11+ Thuốc bổ thận tráng dương được bình chọn tốt nhất

Các món ăn bổ thận tráng dương cho nam giới cực tốt

Chữa thận yếu bằng đậu đen được nhiều người bệnh sử dụng

Cách chữa thận yếu bằng đậu đen hiệu quả tại nhà

Khi mang thai, cơ thể thay đổi tác động đến hoạt động của thận

Bị thận yếu khi mang thai và những thông tin cần biết

Thận yếu gây rụng tóc có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Thận yếu gây rụng tóc có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Bài thuốc gia truyền Bổ thận Đỗ Minh điều trị các chứng bệnh thận

Cố vấn y khoa VTV2 hướng dẫn quý ông chữa TẬN GỐC các chứng bệnh thận

[GÓC REVIEW] Người bệnh nói gì sau khi sử dụng bài thuốc Bổ thận Đỗ Minh?

Với nam giới, thận yếu có ảnh hưởng sinh lý không? Hoàn toàn có thể ảnh hưởng

Thận yếu có ảnh hưởng đến sinh lý không? [Bác sĩ giải đáp]

Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng không?

Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng và chức năng sinh sản không?

Những thực phẩm nên ăn khi bị thận yếu

Thận yếu nên ăn gì để cải thiện và tăng cường sức khỏe

Có sự góp mặt của mã pín, ngọc dương cùng 50+ vị thuốc quý, bài thuốc sinh lý S69,S73 của Dương Bảo Vương đem lại công dụng tuyệt vời, sung mãn bền bỉ suốt đêm xuân.

Thận yếu có nguy hiểm không? Ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

5/5 - (2 bình chọn)

“Thận yếu có nguy hiểm không?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân gặp các chứng bệnh về thận. Tình trạng này gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Để nhận biết và có cách điều trị kịp thời với tình trạng thận yếu, cùng theo dõi thông tin cụ thể qua bài viết sau đây.

Bệnh thận yếu có nguy hiểm không?

Với câu hỏi “Bệnh thận yếu có nguy hiểm không?” Có thể khẳng định đây là một căn bệnh nguy hiểm. Bởi thận là một trong những cơ quan rất quan trọng của hệ tiết niệu và cơ thể. Thận có chức năng đào thải độc tố, bài tiết nước dư thừa và điều hòa lượng máu trong cơ thể.

Thận yếu có nguy hiểm không?
Thận yếu có nguy hiểm không?

Để chẩn đoán chính xác mức độ nguy hiểm của bệnh, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên môn và uy tín. Theo đó, mức độ nguy hiểm của bệnh được chia thành 5 giai đoạn diễn tiến như sau:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn rất nhẹ của bệnh thận yếu. Các triệu chứng chưa rõ ràng và điều trị không quá khó. Người bệnh chỉ cần cố gắng thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng là có thể kiểm soát bệnh..
  • Giai đoạn 2: Vẫn được coi là giai đoạn nhẹ. Xuất hiện một số triệu chứng như thay đổi lượng nước tiểu, protein niệu,…Để điều chỉnh cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, thận hoạt động không còn tốt như ban đầu, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ nét như tiểu nhiều, đau bụng, đau lưng, phù,…Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên đau đầu, hoa mắt, đau ngang thắt lưng,…
  • Giai đoạn 4: Bệnh thận yếu diễn tiến nặng. Ở giai đoạn này, thận không hoạt động tốt nhưng chưa suy yếu hoàn toàn. Xuất hiện triệu chứng phù nề nặng, hoa mắt, đau đầu, đau ngực, đau bụng, suy giảm sinh lý, tăng huyết áp và một số bệnh lý về xương.
  • Giai đoạn 5: Giai đoạn nặng nhất của thận yếu. Khi này, thận gần như không hoạt động. Các biểu hiện như buồn nôn, khó thở, ngứa da, sụt cân thậm chí hôn mê. Ở giai đoạn này, lựa chọn điều trị duy nhất là tiến hành lọc máu, ghép thận kết hợp với thuốc Tây y. 

Thận yếu là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên có thể chữa dứt điểm nếu phát hiện ở những giai đoạn đầu và có phương pháp phù hợp. Nếu bệnh không được điều trị sớm, diễn tiến nghiêm trọng sẽ rất khó chữa khỏi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh thận yếu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Thận yếu có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Có thể khẳng định rằng, thận yếu khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều trở ngại và ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều. Các triệu chứng của bệnh, chức năng thận suy yếu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sức khỏe bị ảnh hưởng. Cụ thể là:

  • Toàn thân ớn lạnh, tay chân lạnh: Người bệnh thường bị rùng mình, ớn lạnh đột ngột, tứ chi thường lạnh toát, rất khó làm ấm.
  • Tiểu nhiều, đặc biệt về đêm: Khi thận suy yếu, khả năng bài tiết suy giảm sẽ khiến lượng nước tiểu tăng rõ rệt, người bệnh thường xuyên tiểu đêm, đau rát và khó chịu khi tiểu, tiểu liên tục gây mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Đau lưng (đặc biệt là vùng ngang thắt lưng): Người bệnh cảm thấy đau khi khom lưng hoặc đứng thẳng nhất là vùng ngang thắt lưng, nhức gót chân, bàn chân khi bệnh tiến triển nặng. Mức độ đau sẽ tùy vào tình trạng bệnh.
Thận yếu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Đau vùng ngang thắt lưng là biểu hiện đặc trưng
Thận yếu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Đau vùng ngang thắt lưng là biểu hiện đặc trưng
  • Suy giảm nhu cầu sinh lý: Thận là cơ quan tạo ra nhiều hormone, nên khi chức năng thận suy giảm sẽ khiến ham muốn tình dục cũng giảm ham muốn. Với nam giới, thận yếu có thể gây rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh,…ảnh hưởng đến chức năng sinh sản
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu:. Khi thận yếu khả năng bài tiết và điều hòa cơ thể cùng suy giảm khiến não bộ bị ảnh hưởng gây thiếu máu và các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt đột ngột, ngất xỉu.
  • Khó thở, thở rít: Thận có vai trò giúp cơ thể “nạp” khí, nhưng với người bị thận yếu, lượng khí vào trong cơ thể gây ra các triệu chứng khó thở, thở rít, thở khò khè, ra mồ hôi lạnh
  • Rối loạn tiêu hóa: Người thận yếu thường gặp các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. Tình trạng này kéo dài sẽ gây trĩ, nứt kẽ hậu môn,…

Ngoài những ảnh hưởng trên, bệnh thận yếu còn có thể gây ra nhiều tác hại khác cho người bệnh. Do đó, khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào ở trên hoặc các vấn đề về sức khỏe, người bệnh nên đi thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời. Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bệnh thận yếu như thế nào an toàn, hiệu quả?

Có nhiều phương pháp điều trị thận yếu bằng tây y, dân gian, đông y. Mỗi cách chữa sẽ phù hợp với từng giai đoạn và tình trạng của người bệnh. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ của bác sĩ.

Bệnh thận yếu uống thuốc gì?

Thuốc điều trị thận yếu thường được dùng trong trường hợp bệnh nặng, cần kiểm soát các triệu chứng cấp tính. Do đó, thuốc tân dược thường được chỉ định trong những trường hợp thận yếu ở những giai đoạn cuối. 

Sử dụng thuốc Tây y điều trị thận yếu có nguy hiểm không? Cần kiểm soát chặt chẽ trong quá trình điều trị
Sử dụng thuốc Tây y điều trị thận yếu có nguy hiểm không? Cần kiểm soát chặt chẽ trong quá trình điều trị

Một số nhóm thuốc thường được kê cho bệnh nhân thận yếu như:

  • Thuốc lợi tiểu: Có tác dụng thanh lọc và đào thải cặn bã trong cơ thể, dùng theo đơn kê của bác sĩ. Một số thuốc thường dùng gồm: Lasix; Thiazid; Furosemid;…
  • Thuốc cân bằng acid uric: Nhóm thuốc này có tác dụng điều hòa mức acid uric trở về ngưỡng bình thường, ngăn ngừa nguy cơ gây sỏi thận. Một số thuốc được dùng như: Colchicin; Allopurinol;…
  • Thuốc cân bằng toan – kiềm: Khi thận yếu, cơ thể bị rối loạn chất điện giải nên cần dùng một số loại thuốc như Natri bicarbonat;…
  • Thuốc điều hòa huyết áp: Kê trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp do thận yếu, suy giảm chức năng tuần hoàn máu. Một số nhóm thuốc như: Quinapril; Atenolol; Calci phospho;…
  • Thuốc chống thiếu máu: Kê trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Các thuốc thường kê là Sắt, Darbepoetin alfa,…

Ưu điểm của phương pháp này hiệu quả nhanh, có thể thuyên giảm các triệu chứng sau vài ngày sử dụng. Tuy nhiên, các thành phần trong thuốc tân dược đôi khi ảnh hưởng không tốt đến thận hoặc gây tác dụng phụ không mong muốn. Với phụ nữ có thai cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Điều trị thận yếu tại nhà bằng mẹo dân gian

Với những chứng thận yếu giai đoạn đầu, chứng bệnh thể nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp dân gian tại nhà. Một số bài thuốc mẹo chữa thường dùng như:

  • Râu ngô: Rửa sạch một nắm râu ngô, đun với nước để uống thay nước khoáng mỗi ngày. Bài thuốc này thanh nhiệt rất tốt, hỗ trợ thận trong việc đào thải và bài tiết cặn bã ra khỏi cơ thể
  • Giá đỗ: Với nguyên liệu này, người bệnh có thể luộc để ăn trong bữa chính hàng ngày. Khi sử dụng ăn cả cái và nước để gia tăng hiệu quả điều trị. Hạn chế phương pháp chế biến dầu mỡ, nhiều gia vị.
  • Rau diếp cá: Người bệnh sử dụng một nắm rau diếp cá (lấy phần non, bỏ phần già và dập nát), đun sôi với nước uống hàng ngày. 

Mẹo chữa thận yếu bằng dân gian rất tốt và an toàn tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng khi tình trạng diễn tiến nặng hoặc có các biểu hiện cấp tính. Cần đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về việc sử dụng các bài thuốc này tại nhà.

Phương pháp Đông y điều trị thận yếu

Theo y học cổ truyền, thận được coi là một trong năm ngũ tạng quan trọng của cơ thể (Tâm – Can – Tỳ – Phế – Thận). Do đó, khi thận yếu dẫn đến cơ thể bị rối loạn, âm dương mất cân bằng dẫn đến các biểu hiện bệnh. 

Điều trị thận yếu bằng các bài thuốc Đông y
Điều trị thận yếu bằng các bài thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y tập trung vào bồi bổ khí huyết, hoạt huyết, bổ ngũ tạng giúp cơ thể đẩy lùi bệnh tật. Một số bài thuốc Đông y có thể tham khảo như sau:

  • Bài thuốc số 1: Sơn thù 10g; Phụ tử 10g; Bạch truật 10g; Sơn dược 15g; Tiên mao 15g; Hoàng kỳ 20g; Quế chi 2g. Các nguyên liệu đem rửa sạch, sắc lấy nước uống hàng ngày, chia hai lần sáng – tối sau bữa ăn
  • Bài thuốc số 2: Thục địa hoàng 15g; Biển đậu 15g; Mạch môn 15g; Hoàng tinh 10g; Đan bì 10g; Ngũ vị tử 10g; Hoàng kỳ 30g; Thái tử sâm 20g; Kỳ tử 12g. Sắc thuốc lấy nước uống hàng ngày, kiên trì sử dụng ít nhất một tháng

Các bài thuốc Đông y cho hiệu quả tương đối chậm và mức độ hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Do đó, nếu muốn điều trị bằng phương pháp này, bệnh nhân đi khám tại các cơ sở Đông y uy tín để được bắt mạch, chẩn đoán chính xác. Bác sĩ cũng sẽ kê đơn, gia giảm các thành phần trong bài thuốc cho phù hợp nhất với cơ địa.

Bài viết trên đã giúp người đọc giải đáp thắc mắc “Thận yếu có nguy hiểm không và những ảnh hưởng đối với sức khỏe người bệnh?” Để có thể chữa khỏi bệnh này từ những giai đoạn đầu, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán mức độ bệnh chính xác. Kết hợp với các phương pháp điều trị chính của bác sĩ, người bệnh nên tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý để nhanh chóng dứt bệnh.

Thông tin hữu ích:

TIN LIÊN QUAN

Tin khác

11+ Thuốc bổ thận tráng dương được bình chọn tốt nhất

Nội dung bài viếtBệnh thận yếu có nguy hiểm không?Bệnh thận yếu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?Điều trị bệnh thận yếu như thế nào an toàn, hiệu...

Các món ăn bổ thận tráng dương cho nam giới cực tốt

Nội dung bài viếtBệnh thận yếu có nguy hiểm không?Bệnh thận yếu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?Điều trị bệnh thận yếu như thế nào an toàn, hiệu...

Chữa thận yếu bằng đậu đen được nhiều người bệnh sử dụng

Cách chữa thận yếu bằng đậu đen hiệu quả tại nhà

Nội dung bài viếtBệnh thận yếu có nguy hiểm không?Bệnh thận yếu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?Điều trị bệnh thận yếu như thế nào an toàn, hiệu...

Khi mang thai, cơ thể thay đổi tác động đến hoạt động của thận

Bị thận yếu khi mang thai và những thông tin cần biết

Nội dung bài viếtBệnh thận yếu có nguy hiểm không?Bệnh thận yếu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?Điều trị bệnh thận yếu như thế nào an toàn, hiệu...

Thận yếu gây rụng tóc có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Thận yếu gây rụng tóc có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Nội dung bài viếtBệnh thận yếu có nguy hiểm không?Bệnh thận yếu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?Điều trị bệnh thận yếu như thế nào an toàn, hiệu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn