Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

5/5 - (1 bình chọn)

Trĩ ngoại tắc mạch là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng nề. Biến chứng có xu hướng hình thành ở các trường hợp bệnh nhân không có những giải pháp ngăn chặn nhanh chóng và kịp thời. Mặt khắc, bệnh có khả năng chuyển biến nặng nề hơn nếu người bệnh vẫn có thái độ thờ ơ, không thăm khám và điều trị triệt để.

Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại, gây ra nhiều sự phiền toái khó chịu làm ảnh hưởng cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần
Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại, gây ra nhiều sự phiền toái khó chịu làm ảnh hưởng cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần

Trĩ ngoại tắc mạch là gì?

Trĩ ngoại tắc mạch là một dạng khác của bệnh trĩ ngoại. Bệnh được khởi phát do tĩnh mạch trên bị tắc, vỡ và gây chảy máu, từ đó hình thành nên những cục máu đông. Đồng thời, ở lớp niêm mạc hậu môn còn hình thành những cấu trúc dạng túi nhỏ (búi trĩ) có hình ovan do lượng máu bị ứ đọng trong khoảng thời gian dài. Song, các động mạch trĩ vẫn tiếp tục bơm máu vào búi trĩ, do đó búi trĩ sẽ căng phồng lên nhanh chóng khi xuất hiện cục máu đông.

Khi tình trạng trĩ ngoại tắc mạch tiến triển nặng nề và không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ không đủ khả năng loại bỏ các độc tố từ tế bào thoát ra ngoài theo đường tĩnh mạch. Lượng độc tố này sẽ ngấm vào khu vực xung quanh búi trĩ ngoại và gây ra tình trạng viêm và đau nhức.

Lúc này, bệnh không còn là giai đoạn nhẹ của bệnh trĩ ngoại mà dễ gây những triệu chứng nặng nề và biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có khả năng cao hứng chịu những cơn đau buốt vùng hậu môn một cách đột ngột. Cơn đau có khả năng tăng nhiều hơn dựa vào mức độ sưng phồng búi trĩ. Tốt hơn hết, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ thay vì thờ ờ và chờ đợi bệnh tự khỏi.

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY

Nguyên nhân gây trĩ ngoại tắc mạch

Mặc dù nguyên nhân chính gây ra tình trạng trĩ ngoại tắc mạch là do bệnh trĩ ngoại giai đoạn nhẹ không kịp thời điều trị nhưng còn có nhiều yếu tố tác động khác khiến bệnh tình nhanh chóng chuyển biến nặng nề. Đó có thể là những yếu tố sau:

  • Ăn uống thiếu dinh dưỡng và đi đại tiện kém khoa học là những thói quen rất dễ gây táo bón kéo dài, đặc biệt là người cao tuổi, người bận rộn. Và đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ cũng như tình trạng tắc mạch trĩ ngoại;
  • Ngồi nhiều, lười vận động, thừa cân hay béo phì đều tạo sức ép lớn cho vùng hậu môn trực tràng, từ đó khiến bệnh trĩ ngoại trở nặng hơn và dễ dàng gây ra hiện tượng tắc mạch. Bởi vì, hoạt động thể lực suy giảm sẽ khiến cho hệ tuần hoàn máu lưu thông kém đi, dễ gây nên tình trạng tụ máu cục bộ. Một lý do khác là do mao mạch vùng hậu môn thường xuyên bị tác động mạnh mà không được thư giãn;
  • Tình trạng trĩ ngoại tắc mạch được gây ra bởi những thói quen sinh hoạt trong đời sống thường ngày. Trong đó phải kể đến thói quen rặn mạnh khi đại tiện, đi đại tiện ngồi lâu, lười vận động, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn,…;
  • Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng rất dễ mắc phải. Nguyên nhân là do trọng lượng của thai nhi ở 3 tháng cuối thai kỳ đã tạo áp lực lớn cho vùng hậu môn trực tràng, lúc này búi trĩ rất dễ bị sa ra ngoài và gây tắc nghẽn;
  • Những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa dưới, bệnh hậu môn – trực tràng,… cũng có khả năng khiến bệnh trĩ ngoại trở nặng;
  • Một số nguyên nhân khác còn có thể gây trĩ ngoại tắc mạch như: tâm lý luôn bất ổn, thường xuyên căng thẳng, stress, lao động nặng nhọc, khiêng vác nặng, nhịn đại tiện,…
nguyên nhân gây trĩ ngoại tắc mạch
Chế độ ăn uống kém khoa học dẫn đến táo bón kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trĩ ngoại tắc mạch

Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại tắc mạch

Mặc dù là một dạng của bệnh trĩ ngoại nhưng trĩ ngoại tắc mạch cũng có những dấu hiệu nhận biết đặc trưng. Thông qua đó, người bệnh sớm nhận biết để có những giải pháp điều trị phù hợp. Một số triệu chứng thường gặp như:

  • Khi bị trĩ ngoại tắc mạch, người bệnh thường có cảm giác buồn đại tiện nhưng không thể đi được, hoặc cố gắng rặn mạnh nhưng lượng phân bị đẩy ra ngoài với số lượng ít;
  • Vì các cơ vòng hậu môn bị đóng nên gây ra sự co giật cơ. Điều này khiến người bệnh khó có thể ngồi hoặc đi lại bình thường;
  • Gây ra nhiều cảm giác đau đớn kéo dài liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày. Sau đó sẽ giảm dần và hết đau nếu có biện pháp khắc phục phù hợp;
  • Quan sát bằng mắt thường hoặc dùng tay sờ sẽ thấy xung quanh rìa hậu môn bắt đầu xuất hiện các búi trĩ nhỏ có kích thước bằng hạt đậu, hơi cứng và gây ra cảm giác vướng víu khó chịu ở hậu môn, nhất là khi làm việc hoặc ngồi lâu;
  • Có cảm giác cộm khó chịu trong ống hậu môn do các cục máu đông gây hoại tử trên đường lược;
  • Mất nhiều máu khi đi đại tiện hoặc ngay khi ngồi nếu bệnh chuyển biến ở giai đoạn nặng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể dễ ốm yếu, da tái xanh,…
  • Vì búi trĩ bị sa ra ngoài nhiều nên lượng dịch nhầy tiết ra càng nhiều gây ra cảm giác ẩm ướt khó chịu. Nếu không được khắc phục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập, tấn công và gây viêm nhiễm.
Người bị trĩ ngoại tắc mạch thường có cảm giác buồn đại tiện nhưng không thể đi được hoặc số lượng phân đẩy ra ngoài rất ít
Người bị trĩ ngoại tắc mạch thường có cảm giác buồn đại tiện nhưng không thể đi được hoặc số lượng phân đẩy ra ngoài rất ít

Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?

Trĩ ngoại tắc mạch tuy không có khả năng đe dọa tính mạng con người nhưng triệu chứng của bệnh gây ra không ít sự phiền toái, làm ảnh hưởng cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Nghiêm trọng hơn, nếu bệnh không được thăm khám và điều trị sớm sẽ có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này, việc điều trị bệnh càng trở nên khó khăn, tốn kém hơn, thậm chí tái phát trở lại sau quá trình chữa trị.

Một số biến chứng điển hình của trĩ ngoại tĩnh mạch mà người bệnh có nguy cơ gặp phải như:

  • Viêm nhiễm và nhiễm trùng hậu môn
  • Có nguy cơ nhiễm trùng máu
  • Hoại tử hậu môn
  • Viêm phần phụ
  • Khởi phát một số bệnh lý hậu môn khác như áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…
  • Ung thư đại trực tràng.

Đây đều là những biến chứng nguy hiểm của trĩ ngoại tắc mạch mà người bệnh tuyệt đối không được xem thường. Nếu không mong muốn gặp phải các biến chứng trên, người bệnh cần chủ động thăm khám và có những giải pháp khắc phục kịp thời.

Chẩn đoán tình trạng trĩ ngoại tắc mạch như thế nào?

Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán trĩ ngoại tắc mạch thông qua việc đánh giá sức khỏe tổng thể, kiểm tra triệu chứng lâm sàng và chỉ định làm cận lâm sàng. Đồng thời, tra hỏi bệnh nhân bằng những câu hỏi thông dụng để nắm rõ những triệu chứng thường gặp trong những ngày gần đây. Song, bác sĩ có thể quan sát hoặc sờ vào vị trí hậu môn để đánh giá kích thước búi trĩ bị sa ra ngoài.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi trực tràng,… Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng liên quan đến mức độ bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh và phác đồ điều trị phù hợp.

Thăm khám bệnh càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ bản thân bị trĩ ngoại tắc mạch
Thăm khám bệnh càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ bản thân bị trĩ ngoại tắc mạch

Phương pháp điều trị trĩ ngoại tắc mạch hiệu quả

Trĩ ngoại tắc mạch không phải là căn bệnh khó chữa, người bệnh có thể loại bỏ triệt để bệnh nếu có phương pháp điều trị phù phù. 

Điều trị trĩ ngoại tắc mạch có thể điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa tùy vào mức độ và khả năng đáp ứng điều trị của từng đối tượng. Do đó, người bệnh nên sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và có phác đồ điều trị tích cực.

1. Điều trị tại nhà

Đối với trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh thông qua việc áp dụng một số mẹo vặt dân gian. Đó có thể là:

  • Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm nước ấm để làm dịu cơn đau rát hậu môn và ức chế các vi khuẩn có cơ hội gây viêm nhiễm. Không những vậy, cách làm này còn có tác dụng kìm hãm quá trình chảy máu búi trĩ;
  • Chườm lạnh búi trĩ bằng cách cho vài viên đá sạch vào trong khăn sạch hoặc túi chườm chuyên dụng rồi đem chườm lên hậu môn. Từ đó, cơn đau nhức, tình trạng sưng viêm dần được khắc phục;
  • Thường xuyên vệ sinh hậu môn bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý, nhất là sau mỗi lần đại tiện xong. Sau đó, dùng khăn bông lau thấm hết nước và mặc trang phục thoải mái.

2. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa (dùng thuốc) là phương pháp điều trị trĩ ngoại tắc mạch được chỉ định cho các trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh chưa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cũng như không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, phương pháp điều trị này tương đối đơn giản và không quá tốn kém.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn trị trĩ ngoại tắc mạch như:

  • Thuốc chống viêm nhiễm
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống phù nề
  • Thuốc chống táo bón
Dùng thuốc trị bệnh trĩ ngoại tắc mạch theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh những tác dụng phụ không đang có
Dùng thuốc trị bệnh trĩ ngoại tắc mạch theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh những tác dụng phụ không đang có

Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc theo chỉ định của bác sĩ thông qua việc dùng đúng thuốc, dùng đúng liều lượng. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng không đúng thuốc hoặc lạm dụng có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Điều trị ngoại khoa

Đối với các trường hợp bị trĩ ngoại tắc mạch ở giai đoạn nặng thì việc điều trị nội khoa thường không mang lại kết quả khả quan. Do đó, trường hợp này sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị ngoại khoa bằng các thủ thuật xâm lấn. Và đây cũng chính là cách tối ưu nhất giúp bệnh tình được khắc phục nhanh chóng và phòng ngừa xuất hiện của biến chứng.

Nguyên tắc của thủ thuật xâm lấn là loại bỏ hoàn toàn phần máu đông và ổn định vùng hậu môn. Một số trường hợp búi trĩ tự vỡ ra, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện tiểu phẫu để lấy phần máu đông ra ngoài. Với nền y học ngày càng phát triển, hiện nay có không ít các phương pháp điều trị ngoại khoa nhằm đáp ứng mọi nhu cầu điều trị của người bệnh. Điển hình như: tiêm xơ búi trĩ, thắt dây thun, phẫu thuật cắt trĩ truyền thống, phẫu thuật cắt trĩ hiện đại,… 

Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ được chỉ định thực hiện đối với các trường hợp bị trĩ ngoại tắc mạch ở giai đoạn nặng hoặc không đáp ứng với thuốc đặc trị
Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ được chỉ định thực hiện đối với các trường hợp bị trĩ ngoại tắc mạch ở giai đoạn nặng hoặc không đáp ứng với thuốc đặc trị

Đối với trường hợp bị trĩ ngoại tắc mạch thì phương pháp được phần đông bác sĩ chỉ định là phẫu thuật HCPT (chữa bệnh bằng sóng cao tần) và phương pháp PPH (kỹ thuật thắt vùng niêm mạc búi trĩ). Đây là hai phương pháp phẫu thuật tiên tiến, mang lại hiệu quả cao, thời gian thực hiện nhanh chóng, đồng thời giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Mặc dù điều trị trĩ ngoại tắc mạch bằng thủ thuật giúp nhanh chóng loại bỏ tình trạng tắc nghẽn nhưng chúng dễ gây biến chứng nếu người bệnh không có những biện pháp chăm sóc khoa học. Không những vậy, quy trình thực hiện còn đòi hỏi độ chính xác về kỹ thuật để tránh những sai lầm không đáng có. Xét về hiệu quả lâu dài, phương pháp này có tác dụng mang tính chất thời điểm và có khả năng tái phát trở lại.

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa trĩ ngoại tắc mạch tái phát

Dù điều trị trĩ ngoại tắc mạch bằng nội khoa hay ngoại khoa, người bệnh cũng cần có những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh trở nặng tại nhà. Chế độ ăn uống khoa học và lối sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp bệnh tình chống lành mà còn làm giảm nguy cơ tái phát. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích từ chuyên gia:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là thực phẩm giàu chất xơ như: các loại rau xanh, củ quả, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt,…;
  • Bổ sung đủ lượng nước theo tiêu chuẩn 2 lít mỗi ngày. Đồng thời, bổ sung thêm các loại nước uống từ rau củ, hoa quả tươi, sữa,…;
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường nhân tạo, thực phẩm chứa chất kích thích nếu không mong muốn bệnh trở nặng;
  • Lựa chọn và chăm luyện tập đều đặn các bộ môn vừa sức để kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe;
  • Hạn chế ngồi nhiều, lười vận động hay lao động nặng nhọc;
  • Hình thành thói quen đi đại tiện khoa học bằng cách đi vệ sinh đúng khung giờ kể cả khi có cảm giác buồn vệ sinh;
  • Sử dụng khăn giấy vệ sinh loại mềm, mịn, không màu, không mùi để lau chùi hậu môn. Tuyệt đối không nên sử dụng khăn giấy loại quá cứng hay bẩn vệ sinh;
  • Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ tại phòng khám uy tín để kiểm soát bệnh tình cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ về những vấn đề còn thắc mắc trong quá trình điều trị bệnh.

Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại. Tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng triệu chứng của bệnh có khả năng cao gây ra nhiều sự phiền toái khó chịu làm ảnh hưởng cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tốt hơn hết, người bệnh nên sớm phát hiện ở giai đoạn nhẹ và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Thông tin hữu ích cho bạn đọc:

Tin xem thêm

Tin khác

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtTrĩ ngoại tắc mạch là gì?Nguyên nhân gây trĩ ngoại tắc mạchDấu hiệu nhận biết trĩ ngoại tắc mạchTrĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtTrĩ ngoại tắc mạch là gì?Nguyên nhân gây trĩ ngoại tắc mạchDấu hiệu nhận biết trĩ ngoại tắc mạchTrĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtTrĩ ngoại tắc mạch là gì?Nguyên nhân gây trĩ ngoại tắc mạchDấu hiệu nhận biết trĩ ngoại tắc mạchTrĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtTrĩ ngoại tắc mạch là gì?Nguyên nhân gây trĩ ngoại tắc mạchDấu hiệu nhận biết trĩ ngoại tắc mạchTrĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtTrĩ ngoại tắc mạch là gì?Nguyên nhân gây trĩ ngoại tắc mạchDấu hiệu nhận biết trĩ ngoại tắc mạchTrĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn