Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel) và những lưu ý khi sử dụng

Đau dạ dày được giảm bớt nhờ sử dụng nước bạc hà mỗi ngày

8 cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản hiệu quả bất ngờ

Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa

Đau dạ dày ở chỗ nào? Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mới nhất của bộ y tế

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Giải đáp

Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel): Liều dùng và lưu ý khi dùng

Thuốc dạ dày Yumangel

TOP 11 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất – Tác dụng nhanh chóng

Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất hiện nay

Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất hiện nay

Viêm loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa thương gặp

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật và hướng điều trị

Đau cuống bao tử nguy hiểm không? Dấu hiệu, điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Đau cuống bao tử là bệnh lý xảy ra ở đường tiêu hóa, triệu chứng của bệnh cũng tương tự như các bệnh lý dạ dày khác. Khi cơn đau cuống bao tử khởi phát sẽ khiến chức năng của cơ quan này bị giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ các cơ quan nội tạng khác bên trong cơ thể. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh đau cuống bao tử bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.

Đau cuống bao tử là bệnh lý về đường tiêu hóa ít gặp nhưng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh
Đau cuống bao tử là bệnh lý về đường tiêu hóa ít gặp nhưng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh

Đau cuống bao tử là bệnh gì?

Cuống bao tử là cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng đối với dạ dày. Vị trí của cơ quan này nằm dưới vùng thượng vị và là đoạn đầu của dạ dày. Cuống bao tử có kích thước khá ngắn với công dụng chính là nhận thức ăn và nước từ thực quản để đưa vào dạ dày. Đồng thời thực hiện trộn lẫn thức ăn với dịch vị acid để tiêu hóa và đưa chất dinh dưỡng đi nuôi toàn bộ cơ thể.

Đau cuống bao tử là dấu hiệu cho thấy cơ quan này đang bị tổn thương do sự tấn công của các tác nhân gây hại. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội tại vùng thượng vị. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Đây là bệnh lý về đường tiêu hóa xảy ra không quá phổ biến, nhưng thống kê y tế cho thấy số ca mắc bệnh hiện nay đang có xu hướng gia tăng. Khi bị đau cuống bao tử sẽ đồng nghĩa với việc chức năng tiêu hóa của cơ quan này cũng bị suy giảm. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh, bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chức năng của các cơ quan khác.

Nguyên nhân gây đau cuống bao tử

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý đau cuống bao tử. Người bệnh cần phải nắm rõ tất cả để có thể đưa ra biện pháp phòng ngừa tích cực. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh đau cuống bao tử thường gặp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY
  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobactor Pylori. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể người thông qua thói quen ăn uống kém vệ sinh, sau đó chúng phát triển mạnh mẽ và tấn công phá hủy lớp màng nhầy có chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chính điều này đã tạo điều kiện cho dịch vị acid tấn công ăn mòn lớp niêm mạc và gây ra các bệnh viêm nhiễm, viêm loét.
Lạm dụng thuốc Tây y là thói quen gây hại đến dạ dày và làm gia tăng nguy cơ bị đau cuống bao tử
Lạm dụng thuốc Tây y là thói quen gây hại đến dạ dày và làm gia tăng nguy cơ bị đau cuống bao tử
  • Lạm dụng thuốc Tây y: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau cuống bao tử. Trong các loại thuốc này chứa một số hoạt chất gây ức chế sản sinh ra chất Prostaglandin có chức năng trung hòa dịch vị acid. Nếu bạn lạm dụng thuốc Tây y sẽ khiến dịch vị acid không được trung hòa hết, chúng sẽ tấn công vào niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh.
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Các thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày, làm gia tăng nguy cơ đau cuống bao tử là thường xuyên thức khuya, căng thẳng kéo dài, ăn quá no hoặc để bụng quá đói, ăn uống không đều đặn thường xuyên bỏ bữa,…
  • Nghiện rượu bia và thuốc lá: Rượu bia và thuốc lá là những chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và là tác nhân khởi phát nhiều bệnh lý nguy hiểm. Những người có thói quen lạm dụng rượu bia và thuốc lá sẽ có nguy cơ bị đau cuống bao tử nhiều hơn so với người bình thường.
  • Mắc bệnh lý dạ dày: Đau cuống bao tử cũng có thể xảy ra nếu bạn đang mắc các bệnh lý về dạ dày như trào ngược dịch mật, rối loạn chức năng dạ dày,… Lúc này tổn thương do bệnh gây ra sẽ lan rộng đến vùng cuống bao tử và gây ra cơn đau tại vị trí này.
  • Nhiễm nấm, ký sinh trùng: Đau cuống bao tử cũng có thể khởi phát nếu người bệnh bị nhiễm nấm hoặc nhiễm ký sinh trùng và gây tổn thương đến lớp niêm mạc dạ dày, thường gặp nhất là Anisakis.

Dấu hiệu nhận biết đau cuống bao tử

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, triệu chứng lâm sàng của các bệnh lý tại dạ dày thường rất giống nhau khiến bạn rất khó phân biệt, bệnh đau cuống dạ dày cũng không ngoại lệ. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh thường gặp, dựa vào mức độ tổn thương tại dạ dày mà bạn sẽ phải đối mặt với một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây:

Đau cuống bao tử gây ra cơn đau nhức tại vùng thượng vị với mức độ ngày càng nghiêm trọng
Đau cuống bao tử gây ra cơn đau nhức tại vùng thượng vị với mức độ ngày càng nghiêm trọng

Đau vùng thượng vị: Khi cơn đau cuống bao tử khởi phát người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức ở vùng thượng vị (trên rốn và dưới ức). Sau đó cơn đau nhanh chóng phát triển lan rộng đến vùng lưng và ngực. Tùy vào mức độ bệnh trạng mà cơn đau sẽ có tính chất âm ỉ, quặn thắt, cồn cào hay dữ dội. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh dùng đồ ăn chua cay, nhiều dầu mỡ,…

– Ợ nóng và ợ chua: Đau cuống bao tử thường xảy ra khi nồng độ dịch vị acid tiết ra quá nhiều và không được trung hòa hết. Chính vì thế, khi cơn đau cuống bao tử khởi phát sẽ luôn có triệu chứng ợ nóng và ợ chua kèm theo. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm loét thực quản và viêm họng.

– Nôn và buồn nôn: Đau cuống bao tử khiến chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày cũng bị ảnh hưởng. Lúc này, dạ dày sẽ bị kích thích gây ra triệu chứng trào ngược và tạo cảm giác buồn nôn. Nếu tình trạng nôn diễn ra ở mức nghiêm trọng sẽ gây tụt huyết áp, rách niêm mạc dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.

– Chướng bụng đầy hơi: Đây là triệu chứng rất dễ gặp ở những người bị đau cuống bao tử và khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ tạo cho người bệnh cảm giác sợ ăn uống, lầu dần gây suy nhược cơ thể và sụt cân nhanh.

Xuất huyết dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh đau cuống bao tử với triệu chứng đặc trưng là nôn và đi cầu ra máu. Xuất huyết tiêu hóa thường xuất hiện ở những người bị bệnh với mức độ nặng nhưng không tiến hành điều trị đúng cách. Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc lót trong bị viêm loét nghiêm trọng gây vỡ mạch máu, máu sẽ theo đó tràn vào trong lòng mạch.

Bệnh đau cuống bao tử có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đau cuống bao tử là bệnh lý không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị khỏi bằng phương pháp nội khoa. Nhưng nếu người bệnh chủ quan trong việc điều trị, để bệnh diễn ra kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng của dạ dày nói riêng và sức khỏe toàn bộ cơ thể nói chúng.

Đau cuống bao tử cần được phát hiện và điều trị từ sớm để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác
Đau cuống bao tử cần được phát hiện và điều trị từ sớm để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác

Ở một số trường hợp đau cuống bao tử nặng không được điều trị kịp thời sẽ phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rách thực quản, chảy máu tiêu hóa,… Đồng thời, khi bị bệnh cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái suy nhược và mệt mỏi, điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, khi nghi ngờ bản thân bị đau cuống bao tử bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Các phương pháp điều trị đau cuống bao tử

Nếu thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh đau cuống dạ dày, người bệnh hãy đến cơ sở y tế uy tín gần đó để được làm kiểm tra và xác định mức độ bệnh trạng. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số phương pháp trị bệnh đau cuống bao tử được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

Điều trị bằng Tây y

Dùng thuốc Tây y trị bệnh sẽ giúp kiểm soát cơn đau nhanh chóng và làm giảm các triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp bị đau cuống bao tử kéo dài nhiều ngày, cơn đau ở mức nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn trị bệnh bằng các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng acid: (Mylanta, Sucralfat, Mucosta,…) Thuốc có công dụng ức chế sản sinh ra dịch vị acid dạ dày và trung hòa chúng để tránh gây hại đến lớp niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc kháng histamin H2: (Subsalicylat Bismuth, Pepcid AC,…) Thuốc histamin H2 có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại, đồng thời ngừa viêm nhiễm và giảm đau ở mức độ nhẹ.
  • Thuốc giảm đau: Được kê đơn điều trị cho những trường hợp bị đau cuống bao tử nặng với tần suất xuất hiện cơn đau ngày càng nhiều. Thuốc được chỉ định sử dụng giúp giảm đau nhanh chóng và ngăn ngừa cơn đau tái phát trở lại.
Dùng thuốc Tây y để cải thiện các triệu chứng do bệnh đau cuống bao tử gây ra
Dùng thuốc Tây y để cải thiện các triệu chứng do bệnh đau cuống bao tử gây ra
  • Thuốc kháng sinh: Nếu cơn đau cuống bao tử khởi phát do nhiễm khuẩn sẽ được kê đơn điều trị bằng kháng sinh. Loại thuốc này chỉ có công dụng tiêu diệt tác nhân gây ra bệnh là vi khuẩn, không mang lại hiệu quả giảm đau.
  • Thuốc chống viêm: Được kê đơn điều trị khi lớp niêm mạc dạ dày có dấu hiệu viêm nhiễm và xuất hiện các ổ viêm loét dạ dày. Thuốc có tác dụng chính là kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm loét phát triển lan rộng ra xung quanh.

Khi sử dụng thuốc Tây y trị bệnh bạn cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng tự ý thay đổi liều lượng dẫn đến quá liều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sau khi dùng thuốc hết liệu trình, cần tiến hành tái khám để kiểm tra mức độ đáp ứng điều trị của cơ thể.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Nếu cơn đau cuống bao tử chỉ mới xuất hiện ở mức độ không quá nghiêm trọng thì người bệnh có thể tận dụng các mẹo dân gian để trị bệnh tại nhà. Mẹo dân gian trị bệnh có nguồn gốc là thảo dược lành tính trong tự nhiên nên tuyệt đối an toàn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, thành phần dược tính trong dược liệu khá thấp, bạn cần phải kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài thì bệnh mới tiến triển tốt. Dưới đây là một số mẹo dân gian trị đau cuống bao tử bạn có thể tham khảo:

+ Mẹo chữa bệnh bằng gừng tươi: Gừng tươi được xem là loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa rất tốt. Thành phần hoạt chất Oleresin và Tecpen tìm thấy trong gừng tươi khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng kháng viêm, kích thích tuần hoàn máu và đẩy lùi cơn đau nhanh chóng.

  • Lấy một củ gừng tươi đem đi rửa sạch đất cát bám quanh, dùng dao thái nhỏ rồi đem đi ép lấy nước cốt.
  • Cho nước cốt chanh vào bát cùng với 1 thìa mật ong nguyên chất rồi trộn đều lên. Pha thêm một ít nước ấm vào rồi dùng để uống ngay sau đó.
  • Sử dụng bài thuốc trị bệnh này vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi ăn sáng. Áp dụng liên tục trong 1 tháng để mang lại hiệu quả trị bệnh.
Chữa đau cuống bao tử tại nhà bằng lá tía tô khá an toàn, không gây ra tác dụng phụ như Tây y
Chữa đau cuống bao tử tại nhà bằng lá tía tô khá an toàn, không gây ra tác dụng phụ như Tây y

+ Mẹo chữa bệnh bằng lá tía tô: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong lá tía tô chứa hàm lượng lớn chất Tanin với công dụng chính là làm se lớp niêm mạc và ngăn ngừa tình trạng viêm loét phát triển lan rộng. Dùng lá tía tô nấu nước uống mỗi ngày sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày rất tốt.

  • Lấy một nắm lá tía tô tươi đem đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Sau 15 phút thì vớt lá tía tô ra cho vào ấm sắc cùng với lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ.
  • Sắc dược liệu khoảng 15 phút thì tắt bếp, chắt lấy lượng nước thu được rồi chia thành nhiều phần bằng nhau để uống hết trong ngày.
  • Áp dụng cách trị bệnh bằng lá tía tô đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.

+ Mẹo chữa bệnh bằng lá mơ lông: Lá mơ lông là dược liệu có khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày rất tốt, đặc biệt là bệnh đau cuống bao tử. Thành phần dược tính tìm thấy trong lá mơ lông có tác dụng giảm sưng viêm ở lớp niêm mạc và hỗ trợ làm lành tổn thương do bệnh gây ra.

  • Lấy 20 gram lá mơ lông tươi đem rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám quanh. Sau đó cho vào chậu nước muối loãng ngâm 15 phút để sát khuẩn.
  • Sau đó vớt lá mơ lông ra để ráo nước rồi cho vào cối giã nát, dùng một tấm vải mùng sạch vắt lấy nước cốt và bỏ bã.
  • Chia lượng nước cốt lá mơ lông thu được thành 2 phần sử dụng để uống vào trước bữa ăn sáng và tối. Áp dụng cách trị bệnh này đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh tiến triển tốt thì ngừng lại.

Biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh

Đau cuống bao tử rất dễ khởi phát nếu bạn vẫn tiếp tục duy trì các thói quen ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan này. Để ngăn ngừa bệnh tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng xấu và phòng ngừa bệnh tái phát nhiều lần, bạn cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống và lối sống hàng ngày sao cho khoa học. Cụ thể là:

Người bệnh cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh
Người bệnh cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh
  • Thay đổi thói quen ăn uống sao cho hợp lý để tránh gây áp lực lên dạ dày. Cần ăn chậm nhai kỹ, nói không với đồ tái sống, ưu tiên chế biến món luộc hấp dễ tiêu hóa, tuyệt đối không bỏ bữa, chia 3 bữa chính thành 5 – 6 bữa phụ trong ngày.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm gây kích thích đến dạ dày như nước ngọt, cà phê, nước chè xanh, rượu bia, thuốc lá,… Hạn chế ăn các loại đồ ăn khó tiêu để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa như đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, bánh ngọt, thực phẩm thô cứng,…
  • Nên tăng cường bổ sung vào trong chế độ uống hàng ngày các loại rau quả tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Sử dụng thêm các loại thảo dược có công dụng làm lành tổn thương lớp niêm mạc. Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch vị acid dạ dày.
  • Sau khi ăn nên dành 30 phút nghỉ ngơi để dạ dày tập trung tiêu hóa thức ăn. Tuyệt đối không nằm ngủ, làm việc hoặc vận động mạnh sau khi ăn.
  • Hình thành cho bản thân thói quen sinh hoạt tích cực như không thức khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tránh bị stress, giải tỏa căng thẳng sau ngày làm việc căng thẳng,…
  • Dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe, kích thích nhu động ruột để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Các bài tập tốt cho dạ dày là yoga, thiền định, đi bộ, chạy bộ,…
  • Sử dụng thuốc Tây y trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng hay thay đổi liều lượng mà bác sĩ đã kê.
  • Tiến hành khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra sức khỏe của dạ dày. Cách này giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh lý để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để lâu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khám sức khỏe dạ dày định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và có các biện pháp can thiệp đúng cách
Khám sức khỏe dạ dày định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và có các biện pháp can thiệp đúng cách

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh đau cuống bao tử bạn có tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là bệnh lý không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Tuyệt đối không được chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng, phát sinh biến chứng xuất huyết tiêu hóa gây nguy hiểm đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

XEM NGAY

Tin khác

Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel) và những lưu ý khi sử dụng

Nội dung bài viếtĐau cuống bao tử là bệnh gì?Nguyên nhân gây đau cuống bao tửDấu hiệu nhận biết đau cuống bao tửBệnh đau cuống bao tử có nguy hiểm...

Đau dạ dày được giảm bớt nhờ sử dụng nước bạc hà mỗi ngày

8 cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản hiệu quả bất ngờ

Nội dung bài viếtĐau cuống bao tử là bệnh gì?Nguyên nhân gây đau cuống bao tửDấu hiệu nhận biết đau cuống bao tửBệnh đau cuống bao tử có nguy hiểm...

Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa

Đau dạ dày ở chỗ nào? Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Nội dung bài viếtĐau cuống bao tử là bệnh gì?Nguyên nhân gây đau cuống bao tửDấu hiệu nhận biết đau cuống bao tửBệnh đau cuống bao tử có nguy hiểm...

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mới nhất của bộ y tế

Nội dung bài viếtĐau cuống bao tử là bệnh gì?Nguyên nhân gây đau cuống bao tửDấu hiệu nhận biết đau cuống bao tửBệnh đau cuống bao tử có nguy hiểm...

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Giải đáp

Nội dung bài viếtĐau cuống bao tử là bệnh gì?Nguyên nhân gây đau cuống bao tửDấu hiệu nhận biết đau cuống bao tửBệnh đau cuống bao tử có nguy hiểm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn