Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Những Điều Cần Biết

10+ bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết

Các Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Dùng

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Và Thông Tin Cần Biết

Thuốc, TPCN Hỗ Trợ Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Của Mỹ, Nhật, Úc Tốt Nhất

Phồng Đĩa Đệm (Phình, Lồi) Là Gì? Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần và thông tin cần biết

TOP 10 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà Giúp Giảm Đau Nhanh

Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Trẻ Tuổi: Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa

Đánh giá

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra như vận động không đúng cách, chấn thương cột sống hay lao động nặng nhọc… Bệnh có thể gây tàn phế nếu chèn ép vào rễ thần kinh nên cần được điều trị tích cực từ sớm. Ngoài ra, người trẻ tuổi cũng cần chủ động thực hiện tốt công tác dự phòng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ xảy ra ở người già mà còn ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trẻ tuổi. Khi bị bệnh, nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài gây nhiều triệu chứng khó chịu và khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, lao động.

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi bao gồm:

  • Ảnh hưởng của nghề nghiệp: Những người làm việc trong môi trường phải đứng lâu, ngồi nhiều hoặc thường xuyên khuân vác đồ nặng rất dễ bị thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân này tập trung chủ yếu ở nhóm đối tượng làm việc văn phòng, nông dân hay công nhân…
  • Do chấn thương ở cột sống: Té ngã, tai nạn giao thông hay tai nạn lao động đều có thể gây chấn thương cho cột sống. Người bệnh có thể bị rách bao xơ khiến cho nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng hay bất kỳ vị trí nào trên đốt sống của người trẻ tuổi.
  • Vận động sai tư thế: Thường xuyên ngồi với tư thế cong vẹo cột sống, xoay người một cách đột ngột, nằm ngủ không đúng tư thế… Tất cả đều làm tăng áp lực lên cột sống và khiến cho bao xơ đĩa đệm bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi phát triển.
  • Di truyền: Một số người có cấu tạo cột sống yếu do di truyền dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ngay từ khi còn trẻ. Ngoài ra, một cá nhân cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn nếu trong gia đình có người từng bị thoát vị đĩa đệm.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa có thể làm gia tăng áp lực lên các đốt sống và khiến cho người trẻ tuổi dễ bị thoát vị đĩa đệm.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Sử dụng nhiều chất béo, đồ ngọt, ăn ít chất xơ hoặc chế độ ăn không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin D… Tất cả đều góp phần thúc đẩy bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi phát triển.
  • Lão hóa sớm: Bắt đầu bước qua tuổi 30, xương khớp cũng như các cơ quan khác trong cơ thể dần bị lão hóa. Quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn ở một số người khiến cho cột sống dần bị suy yếu, dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi thường tiến triển một cách âm thầm và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như thoái hóa cột sống, gai cột sống… Người bệnh cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của bản thân, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây thì nên thận trọng với bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Đau tại đốt sống bị thoát vị: Cơn đau có tính chất âm ỉ hoặc dữ dội thường xảy ra ở ngay tại vị trí bị bệnh, chẳng hạn như cổ, thắt lưng hay vùng giữa lưng. Nếu thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh, cơn đau còn có thể lan sang hai bên cánh tay hoặc lan từ vùng thắt lưng xuống hai chân. Khi vận động mạnh, cường độ đau càng tăng.
  • Tê bì, cứng cột sống: Người trẻ tuổi bị thoát vị đĩa đệm cũng thường xuyên có cảm giác tê bì ở cổ, lưng dưới hay ở mông và tay chân. Hiện tượng co cứng cạnh cột sống cũng có thể xảy ra, nhất là vào buổi sáng.
  • Rối loạn cảm giác: Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nặng, tình trạng rối loạn cảm giác có thể xảy ra. Lúc này, bệnh nhân không phân biệt được nhiệt độ nóng lạnh, không có phản xạ dựng lông.
  • Vận động khó khăn: Tình trạng đau và co cứng các cơ khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động, nhất là khi cúi lên cúi xuống, khom lưng hoặc xoay người…
  • Teo cơ, yếu liệt: Triệu chứng này cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi đã bước vào giai đoạn nặng. Do sợ đau, nhiều bệnh nhân chủ yếu ở yên một chỗ nghỉ ngơi và ít vận động khiến cho các cơ ở lưng và tay chân dần teo nhỏ, từ đó dẫn đến bại lại hoặc tàn phế.

Bên cạnh các triệu chứng trên, tùy theo vị trí bị thoát vị đĩa đệm mà người trẻ tuổi còn có thể bắt gặp các dấu hiệu đặc trưng khác. Vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng là những vị trí dễ mắc căn bệnh này nhất. Bệnh có đặc điểm như sau:

– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:

  • Vùng cổ, vai, gáy xuất hiện các cơn đau buốt.
  • Tình trạng đau nhức có thể lan rộng sang một hoặc hai bên cánh tay, bàn tay, đầu hay hốc mắt.
  • Tê ngứa bàn tay và các ngón tay do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép vào tủy sống
  • Các hoạt động xoay cổ, gập cổ hay đưa cánh tay lên xuống gặp nhiều khó khăn. Việc cố gắng vận động càng khiến cơn đau tăng mạnh hơn.
triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Đau buốt vùng cổ là triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi thường gặp

– Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

  • Đau ở thắt lưng và khu vực thần kinh liên sườn. Người bệnh có thể bị đau buốt, tê rát kèm theo tình trạng mất cảm giác ở mông, đùi hay hai bàn chân.
  • Cơ chân bị yếu, đi lại khập khiễng, khó khăn
  • Có thể xuất hiện tình trạng tê rát ở vùng mu hoặc gan bàn chân
  • Mất kiểm soát hoạt động đại tiện.

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là tình trạng bại liệt, tàn phế suốt đời. Chính vì vậy, khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này, bệnh nhân không nên chủ quan. Cần tích cực chữa trị để có thể loại bỏ nhanh các triệu chứng và khống chế không để nhân nhầy đĩa đệm thoát vị ra ngoài nặng hơn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi sẽ được bác sĩ lựa chọn khi có kết quả chẩn đoán bệnh. Thông thường, khi tới bệnh viện khám bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp X-quang hoặc chụp MRI vùng cột sống bị đau để xác định mức độ thoát vị.

Những sự lựa chọn trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi bao gồm:

1. Dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cho người trẻ tuổi

Các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ có thể được chỉ định thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng bệnh. Được sử dụng phổ biến nhất là Acetaminophen hay Paracetamol.

Các thuốc Cortisone dạng tiêm hoặc thuốc nhóm Opioids được sử dụng thay thế cho thuốc giảm đau thông thường nếu cơn đau có tính chất nghiêm trọng và dữ dội.

thuốc chữa thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Các thuốc giảm đau thường được chỉ định để điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể được kê đơn một số nhóm thuốc khác như:

  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc giảm đau thần kinh
  • Thuốc chống co thắt cơ.

Các loại thuốc tây được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi đều có thể gây tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách. Đặc biệt, thuốc giảm đau Opioids còn có thể gây nghiện. Bệnh nhân nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn.

2. Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Trường hợp bị đau kéo dài quá 6 tuần mà không đáp ứng được với thuốc điều trị hoặc bệnh gây biến chứng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định làm phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân có thể được phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở nhằm giải phóng áp lực chèn ép lên rễ thần kinh và cải thiện triệu chứng bệnh, giúp phục hồi chức năng vận động.

Các phương pháp phẫu thuật thường được thực hiện bao gồm:

  • Phẫu thuật hợp nhất cột sống
  • Thay đĩa đệm nhân tạo
  • Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm qua lỗ liên hợp…

Sau khi làm phẫu thuật, bệnh nhân cần nghỉ ngơi một thời gian kết hợp chăm sóc tại nhà với vật lý trị liệu để sớm phục hồi tổn thương và có khả năng vận động bình thường trở lại.

3. Trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi bằng vật lý trị liệu

Nhiều phương pháp vật lý trị liệu có thể được thực hiện cho người trẻ bị thoát vị đĩa đệm, chẳng như chườm nóng, chườm lạnh, mát xa, bấm huyệt, điệm trị liệu, chiếu hồng ngoại… Chúng có tác dụng giảm đau, làm thư giãn cơ, đồng thời tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và giúp khôi phục chức năng vận động cho người bệnh.

vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, khôi phục vận động cho người trẻ tuổi bị thoát vị đĩa đệm

Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Việc chủ động thực hiện tốt công tác dự phòng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho bạn:

– Duy trì tư thế hoạt động đúng trong sinh hoạt hàng ngày:

  • Không đứng, ngồi một chỗ trong nhiều giờ liên tục
  • Vận động thể thao và làm việc vừa sức
  • Tránh khuân vác vật nặng quá mức
  • Không vặn mình hoặc thay đổi tư thế một cách đột ngột
  • Cố gắng ngồi thẳng lưng khi ngồi học tập hay làm việc
  • Khi đi bộ, hãy giữ cho phần tai, vai với hông luôn tạo thành một đường thẳng, tránh tư thế xiêu vẹo gây tổn thương cho đĩa đệm.
  • Bảo vệ cột sống khi ngồi bằng cách kê một cái gối ở ngay thắt lưng giúp cột sống được thư giãn.
  • Kẹp một cái gối giữa hai đầu gối khi nằm cũng giúp giảm thiểu đáng kể áp lực lên vùng cột sống.

– Tập thể dục mỗi ngày:

Ít vận động khiến cho máu kém lưu thông và làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Việc duy trì thói quen tập thể dục, thể thao mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, giảm bớt gánh nặng cho cột sống và giúp các khớp xương vận động linh hoạt, dẻo dai hơn.

Ngay cả khi còn trẻ, bạn nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất và tập luyện ít nhất 5 ngày trong tuần. Các hoạt động như đi bộ, tập earobic, yoga, cầu lông, khiêu vũ hay bơi lội… đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe. Tránh các bộ môn thể thao có cường độ mạnh gây tổn thương cho cột sống.

– Hạn chế sử dụng chất kích thích

Hút thuốc lá, uống bia rượu hoặc lạm dụng các thức uống chứa nhiều caffein đều không tốt cho sức khỏe cũng như đĩa đệm của bạn. Chúng làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và làm giảm khả năng hấp thu cũng như chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cột sống. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài khiến cho đĩa đệm trở nên khô giòn, suy yếu và dễ bị lệch ra ngoài.

– Giữ cho trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý

Khá nhiều người mặc dù còn trẻ nhưng lại có thân hình quá khổ, thừa cân, béo phì. Đây chính là mối nguy rất lớn cho sức khỏe và cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi.

Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn nên cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh bằng cách tích cực vận động và có chế độ ăn uống hợp lý. Tránh để cân nặng gia tăng quá mức gây nhiều áp lực lên cột sống.

– Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ:

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi có thể giúp xương cột sống cũng như đĩa đệm chắc khỏe hơn. Những chất này được tìm thấy nhiều trong bột yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, tôm, cua, đậu nành, sữa và các sản phẩm từ sữa…

Tránh sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại như nội tạng, thịt mỡ động vật, đồ chiên rán, thức ăn nhanh. Thay vào đó bạn có thể sử dụng nguồn chất béo lành mạnh được tìm thấy trong cá béo, dầu ô liu hay các loại hạt. Bổ sung thêm protein cho cơ thể từ trứng, cá hay thịt nạc giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống cơ bắp quanh cột sống và thúc đẩy tái tạo các tế bào xương mới.

Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cũng nên hạn chế ăn đường, đồ hộp, bơ hay các loại nước sốt bởi chúng có thể gây béo phì và chứa các chất không tốt cho sức khỏe xương khớp.

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi mặc dù ít gặp hơn so với người già nhưng bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan. Cần tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể kiểm soát tốt bệnh và bảo tồn chức năng vận động của cột sống.

Bạn có thể tham khảo thêm

Tin khác

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Những Điều Cần Biết

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổiTriệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổiĐiều trị thoát vị đĩa đệm ở...

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổiTriệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổiĐiều trị thoát vị đĩa đệm ở...

10+ bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổiTriệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổiĐiều trị thoát vị đĩa đệm ở...

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổiTriệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổiĐiều trị thoát vị đĩa đệm ở...

Các Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Dùng

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổiTriệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổiĐiều trị thoát vị đĩa đệm ở...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn