Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Tác hại đáng chú ý

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Vị trí, Biểu hiện, Cách điều trị

9 cách giúp giảm đau lưng do thoái hoá cột sống tại nhà

Thoái hoá cột sống L4 L5 là gì? Vị trí, chẩn đoán, điều trị

Thoái hoá cột sống cổ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Thoái hoá cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không? Lời khuyên đúng

11+ bài tập thể dục, yoga chữa thoái hoá cột sống đơn giản tại nhà

Phương pháp vật lý trị liệu thoái hoá cột sống cổ hiệu quả không?

Thoái hoá cột sống là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh thoái hoá cột sống có chữa được không? Chuyên gia nhận định

Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Tác hại đáng chú ý

5/5 - (2 bình chọn)

Thoái hóa cột sống lưng là một trong những bệnh xương khớp mãn tính, tiến triển âm thầm nên rất khó để phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu. Nguyên nhân hàng đầu khởi phát bệnh là do quá trình thoái hóa của tự nhiên hoặc do chấn thương cột sống, từ đó bệnh xuất hiện những cơn đau khó chịu ở vùng thắt lưng. Vậy, thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không và cần làm gì để đẩy lùi bệnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc làm rõ vấn đề này.

Nhiều người đang thắc mắc thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không, gây ra biến chứng nào
Nhiều người đang thắc mắc thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không, gây ra biến chứng nào

Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắc

Thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa cột sống thắt lưng nói riêng là những căn bệnh xương khớp khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê mới nhất cho thấy, đối tượng mắc bệnh chiếm phần đông là người trên 35 tuổi. Vì những đối tượng này, hệ thống xương khớp bắt đầu bị lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người trẻ tuổi không có khả năng mắc phải. Nguyên nhân hàng đầu khởi phát bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng ở người trẻ tuổi là do chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, chế độ sinh hoạt kém lành mạnh, lười vận động, làm việc sai tư thế, lao động nặng nhọc,…

Về bản chất, thoái hóa cột sống thắt lưng là sự biến đổi hình thái thông qua sự thoái hóa ở các mỏm gai sau, thân đốt sống và đĩa đệm. Sự thoái hóa này thường có xu hướng diễn biến âm thầm nên khó phát hiện nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Chính vì thế mà đa số bệnh nhân có tâm lý chủ quan với bệnh mà không chịu thăm khám và điều trị từ sớm. Một phần là do triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với những cơn đau lưng thông thường.

Đau thắt vùng lưng là triệu chứng đặc trưng của bệnh thoái hóa cột sống lưng nhưng triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với cơn đau lưng thông thường
Đau thắt vùng lưng là triệu chứng đặc trưng của bệnh thoái hóa cột sống lưng nhưng triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với cơn đau lưng thông thường

Trở về với vấn đề chính bệnh thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không. Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xương khớp cho biết, tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm hay có khả năng đe dọa đến tính mạng con người nhưng triệu chứng đau nhức ở vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống lưng gây ra mang lại nhiều sự khó chịu. Mặc dù ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ có cảm giác đau nhức âm ỉ nhưng càng về sau, triệu chứng đau nhức dần trở nên dữ dội và diễn ra thường xuyên hơn.

Đặc biệt, khi bệnh thoái hóa cột sống lưng không sớm thăm khám và điều trị, bệnh không những không trở nên nặng nề hơn mà còn gây ra những hậu quả và biến chứng khó lường. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm. Những biến chứng điển hình của bệnh thoái hóa cột sống lưng mà người bệnh có khả năng gặp phải như:

1. Hạn chế khả năng vận động

Những cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng gây ra không ít sự khó chịu làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, tình trạng cứng khớp, khớp sưng đau còn gây hạn chế vận động, việc cúi gập người, vặn mình hoặc đứng lên ngồi xuống trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, cơn đau thường có xu hướng xuất hiện khi người bệnh di chuyển đột ngột.

2. Gây trở ngại về thị lực

Người bị thoái hóa cột sống lưng có thể gặp trở ngại thị lực thông qua một số biểu hiện như: suy giảm thị lực, mắt sưng đau, chảy nước mắt, sợ ánh sáng,… Một số trường hợp khác, người bệnh có thể bị thu nhỏ tầm nhìn và thị lực giảm mạnh, nghiêm trọng hơn có thể gây mù vĩnh viễn.

Người bị thoái hóa cột sống lưng có thể bị suy giảm thị lực
Người bị thoái hóa cột sống lưng có thể bị suy giảm thị lực

3. Chèn ép lên các dây thần kinh

Tình trạng chèn ép dây thần kinh không chỉ khởi phát cơn đau tại vị trí bị tác động mà còn có khả năng lan xuống vùng hông, vùng mông và cả tứ chi. Điều này gây khó khăn trong việc vận động.

4. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những biến chứng điển hình của bệnh thoái hóa cột sống lưng. Biến chứng này sẽ xuất hiện khi có một tác nhân đủ mạnh khiến cho đĩa đệm bị chèn ép nhiều và lệch khỏi vị trí ban đầu. Tác nhân ấy có thể là việc vận động quá sức, lao động nặng nhọc, kiêng vác nặng, cúi gập người đột ngột, chấn thương vùng lưng,…

Bên cạnh đó, chất nhờn của đĩa đệm chảy ra khỏi vị trí ban đầu sẽ chèn ép lên ống sống hoặc các dây thần kinh, từ đó khởi phát những cơn đau khó chịu, song độ linh hoạt của cột sống bị suy giảm. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác như đau rễ thần kinh, teo cơ, thậm chí rơi vào trường hợp xấu nhất là tàn phế.

5. Gây biến dạng cột sống

Thời tiết thay đổi thất thường là thời điểm gia tăng cơn đau vùng lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng. Lúc này, người bệnh sẽ chịu nhiều cơn đau khó chịu, song việc vận động dần trở nên khó khăn hơn, luôn đứng trong tư thế nghiêng người hoặc cúi người mới có thể di chuyển được. Điều này có thể tác động lớn đến cấu trúc của cột sống, lâu dần sẽ khiến cột sống bị còng hoặc vẹo.

Cơn đau lưng do thoái hóa cột sống lưng gây ra có thể tác động đến cấu trúc của cột sống
Cơn đau lưng do thoái hóa cột sống lưng gây ra có thể tác động đến việc vận động từ di chuyển từ đó làm ảnh hưởng đến cấu trúc của cột sống

6. Rối loạn tiền đình

Thoái hóa cột sống lưng có thể gia tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình. Tình trạng này khởi phát do mạch máu bị chèn ép quá mức. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, ăn không ngon miệng…

Đặc biệt ở người già, người cao tuổi rất dễ bị té ngã hay tai nạn khi di chuyển do bị hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi di chuyển cầu thang, đứng ban công,…

7. Gia tăng nguy cơ bại liệt

Trong trường hợp bệnh thoái hóa cột sống lưng chuyển biến sang giai đoạn nặng nề có thể khiến xương chèn ép nhiều lên dây thần kinh. Điều này sẽ gây ra tình trạng tê tay với thoái hóa cột sống vùng lưng hoặc tê chân với thoái hóa cột sống thắt lưng.

Bên cạnh đó, trường hợp tủy thắt lưng bị chèn ép nhiều có thể làm gia tăng nguy cơ bại liệt. Lúc này, người bệnh có thể mất dần khả năng vận động, lao động hoặc tàn phế. Trong trường hợp bệnh chèn ép nhiều đến các dây thần kinh quan trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên tỷ lệ này không cao.

Bại liệt là trường hợp xấu nhất của bệnh thoái hóa cột sống lưng khi bệnh tình tiến triển sang giai đoạn nặng nề
Bại liệt là trường hợp xấu nhất của bệnh thoái hóa cột sống lưng khi bệnh tình tiến triển sang giai đoạn nặng nề

8. Một số hậu quả và biến chứng nguy hiểm khác

Ngoài những hậu quả và biến chứng nguy hiểm đã được liệt kê, thoái hóa cột sống lưng còn có khả năng khởi phát một số căn bệnh khác liên quan đến xương khớp nếu không sớm điều trị. Phổ biến nhất là bệnh gai cột sống, đau dây thần kinh tọa, gù lưng,… Hầu như các biến chứng của bệnh đều tác động ít nhiều đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt thường ngày và công việc của người bệnh.

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không là CÓ. Để hạn chế thấp nhất những hậu quả và biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Bệnh nhân cần làm gì khi bị thoái hóa cột sống lưng?

Như vừa được đề cập, thoái hóa cột sống lưng có thể không phải là căn bệnh nguy hiểm nếu người bệnh sớm phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp. Song, triệu chứng của bệnh không quá rõ ràng ở giai đoạn đầu nên rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh xương khớp khác. Vì thế, nếu nghi ngờ bản thân bị thoái hóa cột sống vùng thắt lưng, bạn nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Tại phòng khám, bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh để thực hiện kiểm tra lâm sàng. Những cơn đau thắt hoặc việc khó vận động ở vùng lưng có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống lưng. Dựa vào triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải cho phép bác sĩ khoanh vùng phạm vi mà bệnh nhân có cơ hội mắc phải, từ đó đưa ra chỉ định xét nghiệm phù hợp nhằm tìm rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh lý. Một số xét nghiệm điển hình như:

  • Chụp X-quang: Là một trong những thủ thuật cơ bản cho phép bác sĩ nhìn nhận cấu trúc cột sống thắt lưng một cách chủ quan. Song, thủ thuật còn giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng sụn, khớp và đĩa đệm có bị tổn thương hay không. Tuy nhiên, chụp X-quang không giúp phát hiện sụn bị tổn thương ở giai đoạn đầu;
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Thủ thuật này giúp xác định tổn thương ở dây thần kinh hoặc đĩa đệm khu vực cột sống thắt lưng;
  • Xét nghiệm máu: Được chỉ định thực hiện nhằm loại trừ các bệnh lý khác gây ra triệu chứng tương tự.

Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ kết luận chính xác bạn có đang mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng hay không. Thông qua đó đề ra phác đồ điều trị phù hợp với mức độ bệnh lý. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với các trường hợp ở mức độ nhẹ. Còn trường hợp bệnh tiến triển ở mức độ nặng, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân làm phẫu thuật để giảm cơn đau cũng như phòng ngừa biến chứng khởi phát. Dù điều trị bệnh bằng phương pháp nào, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị bệnh để bệnh tình được sớm đẩy lùi và phòng ngừa tái phát trở lại hay tiến triển sang giai đoạn nặng nề.

Chủ động thăm khám bệnh từ sớm nếu nghi ngờ bản thân bị thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc xuất hiện cơn đau nhiều ở vùng lưng
Chủ động thăm khám bệnh từ sớm nếu nghi ngờ bản thân bị thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc xuất hiện cơn đau nhiều ở vùng lưng

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết có lẽ bạn đọc đã tự cho mình câu trả lời của vấn đề bệnh thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không. Nhìn chung, thoái hóa cột sống lưng tuy không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng có khả năng cao xuất hiện biến chứng nguy hiểm tác động cả sức khỏe tổng thể, chức năng cột sống, lối sinh hoạt hằng ngày và cả công việc. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám từ sớm nếu nghi ngờ bản thân mắc phải căn bệnh này, từ đó bác sĩ sẽ đề ra phác đồ điều trị phù hợp.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Tin khác

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Vị trí, Biểu hiện, Cách điều trị

Nội dung bài viếtThoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắc1. Hạn chế khả năng vận động2. Gây trở ngại về thị lực3. Chèn...

9 cách giúp giảm đau lưng do thoái hoá cột sống tại nhà

Nội dung bài viếtThoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắc1. Hạn chế khả năng vận động2. Gây trở ngại về thị lực3. Chèn...

Thoái hoá cột sống L4 L5 là gì? Vị trí, chẩn đoán, điều trị

Nội dung bài viếtThoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắc1. Hạn chế khả năng vận động2. Gây trở ngại về thị lực3. Chèn...

Thoái hoá cột sống cổ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Nội dung bài viếtThoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắc1. Hạn chế khả năng vận động2. Gây trở ngại về thị lực3. Chèn...

Thoái hoá cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không? Lời khuyên đúng

Nội dung bài viếtThoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắc1. Hạn chế khả năng vận động2. Gây trở ngại về thị lực3. Chèn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn