Các bài thuốc Nam chữa viêm da cơ địa từ các dược liệu quen thuộc
Nội dung bài viết
Các bài thuốc Nam chữa viêm da cơ địa phổ biến thường gặp như lá trầu không, lá khế, lá lốt… đều có chứa hoạt chất kháng viêm giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Khi áp dụng đúng cách và thường xuyên, thuốc Nam có thể thay thế thuốc tân dược ngăn ngừa bội nhiễm ở vùng da tổn thương nhẹ.
Ưu và nhược điểm khi chữa viêm da cơ địa bằng cây thuốc nam
Các phương thuốc điều trị viêm da cơ địa bằng thảo dược được đánh giá cao về hiệu quả an toàn. Đồng thời người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không lo về các tác dụng phụ như thuốc tân dược. Hoạt động của thuốc Nam chủ yếu tác động thông khí huyết, thải độc, thanh lọc máu và từ đó cải thiện bệnh lý.
Tuy nhiên bất kỳ phương thuốc điều trị nào cũng không đạt được hiệu quả tuyệt đối. Tác dụng của phương thuốc phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân, mức độ bệnh lý cũng như cách sử dụng thuốc. Những ưu và nhược điểm của thuốc Nam điều trị viêm da cơ địa được nhận định như sau:
Ưu điểm
- Thuốc nam chủ yếu là cây thuốc có nguồn gốc tự nhiên, việc sử dụng thuốc đảm bảo an toàn, ít gây tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng lâu dài.
- Phương thuốc phù hợp với mọi đối tượng người bệnh, trẻ sơ sinh hay phụ nữ mang thai đều có thể dùng điều trị không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Cây thuốc Nam tương đối dễ tìm, giá thành rẻ nên đây được xem là giải pháp điều trị đơn giản và ít tốn kém cho đối tượng bệnh nhân mắc bệnh mạn tính.
- Thuốc Nam có tính mát, không chỉ giúp điều trị bệnh lý mà còn hỗ trợ điều thông khí huyết, tác dụng tốt đến tổng thể các cơ quan.
Nhược điểm
- Thuốc Nam không có hàm lượng dược liệu cao, vì vậy khi sử dụng thuốc bệnh nhân sẽ không cảm nhận được những hiệu quả tức thì như thuốc tân dược.
- Các bài thuốc Nam chữa viêm da cơ địa cần thời gian thấm thấu nên người bệnh cần uống thuốc hàng ngày theo liều lượng nhất định mới có hiệu quả.
- Phương thuốc không có tác dụng khắc phục triệt để bệnh lý mà chỉ giảm được tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, ngăn chặn nguy cơ da khô nứt nẻ.
- Cây thuốc Nam không có hiệu quả trong điều trị các trường hợp viêm da mãn tính, không sử dụng thuốc cho những bệnh nhân có vết thương hở.
- Người bệnh mất thời gian nấu thuốc, đa số bệnh nhân không kiên trì điều trị trong nhiều tháng khiến liệu trình không đạt hiệu quả.
Các bài thuốc Nam chữa viêm da cơ địa hiệu quả
Những phương thuốc điều trị viêm da cơ địa bằng thảo dược dưới đây được áp dụng lâu đời trong dân gian. Tuy nhiên, phương thuốc chỉ đáp ứng điều trị cho các bệnh nhân mới bị viêm da cấp tính. Trường hợp mạn tính điều trị chỉ cải thiện được các triệu chứng tạm thời.
Bài thuốc 1: Lá đinh lăng
Trong tài liệu điều trị Y học cổ truyền Việt Nam, cây đinh lăng là vị thuốc quý có tác dụng chữa viêm da cơ địa rất hiệu quả. Bệnh nhân có thể sử dụng rễ đinh lăng hoặc lá đinh lăng làm thuốc chữa bệnh. Dược chất chính có trong loại thảo dược này là saponin, vitamin B1 cùng với 13 loại axit amin hỗ trợ sản sinh các tế bào mới.
Hoạt chất kháng viêm có trong lá đinh lăng được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh lý ngoài da khác như tổ đỉa, lang ben, viêm da dị ứng. Bài thuốc Nam chữa viêm da cơ địa ở tay, chân bằng cây đinh lăng thực hiện đơn giản như sau:
Chuẩn bị
- 1 nắm lá đinh lăng tươi hoặc khô
Thực hiện
- Sử dụng lá đinh lăng tươi hoặc khô nên điều chỉnh lượng khác nhau (tối đa 100 gram đinh lăng tươi, 50 gram đinh lăng khô).
- Đem đinh lăng đi rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ sạch vi khuẩn và bụi bẩn.
- Sau đó cho đinh lăng vào ấm nấu cùng với 2 lít nước uống như trà.
- Có thể uống nước đinh lăng thay nước lọc hàng ngày.
Bên cạnh sử dụng lá đinh lăng nấu nước uống, người bệnh cũng có thể sử dụng đinh lăng tươi đem nghiền nát với muối hạt đắp lên vùng da bị viêm. Ngoài ra sử dụng lá đinh lăng nấu nước tắm hàng ngày kết hợp với uống nước đinh lăng sẽ giúp triệu chứng viêm da cải thiện nhanh chóng.
Bài thuốc 2: Lá chè xanh
Trong các nguyên dược liệu chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả nhất là lá chè xanh. Tác dụng của chè xanh là thanh nhiệt và thải độc cơ thể. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa nhiều hoạt chất có lợi như Vitamin C, kaempferol và quercetin thúc đẩy nhanh tốc độ hồi phục làn da, từ đó giúp làm giảm tình trạng dày sừng và thâm nhiễm lớp thượng bì.
Trong y học hiện đại, trà xanh có hiệu quả trong việc kích thích sản sinh collagen hỗ trợ làm lành tổn thương da và ngăn ngừa sẹo thâm. Dược tính của trà xanh mang lại hiệu quả điều trị lành tính, phương thuốc này có độ an toàn cao và không gây kích ứng khi sử dụng. Hướng dẫn thực hiện bài thuốc như sau:
Chuẩn bị
- 100 gram lá chè xanh tươi
Thực hiện
- Đem lá chè xanh rửa với nước sạch và ngâm nước muối 20 phút.
- Dùng tay bóp nhẹ lá chè rồi cho vào nồi nước nấu sôi trong 15 phút.
- Pha thêm nước ấm vào hỗn hợp nước lá chè xanh để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bệnh.
- Sau khi tắm không cần rửa lại với nước sạch mà chỉ cần dùng khăn lau khô.
- Mỗi tuần nên thực hiện 4 – 6 lần/ tuần để làm giảm tổn thương da và hình thành các tế bào mới.
Kết hợp với phương pháp ngâm rửa vùng da bị viêm bằng lá chè xanh, người bệnh có thể kết hợp đắp lá chè trực tiếp lên vùng da viêm cơ địa. Uống nước trà xanh mỗi ngày cũng sẽ hỗ trợ đào thải độc tốc, giúp làn da hồi phục từ bên trong.
Bài thuốc 3: Cây ngải dại (Ngải hoang)
Một cây thuốc Nam điều trị viêm da cơ địa khác được áp dụng phổ biến là Ngải dại. Cây ngải dại có hình dáng gần giống với cây ngải cứu, tuy nhiên ngải dại có thân, lá dài và lớn hơn so với ngải cứu thông thường. Dược tính của hai loại cây thuốc Nam này tương đương nhau, với thành phần hoạt dược có tính chống viêm và giảm sưng đau chủ yếu.
Trong tài liệu Y học dân tộc có liệt kê ngải dại nằm trong số những vị thuốc nam có tác dụng điều trị bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên dược tính của ngải dại tương đối cao, cùng với các lông tơ trên bề mặt lá có thể gây kích ứng mà phương thuốc này không phù hợp dùng cho đối tượng trẻ sơ sinh.
Chuẩn bị
- 80 gram ngải dại tươi
- 5 thìa muối hạt
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm cây ngải dại tươi, thêm chút muối ngâm lá trong khoảng 20 phút rửa sạch.
- Đem lá ngải dại cắt thành đoạn bằng ngón tay rồi đun sôi lấy nước, thêm muối vào khi nước sôi.
- Đợi nước ngải dại nguội bớt rồi đem đi pha cùng với nước ấm để tắm hoặc ngâm rửa.
- Vừa ngâm rửa vừa dùng tay massage chân tay trong vòng 1 giờ.
- Thực hiện từ 2 đến 3 lần liên tục trong vòng 1 tháng sẽ nhận thấy những chuyển biến tốt.
Người bệnh chỉ sử dụng ngải dại để điều trị bệnh trực tiếp lên da, không dùng ngải dại nấu nước uống vì có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra đây cũng là vị thuốc Nam chữa viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, mẩn ngứa do côn trùng cắn hiệu quả.
Bài thuốc 4: Lá lốt
Trong những nguyên dược liệu chữa bệnh viêm da cơ địa, lá lốt là nguyên liệu dễ tìm và an toàn nhất. Lá lốt cũng được sử dụng chữa viêm da cơ địa cho trẻ em và đối tượng phụ nữ mang thai không gây phản ứng phụ. Lá lốt được dùng hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau, phương thuốc này cũng dùng để chữa bệnh mề đay, vảy nến, tổ đỉa,…
Theo ghi nhận của nhiều nghiên cứu Y học, thành phần Beta-caryophylen có trong chiết xuất tinh dầu của lá lốt có tác dụng kích thích các mô biểu bì sản sinh tế bào mới. Đồng thời Flavonoid, Ancaloit, Benzyl axetat là những hoạt chất có công dụng giảm đau, kháng khuẩn và chống viêm có trong lá lốt.
Sử dụng lá lốt để đắp ngoài da hay dùng nấu nước tắm giúp xoa dịu nhanh chóng những tổn thương do viêm da cơ địa gây ra. Cách thực hiện đơn giản như sau:
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá lốt tươi
Cách thực hiện:
- Đem lá lốt đi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 20 phút.
- Thái nhỏ lá lốt rồi sao nóng trên chảo, sao đó để nguội nấu nước uống.
- Người bệnh nên uống nước cốt lá lốt khi thuốc còn ấm nóng.
- Có thể dùng lá lốt sau khi sao để nấu nước tắm (dùng lá lốt tươi với lượng nhiều hơn).
- Người bệnh nên kiên trì áp dụng phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt này trong khoảng 2 – 3 tuần.
Nếu sử dụng lá lốt để đắp ngoài da, bệnh nên nên nghiền nát lá lốt cùng với 1 – 2 thìa muối để tăng tính kháng khuẩn. Sử dụng băng gạc cố định lá lốt trên da khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa vùng da lại bằng nước ấm và lau khô. Phương pháp điều trị bằng lá lốt được áp dụng rất phổ biến vì dễ thực hiện và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.
Bài thuốc 5: Lá trầu không
Lá trầu không là cây thuốc Nam chữa viêm da cơ địa rất phổ biến. Không chỉ điều trị bệnh lý này, lá trầu không còn được dùng chữa viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mề đay ở trẻ em. Cách dùng lá trầu không chữa bệnh như sau:
Chuẩn bị
- 5 – 10 lá trầu không
Cách thực hiện
- Đem lá trầu không đi rửa sạch và ngâm nước muối 20 phút rồi đem giã nát.
- Dùng bã lá trầu đắp trực tiếp vào vùng da bị nhiễm bệnh, kết hợp với massge tăng hiệu quả.
- Có thể kết hợp phương pháp dùng lá trầu không nấu nước để tắm hàng ngày.
- Kiên trì áp dụng tròng 2 – 3 tuần, người bệnh sẽ nhận thấy hiệu quả điều trị đáng kể.
Bài thuốc 6: Lá khế
Dùng lá khế chữa bệnh viêm da cơ địa là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Theo ghi nhận của tài liệu Y học cổ truyền, lá khế có tính mát, có tác dụng chính là giải độc và bổ sung dưỡng chất cho làn da nhanh hồi phục sau tổn thương. Hoạt chất kháng khuẩn của lá khế có tác dụng khắc phục những vấn đề ngoài da, chống ngứa, kháng khuẩn.
Người bệnh dùng lá khế chữa bệnh viêm da cơ địa theo cách sau:
Chuẩn bị
- 1 – 2 nắm lá khế tươi
Thực hiện
- Đem lá khế đi rửa sạch, ngâm muối cho sạch vi khuẩn rồi đun sôi kỹ trong 1 lít nước.
- Dùng nước lá khế ngâm rửa trực tiếp tại vùng vết thương hoặc tắm toàn thân.
- Dùng nước lá khế để tắm và lau rửa, kết hợp chà xát bã lá lên vùng da bị bệnh.
- Người bệnh tắm hoặc ngâm rửa nước lá khế đến khi nguội thì lau bằng khăn sạch.
Áp dụng bài thuốc Nam chữa viêm da cơ địa bằng lá khế mỗi ngày 1 – 2 lần giúp làm sạch da hiệu quả. Người bệnh là trẻ em hay người đang mang thai có thể yên tâm thực hiện phương pháp này mà không lo về các tác dụng phụ xảy ra.
Bài thuốc 7: Cây bèo cái
Trong Đông y, cây bèo cái có nhiều công dụng điều trị bệnh ngoài da, trong đó có viêm da cơ địa. Cây bèo cái dễ tìm thấy ở các khu vực ao, hồ. Ít người biết đến công dụng điều trị bệnh viêm da cơ địa ở loài cây này rất hiệu quả.
Chuẩn bị
- 3 – 5 cây bèo cái tươi
Cách thực hiện
- Đem cây bèo cái tươi về cắt bỏ rễ, sau đó rửa thật sạch với nước cho sạch bùn và vi khuẩn.
- Dùng bèo cái đem giã nát rồi thêm chút muối sạch, lọc lấy nước bỏ bã.
- Lấy hỗn hợp nước bèo cái bôi nhiều lần lên vùng da bị viêm nhiễm.
- Thực hiện phương pháp này mỗi ngày từ một đến hai lần trong vòng 1 tháng.
Bài thuốc 8: Lá đơn đỏ
Tác dụng chính của lá đơn đỏ là giải độc, đồng thời thảo dược này cũng có tác dụng chống viêm nhiễm rất tốt. Một số công dụng khác của lá đơn đỏ là điều trị viêm da dị ứng, bổi ban, điều trị nổi mề đay mẩn ngứa…
Chuẩn bị
- 100 gram lá đơn đỏ
Thực hiện
- Đem lá đơn đỏ rửa thật sạch, nên ngâm trong nước muối 20 phút cho sạch khuẩn.
- Sử dụng lá đơn đỏ nấu cùng với nước sôi trong khoảng 10 phút đến khi nước sôi già.
- Pha thêm nước ấm để nước lá đơn đỏ nguội bớt rồi đem ngâm rửa vùng da bệnh
Ngoài cách thức chữa bệnh trên, người bệnh cũng có thể sử dụng lá đơn đỏ nấu nước uống. Bài thuốc uống từ lá đơn đỏ tuy dễ thực hiện nhưng có hiệu quả điều thông khí huyết và cung cấp các dược tính có lợi cho sức khỏe. Kết hợp thuốc uống và tắm nước lá hàng ngày đem đến làn da khỏe và hồng hào cho người bệnh.
Bài thuốc 9: Lá bàng non
Lá bàng dễ tìm, giá thành rẻ nhưng công dụng điều trị bệnh ngoài da của loại lá cây này rất hiệu quả. Y học ghi nhận công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống viêm mủ của lá bàng đến từ các dược chất như tanin, phytosterol, flavonoid. Đây đều là những chất có lợi cho quá trình hồi phục tổn thương da, chặn đứng các chứng viêm nhiễm do viêm da cơ địa gây ra.
Chuẩn bị
- Một nắm lá bàng non tươi
Cách thực hiện
- Đem lá bàng non ngâm trong nước muối khoảng 10 – 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Cho lá bàng non vào cối giã cho nát cùng với 1 thìa muối cho ra nước.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm cơ địa, sau đó lau khô và bôi hỗn hợp nước lên da.
- Trong khi bôi dùng tay massage khoảng 15- 20 phút rồi vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm.
Người bệnh nên kiên trì áp dụng bài thuốc mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần để triệu chứng viêm da được đẩy lùi nhanh chóng.
Bài thuốc 10: Lá sài đất
Một trong những cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Nam được ghi nhận trong Y học dân tộc là sử dụng lá sài đất. Cây sài đất là vị thuốc lành tính, với thành phần kháng viêm cao. Dược tính có trong lá sài đất có thể điều trị triệu chứng ngứa, rôm sảy, mề đay và viêm da nói chung. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị
- 100 gram lá sài đất
Cách thực hiện
- Đêm lá sài đất đi rửa sạch, sau đó ngâm trong nước muối khoảng 20 phút để diệt khuẩn.
- Dùng lá sài đất kết hợp với 1 thìa muối đem đi đi giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da bệnh.
- Lấy lá Sài đất đã giã đem đắp lên vùng da bị viêm. Cứ để yên khoảng 20 phút rồi đi rửa lại với nước.
Ngoài cách trên, người bệnh có thể sử dụng lá sài đất để đun nước tắm hàng ngày. Đây cũng là cách chữa viêm da cơ địa an toàn cho trẻ em.
Cần lưu ý khi áp dụng các bài thuốc Nam chữa viêm da cơ địa từ các dược liệu quen thuộc kể trên, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để bổ sung dưỡng chất từ bên trong. Nếu có bất kỳ biểu hiện dị ứng nào xảy ra trong thời gian điều trị, người bệnh nên dừng bài thuốc và tham khảo ý kiến chuyên gia về phương thức điều trị phù hợp hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!