Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Tác hại đáng chú ý

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Vị trí, Biểu hiện, Cách điều trị

9 cách giúp giảm đau lưng do thoái hoá cột sống tại nhà

Thoái hoá cột sống L4 L5 là gì? Vị trí, chẩn đoán, điều trị

Thoái hoá cột sống cổ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Thoái hoá cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không? Lời khuyên đúng

11+ bài tập thể dục, yoga chữa thoái hoá cột sống đơn giản tại nhà

Phương pháp vật lý trị liệu thoái hoá cột sống cổ hiệu quả không?

Thoái hoá cột sống là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh thoái hoá cột sống có chữa được không? Chuyên gia nhận định

Thoái hoá cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không? Lời khuyên đúng

5/5 - (2 bình chọn)

Nhiều người có suy nghĩ người bị thoái cột sống không nên đi bộ, đặc biệt là chạy bộ. Bởi những bộ môn này có thể khiến bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ này có phần đúng nhưng không hoàn toàn đúng ở khía cạnh thực tế. Vậy, theo nhìn nhận của khoa học, người bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không? Thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài chia sẻ dưới đây.

Chuyên gia xương khớp hàng đầu làm rõ thắc mắc người bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ hay đi bộ không
Chuyên gia xương khớp hàng đầu làm rõ thắc mắc người bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ hay đi bộ không

Người bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không?

Trong phác đồ điều trị xương khớp nói chung và bệnh thoái hóa cột sống nói riêng, tự luyện tập tại nhà là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi khi vận động thì người bị thoái hóa cột sống dễ bị đau nhức nên họ ngại vận động và thậm chí cho rằng việc vận động khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Song, nhiều người còn có suy nghĩ, người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ và tránh đi lại nhiều là có thể giúp làm giảm cơn đau tái phát hoặc xuất hiện đột ngột.

Suy nghĩ này không hẳn đúng ở một góc cạnh khoa học. Nguyên do chính xuất hiện lối suy nghĩ này là do họ không hiểu rõ được lợi ích của việc luyện tập mỗi ngày, cụ thể hơn là bộ môn đi bộ và chạy bộ. Vậy, chuyên gia sẽ nói gì về vấn đề người bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ hay chạy bộ không?

Nhiều người cho rằng người bị thoái hóa cột sống không nên chạy bộ và đi bộ bởi bộ môn này có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng
Nhiều người cho rằng người bị thoái hóa cột sống không nên chạy bộ và đi bộ bởi bộ môn này có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng

Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không? – Chuyên gia nói gì

Đi bộ là một trong những bộ môn vận động nhẹ nhàng, dễ dàng thực hiện mà không mất quá nhiều sức lực song chúng đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể nói chung và chức năng cột sống nói riêng. Nhiều nghiên cứu khoa học mới đây đã chỉ ra, nếu tập luyện đúng kỹ thuật và tuân thủ nguyên tắc chạy bộ, người bị thoái hóa cột sống sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Nâng cao sức khỏe của nhóm cơ bàn chân, cơ cẳng chân và cơ vùng hông. Riêng với cột sống, đi bộ đúng kỹ thuật sẽ giúp tăng cường sự chuyển động mềm dẻo, linh hoạt và giữ cột sống đúng cấu trúc sinh lý ban đầu;
  • Đi bộ làm căng giãn cơ một cách từ từ, tăng cường mức độ vận động của cột sống, từ đó giúp cột sống chịu được lực tốt hơn;
  • Nâng cao độ chắc khỏe của xương khớp và hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa xương tự nhiên (lão hóa theo độ tuổi). Không những vậy, đi bộ mỗi ngày còn giúp phòng tránh bệnh thoái hóa khớp;
  • Đi bộ giúp ổn định quá trình trao đổi chất, quá trình vận chuyển máu trong cơ thể. Đồng thời, tăng cường vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng mô mềm và hệ thống xương khớp;
  • Kiểm soát được trọng lượng của cơ thể và duy trì được cân nặng lý tưởng, từ đó tránh những áp lực nặng nề tác động đến cột sống.
Đi bộ không chỉ giúp ổn định và tăng cường chức năng của cột sống mà còn giúp thư giãn cơ thể, ổn định tinh thần và phòng ngừa các bệnh mãn tính
Đi bộ không chỉ giúp ổn định và tăng cường chức năng của cột sống mà còn giúp thư giãn cơ thể, ổn định tinh thần và phòng ngừa các bệnh mãn tính

Ngoài những lợi ích liên quan đến cột sống, thói quen đi bộ mỗi ngày còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tốt cho tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ lên đến 40%. Bên cạnh đó, bài tập này còn giúp cải thiện tinh thần, thư giãn cơ thể và hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.

Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không? – Giải đáp thắc mắc

Bên cạnh bộ môn đi bộ, người bị thoái hóa cột sống có thể kết hợp song song chạy bộ để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, theo lời khuyên của chuyên gia, bệnh nhân bị thoái hóa cột sống ở mức độ nặng và trung bình không nên áp dụng. Bởi lúc này, việc luyện tập có thể tác động đến cột sống và khiến chúng dễ bị tổn thương hơn. Bên cạnh đó, chạy bộ sẽ tác động lên cột sống một lực lớn hơn việc đi bộ, có thể gây chèn ép thần kinh và từ đó làm gia tăng cơn đau.

Song, các chuyên gia đã chỉ ra những lợi ích của bộ môn chạy bộ đối với người bị thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ như:

  • Giúp thư giãn cơ bắp ở vùng thắt lưng và hông;
  • Nâng cao độ dẻo dai và săn chắc của xương khớp;
  • Chạy bộ đúng kỹ thuật sẽ giúp các đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng hoạt động linh hoạt hơn, từ đó giúp tăng khả năng đàn hồi và giảm thiểu cơn đau nhức khó chịu khởi phát;
  • Hạn chế tình trạng khớp bị co cứng đồng thời tăng khả năng chịu lực của cột sống;
  • Hạn chế tình trạng dây thần kinh bị chèn ép, từ đó giúp cột sống trở nên chắc khỏe hơn;
  • Tăng cường quá trình lưu thông máu, quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến sụn khớp bị tổn thương. Đồng thời, hỗ trợ phục hồi tổn thương sụn khớp và nâng cao sức khỏe hệ thống xương khớp;
  • Hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do thoái hóa cột sống gây nên như: rối loạn tiền đình, thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh cột sống,…;
  • Thói quen chạy bộ mỗi ngày không chỉ giúp ổn định chức năng của cột sống mà còn duy trì cân nặng lý tưởng, hạn chế những áp lực tác động lên cột sống, đồng thời tránh các bệnh do rối loạn chuyển hóa lipid và bệnh béo phì.
Thói quen chạy bộ mỗi ngày không chỉ giúp ổn định chức năng của cột sống mà còn duy trì cân nặng lý tưởng, hạn chế những áp lực tác động lên cột sống
Thói quen chạy bộ mỗi ngày không chỉ giúp ổn định chức năng của cột sống mà còn duy trì cân nặng lý tưởng, hạn chế những áp lực tác động lên cột sống

Như vậy, câu trả lời cho vấn đề người bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không là CÓ. Việc tập luyện đúng kỹ thuật sẽ đem đến tác dụng tích cực trong việc giúp xương khớp trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên, bộ môn này chỉ phù hợp với các trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình. Đối với trường hợp bệnh trở nặng, tình trạng thoái hóa tiến triển phức tạp, người bệnh không nên tham gia bộ môn này. Bởi những động tác từ việc chạy bộ hoặc đi bộ có thể khiến hệ xương khớp chịu nhiều tổn thương hơn, thậm chí dễ dẫn đến bại liệt. Vì thế, người bệnh cần chủ động thăm khám bệnh để nắm rõ mức độ bệnh lý hiện tại, từ đó có hướng tập luyện phù hợp.

Kỹ thuật chạy bộ và đi bộ dành cho người bị thoái hóa cột sống

Mặc dù đi bộ và chạy bộ là những bộ môn đơn giản và dễ thực hiện nhưng đối với người bị thoái hóa cột sống thì lại là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì, thực hiện sai kỹ thuật không chỉ không giúp việc tập luyện phát huy tối đa công dụng mà có khả năng khiến bệnh tình chuyển biến nặng nề hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần chạy bộ và đi bộ cần đảm bảo những kỹ thuật cơ bản. Cụ thể hơn:

  • Khởi động: Trước khi chạy bộ hay đi bộ, người bệnh cần dành khoảng 5 – 10 phút để khởi động. Điều này sẽ làm nóng các khớp xương, tăng sự linh hoạt của ổ khớp. Không những vậy, khởi động trước khi tập luyện còn giảm thiểu các chấn thương đáng tiếc. Vì vậy, khởi động là kỹ thuật bắt buộc và tuyệt đối không được loại bỏ;
  • Kỹ thuật chạy bộ: Khi chạy bộ, bạn cần hướng đầu về phía trước, đồng thời luôn giữ cơ thể được thoải mái, lưng thẳng đứng và đánh tay nhịp nhàng. Song, khi vừa bắt đầu chạy, bạn cần chạy ở tốc độ chậm trong khoảng 5 phút đầu và có thể tăng dần tốc độ nhưng vẫn đảm bảo ở mức độ an toàn, không chạy quá sức;
  • Kỹ thuật đi bộ: Cũng giống như chạy bộ, khi đi bộ, bạn cần hướng mắt về phía trước. Đồng thời, luôn giữ cơ thể ở trạng thái thả lỏng và thoải mái nhất. Song, xuyên suốt quá trình đi bộ, bạn cần thực hiện động tác đánh tay và vai sao cho đồng đều và nhịp nhàng cùng bước đi. Khi các xương khớp đã quen dần, bạn có thể gia tăng tốc độ.
Thực hiện bài tập chạy bộ và đi bộ đúng kỹ thuật để gia tăng tối đa công dụng và phòng tránh những chất thương đáng tiếc
Thực hiện bài tập chạy bộ và đi bộ đúng kỹ thuật để gia tăng tối đa công dụng và phòng tránh những chất thương đáng tiếc

Những sai lầm đáng kể của việc chạy bộ, đi bộ không đúng kỹ thuật tác động đến cột sống

Do chạy bộ và đi bộ là bài tập khá dễ thực hiện nên người bệnh hoàn toàn có thể tự luyện tập tại nhà. Tuy nhiên, vẫn còn một số sai lầm vô tình khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn khi thực hiện không đúng kỹ thuật. Ví dụ như:

  • Luyện tập với cường độ mạnh và quá sức: Vì tâm lý quá nóng lòng bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm, người bệnh đã cố tập luyện ở tần suất dày đặc, cường độ mạnh. Tuy nhiên, điều này không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ mất sức mà còn tác động ít nhiều lên chức năng của cột sống;
  • Luyện tập sai tư thế: Nguyên tắc của việc chạy bộ và đi bộ là bệnh nhân nên giữ thẳng lưng, mắt nhìn thẳng và đánh tay theo nhịp. Song, nhiều người vẫn giữ thói quen khom lưng hay cúi đầu khi tập luyện, điều này sẽ tác động lớn đến cấu trúc của cột sống;
  • Gắng luyện tập khi sức khỏe của bản thân không cho phép: Việc tập luyện tập khi sức khỏe bản thân không cho phép (kiệt sức, ốm nặng, mắc bệnh mãn tính,…) có thể sẽ làm giảm hiệu quả của buổi luyện tập. Thậm chí, chúng còn tác động ít nhiều đến chức năng của xương khớp.

Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên mắc phải một số lỗi khác vô tình khiến hiệu quả của việc tập luyện giảm sút như: đi giày không vừa chân, trang phục quá chất khiến cơ thể kém linh hoạt, không uống đủ nước, tập lúc bụng đói,… Vì thế, người bệnh cần sớm khắc phục những lỗi này để quá trình luyện tập phát huy tối đa công năng hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống.

Người bị thoái hóa cột sống cần lưu ý những gì khi chạy bộ, đi bộ?

Bên cạnh việc luyện tập đúng kỹ thuật, xuyên suốt quá trình chạy bộ hoặc đi bộ, người bị thoái hóa cột sống cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến các khớp và cột sống đang bị chấn thương:

  • Trước khi chạy bộ hay đi bộ, bạn nên vận động cơ thể nhẹ nhàng để tránh những tổn thương đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời để cơ thể làm quen với tốc độ luyện tập nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó, tăng dần tốc độ khi cơ thể đã thích ứng được;
  • Thời điểm thích hợp để chạy bộ hoặc đi bộ là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà. Thời gian tối đa cho mỗi lần tập là 30 phút và có thể gia tăng vào những lần tập tiếp theo;
  • Lựa chọn đúng mẫu giày thể thao là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của việc luyện tập. Đồng thời, bạn cần lựa chọn giày phù hợp với kích thước của bàn chân để tránh những cơn đau xuất hiện;
  • Mặc quần áo phù hợp, vừa có độ co giãn vừa thấm hút mồ hôi tốt để tạo được cảm giác thoải mái;
  • Hít thở đều đặn và nhịp nhàng để hạn chế tình trạng đuối sức trong quá trình luyện tập;
  • Có thể mang theo nước để uống khi cảm thấy khát;
  • Nên ăn nhẹ trước khi luyện tập và tránh để bụng rỗng bởi điều này có thể khiến dạ dày bị đau nhưng không được ăn quá no;
Một trong những yêu cầu hàng đầu khi đi bộ hoặc chạy bộ là lựa chọn giày thể thao phù hợp
Một trong những yêu cầu hàng đầu khi đi bộ hoặc chạy bộ là lựa chọn giày thể thao phù hợp
  • Người bị béo phì không được khuyến khích chạy bộ hay đi bộ. Bởi như vậy sẽ gây ra nhiều áp lực hơn lên cột sống cũng như khớp gối, từ đó khiến bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, đối tượng này nên tham gia bộ môn bơi lội;
  • Tuy là một bộ môn có lợi cho sức khỏe xương khớp nhưng chỉ phù hợp với người bị thoái hóa cột sống ở giai đoạn đầu, khi bệnh tiến triển ở mức độ nhẹ. Đối với trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, người bệnh nên lựa chọn bài tập đi bộ nhẹ nhàng hay vì chạy bộ;
  • Đi bộ và chạy bộ chỉ là phương pháp điều trị bảo tồn, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe. Do đó, người bệnh vẫn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để bệnh tình được kiểm soát tốt nhất có thể;
  • Trong quá trình luyện tập, nếu cảm thấy cơn đau cột sống gia tăng đột ngột, bạn cần tạm ngưng việc luyện tập, sau đó đi bộ nhẹ nhàng về nhà. Đồng thời, tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời;
  • Ngoài đi bộ và chạy bộ, người bệnh có thể tham gia một số bộ môn vừa sức khác để cải thiện sức khỏe của xương khớp như yoga, dưỡng sinh, bơi lội,…
Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa lĩnh vực xương khớp nếu xuất hiện cơn đau cột sống trong quá trình tập luyện
Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa lĩnh vực xương khớp nếu xuất hiện cơn đau cột sống trong quá trình tập luyện

Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không? Tất cả những vấn đề này đã được làm rõ trong bài viết trên. Như vậy, người bệnh thoái hóa cột sống nói riêng và bệnh về cột sống nói chung đều có thể tham gia bộ môn này để nâng cao sức khỏe. Song, bên cạnh việc đi bộ, chạy bộ, người bệnh cần rèn luyện thói quen ăn uống khoa học và lối sinh hoạt lành mạnh. Nếu cần thiết, có thể sử dụng thuốc điều trị nội khoa theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về bệnh tình hiện tại của bản thân để có được phác đồ điều trị phù hợp.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN ĐỌC:

Tin khác

Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Tác hại đáng chú ý

Nội dung bài viếtNgười bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không?Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không? – Chuyên gia nói gìThoái hóa...

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Vị trí, Biểu hiện, Cách điều trị

Nội dung bài viếtNgười bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không?Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không? – Chuyên gia nói gìThoái hóa...

9 cách giúp giảm đau lưng do thoái hoá cột sống tại nhà

Nội dung bài viếtNgười bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không?Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không? – Chuyên gia nói gìThoái hóa...

Thoái hoá cột sống L4 L5 là gì? Vị trí, chẩn đoán, điều trị

Nội dung bài viếtNgười bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không?Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không? – Chuyên gia nói gìThoái hóa...

Thoái hoá cột sống cổ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Nội dung bài viếtNgười bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không?Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không? – Chuyên gia nói gìThoái hóa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn