Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Tác hại đáng chú ý

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Vị trí, Biểu hiện, Cách điều trị

9 cách giúp giảm đau lưng do thoái hoá cột sống tại nhà

Thoái hoá cột sống L4 L5 là gì? Vị trí, chẩn đoán, điều trị

Thoái hoá cột sống cổ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Thoái hoá cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không? Lời khuyên đúng

11+ bài tập thể dục, yoga chữa thoái hoá cột sống đơn giản tại nhà

Phương pháp vật lý trị liệu thoái hoá cột sống cổ hiệu quả không?

Thoái hoá cột sống là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh thoái hoá cột sống có chữa được không? Chuyên gia nhận định

9 cách giúp giảm đau lưng do thoái hoá cột sống tại nhà

5/5 - (3 bình chọn)

Triệu chứng đau lưng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó là do thoái hóa cột sống mà điển hình nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng. Tình trạng này nếu không sớm khắc phục có thể gây biến dạng cột sống, hạn chế vận động, thậm chí teo cơ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho người bệnh 9 cách giảm đau lưng do thoái hóa cột sống tại nhà được nhiều người áp dụng.

Chia sẻ các cách giảm đau lưng do thoái hóa cột sống hiệu quả ngay tại nhà
Chia sẻ các cách giảm đau lưng do thoái hóa cột sống hiệu quả ngay tại nhà

Mách bạn 9 cách giảm đau lưng do thoái hóa cột sống tại nhà

Đau lưng là một trong những triệu chứng thường gặp của người già, dân văn phòng, người lao động nặng nhọc. Những cơn đau lưng thông thường có thể tự khỏi trong một thời gian. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau lưng là dấu hiệu nhận biết của bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng thì người bệnh cần hết sức lưu ý.

Ngoài cơn đau vùng thắt lưng, người bệnh còn có thể gặp phải triệu chứng căng cơ tại thắt lưng, có thể lan rộng sang hông và chân. Lâu ngày có thể khiến khả năng vận động trở nên khó khăn. Nếu bệnh tiến triển sang giai đoạn tiếp theo, chức năng của cột sống dần trở nên suy yếu, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc cũng như đời sống thường ngày.

Để khắc phục tình trạng này cũng như phòng ngừa biến chứng xuất hiện, người bệnh cần sớm có những giải pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là 9 cách giảm đau lưng do thoái hóa cột sống gây ra, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị tại nhà:

1. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ hoặc xuất hiện cơn đau đột ngột

Tắm nước ấm là một trong những mẹo vặt dân gian có tác dụng hỗ trợ giảm đau lưng do thoái hóa cột sống gây ra được nhiều người bệnh áp dụng. Việc ngâm cơ thể trong bồn nước ấm không chỉ giúp làm dịu cơn đau thắt mà còn hạn chế làm cơ bị co cứng. Không những vậy, liệu pháp này còn giúp tăng tuần hoàn máu, cơ thể tỉnh táo và tạo điều kiện cho xương khớp được thư giãn.

Ngâm mình với nước ấm vừa giúp thư giãn cơ thể vừa hỗ trợ giảm đau thắt lưng khi bị thoái hóa cột sống
Ngâm mình với nước ấm vừa giúp thư giãn cơ thể vừa hỗ trợ giảm đau thắt lưng khi bị thoái hóa cột sống

Để giảm đau thắt lưng do thoái hóa cột sống gây ra bằng liệu pháp tắm nước ấm, người bệnh cần thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị bồn nước sạch với lượng nước vừa đủ;
  • Đổ thêm một lượng nước sôi vào trong bồn sao cho nước đủ ấm để ngâm mình;
  • Người bị đau lưng tiến hành ngâm toàn thân trong khoảng 10 – 15 phút thì ngồi dậy, lau người và mặc quần áo;
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hoặc xuất hiện cơn đau đột ngột. Tuyệt đối không được lạm dụng liệu pháp này nếu không mong muốn trông thấy làn da bị khô ráp.

2. Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng biện pháp ngâm chân

Rất ít ai biết được liệu pháp ngâm chân với nước ấm có tác dụng giảm đau lưng do bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra. Theo nhận định từ giới Đông y cổ truyền cho biết, bàn chân là sự quy tụ của rất nhiều huyệt đạo quan trọng và dây thần kinh. Do đó, ngâm chân với nước ấm không chỉ giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết mà còn hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả. Song, ngâm chân giúp hạn chế tình trạng các dây thần kinh bị chèn ép, từ đó giảm bớt cảm giác tê vùng thắt lưng và tứ chi.

Ngâm chân với nước ấm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ có tác dụng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả và giúp người bệnh ngủ ngon hơn
Ngâm chân với nước ấm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ có tác dụng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả và giúp người bệnh ngủ ngon hơn

Bên cạnh việc ngâm chân với nước ấm thông thường, người bệnh có thể tận dụng thêm một số dược liệu thiên nhiên khác để gia tăng công dụng như muối, gừng, ngải cứu, lá lốt,… Tham khảo chi tiết hơn công thức dưới đây:

  • Ngâm chân với muối và gừng: Về bản chất, muối có tính sát khuẩn cao, trong khi đó gừng có tác dụng chống viêm, giải độc và thanh nhiệt. Khi kết hợp hai dược liệu này sẽ giúp đả thông kinh mạch, tăng quá trình lưu thông máu đến toàn bộ cột sống, từ đó giảm đau và hạn chế tình trạng co cơ. Người bệnh cho khoảng 3 thìa muối biển và 3 nhánh gừng đập dập vào trong chậu nước ấm. Tiến hành ngâm chân trong khoảng 15 phút. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Cách làm này còn giúp thư giãn cơ thể và giúp người bệnh có được giấc ngủ ngon;
  • Ngâm chân với lá lốt: Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, trong lá lốt có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạn chế tình trạng sưng tấy. Từ đó, giúp vùng xương khớp ít bị tổn thương hơn. Người bệnh cần cho vào nồi nước đang sôi khoảng 1 nắm lá lốt đã được rửa sạch, tiếp tục đun thêm 5 phút thì tắt bếp. Đợi nước nguội bớt rồi cho thêm 1 thìa muối biển rồi tiến hành ngâm chân. Thực hiện kiên trì mỗi ngày vào mỗi buổi tối cho đến khi cơn đau lưng do thoái hóa cột sống gây ra thuyên giảm hẳn.

3. Chườm nóng hỗ trợ giảm đau thắt lưng

Thêm một mẹo vặt hỗ trợ giảm đau lưng do thoái hóa cột sống được dân gian tin dùng là chườm nóng. Dưới tác dụng của nhiệt, liệu pháp này có tác dụng giảm áp lực lên dây thần kinh, giãn cơ và thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó giúp cơn đau được xoa dịu.

Chườm nóng thắt lưng vừa có tác dụng xoa dịu cơn đau vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cơ và dây thần kinh thư giãn
Chườm nóng thắt lưng vừa có tác dụng xoa dịu cơn đau vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cơ và dây thần kinh thư giãn

Có khá nhiều giải pháp chườm nóng giảm đau lưng nhưng phổ biến nhất vẫn là cách dùng túi chườm chuyên dụng. Sản phẩm này khá tiện lợi trong việc điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với làn da của bản thân. Song, người bệnh cũng có thể kết hợp với dược liệu trong Đông y để gia tăng công dụng như:

  • Chườm nóng giảm đau lưng bằng ngải cứu: Cho một nắm lá ngải cứu đã được rửa sạch vào trong chảo nóng và tiến hành sao nóng cùng với một ít muối tinh. Sau đó cho hỗn hợp vào trong túi chườm hoặc miếng vải sạch rồi buộc chặt miệng. Đặt túi chườm lên vị trí đau nhức nhiều và để yên cho đến khi hỗn hợp nguội hẳn. Duy trì thực hiện mỗi ngày cho đến khi cơn đau được loại bỏ hẳn;
  • Chườm nóng giảm đau lưng bằng ngải cứu kết hợp lá lốt: Đem một lượng lá lốt và lá ngải cứu vừa đủ rửa sạch rồi cho vào chảo để sao nóng cùng với muối tinh. Đổ hết hỗn hợp vào trong túi chườm hoặc miếng vải. Tiếp đến, đặt túi chườm lên vị trí đau nhức. Thực hiện mỗi ngày sẽ giúp người bệnh cảm nhận được hiệu quả.

Trong quá trình chườm nóng, người bệnh cần đặc biệt chú ý nhiệt độ. Theo khuyến cáo, nhiệt độ chườm thích hợp dao động từ 60 – 70 độ. Thời gian của mỗi lần chườm kéo dài trong khoảng 15 – 20 phút. Xuyên suốt khoảng thời gian chườm nóng, người bệnh cần cố gắng giữ nguyên tư thế. Đồng thời, không đột ngột đứng dậy khi chườm nóng vì cơ đang giãn, động tác này có thể gia tăng nguy cơ bị lệch đốt sống, điều này khiến bệnh tình trở nặng hơn.

4. Massage lưng – Liệu pháp giúp giảm đau lưng do thoái hóa cột sống gây ra

Massage là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc giảm đau lưng do thoái hóa hóa cột sống gây ra. Mặc dù không có những tác động sâu nhưng liệu pháp này có thể tiếp xúc với cơ trên diện tích rộng, từ đó giúp thư giãn cơ, hạn chế tình trạng căng cơ và giảm đau. Bên cạnh đó, massage đúng kỹ thuật còn giúp tăng cường máu lưu thông đến vị trí đốt sống lưng bị tổn thương và thư giãn cơ thể.

Massage lưng giúp thư giãn cơ, hạn chế tình trạng căng cơ và giảm đau hiệu quả nếu thực hiện đúng kỹ thuật
Massage lưng giúp thư giãn cơ, hạn chế tình trạng căng cơ và giảm đau hiệu quả nếu thực hiện đúng kỹ thuật

Trước khi tiến hành massage, người bệnh cần làm giãn và mềm cơ vùng lưng và hông thông qua việc nằm sấp, đồng thời thả lỏng cơ thể. Người massage có thể tiến hành thực hiện bằng cách kỹ thuật sau:

  • Xoa: Kỹ thuật này được thực hiện ngay từ khi bắt đầu để làm nóng cơ thể. Người thực hiện cần xoa đều cơ thể, từ vị trí thắt lưng lan ra phần hông và đùi. Lưu ý, cần tập trung nhiều vào vùng thắt lưng bị đau;
  • Bóp: Sử dụng ngón tay cái làm điểm tựa lên vùng thắt lưng. Song, các ngón tay còn lại bóp vào cơ vùng thắt lưng – nơi xuất hiện cơn đau trong khoảng 3 – 5 phút. Lưu ý, người thực hiện không nên dùng lực quá mạnh nhằm phòng tránh tổn thương nội tạng;
  • Day: Là thủ thuật có tác dụng giảm đau và thư giãn cơ bị căng cứng. Tùy vào từng đối tượng cụ thể mà người thực hiện dùng lực dây phù hợp. Lưu ý, chỉ day với tốc độ chậm, vừa phải để cơ và cột sống được thư giãn cũng như phòng tránh cơn đau gia tăng.

5. Bài thuốc từ cây xương rồng chữa thoái hóa cột sống thắt lưng

Là một trong những mẹo vặt chữa thoái hóa cột sống thắt lưng được nhiều người biết đến và tin dùng. Trong tài liệu y học cổ truyền cho biết, cây xương rồng có vị đắng, tính hàn, có độc nhưng nếu dùng đúng cách sẽ giúp cơn đau vùng lưng do thoái hóa cột sống nhanh chóng xoa dịu. Song, một số bài báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra, một số thành phần trong cây xương rồng có tác dụng giảm đau nhức, tiêu viêm và hỗ trợ chữa lành tổn thương ở cột sống.

Dân gian đang truyền tai nhau cách trị đau lưng cho thoái hóa cột sống bằng xương rồng
Dân gian đang truyền tai nhau cách trị đau lưng cho thoái hóa cột sống bằng xương rồng

Hiện có khá nhiều bài thuốc chữa đau cột sống bằng xương rồng nhưng phổ biến nhất vẫn là bài thuốc đắp. Người bệnh có thể tham khảo cách điều trị sau:

  • Chuẩn bị khoảng 2 nhánh xương rồng tươi và một ít muối hạt;
  • Cần nhặt bỏ kỹ phần gai của xương rồng, sau đó đem rửa kỹ qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn;
  • Tiếp đến, đập dập xương rồng rồi trộn với muối hạt;
  • Đem hỗn hợp hơ trên lửa cho đến khi nóng hoàn toàn. Sau đó cho nguyên liệu vào trong túi vải mỏng và sạch;
  • Đặt túi chườm lên khu vực đau nhức nhiều. Để yên cho đến khi nguội hoàn toàn thì tiếp tục đem xương rồng hơ trên lửa cho nóng và chườm thêm lần nữa;
  • Thực hiện mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm hoàn toàn.

6. Dùng đinh lăng chữa thoái hóa cột sống thắt lưng

Đinh lăng là một trong những loại cây quá đỗi quen thuộc ở những vùng quê và một số khu vực ở thành phố. Ngoài công dụng làm gia vị thì rất ít người biết đến công dụng trị bệnh xương khớp của loại cây này, nhất là bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong cây đinh lăng có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như vitamin B1, các loại axit amin (như lyzin, xytein,…). Bên cạnh đó, một số thành phần hoạt chất khác còn giúp giảm đau, tiêu sưng, tiêu viêm, trị đau lưng, nhức mỏi tay chân hiệu quả.

Để khắc phục cơn đau lưng khó chịu, người bệnh có thể sử dụng rễ đinh lăng khô sắc cùng với nước để uống thay cho nước lọc. Ngoài ra, có thể đem đinh lăng ngâm rượu để dùng xoa bóp tại vị trí đau hoặc giá nát và đắp lá đinh lăng tại vị trí đau. Kiên trì thực hiện mỗi ngày, người bệnh sẽ cảm nhận được sự thay đổi.

Dùng cây đinh lăng chữa đau lưng do thoái hóa cột sống gây ra
Dùng cây đinh lăng chữa đau lưng do thoái hóa cột sống gây ra

7. Dùng cây cỏ xước chữa thoái hóa cột sống thắt lưng

Cây cỏ xước là một loại cây dại mọc hoang xuất hiện nhiều ở các vùng nông thôn. Trong loại cây này có chứa nhiều thành phần hoạt chất mang bản chất dược tính nên được tận dụng để trị bệnh, nhất là bệnh lý liên quan đến xương khớp nói chung và bệnh cột sống nói riêng. Dùng kiên trì và đúng cách, cơn đau nhức dần được thuyên giảm, hạn chế tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên.

Để cải thiện triệu chứng đau nhức nhiều do thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau:

  • Đem chừng một nắm cây cỏ xước tươi rửa qua nhiều lần nước để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất và đất phát, sau đó vớt ra để ráo rồi thái thành từng đoạn nhỏ;
  • Cho toàn bộ nguyên liệu vào trong ấm cùng với một nước vừa đủ;
  • Tiến hành đun sôi thì tắt bếp;
  • Gạn lấy phần nước để uống thay cho nước lọc hằng ngày.
Cây cỏ xước được dân gian tận dụng nhiều để trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng
Cây cỏ xước được dân gian tận dụng nhiều để trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng

Bên cạnh việc sử dụng độc vị, người bệnh có thể kết hợp với các dược liệu khác để gia tăng công dụng như cây ngải cứu, cẩu tích, ý dĩ, lá lốt, lá thông, tô mộc,…

8. Giảm đau lưng do thoái hóa cột sống bằng lá cây đu đủ

Trong một số tài liệu Y học cổ truyền cho biết, cây đu đủ là vị thuốc dân gian quen thuộc có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh, trong đó có bệnh về xương khớp. Một trong những bộ phận của cây đu đủ có nhiều công dụng nhất là phần lá. Nguyên do là bởi trong lá đu đủ có chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng giảm đau xương khớp, hỗ trợ cải thiện tình trạng thoái hóa khớp. Không những vậy, chúng còn có công dụng tiêu viêm, tiêu sưng và phòng ngừa bệnh trở nặng.

Để khắc phục triệu chứng đau lưng cho thoái hóa cột sống, người bệnh cần chuẩn bị một ít lá đu đủ tươi và một ít muối hột. Khi nguyên liệu đã được đầy đủ, người bệnh có thể tiến hành thực hiện theo các bước sau;

  • Đem muối hột rang cho nóng rồi cho vào túi vải mỏng và buộc chặt miệng;
  • Còn lá đu đủ cần được rửa sạch rồi đặt lên bề mặt vùng đau nhức, sau đó đặt túi muối nóng lên trên;
  • Để yên cho đến khi muối nguội hẳn, có thể rang lại muối và thực hiện thêm vài lần;
  • Áp dụng mỗi ngày cho đến khi cơn đau nhức có biểu hiện thuyên giảm.
Lá đu đủ có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau xương khớp, hỗ trợ cải thiện tình trạng thoái hóa khớp
Lá đu đủ có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau xương khớp, hỗ trợ cải thiện tình trạng thoái hóa khớp

9. Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Trong một số trường hợp cấp bách, cơn đau xuất hiện đột ngột và gây ra nhiều sự khó chịu, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y giảm đau cấp tốc. Đa phần, người bệnh nên sử dụng thuốc giảm đau ở mức độ nhẹ đến trung bình như Paracetamol hoặc Aspirin. Tuy nhiên, người bệnh chỉ sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ và tuyệt đối không được lạm dụng vì chúng có thể gây tổn thương gan và thận.

Bên cạnh đó, một số trường hợp khác, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thuốc giảm đau khác như:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Loại thuốc này vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng chống viêm. Một số thương hiệu quen thuộc như: Mobic, Celebrex,…;
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc có tác dụng hỗ trợ giải tỏa sự co cứng của cột sống, từ đó giúp hạn chế tình trạng chèn ép lên dây thần kinh. Một số loại thuốc giãn cơ thông thuộc như: Mydocalm, Myonal,…;
  • Thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài tại chỗ: Loại thuốc này khá dễ sử dụng và khá lành tính. Thuốc phù hợp cho các trường hợp đau cột sống ở mức độ nhẹ và trung bình. Một số thương hiệu có tiếng như: Voltaren, Emugel, Gelden, Profenid gel,…

Trong quá trình sử dụng thuốc Tây y tại nhà, nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào không rõ nguyên do, người bệnh cần tạm dừng việc sử dụng thuốc và kết hợp với việc theo dõi sức khỏe. Trong trường hợp khẩn cấp, người bệnh cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Dùng thuốc giảm đau lưng do thoái hóa cột sống theo sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa tác dụng phụ
Dùng thuốc giảm đau lưng do thoái hóa cột sống theo sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa tác dụng phụ

Ngoài việc áp dụng các phương pháp giảm đau lưng do thoái hóa cột sống gây ra, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp để hạn chế được tình trạng đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh, từ đó giúp giảm đau hiệu quả, đồng thời phòng tránh cơn đau đột ngột xuất hiện làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ;
  • Tránh lao động nặng nhọc, bưng vác nặng, tư thế ngồi làm việc không đúng hay ngồi tại chỗ quá lâu. Tốt hơn hết, bạn nên làm việc một cách khoa học để tránh những tác động xấu lên cột sống;
  • Bổ sung vào thực đơn ăn uống các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt là thực phẩm giàu canxi, protein, vitamin B1, vitamin B12, kẽm, sắt,… Đây đều là những dưỡng chất giúp xương chắc khỏe và cải thiện tình trạng viêm nhiễm;
  • Loại bỏ thực phẩm chứa chất kích thích, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, rượu, bia, thuốc lá,… Vì chúng có thể tạo nhiều sức ép cho dây thần kinh;
  • Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể và xương khớp thư giãn, hạn chế những tổn thương;
  • Tăng cường tham gia một số bộ môn vừa sức để nâng cao sức khỏe tổng thể cũng như ổn định hệ thống xương khớp. Người bệnh có thể tập yoga, bơi lội, đi bộ,… mỗi ngày khoảng 30 – 45 phút.
Mỗi ngày dành khoảng 30 - 45 phút để tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe và tăng cường chức năng xương khớp
Mỗi ngày dành khoảng 30 – 45 phút để tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe và tăng cường chức năng xương khớp

Đau lưng do thoái hóa cột sống khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần hết sức lưu ý, các cách giảm đau lưng do thoái hóa cột sống được đề cập trong bài viết chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau tạm thời và không thể thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, nếu gặp phải một hoặc nhiều trường hợp sau, người bệnh cần sớm tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp:

  • Đau và có cảm giác căng tức vùng thắt lưng nhiều;
  • Cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc và cường độ cao, đặc biệt là khi về đêm, sáng sớm thức dậy, lao động, ngồi quá lâu,…;
  • Gặp khó khăn trong việc cử động, cúi hay gập người;
  • Cơn đau vùng lưng làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc, lối sinh hoạt thường ngày;
  • Có nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm;
  • Việc điều trị bằng thuốc hoặc mẹo vặt dân gian không đạt được hiệu quả cao.
Bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng đau nhức vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống diễn biến phức tạp
Bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng đau nhức vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống diễn biến phức tạp

Bài viết đã mách bạn các cách giảm đau lưng do thoái hóa cột sống tại nhà. Đa phần là các phương pháp điều trị bảo tồn, hỗ trợ giảm đau tức thời nhưng không có tác dụng loại bỏ căn nguyên của bệnh. Vì thế, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị bệnh từ sớm. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn cơn đau tiến triển nặng nề mà còn phòng ngừa biến chứng nguy hiểm khởi phát.

THAM KHẢO THÊM:

Tin khác

Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Tác hại đáng chú ý

Nội dung bài viếtMách bạn 9 cách giảm đau lưng do thoái hóa cột sống tại nhà1. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ hoặc xuất hiện cơn đau đột...

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Vị trí, Biểu hiện, Cách điều trị

Nội dung bài viếtMách bạn 9 cách giảm đau lưng do thoái hóa cột sống tại nhà1. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ hoặc xuất hiện cơn đau đột...

Thoái hoá cột sống L4 L5 là gì? Vị trí, chẩn đoán, điều trị

Nội dung bài viếtMách bạn 9 cách giảm đau lưng do thoái hóa cột sống tại nhà1. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ hoặc xuất hiện cơn đau đột...

Thoái hoá cột sống cổ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Nội dung bài viếtMách bạn 9 cách giảm đau lưng do thoái hóa cột sống tại nhà1. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ hoặc xuất hiện cơn đau đột...

11+ bài tập thể dục, yoga chữa thoái hoá cột sống đơn giản tại nhà

Nội dung bài viếtMách bạn 9 cách giảm đau lưng do thoái hóa cột sống tại nhà1. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ hoặc xuất hiện cơn đau đột...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn