Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Tràn dịch khớp cổ tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Tràn dịch khớp háng: Nguyên nhân, Biểu hiện, cách điều trị

7 bài thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối từ các thảo dược

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là gì? Cách nhận biết và điều trị

Tràn dịch khớp cổ chân: Triệu chứng, phương pháp điều trị

Tràn dịch khớp gối nên ăn gì, kiêng ăn gì để cải thiện bệnh

Chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y có hiệu quả không?

Điều trị tràn dịch khớp gối bao lâu khỏi? Có chữa được không?

Tràn dịch khớp gối chữa ở đâu? Top 5 bệnh viện tốt nhất

Tràn dịch khớp cổ chân: Triệu chứng, phương pháp điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Tràn dịch khớp cổ chân là bệnh lý xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Các triệu chứng của bệnh gây khó khăn khi vận động, khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không xử lý đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương khớp. Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân cũng như phương pháp điều trị phù hợp.

Tràn dịch khớp cổ chân là bệnh lý xương khớp không quá nguy hiểm và dễ kiểm soát
Tràn dịch khớp cổ chân là bệnh lý xương khớp không quá nguy hiểm và dễ kiểm soát

Tràn dịch khớp cổ chân là gì? Triệu chứng của bệnh

Tại khớp cổ chân, dịch khớp luôn được tiết ra với một lượng vừa đủ để bôi trơn khớp và nuôi dưỡng sụn khớp. Nếu lượng dịch này được tiết ra quá nhiều sẽ khiến chúng mất đi tính chất ban đầu, gây tràn dịch và kích thích khởi phát phản ứng viêm. Tràn dịch khớp cổ chân là hiện tượng dịch nhờn tích tụ tại khớp cổ chân và xung quanh khớp. Khi bệnh khởi phát người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng sau đây:

  • Sưng tấy và phù nề tại khớp: Khi dịch khớp tràn ra quá nhiều sẽ tràn sang các cơ quan xung quanh gây sưng phù. Quan sát bằng mắt thường, bạn sẽ thấy phần khớp cổ chân bị tràn dịch sưng to hơn so với bên không bị bệnh.
  • Đau nhức: Bệnh khởi phát gây ra các cơn đau nhức âm ỉ tại khớp khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Ban đầu, cơn đau chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và hết nhanh chóng. Nhưng nếu để lâu, tình trạng đau nhức có thể diễn ra kéo dài từ vài tiếng cho đến vài ngày.
  • Hạn chế vận động: Khớp cổ chân bị sưng viêm và đau nhức khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc thực hiện các cử động tại khớp. Nhiều trường hợp còn bị cứng khớp và tê bì khiến người bệnh không muốn vận động.

Một số triệu chứng có liên quan đến bệnh là:

  • Bầm tím và chảy máu bên trong khoang khớp đối với những trường hợp tràn dịch do chấn thương
  • Trường hợp khởi phát bệnh do nhiễm trùng sẽ gây ra một số triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, suy nhược cơ thể.
  • Cơ bắp phát triển kém gây yếu cơ và mất sức mạnh.
Triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp cổ chân xảy ra do chấn thương
Triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp cổ chân xảy ra do chấn thương

Tràn dịch khớp cổ chân là bệnh lý không đe dọa đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nói chung và sức khỏe hệ xương khớp nói riêng. Vì thế, bạn cần thăm khám tìm ra nguyên căn để tiến hành điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân

Sự gia tăng chất lỏng một cách bất thường tại khớp cổ chân là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạn cần nắm rõ để có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa hợp lý:

  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp cũng tăng lên. Do lúc này quá trình lão hóa xương đang diễn ra mạnh mẽ khiến chúng dần yếu đi và không còn chắc khỏe như trước.
  • Chấn thương: Gãy xương, rách sụn chêm khớp gối, đứt dây chằng,… là những chấn thương rất dễ gặp phải trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Các chấn thương này sẽ khiến hoạt động của bao hoạt dịch tại khớp cổ chân bị ảnh hưởng, gây tăng tiết dịch nhờn.
  • Nhiễm khuẩn: Bệnh cũng có thể xảy ra khi khớp cổ chân bị nhiễm khuẩn. Tràn dịch khớp cổ chân do nhiễm khuẩn thường xảy ra ở những người bị tiểu đường, bị nhiễm HIV, phẫu thuật thay thế khớp, sử dụng thuốc tiêm qua tĩnh mạch,…
  • Béo phì: Thừa cân hay béo phì đều khiến khớp cổ chân phải chịu một áp lực khá lớn. Nếu không tiến hành cải thiện, khớp cổ chân sẽ dần suy yếu và thoái hóa, chức năng của sụn khớp cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Điều này đã làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh tràn dịch khớp cổ chân.
Tràn dịch khớp cổ chân cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng của một số bệnh lý xương khớp
Tràn dịch khớp cổ chân cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng của một số bệnh lý xương khớp khác
  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh tràn dịch khớp cổ chân là viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân, u khớp, thoái hóa khớp cổ chân, gout,…
  • Tính chất công việc: Những người có tính chất công việc thường xuyên phải hoạt động vùng cổ chân sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Cụ thể là người làm vườn, vận động viên thể thao,…

Chẩn đoán tràn dịch khớp cổ chân

Tràn dịch khớp cổ chân nếu không được xử lý đúng cách sẽ khiến triệu chứng đau nhức và sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, hạn chế khả năng vận động tại cổ chân và làm mất cơ do ít vận động. Vì thế, ngay khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh. Lúc này, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và thực hiện chẩn đoán bệnh thông qua các bước sau đây:

  1. Khám lâm sàng: Quan sát các triệu chứng lâm sàng tại vùng cổ chân như nóng, đỏ, sưng,… Sau đó yêu cầu người bệnh vận động để quan sát và đưa ra kết luận ban đầu.
  2. Làm xét nghiệm: Xét nghiệm cận lâm sàng giúp bác sĩ tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương tại khớp gối. Các xét nghiệm thường được sử dụng là siêu âm, chụp x-quang, chụp CT, chụp MRI, phân tích dịch khớp,…
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị tràn dịch khớp cổ chân đúng cách
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị tràn dịch khớp cổ chân đúng cách

Phương pháp điều trị tràn dịch khớp cổ chân

Bạn có thể tiến hành điều trị bệnh tràn dịch khớp cổ chân bằng nhiều phương pháp khác nhau như dùng thuốc Tây, chọc hút dịch, mẹo dân gian,…. Ở mỗi phương pháp điều trị bệnh đều có tồn tại ưu và nhược điểm riêng, người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị theo y học hiện đại

Sau khi đã có chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh trạng, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị bệnh cho phù hợp. Các phương pháp điều trị bệnh tràn dịch khớp cổ chân được áp dụng phổ biến trong y khoa là dùng thuốc Tây y, chọc hút dịch khớp, phẫu thuật,…

+ Dùng thuốc Tây y: Chữa tràn dịch khớp gối bằng thuốc Tây y là phương pháp được ưu tiên áp dụng hiện nay. Dược tính trong thuốc Tây ở mức cao, sau khi đi vào cơ thể sẽ kiểm soát các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Các loại thuốc thường được sử dụng để trị bệnh là:

  • Thuốc chống viêm không steroid: (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,…) Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế COX 1 và 2 giúp đẩy lùi triệu chứng viêm sưng, đau nhức và nóng rát tại khớp. Tuy nhiên, loại thuốc này lại gây hại rất lớn đến dạ dày và tá tràng.
  • Thuốc corticosteroid: Trường hợp không đáp ứng điều trị với thuốc chống viêm, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc corticosteroid. Đây là loại thuốc chống viêm mạnh, mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Nhưng nếu quá lạm dụng thuốc corticosteroid sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch và tổn thương đến các khớp khỏe mạnh.
Tiêm thuốc kháng viêm mạnh vào khớp giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh đối với trường hợp bệnh nặng
Tiêm thuốc kháng viêm mạnh vào khớp giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh đối với trường hợp bệnh nặng
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng bằng đường tiêm hoặc đường uống, thường được kê đơn điều trị cho những trường hợp khởi phát bệnh do nhiễm khuẩn.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Kê đơn điều trị đối với những trường hợp tràn dịch khớp cổ chân do mắc các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, gout,… Loại thuốc này cũng có thể sử dụng bằng đường tiêm hoặc đường uống, tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng của mỗi người.

Việc lạm dụng thuốc Tây y trị bệnh sẽ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, bạn cần tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định của chuyên gia. Nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc, bạn cần nhanh chóng báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

+ Điều trị ngoại khoa: Hai phương pháp can thiệp ngoại khoa thường được sử dụng để điều trị bệnh tràn dịch khớp cổ chân là chọc hút dịch và phẫu thuật. Dựa vào mức độ tổn thương tại khớp, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp.

  • Chọc hút dịch khớp: Bác sĩ sẽ dùng kim tiêm đâm vào trong khớp để hút dịch khớp dư thừa ra ngoài. Đây là phương pháp can thiệp ngoại khoa ít xâm lấn và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Nhược điểm của phương pháp điều trị này là gây đau và nguy cơ tái phát cao.
  • Phẫu thuật: Được áp dụng đối với những trường hợp tràn dịch gây tổn thương nghiêm trọng đến khớp và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật sửa chữa tổn thương tại khớp hoặc thay thế khớp nhân tạo giúp người bệnh có thể di chuyển bình thường trở lại. Nhược điểm của phương pháp trị bệnh này là chi phí cao và rủi ro cao.
Tiến hành vật lý trị liệu để khôi phục chức năng vận động của khớp cổ chân sau phẫu thuật
Tiến hành vật lý trị liệu để khôi phục chức năng vận động của khớp cổ chân sau phẫu thuật

Điều trị bằng mẹo dân gian

Các mẹo trị bệnh được lưu truyền trong dân gian có khả năng cải thiện triệu chứng đau nhức và viêm sưng khá tốt. Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ và hiệu quả mang lại cũng khá chậm. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Dùng củ đinh lăng: Củ đinh lăng chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng dược tính và đặc biệt tốt đối với sức khỏe. Nếu đang bị tràn dịch khớp cổ chân, bạn cũng có thể tận dụng dược liệu này để trị bệnh tại nhà. Bên dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 50 gram củ đinh lăng tươi rồi đem thái thành lát mỏng. Cho đinh lăng vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ, bắc lên bếp sắc cho đến khi cô lại là được.
  • Chắt lấy lượng nước sắc thu được sử dụng để uống hết trong ngày, áp dụng liên tục trong 2 tuần bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn.

+ Dùng cây trinh nữ: Cây trinh nữ thường được sử dụng để điều chế thành thuốc điều trị một số bệnh lý xương khớp như đau lưng, tràn dịch khớp, thoái hóa cột sống,.. Thành phần dược tính trong cây trinh nữ khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả giảm đau, giảm viêm và an thần. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng kết hợp cây trinh nữ với một số dược liệu khác để sắc nước uống.

Dùng cây trinh nữ điều trị tràn dịch khớp cổ chân tại nhà là mẹo dân gian được áp dụng phổ biến
Dùng cây trinh nữ điều trị tràn dịch khớp cổ chân tại nhà là mẹo dân gian được áp dụng phổ biến

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh cần chuẩn bị 30 gram rễ cây trinh nữ, 20 gram rễ cây cúc tần, 20 gram rễ bưởi bung, 10 gram cam thảo và 10 gram đinh lăng
  • Rửa sạch số dược liệu đã chuẩn bị ở trên, đem đi sao nóng rồi cho vào ấm sắc cùng với 5 bát nước.
  • Sắc cho đến khi nước cạn còn 3 bát thì tắt bếp, chắt lấy nước rồi chia thành 2 phần để sử dụng. Nên uống thuốc vào trước bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Áp dụng cách trị bệnh này đều đặn mỗi ngày, sau 2 tuần thực hiện bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.

Những điều cần lưu ý khi bị tràn dịch khớp cổ chân

Tràn dịch khớp cổ chân là bệnh lý rất dễ khởi phát trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi. Sau khi bệnh đã được kiểm soát tốt bằng phương pháp chuyên khoa, bạn cũng nên hình thành cho bản thân chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để hỗ trợ phục hồi tổn thương tại khớp, ngăn ngừa bệnh tái phát. Cụ thể là:

  • Khi cơn đau khởi phát ở mức độ nhẹ, bạn có thể thực hiện chườm lạnh để cải thiện. Nhiệt độ lạnh sẽ có tác dụng làm co mạch, ức chế dẫn truyền thông tin đến trung ương thần kinh và mang lại hiệu quả giảm đau.
Băng nẹp cổ chân giúp bạn phòng ngừa được những tổn thương không mong muốn
Băng nẹp cổ chân giúp bạn phòng ngừa được những tổn thương không mong muốn
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng nên dùng dụng cụ y tế chuyên khoa để băng ép khớp cổ chân, phòng ngừa tổn thương khi vận động. Lưu ý không băng quá chật gây cản trở quá trình lưu thông máu đến khớp và khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi giúp phục hồi các mô bị tổn thương. Việc di chuyển nhiều khi khớp cổ chân đang bị tổn thương sẽ khiến triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Khi nằm nghĩ, bạn nên nâng cổ chân cao hơn tim để giảm lượng máu lưu thông đến cơ quan này và mang lại hiệu quả giảm sưng. Người bệnh cũng có thể kết hợp massage và xoa bóp giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
  • Cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý để tránh gây áp lực lên khớp cổ chân. Thừa cân và béo phì sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa của xương khớp, kích thích bao hoạt dịch sản sinh ra nhiều dịch nhầy và tạo cơ hội cho bệnh khởi phát.
  • Vận động đúng tư thế, cần cẩn thận khi thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Để làm chậm quá trình lão hóa bạn không nên mang vác vật nặng, lao động nặng và di chuyển quá nhiều.
  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày giúp cải thiện độ linh hoạt của khớp và giúp xương chắc khỏe hơn. Việc ngừng vận động cổ chân hoàn toàn có thể gây cứng khớp, teo cơ và biến dạng khớp.
  • Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý nhiễm khuẩn và kiểm soát tốt các bệnh lý xương khớp mãn tính. Thường xuyên thăm khám chuyên khoa để sớm phát hiện ra bất thường và có biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm. Tránh để bệnh chuyển biến nặng gây tổn thương đến xương khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Tập luyện nhẹ nhàng là một trong những cách hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp rất tốt
Tập luyện nhẹ nhàng là một trong những cách hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp rất tốt

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh tràn dịch khớp cổ chân bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là bệnh lý cần được phát hiện và xử lý đúng cách để tránh phát sinh biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Nội dung bài viếtTràn dịch khớp cổ chân là gì? Triệu chứng của bệnhNguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chânChẩn đoán tràn dịch khớp cổ chânPhương pháp điều trị...

Tràn dịch khớp cổ tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nội dung bài viếtTràn dịch khớp cổ chân là gì? Triệu chứng của bệnhNguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chânChẩn đoán tràn dịch khớp cổ chânPhương pháp điều trị...

Tràn dịch khớp háng: Nguyên nhân, Biểu hiện, cách điều trị

Nội dung bài viếtTràn dịch khớp cổ chân là gì? Triệu chứng của bệnhNguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chânChẩn đoán tràn dịch khớp cổ chânPhương pháp điều trị...

7 bài thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối từ các thảo dược

Nội dung bài viếtTràn dịch khớp cổ chân là gì? Triệu chứng của bệnhNguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chânChẩn đoán tràn dịch khớp cổ chânPhương pháp điều trị...

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là gì? Cách nhận biết và điều trị

Nội dung bài viếtTràn dịch khớp cổ chân là gì? Triệu chứng của bệnhNguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chânChẩn đoán tràn dịch khớp cổ chânPhương pháp điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn