Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Viêm mũi họng cấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà mẹ cần biết

Bé Bị Viêm Họng Sốt Cao Liên Tục Và Các Biện Pháp Xử Lý

Mách Mẹ Cách Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi An Toàn

cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam

Top 10 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

Viêm họng ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh viêm họng ở trẻ em có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như sưng đau họng, ho, sốt, khó nuốt. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều do bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Để điều trị bệnh viêm họng cho trẻ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác để giảm nhẹ dấu hiệu bệnh.

Bệnh viêm họng ở trẻ em là gì?

Bệnh viêm họng ở trẻ em là tình trạng sưng tấy, phù nề xảy ra ở bề mặt niêm mạc trong cổ họng của bé. Căn bệnh này xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh do sức đề kháng yếu và hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện.

Viêm họng ở trẻ em
Viêm họng ở trẻ em xảy ra khá phổ biến

Ở trẻ em, bệnh viêm họng cũng được chia làm hai dạng chính như sau:

– Viêm họng cấp tính:

Các triệu chứng bệnh khởi phát đột ngột và diễn ra trong thời gian ngắn. Thể bệnh này bao gồm một số loại như:

  • Viêm họng giả mạc
  • Viêm họng loét
  • Viêm họng đỏ cấp

– Viêm họng mãn tính:

Bệnh có tính chất kéo dài, khó điều trị triệt để và có các đợt viêm họng cấp tái đi tái lại nhiều đợt trong năm. Bệnh viêm họng mãn ở trẻ em được chia thành một số loại gồm:

  • Viêm họng hạt ( viêm họng mãn tính quá phát)
  • Viêm họng mãn tính xuất tiết
  • Viêm họng mủ
  • Viêm họng mãn tính xơ teo

Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ em

Thống kê cho thấy, có khoảng 90% các trường hợp trẻ bị viêm họng là do nhiễm virus, đặc biệt là các loại virus cảm lạnh hay virus cảm cúm.

Một số trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn, thường gặp nhất là Streptococcus. Các tác nhân gây bệnh có thể tấn công vào niêm mạc họng của bé khi gặp các điều kiện thuận lợi như:

  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Môi trường sống bị ô nhiễm
  • Trẻ không được vệ sinh tai mũi họng thường xuyên và đúng cách
  • Thay đổi thời tiết
  • Khí hậu lạnh hoặc khô hanh, độ ẩm không khí thấp
  • Môi trường sống bị ô nhiễm
  • Tiếp xúc với người bị nhiễm virus
  • Có tiền sử bị viêm mũi xoang nhưng không điều trị triệt để khiến cho nhiễm trùng lây lan xuống cổ họng

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng

Trẻ bị viêm họng thường có các dấu hiệu rất dễ nhận biết như:

– Cổ họng khô và đau rát:

Đây là một trong những triệu chứng xuất hiện sớm nhất của bệnh viêm họng ở trẻ em. Ban đầu, cổ họng của bé thường có biểu hiện khô và đau. Cảm giác nóng rát cũng có thể xuất hiện khiến bé vô cùng khó chịu.

– Ngứa họng:

Tình trạng ngứa họng có thể xuất hiện ở một số trẻ bị viêm họng hạt hoặc viêm họng do dị ứng. Cơn ngứa kích thích cổ họng khiến bé thường xuyên có cảm giác vướng víu, hắng giọng.

– Ho

Trẻ có thể bị ho khan hoặc ho có đờm do khu vực bị viêm tiết ra nhiều dịch. Cơn ho có thể ngắn hoặc  dài tùy theo mức độ nhiễm trùng trong cổ họng của bé.

triệu chứng viêm họng ở trẻ em
Trẻ bị viêm họng có thể ho khan hoặc ho có đờm

– Niêm mạc cổ họng sưng đỏ, phù nề:

Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công vào niêm mạc họng gây kích ứng và khiến cho khu vực này bị sưng đỏ, viêm nhiễm, phù nề.

– Sốt:

Một số trẻ bị viêm họng có biểu hiện sốt, đặc biệt là các trường hợp bị nhiễm virus cảm cúm. Cơn sốt thường kèm theo tình trạng ho khan, đau đầu.

– Khàn tiếng:

Triệu chứng khàn tiếng thường xảy ra ở những trẻ bị viêm họng nặng. Nhiễm trùng khi lây lan đến thanh quản sẽ khiến bé bị khàn tiếng, thậm chí là mất tiếng.

Thêm vào đó, những cơn ho xuất hiện liên tục kèm theo tình trạng quấy khóc ở một số bé cũng góp phần gây nên chứng khàn tiếng ở trẻ bị viêm họng.

– Khó nuốt, nuốt vướng:

Cổ họng bị sưng đau kèm theo hiện tượng tăng tiết đàm ở cổ họng khiến trẻ gặp khó khăn khi nuốt thức ăn. Một số bé còn bị buồn nôn, nôn ói khi ăn.

– Các triệu chứng khác có thể gặp:

  • Nghẹt mũi
  • Chảy nhiều nước mũi
  • Chán ăn, bỏ bú
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Khó ngủ, đêm ngủ trằn trọc không ngon giấc
  • Có thể nổi hạch ở góc hàm
  • Amidan khẩu cái sưng to ở hai bên

Nhìn chung, bệnh viêm họng ở trẻ em có những dấu hiệu khá rõ ràng và dễ nhận biết. Ngay khi bé có dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa con đi khám để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị cho phù hợp.

Biến chứng của bệnh viêm họng ở trẻ em

Tình trạng nhiễm trùng trong cổ họng của trẻ nếu kéo dài có thể khiến bé mệt mỏi, chán ăn và nôn trớ nhiều dẫn đến sụt cân. Bệnh nếu không được kiểm soát tốt còn gây ra một số biến chứng khác như:

– Các biến chứng tại chỗ:

  • Viêm amidan
  • Áp xe quanh amidan
  • Áp xe thành sau hoặc thành bên họng
  • Viêm tấy hoại thư ở vùng cổ họng

– Biến chứng gần:

  • Viêm thanh khí phế quản
  • Viêm mũi, viêm xoang cấp tính
  • Nhiễm trùng tai giữa cấp tính
  • Viêm phổi

– Biến chứng xa:

  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm cầu thận
  • Viêm khớp
  • Choáng nhiễm độc liên cầu
  • Viêm màng tim

Chẩn đoán viêm họng ở trẻ em

Bệnh viêm họng ở trẻ em thường được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng. Bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra cổ họng, đồng thời chỉ định một số xét nghiệm khác giúp xác định nguyên nhân cũng như mức độ nhiễm trùng trong cổ họng của bé. Bao gồm:

Chẩn đoán viêm họng ở trẻ em
Bác sĩ khám, chẩn đoán bệnh viêm họng ở trẻ em
  • Xét nghiệm công thức máu: Lượng bạch cầu huyết có thể không tăng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi chuyển qua giai đoạn bội nhiễm, bệnh viêm họng ở trẻ em có thể khiến cho lượng bạch cầu đa nhân trung tính vượt quá ngưỡng so với bình thường.
  • Phết dịch họng và nuôi cấy vi khuẩn: Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ sử dụng một cái tăm bông tiệt trùng để phết dịch trong cổ họng của bé và đem vào phòng thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn. Nó cho phép xác định được chính xác loại vi khuẩn gây viêm họng ở trẻ, từ đó giúp bác sĩ lựa chọn được loại thuốc kháng sinh phù hợp.

Cách điều trị viêm họng ở trẻ em

Trẻ bị viêm họng do virus thường được sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng bệnh mà không cần phải uống thuốc kháng sinh như các trường hợp bị bệnh do vi khuẩn. Việc chăm sóc cho bé đúng cách cũng giúp ích rất lớn cho quá trình trị bệnh, giúp bé mau chóng hồi phục sức khỏe.

1. Phương pháp chữa viêm họng ở trẻ em do virus

Bệnh viêm họng ở trẻ do virus gây ra thường chỉ kéo dài trong 5 – 7 ngày rồi tự khỏi. Tuy nhiên, để làm giảm các triệu chứng khó chịu cho bé, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Acetaminophen, Ibuprofen. Tùy theo cân nặng của bé mà mỗi loại thuốc sẽ được sử dụng với liều lượng hợp lý. Lặp lại liều dùng tiếp theo sau ít nhất 4 tiếng nếu trẻ có dấu hiệu bị sốt trở lại.
  • Thuốc giảm ho: Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế cơ trơn ở thành họng, giảm co thắt. Thuốc chỉ được sử dụng cho các trường hợp bị ho khan nghiêm trọng.
  • Thuốc tiêu đờm: Trẻ bị viêm họng gây ho đờm có thể được chỉ định các loại thuốc hoặc siro long đờm, làm loãng đờm nhầy. Chẳng hạn như Bromhexine hydrochloride, Axemuc, Acetyl cystein, siro Astex,…

Thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus. Chính vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không được sử dụng loại thuốc này để điều trị bệnh cho trẻ trong trường hợp chưa xác định được con mình bị bệnh do nhiễm vi khuẩn hay nhiễm virus. Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi có thể khiến trẻ bị lờn thuốc, rối loạn tiêu hóa và nhiều tác dụng phụ khác.

2. Cách trị viêm họng ở trẻ em do vi khuẩn

Nếu xét nghiệm tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn, trẻ sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng. Thời gian dùng thuốc kháng sinh có thể kéo dài từ 5 – 10 ngày hoặc lâu hơn tùy theo loại thuốc và mức độ bệnh của bé.

thuốc trị viêm họng ở trẻ em
Một số loại thuốc được chỉ định để điều trị viêm họng ở trẻ em

Các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định để điều trị bệnh viêm họng ở trẻ em bao gồm:

  • Amoxicillin
  • Ampicillin
  • Penicillin
  • Cefdinir
  • Cefpodoxime
  • Azithromycin

Khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho trẻ, cha mẹ lưu ý cho bé uống đúng liều lượng, đủ thời gian để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ cho bé.

Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm họng

Trẻ bị viêm họng thường có biểu hiện chán ăn, nôn trớ hoặc mất ngủ khiến cho sức khỏe của bé bị suy giảm đáng kể. Cha mẹ cần chú ý chăm sóc bé đúng cách để đẩy nhanh hiệu quả điều trị và giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:

  • Cho bé ăn các thức ăn lỏng, mềm như súp, cháo, trái cây chín hay các thức ăn được hầm nhừ để dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
  • Vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ
  • Thường xuyên cho trẻ súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp sát trùng tại chỗ và cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, sưng đau cổ họng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm nhầy và xoa dịu kích ứng trong cổ họng. Đối với các bé còn đang bú mẹ thì nên tăng lượng cữ bú trong ngày, mỗi lần chỉ cho bé bú lượng vừa đủ để trẻ được cung cấp đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Trường hợp trẻ có biểu hiện buồn nôn, nôn ói hoặc biếng ăn thì nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu trên.
  • Dùng dầu nóng mát xa lòng bàn chân kết hợp thoa dầu vào ngực và bên ngoài cổ họng của bé sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ để giữ ấm cơ thể cho bé, giảm ho.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng các mẹo chữa viêm họng tại nhà cho trẻ để hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị và giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc tây. Chẳng hạn như dùng lê hấp được phèn, quýt chưng mật ong hay trà gừng…

Giải pháp phòng ngừa viêm họng ở trẻ em

Để phòng ngừa bệnh viêm họng ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý:

  • Giữ vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ. Khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối hoặc đánh răng sau mỗi bữa ăn.
  • Không để trẻ ngậm tay vào miệng. Rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn.
  • Giữ ấm cơ thể cho bé khi trời lạnh, đặc biệt là vùng mũi họng và ngực
  • Sử dụng máy xông hơi để làm ẩm không khí trong phòng ngủ của trẻ trong những ngày thời tiết khô hanh.
  • Hạn chế đưa bé đến nơi đông người và không để trẻ tiếp xúc với đối tượng đang mắc bệnh đường hô hấp.
  • Không cho trẻ ở nơi có khói thuốc lá
  • Thường xuyên lau chùi, quét dọn phòng ngủ của bé và giặt giũ chăn màn, ga trải giường hay vỏ gối cho con bạn.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện khả năng miễn dịch, giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn khi bị virus, vi khuẩn tấn công.

Có thể bạn chưa biết

Tin khác

Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Nội dung bài viếtBệnh viêm họng ở trẻ em là gì?Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ emDấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họngBiến chứng của bệnh viêm họng...

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Nội dung bài viếtBệnh viêm họng ở trẻ em là gì?Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ emDấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họngBiến chứng của bệnh viêm họng...

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtBệnh viêm họng ở trẻ em là gì?Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ emDấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họngBiến chứng của bệnh viêm họng...

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Nội dung bài viếtBệnh viêm họng ở trẻ em là gì?Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ emDấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họngBiến chứng của bệnh viêm họng...

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Nội dung bài viếtBệnh viêm họng ở trẻ em là gì?Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ emDấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họngBiến chứng của bệnh viêm họng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn