để điều trị bệnh cũng như hỗ trợ phòng ngừa việc mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm khác.
Dưới đây là một số bài thuốc tiêu biểu, người bệnh có thể tham khảo:
Bài thuốc số 1
– Thành phần:
- Cây cỏ xước và thổ phục linh: mỗi vị 16g
- Sinh địa, hà thủ ô và mắc cỡ: mỗi vị 12g
- Thiên niên kiện và lá lốt: mỗi vị 10g
- Quế chi: 8g
– Cách thực hiện: Cho một thang thuốc trên vào trong ấm cùng với 3 bát nước. Bắc lên bếp tiến hành đun sôi khoảng 40 phút hoặc đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn khoảng 1 bát thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước và chia thành 2 phần nhỏ để dùng hết trong ngày. Dùng mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc số 2
– Thành phần:
- Hồng hoa và đào nhân: mỗi vị 12g
- Thục địa: 8g
- Xích thược, xuyên khung, cao lộc hương, cao quy bản, kỷ tử và sơn thược: mỗi vị 4g
- Hoài ngưu tất: 3g
– Cách thực hiện: Mang toàn bộ vị thuốc trên phơi khô rồi đem tán thành bột mịn. Hòa thêm một ít mật ong rồi hoàn thành từng viên nhỏ. Bảo quản trong hũ thủy tinh để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng 2 – 4g và dùng mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Bài thuốc số 3
– Thành phần:
- Đương quy, phòng phong, tần giao, quế chi, ma hoàng và hoàng bá: mỗi vị 12g
- Ý dĩ nhân, khương hoạt, độc hoạt, thương truật, tri mẫu, xích thược và tang chi: mỗi vị 8g
- Phong kỷ, ngưu tất và uy linh tiên: mỗi vị 3g
– Cách thực hiện: Mang hết vị thuốc sao nóng nhằm tăng dược lực rồi cho vào trong ấm. Tiếp đến, đổ thêm 1 lít nước, bắc lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc còn chừng 1 chén thuốc. Sau đó, tiếp tục cho nước vào để lấy phần nước thứ 2. Trộn 2 chén thuốc và chia thành 3 phần nhỏ để dùng hết trong ngày. Dùng mỗi ngày 1 thang thuốc.
Bài thuốc số 4
– Thành phần:
- Địa hoàng và tang ký sinh: mỗi vị 16g
- Ngưu tất, xuyên khung, độc hoạt, thược dược, phục linh, phòng phong, tần giao, đỗ trọng, nhân sâm và đương quy: mỗi vị 12g
- Chích thảo, quế tâm và tế tân: mỗi vị 4g
– Cách thực hiện: Cho hết vị thuốc trên vào trong ấm đất. Thêm 5 bát nước rồi tiến hành đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn chừng 1 bát. Tiếp tục cho thêm 5 bát nước vào trong ấm để thu thêm 1 bát nước. Trộn 2 bát nước thu được rồi chia thành 3 phần nhỏ để dùng hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc.
Bài thuốc số 5
– Thành phần:
- Lá lốt, rễ cỏ xước, rễ cây vòi voi và rễ cây bưởi bung: mỗi vị 30g
– Cách thực hiện: Mang hết nguyên liệu sao vàng rồi cho vào ấm đất với 3 bát nước. Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc còn 1 chén thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước và dùng khi thuốc còn ấm. Mỗi ngày dùng một thang.
Bài thuốc số 6
– Thành phần:
- Tần giao, hoàng bá, ma hoàng, phòng phong, quế chi và đương quy: mỗi vị 12g
– Cách thực hiện: Tiến hành sao nóng nguyên liệu rồi cho toàn bộ vào trong ấm. Đổ thêm chừng 1 lít nước, sau đó bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại chừng ¼ thì tắt bếp. Tiếp tục cho thêm 1 lít nước để thu lấy ¼ phần cô đặc. Hòa hai lần nước sắc rồi chia thành 2 – 3 lần uống, cần uống hết trong ngày. Dùng mỗi ngày một thang thuốc.
Bài thuốc số 7
– Thành phần:
- Địa hoàng và tang ký sinh: mỗi vị 20g
- Nhân sâm, đỗ trọng, phục linh, đương quy, tần giao, xuyên khung, thược dược, phòng phong, ngưu tất và độc hoạt: mỗi vị 12g
– Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc cùng với 5 bát nước để thu lấy 1 bát nước. Thực hiện tương tự để thu thêm 1 bát nước. Hòa hai lần nước sắc rồi chia thành 2 – 3 phần nhỏ để dùng hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc số 8
– Thành phần:
- Thục địa: 80g
- Cao lộc hương, câu kỷ tử, cao quy bản, sơn thù và sơn dược: mỗi vị 40g
- Đào nhân và hoài ngưu: mỗi vị 30g
- Xích thược và xuyên khung: mỗi vị 10g
– Cách thực hiện: Mang hết nguyên liệu phơi khô rồi tán thành bột mịn. Thêm một ít mật rồi hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô. Sau đó bảo quản trong hũ thủy tinh có nắp đậy để dùng dần. Mỗi lần sử dụng 8g thuốc. Uống mỗi ngày 2 lần, có thể uống trước hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút. Kiên trì sử dụng mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hẳn.
Hàm lượng của các bài thuốc có thể gia giảm tùy vào thể trạng và sức khỏe của từng bệnh nhân. Do đó, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để có được bài thuốc Đông y chữa tràn dịch khớp gối phù hợp.
Điều trị tràn dịch khớp gối bằng các tác động bên ngoài
Ngoài việc điều trị tràn dịch khớp gối bằng bài thuốc Đông y, người bệnh có thể kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác để gia tăng công dụng cũng như thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương. Một số liệu pháp Đông y mà người bệnh có thể kết hợp như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,… Phần lớn những liệu pháp điều trị này đều cần lớn sự tác động từ kim châm hoặc lực của ngón tay giúp làm giảm triệu chứng đau nhức cũng như tăng tác dụng của thuốc. Cụ thể hơn:
- Châm cứu: Là thủ thuật sử những kim châm chuyên dụng để châm vào những điểm huyệt vị trên cơ thể bệnh nhân. Đặc biệt là những huyệt đạo có mối quan hệ mật thiết với bệnh tràn dịch khớp gối. Sự tác động này sẽ giúp cân bằng âm – dương, khai thông khí huyết, máu lưu thông tốt hơn. Hơn thế, tạo được cảm giác dễ chịu và thư giãn cơ;
- Xoa bóp – bấm huyệt: Là thủ thuật sử dụng sức mạnh của các ngón tay và cả bàn tay để tác động vào các huyệt vị quan trọng. Đồng thời, kết hợp với kỹ thuật, day, ấn hoặc miết nhằm giảm đau nhanh chóng. Đồng thời, tăng độ linh hoạt cho xương khớp và hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả.
Mỗi trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm thêm một số liệu pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân có thể trao đổi kỹ hơn với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y có thực sự hiệu quả?
Đông y là một phương pháp điều trị có từ lâu đời nhưng vẫn phát triển cho đến thế kỷ hôm nay. Mặc dù những bước phát triển còn chậm so với nền y học hiện đại nhưng nền Đông y cổ truyền vẫn tìm được chỗ đứng của mình. Song, phương pháp điều trị nào cũng tồn tại những mặt ưu và nhược điểm riêng, việc điều trị tràn dịch khớp gối bằng Đông y cũng không phải trường hợp ngoại lệ, chi tiết hơn:
– Ưu điểm:
- Đông y chữa tràn dịch khớp gối là phương pháp lành tính, an toàn và hầu như không gây ra tác dụng phụ ngay cả khi điều trị trong thời gian dài;
- Bài thuốc Đông y có khả năng tác động và loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Đồng thời, làm giảm triệu chứng lâm sàng và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng;
- Trong thang thuốc trị bệnh sẽ tập hợp nhiều vị thuốc khác nhau. Do đó, ngoài việc điều trị bệnh tràn dịch khớp gối, bài thuốc còn có công dụng ổn định chức năng gan thận, thanh lọc và giải nhiệt cơ thể;
- Các vị thuốc được sử dụng chủ yếu là các vị thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên nên được đánh giá cao bản chất lành tính. Song, khâu sơ chế thuốc hoàn toàn bằng thủ công, không pha tạp hóa chất và chất bảo quản nào;
- Đông y là phương pháp điều trị phù hợp với nhiều đối tượng. Một số bài thuốc có thể dùng được cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ và người cao tuổi.
– Hạn chế:
- So với thuốc Tây y thì thuốc Đông y có tác dụng tương đối chậm, do đó, người bệnh cần có sự kiên trì nhất định trong việc điều trị bệnh;
- Thuốc có mùi khá khó chịu nếu người bệnh chưa quen. Một số bài thuốc có vị khá đắng nên khó dùng;
- Tốn nhiều thời gian để bào chế và đun sắc.
Trong việc điều trị tràn dịch khớp gối bằng Đông y, vẫn tồn tại những mặt hạn chế song song với những ưu điểm. Và đây cũng chính là lời giải đáp cho thắc mắc “chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y có thực sự hiệu quả không”.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y cần lưu ý những gì?
Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng sử dụng của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra:
- Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa, thầy thuốc hoặc người có chuyên môn khi có nhu cầu chữa trị tràn dịch khớp gối bằng Đông y;
- Những bài thuốc vừa cập nhật chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không tự ý bóc thuốc để sử dụng khi chưa trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc lương y;
- Hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc lương y khi có ý định dùng thuốc Đông y chữa tràn dịch khớp gối cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người bị suy giảm chức năng gan thận;
- Không tự ý sử dụng cùng lúc thuốc Đông y, thuốc Tây y hay thực phẩm chức năng điều trị tràn dịch khớp gối. Bởi vì điều này có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc, từ đó làm gia tăng tác dụng phụ;
- Nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào không rõ nguyên do như phát ban da, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,… người bệnh cần tạm ngưng việc sử dụng thuốc và trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ;
- Nên bốc thuốc tại các phòng khám hay nhà thuốc uy tín để mua thuốc chất lượng. Đồng thời, không dùng thuốc có dấu hiệu bị hư hỏng;
- Điều trị tràn dịch khớp gối bằng Đông y trong khoảng thời gian dài nhưng bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Dựa vào đó, bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc hoặc đổi phương pháp điều trị nếu cần thiết.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y là phương pháp điều trị lành tính, có khả năng loại bỏ căn nguyên gây bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cần được điều trị đúng cách, đúng liều lượng và có sự kiên trì nhất định khi áp dụng để đạt được hiệu quả tốt ưu. Ngoài ra, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để biết thêm nhiều thông tin liên quan khác đến phương pháp Đông y nhằm giúp bệnh tình nhanh chóng chữa khỏi.
THAM KHẢO THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!