Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Những Điều Cần Biết

10+ bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết

Các Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Dùng

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Và Thông Tin Cần Biết

Thuốc, TPCN Hỗ Trợ Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Của Mỹ, Nhật, Úc Tốt Nhất

Phồng Đĩa Đệm (Phình, Lồi) Là Gì? Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần và thông tin cần biết

TOP 10 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà Giúp Giảm Đau Nhanh

Thoát Vị Đĩa Đệm L5 S1 Là Gì? Vị Trí Đau, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Đánh giá

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm nằm giữa đốt sống thắt lưng cuối cùng với đốt xương cùng cụt đầu tiên bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Bệnh thường gây đau ở vùng thắt lưng, cảm giác tê bì và đau ở mông, chân cũng có thể xảy ra ở một số trường hợp. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh tích cực từ sớm sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?

Theo cấu tạo giải phẫu của cơ thể người, cột sống được tạo thành bởi nhiều đốt sống. Chúng được chia thành 4 phần chính gồm:

  • Cột sống cổ: Đây là phần trên cùng của cột sống bao gồm 7 đốt sống. Chúng được đánh dấu ký hiệu theo thứ tự từ C1 tới C7.
  • Cột sống ngực: Còn được gọi là lưng trên, bao gồm 12 đốt sống có ký hiệu từ T1 tới T12.
  • Cột sống thắt lưng: Vùng lưng dưới được tạo thành bởi 5 đốt sống với ký hiệu bắt đầu từ L1 và kết thúc là L5.
  • Xương cùng – cụt: Vùng xương cùng nằm nối liền phía sau cột sống thắt lưng. Nó được hợp nhất bởi 5 phân đoạn xương có ký hiệu từ S1 đến S5. Cuối cùng là xương cụt bao gồm 4 xương nhỏ.
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 chỉ tình trạng nhân nhầy đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống L5 và S1 bị lệch ra ngoài

Khoảng giữa các đốt sống đều có một đĩa đệm với tên gọi được quy ước là tên của hai đốt sống nằm hai bên hợp thành. Như vậy, đĩa đệm L5 S1 chính là phần đĩa đệm nằm giữa đốt sống thắt lưng cuối cùng với đốt sống đầu tiên nằm trên vùng xương cùng cụt. Một cá nhân sẽ được chẩn đoán mắc bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 khi nhân nhầy đĩa đệm L5 S1 lệch ra khỏi vị trí ban đầu.

Do nằm ở vùng thắt lưng, đĩa đệm L5 S1 thường xuyên phải chịu nhiều áp lực từ phần thân trên hay từ các hoạt động hàng ngày. Ở mức độ nặng, bệnh có thể gây chèn ép vào tủy sống hoặc dây thần kinh tọa khiến bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5 S1

Khi lớp bao xơ bao bọc ở lớp ngoài cùng đĩa đệm L5 S1 bị nứt rách, phần nhân nhầy bên trong mới bị đẩy ra ngoài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bắt nguồn từ các yếu tố sau:

  • Thoái hóa đĩa đệm: Khi tuổi tác lớn dần, quá trình thoái hóa tự nhiên của đĩa đệm cũng xảy ra khiến cho bộ phận này bị hao mòn, mất nước và suy yếu. Chính vì vậy, khi có lực tác động mạnh từ bên ngoài, bao xơ đĩa đệm L5 S1 dễ dàng bị vỡ ra và khiến nhân nhầy đĩa đệm bị lệch lạc, không còn nằm yên ở vị trí ban đầu.
  • Lao động nặng nhọc: Những người lao động thể chất nặng nhọc, thường xuyên bốc vác hoặc vận động cột sống thắt lưng nhiều làm tăng áp lực lên các đốt sống L5 S1 và khiến đĩa đệm nằm giữa bị thoát vị.
  • Béo phì: Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 ảnh hưởng đến không ít các trường hợp bị béo phì. Khi cân nặng dư thừa, đĩa đệm cũng phải gánh chịu một áp lực không nhỏ đến từ phần thân trên khiến nó dễ bị tổn thương và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân nhầy thoát ra ngoài.
  • Tư thế sinh hoạt kém: Ngồi lâu, cúi khom lưng thường xuyên, nâng vận nặng một cách đột ngột hoặc vặn bẻ lưng. Tất cả những tư thế xấu này đều có thể gây tổn thương cho đĩa đệm và thúc đẩy sự khởi phát của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1.
  • Yếu cơ lưng: Hệ thống cơ bắp nâng đỡ ở lưng bị suy yếu khiến cho áp lực tập trung đè nén vào đĩa đệm. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường gặp ở người già.
  • Di truyền: Nghiên cứu cho thấy bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 cũng có khuynh hướng di truyền. Một số trường hợp phát triển bệnh ngay từ khi còn trẻ do trong gia đình có người thân từng mắc căn bệnh này.

Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1 có thể gặp các triệu chứng sau:

– Đau lưng

Đau lưng là dấu hiệu thường xuất hiện sớm nhất ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L5 S1. Cơn đau âm ỉ có thể đến một cách đột ngột. Một số trường hợp lại có hiện tượng đau buốt từng cơn kéo dài. Trường hợp nhân nhầy đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh, cơn đau từ lưng còn có thể lan dần xuống dưới mông rồi sau đó ảnh hưởng đến cả mặt trước hay sau đùi.

triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1
Đau vùng lưng dưới là triệu chứng hầu hết bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 gặp phải

Mỗi khi thực hiện các cử động ở lưng, chẳng hạn như cúi khom lưng, xoay người đều có thể khiến cơn đau tăng nặng hơn. Tuy nhiên, khi được nằm nghỉ ngơi trên giường phẳng, tình trạng đau lưng do bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 sẽ giảm bớt.

– Có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở chân:

Khi nhân nhầy đĩa đệm đốt sống L5 S1 lệch ra ngoài nhiều, nó có thể chèn ép vào dây thần kinh khiến bệnh nhân có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở chân hay các ngón chân. Triệu chứng tê bì như có kiến bò thường kéo dài từ vùng lưng dưới xuống một bên chân dọc theo đường đi của dây thần kinh.

– Phạm vi vận động bị hạn chế:

Bước vào giai đoạn tiến triển mạnh, bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động của cột sống. Bệnh nhân có thể bị đau đớn khi thực hiện các hoạt động ở lưng. Thậm chí việc đi lại cũng trở nên khó khăn.

– Mất kiểm soát hoạt động đại tiện:

Đây là triệu chứng cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 đã bước vào giai đoạn nặng. Bệnh nhân không thể kiểm soát được đại tràng dẫn đến việc đại tiện mất tự chủ.

– Teo cơ, yếu liệt chi dưới

Việc ở yên một chỗ quá nhiều và ngại vận động vì sợ đau khiến cho các cơ ở chân của người bệnh có khuynh hướng bị teo dần và trở nên yếu hơn.

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bên ngoài để tiềm kiếm vị trí đau và đánh giá chức năng vận động của bệnh nhân. Ngoài ra, một số phương pháp xét nghiệm hình ảnh dưới đây cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1:

  • Chụp X-quang: Quan sát phim chụp X-quang có thể nhận ra được sự thay đổi trong cấu trúc của các khe gian đốt sống hay đường cong sinh lý của cột sống, qua đó đánh giá được đĩa đệm.
  • Chụp bao rễ thần kinh bằng cản quang: Phương pháp này cho phép chẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh lỗ tiếp hợp hoặc tình trạng hẹp ống sống trên phim chụp.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp này cũng thường được chỉ định trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L5 S1. Tuy nhiên, kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong việc đánh giá cấu trúc của đĩa đệm hoặc mức độ nghiêm trọng của thoát vị.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Kết quả thu được từ chụp MRI có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh. Hình ảnh thu được cho phép bác sĩ quan sát được chi tiết hình ảnh cấu trúc ống tủy và đĩa đệm theo nhiều hướng khác nhau. Ngoài ra, chụp MRI cũng giúp chẩn đoán phân biệt bệnh thoát vị địa đệm L5 S1 với các tổn thương khác xảy ra bên trong tủy sống.

Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường được điều trị bằng các phương pháp nội khoa như dùng thuốc hay vật lý trị liệu nhằm duy trì cấu trúc tự nhiên của cột sống hoặc đĩa đệm. Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng khi điều trị bảo tồn thất bại.

1. Cách chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 bằng nội khoa

Tùy theo triệu chứng gặp phải, bệnh nhân sẽ được chỉ định một số loại thuốc điều trị. Một số phương pháp vật lý trị liệu cũng có thể được thực hiện song song với quá trình dùng thuốc giúp bệnh nhân bớt đau đớn và có khả năng vận động tốt hơn.

– Thuốc trị thoát vị đĩa đệm L5 S1:

Bao gồm một số nhóm thuốc phổ biến như:

  • Thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau có thể được sử dụng khi bệnh nhân bị đau nhức nghiêm trọng ở vùng cột sống L5, S1 hay các khu vực lân cận do hiện tượng chèn ép dây thần kinh. Người bệnh có thể dùng Acetaminophen hay các loại thuốc giảm đau khác theo hướng dẫn của bác sĩ để xoa dịu cảm giác đau đớn, khó chịu.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Nhóm thuốc này có khả năng kháng viêm, đồng thời ức chế prostalandin – một chất có thể kích bùng phát cơn đau. Naproxen, Motrin, Celecoxib hay Aspirin là những loại thuốc kháng viêm không steroid thường được chỉ định cho người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1.
  • Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này được sử dụng nhằm mục đích chống lại hiện tượng co thắt ở các cơ trơn, qua đó giúp bệnh nhân bớt đau đớn.
  • Thuốc tiêm steroid: Thuốc được sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm ngoài màng cứng có tác dụng giảm đau, kháng viêm mạnh. Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng phụ, loại thuốc này ít khi được chỉ định.
thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 ở mức độ nhẹ đến trung bình thường được điều trị bằng thuốc

Khi sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1, bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn trong đơn của bác sĩ và dùng đúng liều lượng cho phép. Kiên trì uống thuốc đủ liệu trình và tái khám đều đặn để được bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.

– Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1

Vật lý trị liệu có tác dụng tích cực trong việc giảm đau, khôi phục chức năng vận động cho cột sống và ngăn chặn không để đĩa đệm L5 S1 bị thoát vị nặng hơn. Các phương pháp thường được áp dụng bao gồm:

  • Siêu âm
  • Liệu pháp nhiệt, lạnh
  • Kích thích thần kinh điện
  • Đắp parafin
  • Thủy trị liệu…

Bên cạnh đó, chuyên gia vật lý trị liệu có thể thiết lập cho bệnh nhân một chương trình luyện tập để cải thiện chức năng vận động, ngăn chặn hiện tượng teo cơ và giảm đau nhức cột sống.

2. Phẫu thuật trị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 được chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp sau:

  • Bị đau dữ dội hoặc các cơn đau kéo dài gây ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt và công việc hàng ngày
  • Địa đệm thoát vị chèn ép vào dây thần kinh gây tê yếu chân
  • Mất kiểm soát ruột gây đại tiện không tự chủ
  • Bệnh nhân không đáp ứng được với thuốc và các phương pháp điều trị bảo tồn.
phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1
Phẫu thuật được chỉ định cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 nếu không đáp ứng được với thuốc điều trị

Có nhiều phương pháp phẫu thuật được thực hiện để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1. Chúng được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ phần nhân nhầy đĩa đệm bị tổn thương, đồng thời giải phóng áp lực cho rễ thần kinh. Việc phẫu thuật phải đảm bảo nguyên tắc bảo tồn được tối đa cấu trúc của đĩa đệm và duy trì chức năng vận động cho người bệnh.

Bác sĩ có thể đề nghị cho bệnh nhân làm phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở. Việc áp dụng phẫu thuật trong điều trị thoát vị đĩa đệm cho tỷ lệ thành công cao nhưng bệnh nhân có thể mất đến vài tuần hoặc vài tháng để phục hồi và quay trở về với công việc thường ngày. Mặc dù vậy, phương pháp này cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định như mất nhiều máu, nhiễm trùng vết mổ, đau thắt lưng dai dẳng.

Thống kê cho thấy, sau phẫu thuật có khoảng 10 – 15% trường hợp bị tái phát bệnh ngay tại vị trí đĩa đệm cũ. Rủi ro này có thể xảy ra ngay trong 6 tuần đầu tiên sau mổ hay bất cứ thời điểm nào. Vì vậy, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt, vận động cho hợp lý để giảm nguy cơ tái phát bệnh trở lại.

Lưu ý khi bị thoát vị đĩ đệm L5 S1

Bên cạnh việc tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 cần lưu ý một số vấn đề nhất định trong đời sống hàng ngày để có thể hỗ trợ kiểm soát tốt bệnh:

  • Lựa chọn những công việc phù hợp với sức khỏe, không gây tác động mạnh lên cột sống
  • Tránh bưng bê, khuôn vác vận nặng
  • Hạn chế các tư thế như cúi lên cúi xuống liên tục trong thời gian dài, ngồi khom lưng… Khi ngồi làm việc, người bệnh nên kê một cái gối sau thắt lưng để hạn chế đau mỏi thắt lưng và tránh làm tăng áp lực lên đĩa đệm bị bệnh.
  • Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể, không để bị béo phì. Tránh ăn nhiều đồ ngọt hay các món ăn nhiều dầu mỡ khiến cân nặng tăng mất kiểm soát. Nếu cần thiết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một phương pháp giảm cân phù hợp.
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 như đi bộ, yoga hay các động tác aerobic có cường độ thấp để cải thiện độ chắc khỏe cho cột sống và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Những Điều Cần Biết

Nội dung bài viếtBệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5 S1Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1Chẩn...

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp

Nội dung bài viếtBệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5 S1Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1Chẩn...

10+ bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Nội dung bài viếtBệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5 S1Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1Chẩn...

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết

Nội dung bài viếtBệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5 S1Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1Chẩn...

Các Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Dùng

Nội dung bài viếtBệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5 S1Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1Chẩn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn