Bị thận yếu có nên uống nhiều nước không? Bác sĩ nói gì?
Nội dung bài viết
“Thận yếu có nên uống nhiều nước không?” Đây là thắc mắc phổ biến của nhiều bệnh nhân có các vấn đề về thận. Việc cung cấp nước cho cơ thể là điều cần thiết, tuy nhiên với người bệnh thận, việc đó có ảnh hưởng gì hay không? Hãy cùng lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Cố vấn y khoa VTV2) giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết sau đây.
Người bị thận yếu có nên uống nhiều nước không? Bao nhiêu là đủ?
Nước chiếm đến 70% cơ thể con người và đóng vai trò quan trọng trong nhiều chu trình chuyển hóa trong cơ thể. Do đó, việc uống nước mỗi ngày là điều cần thiết.
Thông thường, mỗi ngày một người cần cung cấp tối thiểu 2 lít nước (có thể là nước khoáng, nước ép). Với những người vận động thường xuyên sẽ cần lượng nước nhiều hơn.
Vậy với người bị bệnh thận yếu có nên uống nhiều nước không? Uống bao nhiêu là đủ và tốt nhất?
Lương y Tuấn giải thích, thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng thận và gây một số triệu chứng như: Cơ thể mệt mỏi, chân tay phù thũng, đi tiểu nhiều, đặc biệt về đêm; nước tiểu lẫn máu; các tình trạng suy giảm tình dục ở nam giới gây yếu sinh lý, xuất tinh sớm…
Trong cơ thể, thận đóng vai trò thanh lọc, đào thải các chất độc hại khỏi cơ thể và tái tạo một số hormone cần thiết khác. Theo nghiên cứu, việc uống nước nhiều hay ít đều ảnh hưởng tới bệnh nhân bị thận yếu. Cụ thể như sau:
- Uống quá ít nước
ơ thể có thể bị nhiễm độc. Do thận không còn đủ mạnh để co bóp, đào thải độc tố, lâu ngày tích tụ chất độc trong thận tạo sỏi gây đau bụng dữ dội. Trong trường hợp nặng sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật. Ngoài ra, uống ít nước cũng khiến người bệnh mệt mỏi hay cáu gắt, hoa mắt, chóng mắt
- Uống quá nhiều nước
Việc uống quá nhiều nước sẽ gây quá tải thận và ngày càng trở nên suy yếu do chức năng thận vốn đã không được tốt. Thận bị quá tải không đào thải kịp khiến người bệnh luôn mệt mỏi, máu bị loãng do nhiều nước trong cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
Vì vậy, giải đáp cho thắc mắc “bị thận yếu có nên uống nhiều nước không?” có thể khẳng định là KHÔNG NÊN UỐNG NHIỀU NƯỚC nhưng cũng không uống quá ít nước. Người bệnh cần sử dụng lượng nước vừa đủ cho cơ thể.
Vậy, lượng nước vừa đủ cho bệnh nhân bị thận yếu là bao nhiêu? Tùy vào từng hoàn cảnh và mức độ của bệnh để cung cấp nước cho cơ thể, cụ thể như:
- Nếu người bệnh có tình trạng tiểu ít, cần uống nhiều nước để duy trì hoạt động của thận. Trường hợp cần thiết cần truyền nước để bù lượng nước thiếu hụt
- Nếu người bệnh bị suy thận nặng, người bệnh cần hạn chế đưa nước vào cơ thể.. Lượng nước phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể, không có định mức cụ thể nào.
Lương y Tuấn khuyến cáo với bệnh nhân có vấn đề về thận, khi uống nước cũng cần lưu ý vài điều sau đây:
- Uống nhiều lần: Bệnh nhân nên uống nước từ chút một và nhiều lần trong ngày để giảm tải áp lực tại thận và tạo thói quen uống nước thường xuyên.
- Uống nước thông qua việc ăn uống: Ngoài nước lọc, người bệnh hoàn toàn có thể cung cấp nước từ việc ăn uống hàng ngày.
- Không uống ngay sau bữa ăn, vừa ăn vừa uống: Thói quen này vừa ảnh hưởng đến chức năng thận vừa làm loãng dịch vị tiêu hóa trong dạ dày.
- Uống từ từ: Nên uống từng ngụm nhỏ, nuốt chậm để tăng hiệu suất hoạt động của thận. Không ăn nhanh, uống vội dễ dẫn đến sặc và tăng áp lực tại thận.
- Uống nước ấm: Nước ấm giúp tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa và cải thiện chức năng của thận tốt hơn
Người bị thận yếu nên uống gì và tránh xa những loại nào?
Việc uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày giúp giảm tải áp lực tại thận, ngoài ra còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Theo đó người bệnh nên uống và tránh những thức uống sau khi bị thận yếu:
Bị thận yếu nên uống nhiều nước gì?
Nước lọc vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu cho người bị thận yếu vừa giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt vừa giúp thận đào thải độc tố khỏi cơ thể. Ngoài nước lọc ra, người bệnh nên uống các loại nước ép từ rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Một số loại nước rau, củ, quả tốt cho người bệnh như:
- Nước râu ngô: Trong Đông y, râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu nên rất tốt cho thận. Người bệnh đun nước râu ngô uống hàng ngày.
- Nước đỗ đen: Đỗ đen cũng được coi là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc rất tốt cho thận. Người bệnh rang đỗ đen và nấu với nước sôi uống trong ngày..
- Nước ép củ dền: Trong củ dền có thành phần betaine lọc bỏ các chất cặn bã, các gốc tự do trong thận, giúp ngăn ngừa các bệnh sỏi thận hiệu quả
- Nước ép dưa hấu: Nước ép dưa hấu giúp giải nhiệt với hàm lượng nước rất cao, giúp thanh nhiệt cơ thể và hỗ trợ khả năng hoạt động của thận tốt.
- Nước cây mắt trâu: Còn gọi là cây kim tiền thảo – một vị thuốc trong Đông y với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
- Nước cây nhân trần: Đun nước nhân trần uống hàng ngày giúp giải nhiệt phổ biến vào mùa hè và cũng rất tốt cho việc thanh lọc của thận.
Ngoài ra, cũng có thể cung cấp nước dưới dạng thức ăn như cháo loãng, canh, súp loãng,…để kích thích vị giác.
Những thức uống nên kiêng khi bị thận yếu
Bên cạnh những thuốc uống nên bổ sung khi gặp các vấn đề về thận, người bệnh cần kiêng các thức uống sau trong quá trình điều trị:
- Trà đặc: Với những người bệnh thận phải hạn chế sử dụng trà đặc vì thành phần theophylin có trong đó gây tổn thương thận
- Các loại nước chứa muối: Các loại nước chứa muối khiến lượng protein trong nước tiểu tăng lên và gây dư thừa lượng natri trong cơ thể khiến thận hoạt động kém. Không chỉ thức uống chứa muối, người bệnh thận cũng nên hạn chế đồ ăn mặn và nhiều gia vị
- Cà phê: Cà phê có thể khiến các triệu chứng của người bệnh thận nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, còn gây ra tăng huyết áp, suy thận nếu sử dụng lâu dài và liên tục.
- Chất kích thích (như rượu bia): Các thành phần trong rượu bia có thể cản trở khả năng lọc chất thải của máu, làm chức năng thận bị ảnh hưởng và gây suy thận nếu sử dụng lâu dài
- Đồ uống có gas: Những thức uống này có chứa rất nhiều đường và photpho, tăng áp lực tại thận. Từ đó, cản trở việc thanh lọc, đào thải của thận, lâu ngày có thể tích tụ tạo ra sỏi thận.
Ngoài việc tìm hiểu “Thận yếu có nên uống nhiều nước không, uống nước gì và tránh xa loại thức uống nào?”, người bệnh cũng cần lưu ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý. Nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu omega, chất xơ, vitamin, khoáng chất,… trong bữa ăn hàng ngày.
Nghỉ ngơi và vận động khoa học để cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, hạn chế bệnh phát triển. Đồng thời cũng cần tìm hiểu về một giải pháp điều trị thận yếu triệt để, bồi bổ chức năng tạng phế và tăng cường sức đề kháng. Từ đó mới ngăn chặn được nguy cơ tái phát bệnh nhiều lần.
[ĐỌC NGAY] Cố vấn y khoa VTV2 hướng dẫn quý ông chữa TẬN GỐC các chứng bệnh thận
Bài viết vừa giúp người bệnh giải đáp thắc mắc “Bị thận yếu có nên uống nhiều nước không?”. Đồng thời gợi ý cho người bệnh những thức uống cần thiết cho các bệnh lý về thận cũng như những thức uống cần tránh xa.
Người bệnh nên kết hợp việc điều trị theo phương pháp của bác sĩ với những lưu ý trên để nhanh chóng trị dứt điểm bệnh. Đặc biệt, tuyệt đối không chủ quan mà cần thăm khám KỊP THỜI bởi các chuyên gia hàng đầu để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh thận yếu.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!