Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Các loại thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp tốt nhất

Quốc dược Phục cốt khang đặc trị thoát hóa khớp

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoái hóa khớp từ gốc, phục hồi sụn khớp hoàn chỉnh

Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị

Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Theo Y Học Cổ Truyền – Đông Y

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

5/5 - (1 bình chọn)

Khô khớp gối là dấu hiệu cho thấy xương khớp của bạn đang gặp vấn đề, tình trạng này thường khởi phát ở những người có thói quen lười vận động. Nếu không tiến hành can thiệp kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và có nguy cơ phát sinh thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Để hiểu rõ hơn về bệnh khô khớp gối thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Khô khớp gối là bệnh lý xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ do ảnh hưởng từ thói quen lười vận động
Khô khớp gối là bệnh lý xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ do ảnh hưởng từ thói quen lười vận động

Khô khớp gối là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Khớp gối là cơ quan được cấu tạo bởi xương, lớp sụn bao quanh đầu xương và cấu trúc mềm. Bao khớp là một bộ phận của cấu trúc mềm, chúng nắm giữ chức năng tiết dịch khớp nhằm mục đích bôi trơn đầu xương, hạn chế ma sát và giúp các chuyển động diễn ra trơn tru. Ngoài ra, dịch khớp còn có tác dụng bổ sung dưỡng chất để nuôi dưỡng khớp và phòng tránh những tổn thương không mong muốn.

Khô khớp gối là hiện tượng đầu khớp gối không được bôi trơn đầy đủ và làm tăng ma sát lên các đầu khớp gối. Tình trạng này xảy ra khi bao khớp giảm tiết dịch hoặc ngừng hoạt động. Khi bị khô khớp gối, nếu người bệnh vận động sẽ phát ra tiếng kêu lạo xạo và gây đau nhức. Khô khớp gối là dấu hiệu cho thấy hệ xương khớp đang gặp vấn đề. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ gây ra các bệnh lý về xương khớp, cản trở khả năng vận động và tạo ra các tổn thương không thể phục hồi.

Thống kê y khoa cho thấy, khô khớp gối xuất hiện ngày càng nhiều ở những người trẻ, đặc biệt là người làm văn phòng. Các triệu chứng ban đầu của bệnh khô khớp gối thường không rõ ràng nên khá khó nhận biết, điều này đã khiến cho bạn chậm trễ trong việc điều trị và tạo cơ hội để bệnh phát sinh biến chứng.

– Khô khớp gối có nguy hiểm không?

Khô khớp gối nếu diễn ra ở mức độ nặng sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển, đồng thời tác động tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến xương khớp như teo cơ, biến dạng khớp,… Nguy hiểm nhất là gây cứng hoặc liệt khớp gối, khiến người bệnh mất đi khả năng vận động ở một hoặc cả hai chân.

Nguyên nhân gây khô khớp gối

Giảm tiết dịch bôi trơn tại khớp là nguyên nhân chính gây khô khớp gối. Tình trạng này thường xảy ra khi sụn khớp hoặc xương dưới sụn bị tổn thương. Dưới đây là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạn cần nắm rõ để có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa hợp lý:

Tuổi tác ngày càng cao sẽ tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh khô khớp gối
Tuổi tác ngày càng cao sẽ tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh khô khớp gối
  • Lão hóa: Khi tuổi tác càng lớn thì quá trình lão hóa tự nhiên bên trong cơ thể diễn ra càng mạnh mẽ. Điều này đã khiến cho hoạt động của hệ xương khớp cùng nhiều cơ quan khác trong cơ thể bị ảnh hưởng đáng kể. Lúc này, dịch khớp tiết ra đã không đủ để bôi trơn đầu khớp khiến hoạt động của chúng không còn linh hoạt như trước. Lâu dần sẽ gây ra bệnh lý khô khớp gối. Những người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống thiếu khoa học không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể cũng là nguyên nhân gây khô khớp gối. Khi cơ thể không được cung cấp đủ các yếu tố vi lượng như canxi, collagen, vitamin,… sẽ khiến mật độ xương bị suy giảm đáng kể và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp. Thói quen uống rượu bia và hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Chấn thương: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh khô khớp gối thường gặp nhất. Chấn thương trong lao động hoặc chơi thể thao sẽ khiến phần sụn và xương dưới sụn bị tổn thương. Sau khi đã được điều trị khỏi, chức năng của cơ quan này cũng sẽ bị ảnh hưởng do di chứng để lại. Theo thời gian, xương khớp sẽ giảm tiết dịch gây khô khớp và không còn hoạt động trơn tru như trước.
  • Do bệnh lý xương khớp: Khô khớp gối cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng của một số bệnh lý xương khớp thường gặp như viêm đau khớp gối, viêm khớp dạng thấp, xơ khớp gối,…
  • Nguyên nhân khác: Bệnh khô khớp gối cũng có thể khởi phát do các nguyên nhân khác như thừa cân béo phì, hoạt động sai tư thế, lười vận động, tác dụng phụ của thuốc, thường xuyên lao động nặng,…
Khô khớp gối có thể khởi phát sau khi bạn gặp các chấn thương tại vùng khớp này
Khô khớp gối có thể khởi phát sau khi bạn gặp các chấn thương tại vùng khớp này

Biểu hiện của bệnh khô khớp gối

Khô khớp gối ở giai đoạn ban đầu thường có biểu hiện không rõ ràng, điều này đã khiến bạn gặp khó khăn trong việc nhận biết và điều trị. Vì thế, ngay khi thấy có các triệu chứng bất thường tại khớp gối thì bạn không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đi khám chuyên khoa. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh bạn có thể tham khảo:

  • Đau nhức ở vùng khớp gối, cơn đau xuất hiện rõ rệt khi người bệnh thay đổi tư thế vận động một cách đột ngột. Cảm giác đau mỏi sẽ tăng lên nếu người bệnh thực hiện các vận động liên quan đến khớp gối như đạp xe, đi bộ, đứng lên ngồi xuống,..
  • Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện âm ỉ và trở nên dữ dội vào lúc nữa đêm, nhiều trường hợp còn bị mất cảm giác. Vào buổi sáng sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng cứng khớp gây khó khăn khi co duỗi chân.
  • Vùng khớp bị khô có thể xuất hiện triệu chứng sưng tấy và nóng đỏ. Khi di chuyển sẽ phát ra tiếng kêu răng rắc, đặc biệt là khi leo cầu thang.

Nếu các triệu chứng ở trên diễn ra rõ ràng nghĩ là bệnh khô khớp gối đã diễn ra ở mức độ nặng. Lúc này, tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị để tránh phát sinh các biến chứng không mong muốn.

Phương pháp điều trị bệnh khô khớp gối

Khô khớp gối là dấu hiệu báo động khớp cần được cấp cứu, khi gặp phải tình trạng này bạn cần thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt. Nếu để lâu sẽ gây ra các tổn thương không thể phục hồi tại khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Dựa vào mức độ tổn thương tại khớp và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Cụ thể là:

Thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu của khô khớp gối để được hướng dẫn xử lý
Thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu của khô khớp gối để được hướng dẫn xử lý

Trường hợp khô khớp gối nhẹ

Ở những trường hợp khô khớp gối gây đau nhức ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn dưới đây để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng:

  • Nghỉ ngơi: Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi để hạn chế gây tổn thương đến khớp gối.
  • Chườm lạnh, chườm nóng: Tiến hành chườm lạnh nếu khớp gối bị sưng viêm và chườm nóng khi bị đau nhức nhưng không sưng. Đây là phương pháp giảm đau khá hiệu quả, được áp dụng khá phổ biến trong y khoa.
  • Bổ sung glucosamine sulfate tinh thể: Glucosamine là thành phần dưỡng chất đặc biệt cần thiết đối với xương khớp. Nếu người bệnh tăng cường sử dụng sẽ mang lại hiệu quả giảm đau và phục hồi chức năng của khớp gối ở giai đoạn đầu của bệnh thoái hóa khớp.
  • Dùng thuốc NSAIDs: Nếu tình trạng đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể uống thuốc chống viêm không chứa steroid để cải thiện.
  • Nẹp đầu gối: Cố định khớp gối bằng cách đeo nẹp sẽ giúp bạn phòng tránh được những chấn thương không mong muốn.
  • Dùng thảo dược tự nhiên: Nếu bệnh chỉ diễn ra với mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược lành tính trong tự nhiên để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh. Ví dụ như uống nước cốt ngải cứu pha mật ong nguyên chất, nấu lá chó đẻ với rượu gạo để chườm ngoài da,…
Cải thiện các triệu chứng của bệnh tại nhà bằng thảo dược tự nhiên có sẵn trong vườn nhà
Cải thiện các triệu chứng của bệnh tại nhà bằng thảo dược tự nhiên có sẵn trong vườn nhà

Trường hợp khô khớp gối nặng

Ở những trường hợp bệnh nặng bạn không được tự ý điều trị tại nhà, thay vào đó hãy thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Các phương pháp điều trị bệnh khô khớp gối được áp dụng phổ biến trong y học hiện nay là:

+ Dùng thuốc Tây y: Đây là giải pháp khắc phục tình trạng khô khớp gối được ưu tiên áp dụng hiện nay. Các loại thuốc thường được kê đơn điều trị bệnh là thuốc giảm đau, thuốc giảm viêm và thuốc tăng tiết dịch nhờn.

Khi sử dụng các loại thuốc trị bệnh ở trên, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu sử dụng sai cách có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

+ Tiêm chất nhờn Hyaluronic Acid vào khớp: Ở một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm chất nhờn vào khớp. Phương pháp điều trị này có tác dụng bôi trơn khớp, giảm ma sát giữa các đầu xương và giúp chúng hoạt động trơn tru hơn. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định, bắt buộc người bệnh phải thực hiện nhiều lần để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Lưu ý: Tiêm thuốc vào khớp cần được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Nếu trong quá trình tiêm thuốc gặp phải sai sót sẽ để lại một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng khớp, teo cơ,…

+ Vật lý trị liệu: Khi bị khô khớp gối, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện vật lý trị liệu để cải thiện sức mạnh và độ dẻo dai của xương khớp. Vật lý trị liệu sẽ giúp xương khớp hoạt động ổn định hơn, tiết dịch đều đặn và mang lại hiệu quả điều trị từ bên trong.

Tiến hành vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để cải thiện chứng khô khớp gối từ bên trong
Tiến hành vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để cải thiện chứng khô khớp gối từ bên trong

+ Phẫu thuật: Phẫu thuật được yêu cầu thực hiện ở những trường hợp bị khô khớp gối gây tổn thương nghiêm trọng đến các khớp xương như thoái hóa khớp, hao hụt sụn,… Phương pháp điều trị này có tác dụng phục hồi lại chức năng vốn có của xương khớp bằng cách nắn chỉnh khớp xương hoặc ghép sụn giả.

Phẫu thuật cần được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và có sự hỗ trợ của máy móc y tế hiện đại. Vì thế, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trong việc lựa chọn địa điểm thăm khám và làm phẫu thuật để điều trị khô khớp gối.

Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa khô khớp gối

Khô khớp gối chỉ là dấu hiệu ban đầu của các vấn đề về xương khớp, khi gặp phải tình trạng này bạn chỉ cần xử lý đúng cách ngay từ sớm thì hoạt động của khớp gối sẽ nhanh chóng được phục hồi. Để quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả, phòng ngừa bệnh tái phát trở lại và chuyển biến nặng thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Duy trì thói quen ăn uống khoa học là điều rất cần thiết để có nâng cao sức khỏe và làm bền xương chắc xương khớp. Các loại thực phẩm tốt cho xương mà người bệnh nên tăng cường sử dụng là trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo, đậu nành, sữa và chế phẩm từ sữa,…
  • Để giữ cho xương khớp luôn khỏe mạnh, bạn cần tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đạm và nhiều acid. Đồng thời nói không với rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá, caffeine,…
  • Tập thể dục là một trong những cách hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp rất tốt. Khi bạn vận động, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra tốt hơn và mang lại hiệu quả tăng sức đề kháng, làm chắc xương khớp.
Tập yoga là bộ môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng
Tập yoga là bộ môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng
  • Nên nghỉ ngơi sau khi vận động mạnh để dịch khớp có thời gian tái tạo lại. Nếu đang gặp các vấn đề về khớp gối, bạn không nên ngồi một chỗ mà hãy thực hiện các vận động nhẹ nhàng như tập yoga, đi xe đạp,…
  • Tránh thực hiện các động tác dễ gây tổn thương đến khớp gối như ngồi xổm, bưng bê vật nặng, leo cầu thang, bẻ gối, bước sải chân quá rộng,… Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều, bạn nên thường xuyên co duỗi chân để hỗ trợ bôi trơn các khớp.
  • Cần duy trì cân nặng ở mức vừa phải để tránh tạo áp lực lên khớp gối. Chú ý giữ ấm cơ thể khi trời chuyển biến lạnh, tránh để đầu gối tiếp xúc quá lâu với môi trường có nhiệt độ lạnh.

Khô khớp gối khiến khả năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra các tổn thương không thể phục hồi tại khớp. Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh bạn cần đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Nội dung bài viếtKhô khớp gối là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây khô khớp gốiBiểu hiện của bệnh khô khớp gốiPhương pháp điều trị bệnh khô khớp gốiTrường...

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Nội dung bài viếtKhô khớp gối là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây khô khớp gốiBiểu hiện của bệnh khô khớp gốiPhương pháp điều trị bệnh khô khớp gốiTrường...

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung bài viếtKhô khớp gối là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây khô khớp gốiBiểu hiện của bệnh khô khớp gốiPhương pháp điều trị bệnh khô khớp gốiTrường...

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Nội dung bài viếtKhô khớp gối là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây khô khớp gốiBiểu hiện của bệnh khô khớp gốiPhương pháp điều trị bệnh khô khớp gốiTrường...

Các loại thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp tốt nhất

Nội dung bài viếtKhô khớp gối là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây khô khớp gốiBiểu hiện của bệnh khô khớp gốiPhương pháp điều trị bệnh khô khớp gốiTrường...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn