Chữa vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà có hiệu quả như lời đồn
Nội dung bài viết
Chữa vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà là một trong những phương pháp được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả. Thực tế thì cách điều trị này có như lời đồn sẽ được phân tích kỹ trong bài viết dưới đây.
Các thành phần và đặc tính của lòng đỏ trứng gà với da
Một trong những căn cứ đánh giá hiệu quả chữa bệnh vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà đó là thành phần. Các nghiên cứu khoa học cho biết trong 100g lòng đỏ trứng gà chứa 327 Kcal với các chất gồm:
- Đạm: 13,6g;
- Tinh bột: 1g;
- Tro: 1,6g;
- Các nguyên tố vi lượng gồm: canxi 134mg, kali 169mg và sắt 7mg.
- Ngoài ra trong lòng đỏ trứng gà còn chứa một lượng nhỏ các loại vitamin như: C, D, PP, A, B1, B6 và B12; chất béo, chất xơ, cholesterol, phốt pho và nước (khoảng 52g).
Ngoài cung cấp năng lượng cho cơ thể, một số thành phần trong lòng đỏ trứng gà còn có ý nghĩa với sức khỏe của làn da. Cụ thể là:
-
Protein:
Lượng protein trong lòng đỏ trứng gà đương với lượng protein trong sữa bò và sữa dê khi so sánh cùng khối lượng. Chất này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng lão hóa ở da và làm chậm quá trình chết đi của các tế bào da. Ngoài ra, lượng protein trong lòng đỏ trứng gà còn tham gia ngăn chặn một số bệnh thường gặp về da. Trong đó có vảy nến.
-
Vitamin B6 và B12:
Chiếm hàm lượng nhỏ nhưng vẫn có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, hai loại vitamin này còn tham gia vào quá trình loại bỏ các tế bào chết và cân bằng độ pH cho da.
-
Vitamin A và D:
Chiếm hàm lượng khá cao. Tác dụng của chúng là dưỡng ẩm da. Ngoài ra, hai loại vitamin này còn tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào và giúp da khỏe mạnh.
Hiệu quả chữa vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà
Trị vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà là phương pháp điều trị bệnh theo kinh nghiệm của dân gian. Từ góc độ thành phần có thể thấy được cơ sở của cách điều trị. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp này. Chính vì thế, trước khi dùng lòng đỏ trứng gà chữa vảy nến, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bên cạnh đó, theo nhận định của các chuyên gia thì dùng lòng đỏ chữa vảy nến thường chỉ hiệu quả trong những trường hợp nhẹ. Đây cũng là đặc điểm chung của các phương pháp dân gian hoặc chữa bệnh bằng thảo dược. Đồng thời, cách điều trị này chỉ góp phần cải thiện triệu chứng của vảy nến, không chữa được tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Đánh giá về mức độ hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến khi dùng lòng đỏ trứng gà, các chuyên gia cho biết nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt là tình trạng cơ địa của người bệnh. Ngoài ra, để có được hiệu quả điều trị như mong muốn, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Thường thì sau khoảng 2 – 3 tuần (thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần).
Tóm lại, tác dụng của lòng đỏ trứng gà với bệnh vảy nến là:
- Cấp ẩm cho da: Hạn chế tình trạng khô, tróc vảy;
- Kháng khuẩn: Ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm;
- Kháng viêm: Giảm đau rát và ngứa ngáy cho da;
- Loại bỏ tế bào chết và tham gia tái tạo mới: Giúp các tổn thương trên da nhanh hồi phục.
Cách dùng lòng đỏ trứng gà chữa bệnh vảy nến
Cách 1: Trị vảy nến bằng cách đánh đều lòng đỏ trứng gà trên lửa nhỏ
- Chuẩn bị 1 quả trứng gà;
- Tách lấy lòng đỏ cho vào nồi rồi đun với lửa nhỏ;
- Dùng thìa đánh đều tạo thành hỗn hợp sền sệt như keo sữa thì tắt bếp;
- Trong lúc chờ cho trứng nguội thì vệ sinh da bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm;
- Bôi lòng đỏ trứng gà lên da và thư giãn trong khoảng 15 phút;
- Vệ sinh lại da với nước ấm và dùng khăn lau khô nước.
Cách 2: Cho lòng đỏ trứng gà vào nước đang sôi rồi làm lạnh nhanh để chữa vảy nến
- Tách lấy lòng đỏ của 1 quả trứng gà;
- Thả vào nồi nước đang sôi trong khoảng 2 phút;
- Vớt ra và làm lạnh nhanh bằng các cho vào tô nước đá trong khoảng 2 phút.
- Mang lòng đỏ trứng gà để ra chén rồi làm vỡ lớp bao bọc bên ngoài sẽ thu được lòng đỏ dạng sền sệt;
- Dùng lòng đỏ trứng gà ở dạng này bôi lên da kết hợp với massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút để các dưỡng chất thấm tốt hơn vào da. Lưu ý trước và sau khi bôi cần vệ sinh da bằng nước ấm và dùng khăn mềm lau khô.
Cách 3: Trị vảy nến bằng kết hợp lòng đỏ trứng gà với nước cốt chanh và dầu dừa
Tác dụng: Tăng hiệu quả dưỡng ẩm và diệt khuẩn cho da bên cạnh hiệu quả khắc phục các triệu chứng bệnh vảy nến mà các thành phần trong lòng đỏ trứng gà mang lại.
- Trứng gà sau khi tách lấy lòng đỏ thì trộn với 1 thìa nước cốt chanh và 1 thìa dầu dừa;
- Đánh đều hỗn hợp rồi thoa lên vị trí da bị vảy nến trong khoảng 20 phút. Lúc mới thoa nên massage nhẹ nhàng rồi thư giãn;
- Làm sạch da với nước ấm trước và sau khi thoa.
Cách 4: Dùng lòng đỏ trứng gà với sữa tươi chữa vảy nến
Tác dụng: Ngoài công dụng cải thiện triệu chứng vảy nến từ lòng đỏ trứng gà, cách điều trị này còn giúp vùng da bị thương tổn nhanh chóng hồi phục.
- Dùng lòng đỏ của quả trứng gà và nửa ly sữa tươi;
- Trộn đều hai nguyên liệu lại với nhau rồi thoa lên da trong khoảng 10 phút. Lưu ý vệ sinh da trước và sau khi thoa. Trong lúc thoa nên kết hợp với massage nhẹ nhàng.
Xem thêm: 10 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà từ các thảo dược lành tính
Những lưu ý quan trọng nâng cao hiệu quả dùng trứng gà chữa vảy nến
Ngoài cơ địa, còn một số yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả chữa vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà nhưng nhiều người thường bỏ qua. Đó là cách lựa chọn trứng; chăm sóc da; những lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống hằng ngày.
Trong lựa chọn trứng gà:
- Dùng ngoài da nên liều lượng không quá quan trọng. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng lượng vừa phải. Mỗi lần chế biến cần dùng hết. Không nên để qua đêm;
- Nên chọn trứng gà so – lứa trứng đầu tiên. Bởi các thành phần có lợi cho da trong trứng gà so nhiều hơn trứng gà thường;
- Nếu có thể, nên chọn trứng từ loại gà nuôi thả vườn thay vì trứng gà công nghiệp.
Trong chăm sóc da:
- Luôn giữ cho vùng da bị bệnh cũng như các vùng da khác trên cơ thể được sạch sẽ và khô thoáng;
- Hạn chế cào gãi gây trầy xước da;
- Có thể cấp ẩm thêm cho da bằng các loại kem bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ;
- Hạn chế để vùng da bị bệnh tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với hóa chất tẩy rửa;
- Các loại sữa tắm, sữa dưỡng thể, nước rửa tay và dầu gội đầu… cần chọn loại có độ kiềm thích hợp. Tốt nhất là chọn loại chuyên cho da nhạy cảm, có thành phần từ thiên nhiên và không chứa chất tạo mùi nhân tạo;
Trong sinh hoạt và ăn uống:
- Giữ cho tinh thần được thoải mái: Ngủ đủ 8 giờ và không thức quá khuya;
- Hạn chế hoặc kiêng dùng chất kích thích trong một thời gian;
- Giữ vệ sinh môi trường nơi ở và làm việc;
- Tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng;
- Hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, đông lạnh và lên men;
- Uống đủ nước;
- Cung cấp thêm cho cơ thể đa dạng các loại vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả tươi;
Tham khảo thêm:
Dùng lá trầu không chữa vẩy nến có thực sự hiệu quả?
Bị vảy nến nên tắm lá gì? 5 loại lá tốt nhất và cách áp dụng
3 cách chữa vẩy nến bằng lá lốt được nhiều bệnh nhân chia sẻ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!