Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Vảy nến thể mảng: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Bệnh vảy nến thể mủ: Triệu chứng và cách điều trị

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Bị vảy nến nên ăn gì và kiêng gì để bệnh không tái phát

5/5 - (1 bình chọn)

Người bị vảy nến nên ăn các nhóm thực phẩm có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và giải tỏa căng thẳng như rau xanh, cá, trái cây,… Đồng thời cần hạn chế các loại đồ uống và thực phẩm tác động tiêu cực đến tiến triển của bệnh như thực phẩm chứa đường, rượu bia, cà phê và thực phẩm có khả năng dị ứng cao.

Bị vảy nến nên ăn gì
Người bị vảy nến nên ăn gì và kiêng gì?

Mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng với bệnh vảy nến

Vảy nến (vẩy nến) là bệnh da liễu mãn tính khá phổ biến, có thể gặp ở trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương da màu đỏ, nổi cộm và có ranh giới rõ so với những vùng da lành. Trên bề mặt tổn thương da có xuất hiệu nhiều vảy bong, có màu trắng bạc và dễ cạo. Bệnh không gây đau, ngứa ngáy (hoặc ít ngứa) và tương đối lành tính – trừ một số thể đặc biệt.

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy người bị bệnh vảy nến có gen nhiễm bệnh nằm ở nhiễm sắc tố 6. Yếu tố này bị kích thích bởi tác động ngoại giới và nội giới, dẫn đến phản ứng tự miễn, gây bất thường hoạt động sản sinh tế bào thượng bì, tăng gián phân, rút ngắn chu chuyển tế bào da và gây ra hiện tượng dày sừng/ á sừng.

Tương tự các bệnh da liễu khác, cơ chế hình thành vảy nến rất phức tạp và thường là hệ quả của nhiều yếu tố cộng hưởng như căng thẳng thần kinh, nhiễm trùng đường hô hấp, suy giảm thể trạng, dị ứng, sinh sống trong môi trường ô nhiễm,…

Mặc dù không tham gia vào cơ chế bệnh sinh nhưng chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với tiến triển của bệnh lý này. Các chuyên gia cho biết, chế độ ăn khoa học có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao khả năng đề kháng và điều hòa các hoạt động bất thường của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, yếu tố này còn tác động tích cực đến sức khỏe của làn da và tình trạng căng thẳng thần kinh.

Vì vậy ngoài các biện pháp điều trị, các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên kết hợp với chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý nhằm tác động toàn diện đến tiến triển của bệnh.

Người bị bệnh vảy nến nên ăn gì?

Tổn thương do vảy nến có thể bùng phát mạnh ở người có thể trạng suy yếu, căng thẳng thần kinh và rối loạn nội tiết. Do đó để hỗ trợ làm giảm tổn thương da và kiểm soát tiến triển của bệnh, bạn nên tập trung các loại thực phẩm có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và giải tỏa căng thẳng.

Một số loại thực phẩm người bị vảy nến nên bổ sung, bao gồm:

1. Thực phẩm chứa nhiều Omega 3

Omega 3 là một axit béo không no có trong nhiều loại thực phẩm. Bổ sung thành phần dinh dưỡng này thường xuyên giúp tăng cường sự phát triển của não bộ, cải thiện thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính khác.

Ngoài ra, Omega 3 còn đem lại nhiều lợi ích đối với các bệnh da liễu nói chung và vảy nến nói riêng. Bổ sung thực phẩm giàu axit béo này giúp duy trì độ ẩm, cải thiện độ săn chắc và tăng cường sức đề kháng cho da. Bên cạnh đó, Omega 3 còn tiêu trừ các gốc tự do trong cơ thể, ức chế các thành phần gây viêm như cytokine, leucotriene 3,5,… và làm giảm tình trạng viêm đỏ trên da.

bị vảy nến nên kiêng ăn gì
Cá hồi giàu Omega 3, có tác dụng chống viêm, tăng sức đề kháng cho da và giảm căng thẳng

Theo một số nghiên cứu, người bổ sung Omega 3 thường xuyên có hoạt động não bộ ổn định, ít căng thẳng, stress và trầm cảm.

Như đã đề cập, hệ thần kinh bị căng thẳng là một trong những yếu tố kích thích vảy nến bùng phát. Vì vậy thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 vào chế độ ăn có thể kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát. Các loại thực phẩm chứa nhiều Omega 3 bao gồm cá hồi, vừng đen, đậu nành, bơ, dầu ô liu,…

2. Các loại rau củ

Rau củ là nhóm thực phẩm lành mạnh và được khuyến khích bổ sung trong mỗi bữa ăn. Ngoài lợi ích đối với hệ tiêu hóa, nhóm thực phẩm này còn tác động tích cực đến làn da, sức khỏe tổng thể và tiến triển của bệnh vảy nến.

Thường xuyên bổ sung rau củ trong chế độ ăn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sức đề kháng và điều hòa hoạt động chuyển hóa của da. Bên cạnh đó các chất chống oxy hóa trong nhóm thực phẩm này (lutein, quercetin, flavonoid, vitamin C, beta-carotene,…) còn hỗ trợ ức chế các tác nhân gây hại, bảo vệ sức khỏe tổng thể và ổn định cấu trúc da.

Ngoài ra nước, vitamin và khoáng chất trong rau củ còn duy trì độ ẩm lý tưởng cho làn da, ngăn ngừa tình trạng viêm đỏ, ngứa và bong vảy do ảnh hưởng của bệnh vảy nến. Các loại rau củ lành mạnh bạn có thể bổ sung, bao gồm rau cải, tần ô, thìa là, cà rốt, khoai lang, cà chua, xà lách,… Tuy nhiên cần hạn chế ăn rau muống vì loại rau này có thể gây thâm sạm và để lại sẹo ở vùng da tổn thương.

3. Thực phẩm chứa nhiều Kẽm

Kẽm (Zinc) là thành phần dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể. Tuy nhiên cơ thể không tự sản xuất và lưu trữ kẽm mà buộc phải bổ sung thông qua chế độ ăn uống.

Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp protein, DNA, cải thiện chức năng miễn dịch, điều hòa hoạt động sản sinh tế bào da và thúc đẩy làm lành vết thương. Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng sát trùng nhẹ, giảm kích ứng và kháng viêm. Do đó, hiện nay kẽm đã được bào chế ở dạng viên uống tổng hợp và được sử dụng hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu như chàm eczema, nám, Rosacea (chứng đỏ mặt) và bệnh vảy nến.

bị vẩy nến nên ăn gì
Kẽm có tác dụng kháng viêm, giảm tổn thương da và tăng cường sức đề kháng

Nghiên cứu cho thấy, bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm thường xuyên có thể bình thường hóa quá trình chu chuyển tế bào thượng bì, điều hòa gián phân và làm giảm tổn thương da do vảy nến. Bên cạnh đó, thành phần dinh dưỡng này còn hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa thâm sẹo và thúc đẩy phục hồi vùng da tổn thương.

Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm bạn có thể bổ sung, bao gồm cá biển, hàu, tôm, mực, đậu nành, sò, gan lợn, hạnh nhân,…

4. Trái cây giàu vitamin C

Vitamin C là loại vitamin cần thiết đối với mọi hoạt động của cơ thể. Thành phần này giúp tiêu diệt các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, vitamin C còn kích thích da sản sinh collagen, củng cố màng lipid và bảo vệ da trước các tác nhân gây hại.

Vì vậy thường xuyên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C có thể nâng cao sức đề kháng, giảm căng thẳng thần kinh, bảo vệ da và hạn chế tình trạng tái phát bệnh vảy nến. Một số loại trái cây giàu vitamin C bạn có thể bổ sung bao gồm chanh, kiwi, táo, dâu tây, lựu, dưa hấu, quýt, cam,…

5. Uống đủ nước

Nước không chứa thành phần dinh dưỡng nhưng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Bổ sung nước thường xuyên giúp điều hòa quá trình trao đổi chất, cân bằng huyết áp và đảm bảo hoạt động bài tiết của thận. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp giữ ẩm cho da, làm chậm quá trình bong vảy và cải thiện hiện tượng viêm.

bệnh vẩy nến nên ăn gì
Uống đủ 2 lít nước/ ngày giúp dưỡng ẩm, ức chế quá trình gián phân và làm mềm vùng da tổn thương

Thói quen uống ít nước có thể khiến da khô ráp, bong tróc và thúc đẩy hoạt động gián phân, dẫn đến tình trạng da dày sừng và bong vảy mạnh. Hơn nữa, uống ít nước còn làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể, tác động tiêu cực đến thể trạng và làm giảm chức năng miễn dịch – một trong những điều kiện thuận lợi để bệnh vảy nến bùng phát.

Ngoài các loại thực phẩm nêu trên, bạn nên bổ sung thêm các nhóm thực phẩm lành mạnh khác nhằm đa dạng thành phần dinh dưỡng và tác động toàn diện đến sức khỏe tổng thể.

Bệnh nhân bị vảy nến nên kiêng gì?

Thực tế cho thấy, tiến triển của bệnh vảy nến có thể trở nên nghiêm trọng nếu bổ sung các loại thực phẩm và đồ uống không phù hợp. Vì vậy bên cạnh việc tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, bạn cần hạn chế dung nạp các loại đồ uống và thức ăn sau:

1. Thực phẩm chứa nhiều đường

Đường là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên loại gia vị này có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe và tiến triển của bệnh vảy nến. Khi được hấp thu vào máu, đường có xu hướng liên kết và phá hủy các protein trong cấu trúc da (elastin và collagen), dẫn đến tình trạng da nhăn nheo, nhanh lão hóa và giảm sức đề kháng.

bệnh vẩy nến nên kiêng ăn gì
Thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây lão hóa da, kích thích phản ứng viêm và tăng nguy cơ stress

Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dung nạp quá nhiều đường có thể làm giảm nồng độ hormone BDNF – một loại hormone tăng trưởng và đảm bảo hoạt động của não bộ. Suy giảm loại hormone này làm giảm mức độ tập trung, tăng nguy cơ căng thẳng và stress – một trong những yếu tố khởi phát các bệnh da liễu mãn tính.

Hơn nữa dung nạp đường thường xuyên còn làm tăng nồng độ đường huyết, kích thích phản ứng viêm ở khớp và làm chậm quá trình phục hồi các mô da tổn thương. Vì vậy bệnh nhân vảy nến nên hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có gas,… Thay vào đó có thể sử dụng các dạng đường tự nhiên từ trái cây và mật ong.

2. Thực phẩm dễ gây dị ứng

Cơ chế khởi phát bệnh vẩy nến có mối liên hệ mật thiết với hoạt động quá mẫn (phản ứng dị ứng) của hệ miễn dịch. Vì vậy bạn cần tránh sử dụng các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như:

bệnh vẩy nến nên kiêng ăn gì
Hải sản là nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao và cần tránh bổ sung khi đang điều trị vảy nến
  • Hải sản: Các loại protein trong hải sản (tropomyosin, chuỗi myosin, arginine kinase) rất khó chuyển hóa hoàn toàn. Khi được dung nạp, hệ miễn dịch có thể nhầm lẫn các thành phần này là dị nguyên và có xu hướng đối kháng bằng cách tăng kháng nguyên và phóng thích chất trung gian. Các loại hải sản có khả năng dị ứng cao bao gồm mực, tôm, nghêu, sò, hàu,…
  • Đậu phộng: Dị ứng đậu phộng xảy ra khi hệ miễn dịch nhầm lẫn protein hoặc các chất dinh dưỡng trong đậu là dị nguyên và phát sinh hoạt động quá mẫn. Tình trạng dị ứng đậu phộng thường có mức độ nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Một số loại thực phẩm khác: Ngoài ra, bạn cũng cần thận trọng khi dùng một số loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao khác như đậu nành, lúa mì, trứng, thịt bò,…

3. Đồ uống chứa chất kích thích

Người bị bệnh vảy nến thường có hệ thần kinh dễ kích thích. Nếu thường xuyên dùng các đồ uống chứa chất kích thích (cồn, caffeine), bệnh vảy nến có thể tái phát hoặc bùng phát mạnh. Ngoài ra, các loại đồ uống này còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, làm giảm chức năng miễn dịch và thúc đẩy hoạt động bất thường trong quá trình tăng sinh tế bào sừng.

Vì vậy người bị bệnh vảy nến và các bệnh da liễu mãn tính cần hạn chế bổ sung các loại đồ uống chứa chất kích thích như trà đặc, cà phê, rượu bia,…

Bài viết đã giải đáp vấn đề “Bị vảy nến nên ăn gì và kiêng gì để bệnh không tái phát?”. Hy vọng qua thông tin trên, bạn có thể dễ dàng thiết lập chế độ ăn khoa học nhằm hỗ trợ điều trị và kiểm soát tiến triển của bệnh.

Tham khảo thêm: 

Tin khác

Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Nội dung bài viếtMối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng với bệnh vảy nếnNgười bị bệnh vảy nến nên ăn gì?1. Thực phẩm chứa nhiều Omega 32. Các loại...

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Nội dung bài viếtMối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng với bệnh vảy nếnNgười bị bệnh vảy nến nên ăn gì?1. Thực phẩm chứa nhiều Omega 32. Các loại...

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Nội dung bài viếtMối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng với bệnh vảy nếnNgười bị bệnh vảy nến nên ăn gì?1. Thực phẩm chứa nhiều Omega 32. Các loại...

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

Nội dung bài viếtMối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng với bệnh vảy nếnNgười bị bệnh vảy nến nên ăn gì?1. Thực phẩm chứa nhiều Omega 32. Các loại...

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Nội dung bài viếtMối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng với bệnh vảy nếnNgười bị bệnh vảy nến nên ăn gì?1. Thực phẩm chứa nhiều Omega 32. Các loại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn