Vi khuẩn HP gây hôi miệng làm sao hết?

Clo test dương tính, âm tính là gì? Cách đọc hiểu xét nghiệm HP

Sơ can Bình vị tán có tốt không, giá bao nhiêu là mối bận tâm của nhiều người bệnh

Thuốc Dạ Dày Sơ Can Bình Vị Tán Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?

bài thuốc chữa viêm loét hp dạ dày

Phản hồi chân thật của bệnh nhân và Bác sĩ đầu ngành về bài thuốc chữa viêm loét Hp Nhất Nam Bình Vị Khang

Nhất Nam Y Viện - Địa chỉ chữa đau dạ dày uy tín HÀNG ĐẦU được hơn 39.000 bệnh nhân tin chọn

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ chữa đau dạ dày uy tín HÀNG ĐẦU được hơn 39.000 bệnh nhân tin chọn

[GIẢI ĐÁP] TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh chữa đau dạ dày 10 người 10 người khỏi có đúng không?

[GIẢI ĐÁP] TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh chữa đau dạ dày 10 người 10 người khỏi có đúng không?

Nhất Nam Bình Vị Khang hiệu quả ra sao? Chi phí bao nhiêu?(Review chi tiết)

Nhất Nam Bình Vị Khang hiệu quả ra sao? Chi phí bao nhiêu?(Review chi tiết)

Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày là biến chứng rất nguy hiểm

Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày như thế nào? Khi nào?

Nhất Nam Y Viện chữa sỏi thận

Nhất Nam Y Viện – đơn vị SỐ 1 chữa sỏi thận tới 30mm không cần phẫu thuật

Bác sĩ Vân Bác sĩ Vân Anh là vị danh y hàng đầu điều trị viêm loét dạ dày theo YHCT nói về chữa viêm loét dạ dày HP theo quan niệm của Đông y

Tiết lộ vị danh y tài ba chữa viêm loét dạ dày HP chỉ sau 45 ngày với bài thuốc của Vua Tự Đức – Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh

Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày: Dấu hiệu và cách điều trị

4/5 - (2 bình chọn)

Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày là một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn thường gặp nhất do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) gây ra. Đây là một trong những loại nhiễm khuẩn phổ biến và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Vậy dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn HP là gì, cách điều trị thế nào, mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày là gì? Có nguy hiểm không?

Nhiễm vi khuẩn HP là bệnh lý nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn HP. Vi khuẩn này có tên khoa học là Helicobacter pylori, là vi khuẩn phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau vi khuẩn sâu răng.

Vi khuẩn HP có dạng cong hoặc hình chữ S, có chiều dài từ 1,5 đến 5 µm, đường kính từ 0,3 đến 1 µm. Vi khuẩn này có 4 đến 6 lông mảnh nằm ở hai đầu để di chuyển trong dịch vị dạ dày. Vi khuẩn HP thường cư trú nhiều nhất ở hang vị, sau đó ở thân vị và có thể hoạt động ở vùng dị sản dạ dày ở tá tràng.

Nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm
Nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

Nhiễm khuẩn HP dạ dày không biểu hiện ngay lập tức mà có thể ủ bệnh trong nhiều năm. Đây là một loại nhiễm khuẩn rất phổ biến, có đến hơn nửa dân số thế giới nhiễm khuẩn này. Riêng ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm khuẩn HP ở người lớn là trên 70%.

Nhiễm khuẩn HP dễ gây nguy hiểm bởi vi khuẩn này có thể lây lan một cách dễ dàng, đồng thời gây biến chứng về dạ dày rất nguy hiểm. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp là:

Cha mẹ khi có con bị viêm loét HP nên tìm hiểu ngay phương pháp giải quyết nhanh - gọn với bài thuốc tiến vua Nhất Nam Bình Vị Khang. XEM NGAY
  • Loét dạ dày, tá tràng: Các nghiên cứu cho thấy, trong khoảng 90% người bị loét tá tràng có khoảng 70 – 80% người bị loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP dạ dày.
  • Viêm dạ dày: Nhiễm khuẩn HP xảy ra trên 90% người bị chứng viêm dạ dày.
  • Rối loạn tiêu hóa: Khoảng 50% người bệnh mắc chứng khó tiêu không do tiêu hóa nhiễm loại vi khuẩn này.
  • Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Thống kê y khoa cho thấy 90% các ca ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP.

Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Vậy làm thế nào bạn bị nhiễm loại vi khuẩn này và nhận biết đã nhiễm vi khuẩn qua những triệu chứng nào?

Nguyên nhân nhiễm khuẩn HP trong dạ dày

Môi trường axit trong dạ dày khiến vi khuẩn khó có thể sống sót nhưng đây lại là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn HP bởi loại vi khuẩn này có thể tiết ra enzyme Urease nhằm trung hòa tính axit trong dạ dày.

Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày thường được ghi nhận như sau:

  • Qua đường nước bọt: Đây là con đường dễ lây nhiễm nhất của vi khuẩn HP. Thông qua các hoạt động như hôn, dùng chung bát đũa với người nhiễm khuẩn HP là có thể lây nhiễm.
  • Qua đường tiêu hóa khi ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn đồ sống, ăn đồ không rõ nguồn gốc; không rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh.
  • Có thể lây nhiễm khi làm các xét nghiệm dạ dày, nội soi dạ dày nếu bác sĩ, nhân viên y tế không vệ sinh sạch sẽ dụng cụ.
  • Nguồn nước: Uống nước nhiễm vi khuẩn Hp cũng sẽ gây nhiễm vi khuẩn HP dạ dày.
Dùng chung bát đũa khi ăn có thể lây nhiễm bệnh
Dùng chung bát đũa khi ăn có thể lây nhiễm vi khuẩn HP

Những người sống trong các khu vực tập trung đông người như ký túc xá, doanh trại, người sống chung với người bệnh nhiễm vi khuẩn HP.

Những người sống ở khu vực ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh nguồn nước, nguồn thực phẩm cũng dễ nhiễm khuẩn. Những đối tượng dễ nhiễm khuẩn hp nhất là trẻ em từ 2 đến 8 tuổi và người lớn trên 20 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP

Những người nhiễm vi khuẩn HP thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt, thậm chí có những người nhiễm khuẩn mà trong nhiều năm liền không có dấu hiệu phát bệnh.

Một số triệu chứng lâm sàng khi nhiễm vi khuẩn HP có thể giống với các bệnh lý về dạ dày khác. Khi gặp các triệu chứng sau đây, cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm có nhiễm vi khuẩn HP hay không để kịp thời điều trị, giảm biến chứng.

Đau vùng thượng vị là dấu hiệu nhiễm bệnh
Đau vùng thượng vị là dấu hiệu nhiễm khuẩn HP
  • Đau tức thượng vị, đau dạ dày theo cơn nhất là sau khi ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, có thể đầy hơi chướng bụng.
  • Nuốt nghẹn, mất khẩu vị, ăn uống không ngon miệng
  • Buồn nôn hoặc nôn ra dịch màu đen.
  • Ợ nóng ợ chua, có thể bị hôi miệng.
  • Sụt cân, suy nhược cơ thể.
  • Đi ngoài phân có màu đen hoặc lẫn máu.

Điều trị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày như thế nào?

Khi được xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP trong dạ dày, người bệnh cần được điều trị để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Một số phương pháp điều trị nhiễm khuẩn HP là sử dụng thuốc Tây, uống thuốc Nam và thay đổi chế độ ăn uống một cách khoa học.

Sử dụng thuốc Tây

Điều trị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày bằng cách sử dụng thuốc Tây là việc kết hợp giữa kháng sinh diệt vi khuẩn và thuốc ức chế sản sinh axit trong dịch vị dạ dày suốt quá trình điều trị.

Nguyên tắc sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP, giúp chức năng của dạ dày hoạt động bình thường trở lại, bảo vệ niêm mạc dạ dày, niêm mạc thực quản bị tổn thương do chứng trào ngược dạ dày và giảm các triệu chứng bệnh gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.

Sử dụng thuốc Tây có thể trị vi khuẩn HP hiệu quả
Sử dụng thuốc Tây có thể trị vi khuẩn HP hiệu quả

Một số loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Nhóm kháng sinh diệt khuẩn: Amoxicilline, Metronidazol, Tinidazol, Clarithromycine
  • Thuốc ức chế bơm proton gồm:  Lansoprazol, Omeprazol, Rabeprazole, Esomeprazole.
  • Thuốc kháng axit có CaCO3 và NaHCO3.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc có Bismuth, Sucralfate, Prostaglandin.

Sử dụng thuốc Tây điều trị có thể giảm nhanh các triệu chứng, tác dụng bệnh rất tích cực nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Người bệnh cần tuyệt đối nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc. Khi có tác dụng phụ nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Mẹo chữa vi khuẩn HP tại nhà

Sử dụng thuốc nam để chữa nhiễm vi khuẩn HP dạ dày cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn và có tác dụng rất tốt. Một số loại thuốc nam có thể chữa vi khuẩn HP là chè dây, hoàng liên, khôi tía…

Nguyên tắc điều trị bằng thuốc nam là tiêu diệt vi khuẩn HP, không chỉ giảm các triệu chứng về bệnh lý dạ dày mà còn điều trị căn nguyên bệnh và tăng khả năng hồi phục sức khỏe cho người bệnh.

Các bài thuốc nam giúp chữa nhiễm HP
Thuốc nam giúp chữa nhiễm khuẩn HP hiệu quả
  • Sử dụng chè dây chữa vi khuẩn HP

Chè dây chứa nhiều flavonoid và tanin là các hoạt chất có khả năng giúp tiêu viêm và diệt khuẩn rất hiệu quả. Có thể phơi khô chè dây và nấu nước uống hàng ngày, kiên trì sử dụng trong thời gian dài có thể tiêu diệt vi khuẩn HP và giảm viêm loét dạ dày. Nên uống nước chè dây vào sáng sớm, trước khi ăn.

  • Sử dụng cây hoàng liên

Hoàng liên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và kháng khuẩn rất tốt. Có thể sử dụng cây hoàng liên kết hợp với cam thảo, mạch nha, sơn chi… làm bài thuốc chữa vi khuẩn HP, sắc nước uống và dùng hàng ngày.

  • Sử dụng lá khôi tía

Lá khôi tía có vị chua và tính hàn, có chứa các hoạt chất Tanin và Glucosid giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau, làm lành vết loét và giảm các triệu chứng ợ nóng ợ chua,

Uống nước lá khôi tía hàng ngày, trước bữa ăn khoảng 30 phút. Có thể kết hợp sắc thuốc với các vị như cam thảo, khổ sâm và bồ công anh.

Sử dụng thuốc nam trong điều trị nhiễm khuẩn HP ít gây tác dụng phụ, lành tính nhưng người bệnh cần kiên trì sử dụng bởi phương pháp này có thời gian tác dụng lâu dài.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc nam chỉ nên áp dụng cho các trường hợp bệnh ở thể nhẹ, chưa xảy ra biến chứng và tổn thương thực thể như viêm loét dạ dày – tá tràng, loét niêm mạc thực quản.

Nếu sử dụng song song thuốc nam và thuốc Tây cần sự tham vấn của bác sĩ để tránh tình trạng tương tác thuốc dẫn đến hệ quả không mong muốn.

Nhiễm vi khuẩn HP nên ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc dùng thuốc để chữa nhiễm vi khuẩn HP dạ dày, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học và thói quen sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

Những thực phẩm nên ăn khi có khuẩn HP
Những thực phẩm nên ăn khi nhiễm khuẩn HP

Những thực phẩm nên bổ sung khi bị nhiễm vi khuẩn Hp là:

  • Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt: Giúp thấm hút lượng axit dư thừa trong dạ dày và bổ sung chất xơ hỗ trợ tiêu hóa.
  • Uống trà xanh và trà đen cũng có thể làm hạn chế sự lan rộng của vi khuẩn HP
  • Sử dụng các loại hạt, nhất là họ đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu nành
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây có tính ngọt
  • Ăn các loại thịt trắng, uống sữa
  • Có thể kết hợp sử dụng nghệ và mật ong, tỏi để làm yếu vi khuẩn

Bị nhiễm khuẩn hp nên kiêng gì?

  • Không ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ dễ gây chướng bụng và tăng khả năng trào ngược dạ dày.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, có gas và các chất kích thích.
  • Không sử dụng trái cây có tính chua.
  • Không hút thuốc lá.

Cách phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Vi khuẩn HP rất dễ lây lan chính vì vậy, việc phòng tránh lây nhiễm là rất quan trọng. Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua đường nước bọt, đường ăn uống và việc nội soi, vì thế các biện pháp phòng tránh lây nhiễm khuẩn HP là:

  • Sử dụng thức ăn rõ nguồn gốc, ăn chín uống sôi, không ăn đồ ăn vỉa hè, đồ ăn ôi thiu, không rõ về xuất xứ.
  • Không uống chung nước, không sử dụng chung bát đũa với người khác.
  • Tuyệt đối không được sử dụng chung bàn chải đánh răng với người khác.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh căng thẳng, stress
  • Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, đi vệ sinh.
  • Sát khuẩn tay thường xuyên khi tiếp xúc ở những nơi công cộng.

Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có thể nguy hiểm nếu có những biến chứng về bệnh lý dạ dày. Tuy nhiên người bệnh có thể có thể phòng tránh và chữa trị nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, lời khuyên cho mọi người là luôn lắng nghe cơ thể mình để phát hiện các dấu hiệu sớm, thực hiện lối sống lành mạnh, hạnh phúc để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

Tin xem thêm

Sử dụng Nhất Nam Bình Vị Khang, tôi đã dứt nhanh cơn đau dạ dày chỉ sau 7 – 10 ngày

Tin khác

Vi khuẩn HP gây hôi miệng làm sao hết?

Nội dung bài viếtNhiễm vi khuẩn HP dạ dày là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân nhiễm khuẩn HP trong dạ dàyDấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HPĐiều trị...

Clo test dương tính, âm tính là gì? Cách đọc hiểu xét nghiệm HP

Nội dung bài viếtNhiễm vi khuẩn HP dạ dày là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân nhiễm khuẩn HP trong dạ dàyDấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HPĐiều trị...

Sơ can Bình vị tán có tốt không, giá bao nhiêu là mối bận tâm của nhiều người bệnh

Thuốc Dạ Dày Sơ Can Bình Vị Tán Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?

Nội dung bài viếtNhiễm vi khuẩn HP dạ dày là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân nhiễm khuẩn HP trong dạ dàyDấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HPĐiều trị...

bài thuốc chữa viêm loét hp dạ dày

Phản hồi chân thật của bệnh nhân và Bác sĩ đầu ngành về bài thuốc chữa viêm loét Hp Nhất Nam Bình Vị Khang

Nội dung bài viếtNhiễm vi khuẩn HP dạ dày là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân nhiễm khuẩn HP trong dạ dàyDấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HPĐiều trị...

Nhất Nam Y Viện - Địa chỉ chữa đau dạ dày uy tín HÀNG ĐẦU được hơn 39.000 bệnh nhân tin chọn

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ chữa đau dạ dày uy tín HÀNG ĐẦU được hơn 39.000 bệnh nhân tin chọn

Nội dung bài viếtNhiễm vi khuẩn HP dạ dày là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân nhiễm khuẩn HP trong dạ dàyDấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HPĐiều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn