Bệnh hắc lào có tự khỏi được không? [Giải đáp]

Cập nhật: 01/04/2024

Hắc lào là bệnh nấm ngoài da gây nên các vùng da ngứa hình đồng xu, mẩn đỏ, tổn thương và mất thẩm mỹ. Căn bệnh này đặc biệt có tính lây lan mạnh mẽ nên khiến không ít người lo ngại và thắc mắc liệu hắc lào có tự khỏi được không? Bài viết sau đây sẽ giúp người đọc tìm ra câu trả lời chính xác nhất và các phương pháp giúp trị hắc lào dứt điểm hiệu quả.

Bị bệnh hắc lào có tự khỏi được không?

Hắc lào hay còn được gọi là lác đồng tiền là căn bệnh ngoài da phổ biến ở nước ta. Hắc lào chủ yếu do nấm nhóm Dermatophytes khu trú trên da gây bệnh. Trên da của người hình thành những nốt ngứa hình tròn gần giống đồng xu với đường kính nhỏ. Vùng tổ thương có bờ giới hạn rõ ràng, da nổi mẩn đỏ và rất ngứa. 

hắc lào có tự khỏi được không
Hắc lào tạo thành những nốt hình tròn, ngứa trên da người bệnh

Bệnh có tính lây lan mạnh mẽ sang các bộ phận khác nhau của cơ thể như tay, vùng kín, ở chân và ở mặt. Hoặc hắc lào lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ đạc

Vấn đề bệnh hắc lào có tự khỏi được không vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh, hắc lào hoàn toàn không thể tự khỏi nếu như không được điều trị. Bệnh chỉ khỏi khi nấm hắc lào và vi khuẩn trú ngụ trên da bị loại bỏ. 

Các chủng nấm, vi khuẩn gây hắc lào thường khó loại bỏ. Dù hắc lào ở cấp độ nào đều cần sự can thiệp của các biện pháp điều trị phù hợp mới có thể cải thiện tình trạng bệnh. 

Nếu chủ quan không điều trị, người bệnh có thể bị hắc lào nặng, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: hắc lào bị chàm hóa, hắc lào ăn vào máu, bội nhiễm, mưng mủ, để lại sẹo xấu, tiến triển mãn tính… 

Do vậy, người bệnh cần chủ động nắm vững kiến thức về bệnh, điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn khởi phát.

Hắc lào chữa bao lâu thì khỏi? Chữa bằng cách nào?

Ngoài câu hỏi bệnh hắc lào có tự khỏi được không? hắc lào chữa bao lâu thì khỏi cũng là thắc mắc của không ít người bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, thời gian điều trị bệnh hắc lào phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, tuân thủ phác đồ điều trị và chế độ kiêng khem.

Theo đó, hắc lào nhẹ, mới chớm, phạm vi tổn thương ít thì thời gian điều trị sẽ nhanh khỏi trong 1-2 tuần. Trường hợp hắc lào nặng, mãn tính, tổn thương nhiều và rộng việc điều trị sẽ khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị hắc lào được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

Điều trị hắc lào bằng Tây y

Người bệnh khi điều trị bằng các sản phẩm Tây y nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Mặc dù có thể cho hiệu quả điều trị chỉ trong thời gian ngắn nhưng các phương pháp này cũng tiềm ẩn tác dụng phụ không mong muốn. Đây là điều mà nhóm đối tượng có da nhạy cảm, phụ nữ có thai hoặc cho con bú nên đặc biệt lưu ý. Một số nhóm thuốc được chỉ định gồm:

hắc lào bôi thuốc gì
Kendermfa là thuốc chữa hắc lào phổ biến
  • Thuốc bôi Kedermfa: Tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm trên da, khắc phục tình trạng mưng mủ, mẩn ngứa, viêm loét, phục hồi da, thúc đẩy làm lành vết thương.
  • Thuốc bôi trị hắc lào Nizoral Ketoconazol: Kháng viêm, kháng khuẩn, loại bỏ sự xuất hiện của các loại nấm da, giúp giảm ngứa rõ rệt. Đặc biệt phù hợp với người bệnh hắc lào nặng.
  • Thuốc bôi Butenafine: Ngăn chặn sự phát triển của nấm da, giảm ngứa, khắc phục hiệu quả tình trạng khô da, nứt nẻ.
  • Thuốc chữa hắc lào Clotrimazol: Ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các loại nấm, giảm ngứa và làm mềm da.
  • Các loại thuốc chữa nấm azol: Một số loại phổ biến như miconazol, ketoconazol, econazol…với thành phần chữa dẫn xuất imidazol đem lại tác dụng loại bỏ nấm vượt trội, làm đều màu da, giảm ngứa và ngăn chặn sự lây lan.

Chữa bệnh hắc lào bằng mẹo dân gian

Các biện pháp chữa hắc lào bằng dân gian đem lại hiệu quả cao, đảm bảo sự lành tính, hạn chế tác dụng phụ cho da

  • Chữa hắc lào bằng tỏi: Rửa sạch vết thương, lau khô và đắp tỏi đã giã nhuyễn lên vùng bị viêm nhiễm từ 1 đến 2 tiếng. Hạn chế đắp quá dày sẽ dẫn tới bong tróc da. 
  • Dùng đu đủ xanh: Người bệnh lựa chọn trái đu đủ vừa hái. Tiến hành thái lát mỏng và đắp lên vùng da bị bệnh từ 30 phút đến 1 tiếng. Sử dụng ngày 2 lần
  • Dùng chuối xanh trị hắc lào: Sử dụng chuối xanh, thái lát mỏng và đắp lên da ít nhất 30 phút đến 1 tiếng. Thực hiện ngày đắp 2 lần sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự lây lan của hắc lào, giảm ngứa.
  • Sử dụng nghệ chữa hắc lào: Người bệnh rửa sạch nghệ tươi, giã nát và đem lọc lấy nước cốt. Hằng ngày bôi nhẹ lên da giúp kháng khuẩn, se vết thương, tiêu diệt nấm.
  • Sử dụng rau răm chữa hắc lào hiệu quả: Người bệnh có thể tận dụng đặc tính nóng, vị cay của rau răm để điều trị bệnh. Dùng rau răm vừa đủ, nhặt sạch và đem ngâm nước muối loãng. Sau đó giã nát, lấy cả phần bã và nước đắp lên da, cố định bằng gạc trong khoảng 1 tiếng. Áp dụng ngày 2 lần sẽ thấy kết quả.
  • Trị hắc lào bằng muối và giấm gạo: Hòa chung muối trắng với giấm gạo theo tỷ lệ vừa đủ, không nên hòa quá mặn. Dùng rửa vết thương hằng ngày giúp sát khuẩn và làm sạch vết thương rất hiệu quả.

Hắc lào kiêng gì để phòng ngừa tái phát?

Ngoài băn khoăn “hắc lào có tự khỏi được không?” người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của bác sĩ. Đồng thời, bạn nên chủ động xây dựng và hình thành thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học để thuốc phát huy hiệu quả, ngăn ngừa tái phát. Một số lưu ý quan trọng như sau:

  • Giữ vệ sinh nơi ở, quần áo và đồ dùng thiết yếu nên để ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh chỗ ẩm mốc.
  • Ưu tiên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh cọ sát vào vết thương, không mặc quá dày để tạo độ thông thoáng cho các vùng da có nếp gấp.
  • Kết hợp với kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da.
  • Uống đủ nước không chỉ giúp đào thải độc tố mà còn đảm bảo da đủ ẩm từ bên trong.
  • Không dùng chung đồ đạc với người thân hoặc người ở chung để tránh lây lan.
  • Không thể dục hoặc lao động với tần suất mạnh để tránh việc ra mồ hôi.
  • Hạn chế tiếp xúc với thú cưng hoặc ôm hôn, quan hệ tình dụng trong thời gian điều trị bệnh.
  • Không nên gãi quá mạnh tránh gây nhiễm trùng da.
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên bằng nước ấm. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất hoặc có tính tẩy rửa mạnh như sữa tắm, dầu gội, hạt tẩy da chết…
  • Không nên ăn các món hải sản, rau muống, thịt bò, trâu, dê, thịt gà… Nhóm thực phẩm này có thể làm tăng phản ứng ngứa, tổn thương khó lành.
  • Bổ sung thực phẩm chứa vitamin B, vitamin C có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
  • Ăn nhiều các món ăn chữa Kẽm như nấm, chân vịt, súp lơ, ngũ cốc… để thúc đẩy làm lành da, liền sẹo và giảm kích ứng.

Bệnh hắc lào có tự khỏi được không? là câu hỏi đến nay đã có lời giải đáp thỏa đáng. Vậy nên, người bệnh không thể chủ quan trước các dấu hiệu bệnh. Chủ động và kịp thời áp dụng những giải pháp điều trị phù hợp sẽ giúp đem lại hiệu quả cao, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo xấu trên da.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC