Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Những Điều Cần Biết

10+ bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết

Các Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Dùng

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Và Thông Tin Cần Biết

Thuốc, TPCN Hỗ Trợ Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Của Mỹ, Nhật, Úc Tốt Nhất

Phồng Đĩa Đệm (Phình, Lồi) Là Gì? Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần và thông tin cần biết

TOP 10 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà Giúp Giảm Đau Nhanh

Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ: Nhận Biết Và Điều Trị Thế Nào ?

5/5 - (1 bình chọn)

Tuổi tác, chấn thương, thói quen sinh hoạt xấu đều có thể là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Bệnh nếu không nhanh chóng điều trị có thể làm tê liệt hai cánh tay hay đau đầu và ảnh hưởng trầm trọng với chức năng vận động.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

Cột sống được bắt đầu từ cổ và kéo dài cho tới thắt lưng. Trong đó cột sống tại cổ sẽ giúp cố định vị trí cổ cũng như hỗ trợ khả năng di chuyển, xoay đầu cổ bình thường. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng trồi lệch các bao xơ đĩa đệm làm các nhân nhầy bên trong bị thoát ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh lân cận.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một bệnh lý thường gặp phải và ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động

Cột sống cổ được đánh dấu từ C1 – C7 và được nối với nhau bằng đĩa đệm. Dù cơ quan này chỉ chịu áp lực từ đầu xuống nhưng lại tham gia vào rất nhiều hoạt động thường ngày nên các tổn thương cũng rất dễ xuất hiện.

Không chỉ gây đau nhức ở cổ, các nhân nhầy thoát ra còn chèn ép lên các gốc thần kinh lân cận làm đau nhức hai cánh tay và đau đầu. Do đó các chuyên gia đánh giá đây là bệnh lý nghiêm trọng cần phải sớm phát hiện và điều trị. Các dạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phổ biến như sau

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống C3 C4:  hai đĩa đệm này đảm nhận chức năng kết nối dây chằng cổ và vai và rất thường xảy ra. Đặc biệt vị trí này tập trung rất nhiều dây thần kinh nên tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 C7: vị trí này đảm nhiệm vai trò nâng đỡ phần đầu và chủ yếu xuất hiện ở lứa tuổi trung niên. Nhân nhầy tại đây có thể chèn ép lên tủy sống nên cũng có mức độ nguy hiểm không kém. Với tình trạng tê bì tay chân, vai gáy chủ yếu là do dạng này.

Các vị trí khác cũng có thể xảy ra thoát vị đĩa đệm nhưng hai vị trí này là phổ biến và nguy hiểm nhất nên cần phát hiện và điều trị sớm.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, chủ yếu liên quan đến vấn đề tuổi tác và các tính chất công việc. Cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để hỗ trợ quá trình điều trị mang lại hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và cần phải sớm phát hiện

Nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm

  • Tuổi tác: tuổi càng cao, quá trình lão hóa càng diễn ra mạnh khiến các bao xơ bao bọc nhân nhầy có thể bị rách, khả năng chịu lực và đàn hồi kém tạo cơ hội cho nhân nhầy thoát ra ngoài. Đồng thời khả năng tái tạo các tế bào mới cũng rất kém nên không có khả năng tự phục hồi cả với các tổn thương nhẹ.
  • Đĩa đệm mất nước: thường liên quan đến quá trình thoái hóa khiến đĩa đệm trở nên khô hơn, khả năng nâng đỡ và đàn hồi suy giảm, vòng xơ bên ngoài tổn thương và các đĩa đệm lồi ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Di truyền: một số nghiên cứu cho rằng bệnh lý này có thể liên quan đến yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con.
  • Chấn thương: đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh khiến cổ bị tổn thương và làm sai lệch cấu trúc cột sống, lượng chất nhầy trong cột sống giảm sút và gây bệnh.
  • Tính chất công việc: những người làm các công việc mang vác nặng. lái xe đường dài, dân văn phòng hay các công việc cần xoay đầu cổ nhiều là những đối tượng mắc bệnh chính
  • Sai tư thế sinh hoạt: nằm nghẹo cổ, nằm gục trên bàn nhiều có thể ảnh hưởng tới cấu trúc đốt sống cổ lâu dần khiến các đĩa đệm dần lệch ra khỏi vị trí ban đầu và bị thoát vị.
  • Một số yếu tố khác: người lười vận động, người ăn uống thiếu chất, người thường xuyên hút thuốc lá cũng là các yếu tố kích hoạt nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Triệu chứng đặc trưng của bệnh chính là cơn đau không chỉ xuất hiện ở cổ mà còn lan ra vai gáy, thậm chí kèm theo đau đầu chóng mặt nghiêm trọng do có liên quan đến sự chèn ép các dây thần kinh. Các cơn đau và rối loạn thần kinh sẽ hỗ trợ xác định vị trí đĩa đệm ban đầu nếu chưa qua xét nghiệm hình ảnh.

Các triệu chứng bệnh đặc trưng bao gồm

Cổ đau và căng cứng

Đây là triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết nhất. Trong giai đoạn đầu các triệu chứng này có thể chưa quá rõ ràng, các cơn đau xuất hiện thoáng qua và có thể giảm dần khi nghỉ ngơi. Càng về sau tình trạng đau nhức trầm trọng hơn, kể cả khi ngồi hay đứng, đặc biệt lúc quay đầu thì càng đau nặng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Đau nhức và cứng cổ là một trong những triệu chứng bệnh đầu tiên

Kèm theo đó người bệnh có thể cảm thấy cứng cổ, thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy. Tình trạng cứng cổ khiến bạn không thể cử động cổ và chỉ nằm yên một chỗ, đôi khi kéo dài đến 30 phút. Đây có thể là triệu chứng rõ ràng cho thấy vùng cổ đang gặp vấn đề.

Đau nhức trên diện rộng

Cột sống cổ là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh liên kết với đầu, vai hay cánh tay. Do đó những vấn đề tại đây khiến người bệnh đau nhức tại hầu hết phần trên cơ thể vô  cùng mệt mỏi. Cơn đau ban đầu chỉ xuất hiện tại cổ, sau đó dần lan ra bả vai, hai cánh tay, đau nhức đầu thậm chí là lan ra hai hốc mắt.

Có cảm giác tê ngứa tứ chi

Thường là do đĩa đệm hay nhân nhầy thoát ra làm chèn ép lên tủy sống hay các dây thần kinh. Đây cũng là triệu chứng giúp nhận biết vị trí thoát vị ban đầu thông qua kiểm tra sơ bộ bên ngoài mà chưa cần phẫu thuật.

Nếu hầu hết nếu liên quan đến các vị trí đĩa đệm C5 C6 C7, đĩa đệm chèn ép lên tủy sống bạn sẽ có cảm giác tê ngứa tại vùng cổ, sau đó xuất hiện các triệu chứng lan ra toàn thân rồi mới có cảm giác tại tay chân. Trong khi đó với nguy cơ chèn ép lên các dây thần kinh tại C4 C5,  người bệnh sẽ chủ yếu thấy tê ngứa tại vùng cánh tay, bàn tay và ngón tay.

Hạn chế cử động

Trong giai đoạn đầu, người bệnh vẫn có thể cử động cổ nhẹ nhàng và cử động tay như bình thường. Tuy nhiên càng về sau, khả năng cử động cổ càng hạn chế đồng thời vai gáy và hai cánh tay bị đau nhức trầm trọng. Khả năng cầm nắm bị hạn chế khiến người bệnh hầu như không thể làm được gì.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Người bệnh có thể gặp rất nhiều vấn đề trong chuyển động cổ

Việc di chuyển cổ như xoay trái, xoay phải hay cúi xuống cũng bị cản trở rất nhiều đặc biệt là những giai đoạn về sau. Cơn đau có thể lan xuống chân khiến việc đi bộ cũng có thể có cảm giác căng cơ.

Yếu cơ

Thường xuất hiện nếu đĩa đệm đã chèn ép vào tủy sống. Thường cơ chân sẽ là vị trí bị ảnh hưởng đầu tiên rồi mới tới cơ tay. Người bệnh chỉ đi bộ một đoạn ngắn hay leo cầu thang cũng cảm thấy cơ căng cứng và đi lại khó khăn. Trong trường hợp nặng người bệnh sẽ thấy cơ đùi và chân rung lên khi cố gắng di chuyển hoạt động.

Một số tình trạng yếu cơ thường gặp như

  • Đau vai và yếu cơ delta nằm tại đầu cánh tay trên, tuy nhiên có thể chưa xuất hiện tình trạng tê hoặc ngứa ran ở một số trường hợp.
  • Yếu ở bắp tay ( thường là các cơ ở mặt trước của cánh tay)
  • Yếu cơ duỗi cổ tay
  • Yếu ở cơ tam đầu và các cơ duỗi ngón tay;
  • Yếu ở cơ khi nắm tay, lúc này có thể xuất hiện tình trạng tê ngứa và đau lan xuống cánh tay kéo dài tới ngón út.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không chỉ ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống rất nhiều. Người bệnh luôn trong tình trạng đau nhức, chủ muốn ăn yên một chỗ, các công việc đôi khi cũng không thể tiến hành. Tinh thần do đó cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Bệnh nếu không nhanh chóng điều trị để tiến tới giai đoạn mãn tính có thể gặp rất nhiều biến chứng đồng thời không thể đảm bảo điều trị phục hồi hoàn toàn. Những biến chứng có thể xuất hiện bao gồm

  • Teo chi: Do tay chân lâu ngày không được hoạt động, dần trở nên mất cảm giác và có xu hướng teo nhỏ dần nếu không được điều trị nhanh chóng.
  • Bại liệt: Tình trạng đau nhức kéo dài cùng với sự chèn ép lên tủy sống nếu không được phát hiện kịp thời có nguy cơ bại liệt rất cao. Người bệnh có thể bị liệt nửa người hoặc liệt một số chi, nếu không tiến hành can thiệp sớm thì có nguy cơ bại liệt vĩnh viễn rất cao.
  • Hẹp ống sống cổ: thường xuất hiện với các dấu hiệu đặc trưng như đau cổ, tê cứng bả vai và hạn chế hoạt động của cánh tay. Nếu bạn có hướng phân tán bớt lực ở cổ vai, nằm nghỉ hay thả lỏng có thể cải thiện các triệu chứng rất nhiều.
  • Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não: chủ yếu do sự chèn ép dây thần kinh do đĩa đệm gây ra. Người bệnh có thể thường xuyên đau nhức choáng váng đầu, rối loạn tiền đình, suy giảm trí nhớ sớm.
  • Hội chứng chèn ép tủy: có nguy cơ tử vong rất cao với các triệu chứng như rối loạn vận động ..
  • Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: với các dấu hiệu chủ yếu như chóng mặt, ù tai, đau nhức hốc mắt, giảm thị giác, hạ huyết áp hay không giữ thăng bằng..

Các biến chứng do thoát vị đĩa đột cột sống cổ có thể xuất hiện trên toàn thân, ảnh hưởng trầm trọng đến cả sức khỏe và tinh thần nên cần nhanh chóng tiến hành điều trị.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ các thiết bị công nghệ hiện đại để kiểm tra chính xác nhất. Thông qua các dấu hiệu sơ bộ và xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp bằng thuốc hay cần phẫu thuật để kiểm soát bệnh nhanh chóng nhất.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Chụp X quang sẽ xác đinh chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương

Các xét nghiệm chẩn đoán thường được dùng bao gồm

  • Xquang thường quy cột sống cổ nhằm xác định mức độ thoái hóa cột sống, các lỗ tiếp hợp hay dấu hiệu trượt đốt sống…
  • MRI, CT- Scanner cột sống cổ nhằm chẩn đoán chính xác vị trí, mức độ thoát vị.
  • Chụp CT scan tủy thường dùng cho một số trường hợp khó nhận biết
  •  Nghiệm pháp căng rễ thần kinh cổ dương tính bằng cách cho bệnh nhân gấp cổ để phát hiện vị trí các cơn đau xuất hiện theo rễ thần kinh

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh,  bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần kết hợp nhuần nhuyễn với bác sĩ và thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp hơn để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Điều trị bằng thuốc Tây

Sử dụng các loại thuốc Tây nhằm kiểm soát các cơn đau nhức khó chịu, hỗ trợ khả năng vận động tạm thời và giảm một số triệu chứng liên quan. Thường việc dùng thuốc sẽ chỉ được dùng trong thời gian ngắn vì kèm theo nhiều tác dụng phụ.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Sử dụng thuốc sẽ giúp giảm đau và ngăn chặn các biến chứng bệnh

Một số loại thuốc thường được dùng như

  • Thuốc giãn cơ: giúp thư giãn và giảm sự căng cứng của cơ bắp. Thường sử dụng Mydocalm 50mg x 3-6 viên/ngày tuy nhiên có thể gây ra vài tác dụng phụ.
  • Thuốc giảm đau: với tình trạng đau nhẹ có thể chỉ định dùng các loại thuốc phổ biến như Acetaminophen, Ibuprofen hoặc Naproxen Natri.. để ức chế cơn đau tạm thời mà không có nhiều tác dụng phụ.
  • Tiêm Cortisone: Dùng cho trường hợp đau nặng bằng cách tiêm trực tiếp vào cột sống cổ để giảm đau tức thời, tuy nhiên chỉ dùng cho một số trường hợp vì có nhiều tác dụng phụ.
  • Thuốc giảm đau Opioids: cũng dùng cho trường hợp đau nặng nhưng có thể gây nghiện làm người bệnh phụ thuộc vào thuốc nên cũng rất hạn chế.
  • Thuốc ức chế men COX-2: giúp giảm cơn đau nhức tại cổ vai gáy hay đầu
  • An thần: nhằm giảm đau, ổn định tinh thần, hỗ trợ ngủ ngon hơn để mau chóng phục hồi sức khỏe. Thường chỉ định Seduxen 5mg x Hai viên/ngày (trước khi ngủ).
  • Tăng dẫn truyền thần kinh: thường dùng Nivalin 2,5mg x 1- 2 ống/ ngày và đưa vào cơ thể dưới dạng Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

Như đã nói các nhóm thuốc trên đây thường có nhiều tác dụng phụ nên tuyệt đối không được lạm dụng quá mức. Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn sau khi dùng thuốc để đảm bảo các tác dụng phụ, hạn chế làm việc đặc biệt là công việc liên quan đến vận hành máy móc hay lái xe.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp vô cùng tuyệt vời để nhanh chóng phục hồi chức năng vận động nhất cho người bệnh mà không gây ra tác dụng phụ. Bác sĩ sẽ chỉ định két hợp song song với các loại thuốc tây hoặc tập luyện phục hồi sau khi phẫu thuật.

Một số kỹ thuật thường dùng bao gồm

  • Kéo giãn cột sống bằng máy: bác sĩ sẽ dùng lực cơ học từ các thiệt bị chuyên dụng để kéo giãn cột sống, giải phóng áp lực cho các dâu thần kinh, kích thích tuần hoàn máu hoạt động ổn định. Nhờ đó vừa đem lại tác dụng giảm đau vừa giải phóng áp lực tại đây để cơ quan này phục hồi chức năng.
  • Đai kéo giãn cột sống cổ: Bác sĩ sẽ chỉ định đeo nẹp chuyên dụng để hỗ trợ đĩa đệm về vị trí ban đầu cũng như hỗ trợ khả năng hoạt động của đầu, cổ.
  • Trị liệu bằng điện: ứng dụng sóng điện từ với bước sóng phù hợp, thường là dùng tần số 27,12MHz đến 13,56MHz nhằm ức chế cảm giác đau; kết hợp với sóng dọc có tần số 500.000- 3.000.000 Hz nhằm kích thích tuần hoàn máu. Hoặc bác sĩ cũng có thể dùng tia laser để triệt tiêu một phần nhân nhầy bị thoát ra ngoài.

Người bệnh nên đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa về xương khớp để đảm bảo có đầy đủ trang thiết bị giúp hỗ trợ điều trị.

Một số phương pháp bảo tồn khác

Tùy mức độ bệnh, bác sĩ cũng có thể chỉ định kết hợp một số phương pháp bảo tồn khác như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để giải tỏa áp lực cột sống cổ và kích thích tuần hoàn máu. Đây hầu hết là các phương pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền có ứng dụng thêm một số yếu tố hiện đại để tăng cường hiệu quả tối đa trong trị bệnh.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Châm cứu là liệu pháp an toàn và có thể giúp cải thiện bệnh hiệu quả

Một số phương pháp bạn có thể tham khảo như

  • Châm cứu: bác sĩ sẽ đưa trực tiếp các kim có tẩm thuốc vào các kinh huyệt để giải phóng áp lực và kích thích máu huyết tuần hoàn.
  • Liệu pháp nhiệt: Chườm nóng hay Chườm lạnh có thể giúp giảm đau rất hiệu quả. Chườm nóng còn giúp kích thích tuần hoàn máu và thư giãn các cơ để tăng khả năng phục hồi.
  • Massage và xoa bóp: có thể kết hợp với các loại dầu nóng để giảm đau và hỗ trợ máu lưu thông tuần hoàn, giảm tê ngứa.

Bạn có thể tìm đến các cơ sở y học cổ truyền truyền thống để thực hiện hoặc một số bệnh viện hiện nay cũng có chuyên khoa y học cổ truyền. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi các phương pháp trên không còn đem lại tác dụng hiệu quả và có nguy cơ biến chứng cao. Quá trình phẫu thuật có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có chi phí khá đắt đỏ, cần kỹ thuật cao nhưng vẫn bắt buộc cần thực hiện trong một số trường hợp.

Các phương pháp thường được dùng bao gồm

  • Cắt bỏ đĩa đệm bị hỏng và hợp nhất cột sống
  • Phẫu thuật thay thế đĩa đệm cổ
  • Phẫu thuật  đĩa đệm cổ từ phía sau

Thường với các cơn đau kéo dài từ 6- 12 tuần có thể bắt đầu được chỉ định phâu thuật vì đã chuyển qua giai đoạn mãn tính. Cần chú ý sau phẫu thuật nếu người bệnh không thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt phù hợp hơn bệnh hoàn toàn có thể tái phát với nhiều biến chứng trầm trọng hơn.

Chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tại nhà đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Người bệnh nên thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học lành mạnh hơn để tăng cường sức khỏe và hạn chế các biến chứng xuất hiện tối đa.

Một số vấn đề mà người bệnh cần chú ý như

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm việc nặng trong suốt thời gian điều trị
  • Sử dụng các loại gối dành riêng cho người thoát vị đĩa đệm cột sống cổ với chất liệu 100% từ mút hoạt tính, có độ cao từ 10- 15 cm sẽ giúp bạn nghỉ ngơi tốt hơn.
  • Chườm nóng/ chườm lạnh tại nhà để giảm đau thay vì lạm dụng các loại thuốc
  • Tắm nước nóng mỗi ngày cũng giúp các cơ được thư giãn thả lỏng và hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả
  • Massage cổ vai gáy đúng cách hằng ngày
  • Luyện tập một số bài tập, có thể lựa chọn yoga để cải thiện chức năng. Tuy nhiên chú ý nên trao đổi thêm với các chuyên gia hoặc bác sĩ để lựa chọn các bài tập phù hợp
  • Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp và tăng cường sức khỏe
  • Tránh xa bia rượu thuốc lá và các chất kích thích
  • Thường xuyên tái khám kiểm tra đúng hẹn để kiểm tra tốc độ phục hồi
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường khác.

Phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thực tế để phòng tránh bệnh lý này không hề khó. Dù bệnh chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi trung niên nhưng nếu bạn có lối sống kém khoa học hay chấn thương thì bệnh vẫn có thể xuất hiện sớm hơn. Do đó cần có những biện pháp phòng tránh bệnh từ sớm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Người bệnh nên sớm gặp bác sĩ và điều trị dứt điểm các bệnh lý có liên quan

Những biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bao gồm

  • Điều trị dứt điểm nếu có liên quan đến các chấn thương
  • Du trì trọng lượng ở mức độ ổn định, giảm cân khoa học cần thiết
  • Thay đổi các tư thế đi, đứng, nằm hay xoay cổ đúng cách, hạn chế việc xoay cổ đột ngột
  • Hạn chế mang vác nặng hay giữ nguyên cổ quá lâu. Nếu là tính chất công việc nên dành thời gian thư giãn cổ khoảng 1 tiếng 1 lần
  • Bổ sung vitamin, canxi, omega3 và các khoáng chất cần thiết cho xương để tăng cường sức khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa các biến chứng khác.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể làm phá hủy xương như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ hay các dạng đồ ăn muối chua
  • Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường độ dẻo  dai cho xương khớp. Chú ý tập luyện đúng cách, không tập luyện quá sức.
  • Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh cần đi khám bệnh thường xuyên để phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Thay đổi một chế độ sống lành mạnh khoa học hơn chính là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Những Điều Cần Biết

Nội dung bài viếtThoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổTriệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổCổ đau và...

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp

Nội dung bài viếtThoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổTriệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổCổ đau và...

10+ bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Nội dung bài viếtThoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổTriệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổCổ đau và...

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết

Nội dung bài viếtThoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổTriệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổCổ đau và...

Các Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Dùng

Nội dung bài viếtThoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổTriệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổCổ đau và...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn