Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel) và những lưu ý khi sử dụng

Đau dạ dày được giảm bớt nhờ sử dụng nước bạc hà mỗi ngày

8 cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản hiệu quả bất ngờ

Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa

Đau dạ dày ở chỗ nào? Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mới nhất của bộ y tế

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Giải đáp

Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel): Liều dùng và lưu ý khi dùng

Thuốc dạ dày Yumangel

TOP 11 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất – Tác dụng nhanh chóng

Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất hiện nay

Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất hiện nay

Viêm loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa thương gặp

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật và hướng điều trị

Uống Thuốc Đau Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? Giải Đáp

5/5 - (1 bình chọn)

Uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của người mẹ không là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc và đi tìm câu trả lời. Tùy vào giai đoạn phát triển của thai kỳ mà cả hai sẽ phải đối mặt với những biến chứng khác nhau. Vì thế, bà bầu chỉ được dùng thuốc trị đau dạ dày khi có sự cho phép của bác sĩ, đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc dùng thuốc và kết hợp với những biện pháp điều trị bệnh tại nhà.

Bà bầu uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không là từ khóa được nhiều người tìm kiếm
Bà bầu uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không là từ khóa được nhiều người tìm kiếm

Bà bầu uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? – Giải đáp thắc mắc

Xuyên suốt hành trình mang thai, bà bầu đang và sẽ đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau, từ vẻ bên ngoài đến sức khỏe bên trong. Một trong những vấn đề sức khỏe mà bà bầu có khả năng gặp phải là chứng đau dạ dày. Trên thực tế, chứng đau dạ dày khi mang thai thường có những biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén.

Trong giai đoạn mang thai, sự thay đổi của hormone nội tiết tố cùng với sự thay đổi về kích thước của tử cung làm chèn ép lên dạ dày. Từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống kém khoa học cũng có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày. 

Ngoài ốm nghén, bà bầu còn gặp phải nhiều triệu chứng khác kèm đau dạ dày như nóng ran vùng bụng, chướng bụng, khó tiêu, luôn có cảm giác buồn nôn và chán ăn. Điều này sẽ khiến người mẹ suy nhược cơ thể, mệt mỏi và luôn trong trạng thái cáu gắt. Không những vậy, thai nhi cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng và chậm phát triển.

Nhất Nam Y Viện đơn vị điều trị yếu sinh lý số 1 hiện nay
Nhất Nam Y Viện hiện đang là địa chỉ chữa trào ngược dạ dày uy tín hàng đầu nhờ ghi dấu ấn với phương pháp chữa bệnh độc đáo. XEM NGAY
Chứng đau dạ dày kèm cảm giác buồn nôn khi mang thai thường bị nhầm lẫn triệu chứng ốm nghén
Chứng đau dạ dày kèm cảm giác buồn nôn khi mang thai thường bị nhầm lẫn triệu chứng ốm nghén

Để khắc phục nhanh triệu chứng đau dạ dày, nhiều người đã tìm đến phương pháp điều trị đơn giản và tiện lợi nhất là dùng thuốc Tây y. Và đây cũng chính là sự lựa chọn của bà bầu. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh bằng thuốc Tây y cho bà bầu không được nhiều người đồng tình và khuyến khích. Bởi vì thuốc Tây y có chứa các thành phần hoạt chất sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nhưng, vẫn còn có những trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Vậy, nhận định từ chuyên gia thì như thế nào?

Nhận định từ chuyên gia y tế hàng đầu cho biết, hiện nay có đến 70% phụ nữ mang thai bị đau dạ dày, song việc điều trị bằng thuốc không được khuyến khích. Bởi lẽ các loại thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ và có sự ảnh hưởng nhất định đến người mẹ lẫn thai nhi. Tùy vào giai đoạn mang thai mà thuốc chữa đau dạ dày được người mẹ sử dụng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ: Đây là khoảng thời gian thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan quan trọng như chân tay, hệ thần kinh trung ương, tim,… Nếu người mẹ dùng thuốc có thể làm ảnh hưởng đến sự hình thành của thai nhi. Trẻ sinh ra có thể bị dị tật hoặc quái thai;
  • Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ: Ở giai đoạn này, thai nhi sẽ có sự gia tăng kích thước nhanh chóng và hoàn thiện dần về hình dạng. Đây cũng chính là thời kỳ mà thai nhi ít nhảy cảm hơn so với thời kỳ đầu. Lúc này mẹ bầu hoàn toàn có thể uống được thuốc dạ dày. Tuy nhiên, phổi và cơ quan sinh dục của bé chưa phát triển hoàn toàn nên người mẹ chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ;
  • Giai đoạn 3 tháng sau của thai kỳ: Bắt đầu bước sang thai kỳ tháng thứ 7, thai nhi đã có hình thể tương đối rõ ràng, các cơ quan trong cơ thể dần hoàn chỉnh. Tuy nhiên, gan và thận là hai cơ quan chưa được phát triển hoàn thiện. Do đó, việc dùng thuốc dạ dày ở giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và sinh nở của người mẹ.
Việc dùng thuốc dạ dày khi mang thai ở từng thời kỳ sẽ ít nhiều tác động đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi
Việc dùng thuốc dạ dày khi mang thai ở từng thời kỳ sẽ ít nhiều tác động đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi

Tuy nhiên, đối với các trường hợp đau dạ dày ở mức độ nghiêm trọng thì bà bầu vẫn có thể dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện triệu chứng. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn cho bà bầu một số loại thuốc có chứa các thành phần ít độc tố nhất để hạn chế tác dụng phụ kèm theo. Phổ biến nhất là các loại thuốc sau:

  • Gastropulgite: Là loại thuốc có tác dụng kháng viêm, trung hòa acid dạ dày thực quản và hỗ trợ giảm đau dạ dày;
  • Sucralfate: Thuốc được dùng để hỗ trợ điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản – một trong những nguyên nhân gây viêm và đau dạ dày; 
  • Omeprazole: Hỗ trợ giảm đau và điều trị viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc chống nôn, thuốc giảm đau hay thuốc trung hòa axit dạ dày. Tiêu biểu như: Domperidon, Pepcid, Gaviscon, Diphenhydramin,…

Đối với bà bầu, cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn, tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều lượng hay thay đổi thuốc khi chưa có sự cho phép. Đồng thời, thận trọng khi sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc khác nhau. Vì dùng cùng lúc nhiều thuốc/ sản phẩm chức năng có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc, từ đó làm gia tăng tác dụng phụ.

Song, bà bầu tuyệt đối không sử dụng thuốc dạ dày có chứa các hoạt chất như: Cimetidin, Famotidin, Lansoprazol, Bismuth salicylat,… Đây đều là những chất có bản chất mạnh nên có tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu lạm dụng các loại thuốc này, thai nhi có thể đối mặt với trường hợp xấu nhất là lưu thai, sảy thai,… Đối với sản phụ, nhóm thuốc này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh suy hô hấp cấp, chứng tiền sản giật,…

Bà bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc dạ dày theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý thay đổi liều dùng khi chưa có sự cho phép
Bà bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc dạ dày theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý thay đổi liều dùng khi chưa có sự cho phép

Biện pháp xử lý nếu bà bầu lỡ uống thuốc đau dạ dày sai cách

Trong trường lỡ dùng thuốc đau dạ dày (dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ) thì trước hết mẹ bầu cần hết sức bình tĩnh và tạm ngưng ngay việc sử dụng thuốc. Sau đó, tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cũng như có biện pháp khắc phục phù hợp. Lưu ý, bà bầu nên mang theo đơn thuốc hoặc thuốc dùng trị đau dạ dày.

Đối với các trường hợp dùng thuốc dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe và hình dạng của thai nhi thông qua bài test độ mờ của da nháy. Nếu thai nhi đã bước sang tuần thứ 13, bác sĩ sẽ chỉ định bà bầu làm một số xét nghiệm để đánh giá khả năng dị tật cũng như mức độ ảnh hưởng của thuốc đến sự hình thành của thai nhi. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề ra biện pháp xử lý phù hợp.

Bà bầu cần tạm ngừng ngay việc dùng thuốc đau dạ dày và sớm tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu lỡ dùng sau thuốc hoặc dùng thuốc không đúng cách
Bà bầu cần tạm ngừng ngay việc dùng thuốc đau dạ dày và sớm tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu lỡ dùng sau thuốc hoặc dùng thuốc không đúng cách

Như vậy, việc dùng thuốc đau dạ dày cho bà bầu không được khuyến khích. Bởi vì bất kỳ loại thuốc nào cũng ít nhiều tác động đến sức khỏe của cả hai. Do đó, tất cả các loại thuốc hay sản phẩm hỗ trợ được sử dụng trong giai đoạn mang thai đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi tránh các rủi ro và hệ lụy không mong muốn.

Bà bầu cần làm gì để thuốc dạ dày không ảnh hưởng đến thai nhi?

Uống thuốc đau dạ dày ở bất kỳ giai đoạn nào cũng ít nhiều tác động đến sức khỏe và quá trình phát triển của thai nhi. Đây cũng chính là vấn đề mà nhiều mẹ bầu lo lắng. Tuy nhiên, trên thực tế thì bệnh đau dạ dày không nhất thiết phải điều trị bằng thuốc, mẹ bầu hoàn toàn đẩy lùi bệnh bằng cách thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày sao cho hợp lý và khoa học. Bởi thói quen ăn uống thiếu khoa học cũng chính là nguyên nhân gây đau dạ dày. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia y tế:

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt là các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi, sữa, trứng,…;
  • Tạo thói quen ăn uống giờ, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Bởi điều này sẽ khiến hoạt động bài tiết của dạ dày bị rối loạn, từ đó gây đau bụng, chướng bụng và khó tiêu;
  • Ăn chín uống sôi, ăn từ tốn và ưu tiên lựa chọn những thức ăn được chế biến ở dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa để giúp hoạt động co bóp của dạ dày trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn;
  • Trong thời gian bị đau dạ dày, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn phụ nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cả hai. Điều này sẽ giúp dạ dày không phải chịu quá nhiều sức ép và hoạt động tốt hơn;
  • Loại bỏ những thực phẩm cay nóng, thực phẩm sống, tái, đồ chua, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là thức ăn có dấu hiệu bị ôi thiu;
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn như thuốc lá, cà phê, trà đặc, rượu, bia,…;
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể để điều hòa quá trình hoạt động của dạ dày cũng như tránh mất sức. Bên cạnh đó, bà bầu có thể uống thêm nước ép từ hoa quả và trái cây để bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Bà bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày khi bị đau dạ dày
Bà bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày khi bị đau dạ dày

Song song với chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, bà bầu bị đau dạ dày cũng cần điều chỉnh lối sinh hoạt hằng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng khỏi hẳn. Một số vấn đề mà bà bầu cần điều chỉnh như:

  • Giữ tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng áp lực quá mức là tiêu chí hàng đầu giúp cơn đau dạ dày nhanh chóng loại bỏ;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, giải tỏa sự căng thẳng;
  • Bà bầu có thể đọc sách, nghe nhạc hay trò chuyện với người thân, bạn bè để giải tỏa sự căng thẳng;
  • Hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất. Không thức quá khuya, đặc biệt là sau 12 giờ;
  • Thư giãn cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yuga, hành thiền,… Lưu ý, bà bầu chỉ tập luyện với cường độ vừa phải, tránh tập nhiều hay gắng tập cho đủ chỉ tiêu.
Bà bầu có thể trò chuyện với người thân hoặc bạn bè để giải tỏa sự căng thẳng và tìm được sự cảm thông, chia sẻ
Bà bầu có thể trò chuyện với người thân hoặc bạn bè để giải tỏa sự căng thẳng và tìm được sự cảm thông, chia sẻ

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc có được câu trả lời của vấn đề “uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không”. Nhận định từ chuyên gia y tế, dùng thuốc đặc trị ở giai đoạn này sẽ ít nhiều tác động đến sự phát triển của con trẻ và cả sức khỏe của bản thân. Vì thế, bà bầu chỉ được dùng thuốc khi có sự cho phép. Đồng thời, chủ động thăm khám sức khỏe để được bác sĩ tư vấn những phương pháp điều trị phù hợp.

CHIA SẺ:

XEM NGAY

Sử dụng Nhất Nam Bình Vị Khang, tôi đã dứt nhanh cơn đau dạ dày chỉ sau 7 – 10 ngày

Tin khác

Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel) và những lưu ý khi sử dụng

Nội dung bài viếtBà bầu uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? – Giải đáp thắc mắcBiện pháp xử lý nếu bà bầu lỡ uống...

Đau dạ dày được giảm bớt nhờ sử dụng nước bạc hà mỗi ngày

8 cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản hiệu quả bất ngờ

Nội dung bài viếtBà bầu uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? – Giải đáp thắc mắcBiện pháp xử lý nếu bà bầu lỡ uống...

Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa

Đau dạ dày ở chỗ nào? Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Nội dung bài viếtBà bầu uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? – Giải đáp thắc mắcBiện pháp xử lý nếu bà bầu lỡ uống...

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mới nhất của bộ y tế

Nội dung bài viếtBà bầu uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? – Giải đáp thắc mắcBiện pháp xử lý nếu bà bầu lỡ uống...

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Giải đáp

Nội dung bài viếtBà bầu uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? – Giải đáp thắc mắcBiện pháp xử lý nếu bà bầu lỡ uống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn