nguyên nhân rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Nguyên do, dấu hiệu, phòng ngừa và điều trị

hội chứng trầm cảm cười

Hội chứng trầm cảm cười: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Ám ảnh sợ hãi là gì

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là gì? Triệu chứng và điều trị

trầm cảm

Trầm Cảm: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Chẩn đoán và Điều Trị

rối loạn lo âu là gì

Rối loạn lo âu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng trầm cảm cười: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Đánh giá

Hội chứng trầm cảm cười là một thuật ngữ khá mới và gây nhiều tò mò cho mọi người. Đây là một dạng rối loạn cảm xúc đặc biệt. Theo đó, người bệnh sẽ cố tình che giấu những khó khăn, nỗi buồn của mình bằng một nụ cười thật tươi hoặc thể hiện thái độ sống lạc quan, vui vẻ.

Hội chứng trầm cảm cười là gì?

Hội chứng trầm cảm cười có tên tiếng anh là Smiling Depression. Là một cụm từ/thuật ngữ dùng để chỉ những người bị trầm cảm. Nhưng lại che giấu những cảm xúc thật của mình bằng nụ cười vui vẻ, lạc quan trong mọi tình huống. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hội chứng này sẽ dễ xảy ra với những người mắc chứng rối loạn cảm xúc kéo dài.

hội chứng trầm cảm cười
Người bị hội chứng trầm cảm thường che giấu những cảm xúc thật của mình bằng nụ cười vui vẻ, lạc quan

Chính những biểu hiện trái ngược đó đã gây ra nhiều trở ngại trong việc nhận biết và điều trị cho người bệnh. Bên cạnh đó, khi hội chứng này phát triển đến một mức độ cao nhất, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái tuyệt vọng và phát sinh ý định tự tử.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Hội chứng này còn khiến cho họ trở thành một nỗi lo, gánh nặng cho cả gia đình và xã hội.

Dấu hiệu hội chứng trầm cảm cười

Trên thực tế, hội chứng trầm cảm cười đều có những biểu hiện tương tự như trầm cảm thông thường như buồn chán, lo lắng, bi quan,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cảm nhận được những cảm xúc, suy nghĩ của mình nhưng lại cố tình che giấu và thể hiện sự tích cực, lạc quan.

Khí sắc trầm buồn

Ở những bệnh nhân mắc hội chứng trầm cảm cười và trầm cảm nói chung đều sẽ có những dấu hiệu rõ rệt như buồn bã, chán nản. Sự buồn chán này thường được kéo dài và không xác định rõ đâu là nguyên nhân cụ thể.

hội chứng trầm cảm cười gây hiện tượng buồn bã, chán nản
Những bệnh nhân mắc hội chứng trầm cảm cười thường buồn bã, chán nản không rõ nguyên nhân

Thói quen ăn uống thay đổi

Như những bệnh trầm cảm khác, thói quen ăn uống của người mắc bệnh trầm cảm cười cũng có những thay đổi rõ rệt. Bình thường họ sẽ rơi vào trạng thái chán ăn do vị giác giảm. Ngược lại cũng có một số bệnh nhân ăn uống quá mức hoặc sở thích ăn uống bị thay đổi hoàn toàn.

Chính những sự biến đổi này nên phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm cười sẽ bị giảm hoặc tăng cân nhanh chóng trong 1 khoảng thời gian ngắn.

Rối loạn giấc ngủ

Bên cạnh thói quen ăn uống, giấc ngủ của người bị hội chứng trầm cảm cười cũng có sự thay đổi. Theo đó, người bệnh sẽ có những biểu hiện như bị mất ngủ, ngủ chập chờn hoặc ngủ quá nhiều.

Hội chứng trầm cảm cười gây rối loạn giấc ngủ
Mất ngủ là dấu hiệu thường thấy của những người bị hội chứng trầm cảm cười

Ngoài ra, có một số bệnh nhân xuất hiện trạng thái bị ám ảnh, dễ gặp ác mộng nên thường sợ hãi không muốn ngủ. Đồng thời cho rằng những giấc mơ đó là sự trừng phạt cho bản thân vì những tội lỗi đã gây ra.

Suy giảm hứng thú sở thích, ham muốn

Những người mắc phải hội chứng trầm cảm cười cũng có những biểu hiện và cảm giác tương tự như trầm cảm điển hình. Họ dần không còn hứng thú hay yêu thích bất kỳ hoạt động sở thích nào trong cuộc sống. Hay thậm chí là trong chuyện “giường chiếu” cũng bị suy giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm,…

Dù vậy, khi ở trước mặt người khác họ lại thể hiện hình là một người hoàn toàn bình thường. Luôn tỏ ra sự vui vẻ, hứng thú, tích cực và năng động khi làm một việc gì đó.

Bi quan, tuyệt vọng

Phần lớn những người bị hội chứng trầm cảm cười luôn có sự bi quan và tuyệt vọng từ sâu bên trong tâm hồn. Nhất là khi ở một mình, họ sẽ suy nghĩ về những sự kiện đã qua theo hướng tiêu cực và bi quan nhất. Đồng thời đổ lỗi cho bản thân.

bi quan, tuyệt vọng khi bị hội chứng trầm cảm cười
Hội chứng trầm cảm cười khiến người bệnh có những suy nghĩ bi quan, tuyệt vọng

Ngoài ra, cũng có một số bệnh nhân có những cái nhìn và suy nghĩ tiêu cực cho cả hiện tại và tương lai. Vì vậy mà họ không thể thoát khỏi tình trạng này và kéo dài dẫn đến có ý định tự tử.

Hội chứng trầm cảm cười nguy hiểm như thế nào?

Như đã đề cập trước đó cùng những đánh giá từ các chuyên gia, thì so với các loại bệnh rối loạn tâm trạng khác. Hội chứng này có mức độ nguy hiểm rất cao. Do người bệnh luôn cố tình che giấu cảm xúc của mình. Khiến cho việc phát hiện và điều trị gặp nhiều khó khăn. Từ đó không kiểm soát và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Bệnh lý trầm cảm này này không chỉ gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Mà nó còn gia tăng khả năng tự sát, hủy hoại bản thân nếu kéo dài tình trạng bệnh này.

mức độ nguy hiểm của hội chứng trầm cảm cười
Người bị hội chứng trầm cảm cười thường có những ý định, hành vi tự tử hoặc gây tổn hại cho bản thân

Một số hệ quả của hội chứng trầm cảm cười mang lại như:

  • Cơ thể dễ bị suy nhược, thiếu năng lượng, xanh xao và dễ kiệt sức, ngất xỉu.
  • Không có hứng thú với bất kỳ hoạt động nào nhưng lại hoàn thành tốt các công việc, học tập hàng ngày.
  • Thường rơi vào trạng thái mất ngủ liên tục gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Giảm chất lượng cuộc sống, gia tăng gánh nặng đối với gia đình và xã hội.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tự sát hoặc xuất hiện các hành vi làm tổn thương và gây hại cho những người xung quanh.
  • Làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như tuyến giáp, cao huyết áp, các bệnh lý về gan, thận.

Nguyên nhân hội chứng trầm cảm cười

Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh cho thấy đó là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng trầm cảm cười. Tuy nhiên, nhìn chung cũng có một số nguyên nhân thể hiện và ảnh hưởng rõ như:

Một số nguyên nhân thông thường

Một số nguyên nhân ảnh hưởng thường gặp của hội chứng trầm cảm cười và các bệnh trầm cảm chung khác:

  • Do sang chấn tâm lý từ một việc gì đó quá sốc, khó chấp nhận được.
  • Do có tai nạn gây chấn thương liên quan về não bộ trước đó như viêm não, u não, chấn thương não,…
  • Thường xuyên lạm dụng chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma túy.
  • Trong tính cách luôn có sự tự ti, nhạy cảm. Không thích giao tiếp với người khác, thường sống độc lập và khép kín chính mình.
  • Gia đình có người thân hoặc bố mẹ bị trầm cảm trước đó hoặc một số rối loạn khí sắc khác.
  • Sự thay đổi của hormone và một số tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm.

Xấu hổ, tự ti và sợ bị kỳ thị

Trên thực tế hiện nay, so với các bệnh lý thể chất thì các bệnh về tâm thần vẫn chưa nhận được nhiều sự chú ý và quan tâm. Điển hình như ở một số quốc gia vẫn còn tư tưởng xem chứng rối loạn tâm thần là một loại tính cách khác biệt. Theo đó là sự kỳ thị, soi xét và đánh giá.

xấu hỗ khi bị hội chứng trầm cảm cười
Người bị hội chứng trầm cảm cười thường bị bạn bè và những người xung quanh kỳ thị

Cũng chính những điều này đã làm cho người bệnh hình thành nên tâm lý tránh né và cố gắng xây dựng cho mình một hình tượng hoàn hảo. Thông thường tình trạng này xuất hiện nhiều ở những nơi có điều kiện dân trí thấp, hoặc có địa vị cao trong xã hội.

Áp lực quá lớn từ kỳ vọng của gia đình

Theo nhiều nghiên cứu được công bố từ Tạp chí tâm lý học, đây là nguyên nhân thường có ở những người mắc phải hội chứng trầm cảm cười. Nhất là ở các đối tượng thuộc độ tuổi thanh thiếu niên, người trưởng thành.

hội chứng trầm cảm cười xuất phát từ áp lực gia đình
Sự kỳ vọng quá cao từ gia đình có thể tạo thành áp lực và biến chứng thành hội chứng trầm cảm cười ở nhiều thanh thiếu niên hiện nay

Do đấy là giai đoạn mà họ bước sang tuổi dậy thì và dễ bị ảnh hưởng bởi những khó khăn. Để làm vui lòng gia đình mà họ luôn cố tỏ ra hoàn hảo, nhưng sâu bên trong là cảm xúc buồn bã, chán nản và không có động lực. Một số áp lực có thể nhắc đến như học tập, cơ hội nghề nghiệp, điểm số, sự so sánh con cái,…

Tâm lý lo sợ bị việc hoặc các mối quan hệ

Hội chứng trầm cảm cười và trầm cảm nói chung phần lớn đều ảnh hưởng đến tất các các mối quan hệ xung quanh và công việc của người bệnh. Do đó, khi biết mình mắc phải thì họ sẽ trong trạng thái lo lắng mình bị bỏ rơi hoặc đánh mất cơ hội thăng tiến trong công việc.

mất việc do bị hội chứng trầm cảm cười
Người mắc phải hội chứng trầm cảm cười thường có nguy cơ mất việc cao ở một số ngành nghề đặc thù

Nhất là những nghề nghiệp có yêu cầu cao về sự ổn định và bình thường của cảm xúc tâm thần như bác sĩ, diễn viên, công an, luật sư, điều dưỡng, giáo viên,…

Chẩn đoán bệnh trầm cảm cười

Những người mắc phải hội chứng trầm cảm cười thường có những biểu hiện bên ngoài hoàn toàn đối nghịch hoàn toàn với trầm cảm điển hình. Chính vì vậy mà làm cho quá trình chẩn đoán trở nên phức tạp. Đôi khi ngay cả bệnh nhân cũng không nhận ra là mình mắc bệnh.

Bệnh lý này không được công nhận là dạng lâm sàng của trầm cảm thông thường. Do đó không có tiêu chuẩn cụ thể nào để chẩn đoán. Khi điều trị bệnh này, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng để đánh giá. Kèm theo đó là loại trừ một số khả năng có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

Hướng điều trị hội chứng trầm cảm cười

Mặc dù có khác biệt về biểu hiện nhưng bệnh lý này cũng được điều trị tương tự bệnh trầm cảm. Bao gồm sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý và thay đổi lối sống. Quy trình điều trị sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào độ tuổi. Cũng như  tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu đang là sự lựa chọn của nhiều người trong những năm gần đây cho một số bệnh lý như rối loạn cảm xúc, rối loạn tâm thần, trầm cảm sau sinh, hội chứng trầm cảm cười,…. Biện pháp này được đánh giá rất cao về sự hiệu quả và mức độ an toàn.

Theo đó, người bệnh sẽ không cần nhờ đến sự hỗ trợ hoặc đối mặt với những tác dụng phụ mà thuốc chống trầm cảm mang lại. Phương pháp tâm lý trị liệu này được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ tư duy. Người bệnh sẽ được trao đổi trực tiếp với các chuyên gia tâm lý. Đồng thời chia sẻ về những cảm xúc, suy nghĩ của mình.

trị liệu tâm lý cho người bị hội chứng trầm cảm cười
Điều trị tâm lý đang là phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện hiệu quả cho người bệnh hội chứng trầm cảm cười

Khi trị liệu bằng phương pháp này, người bệnh sẽ được các chuyên gia giúp nhận thức được những quan niệm sai lầm. Từ đó hình thành lại những suy nghĩ đúng đắn, xây dựng các thói quen và hành vi tốt.

Bên cạnh đó, sau khi hồi phục, bệnh nhân sẽ học hỏi được những kỹ năng để kiểm soát và cân bằng cảm xúc của mình. Đồng thời có thể đối mặt và xử lý được các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.

Điều trị bằng thuốc

Trầm cảm cười là một dạng bệnh tâm thần đặc biệt và nguy hiểm. Người mắc bệnh luôn trong trạng thái bất ổn và dễ căng thẳng. Hoặc thậm chí có những suy nghĩ và hành động dại dột.

Dù không thể thay thế cho các cách điều trị chuyên khoa, nhưng khi dùng thuốc sẽ giúp cho các triệu chứng của bệnh được kiểm soát tốt hơn. Bên cạnh đó, tác dụng của thuốc chỉ có tính tạm thời mà không được hiệu quả lâu dài. Nhất là tiềm ẩn nhiều nguy cơ người bệnh sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

thuốc trị bệnh hội chứng trầm cảm cười
Thuốc điều trị hội chứng trầm cảm cười mang đến nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn

Tùy vào mức độ và tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định dùng một số loại thuốc như:

  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ức chế monoamine oxidase,…
  • Thuốc tăng cường tuần hoàn não, thuốc bổ thần kinh
  • Thuốc an thần

Cách phòng ngừa hội chứng trầm cảm cười

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trị liệu tâm lý và dùng thuốc, người bệnh mắc hội chứng trầm cảm cười cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa mà còn hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng bệnh.

phòng ngừa hội chứng trầm cảm cười
Xây dựng lối sống lành mạnh để cải thiện và ngăn ngừa hội chứng trầm cảm cười

Một số cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện như sau:

  • Cởi mở với những người xung quanh. Chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ thật của lòng mình với họ. Qua đó bạn sẽ có được sự chia sẻ và đồng cảm. Giúp tiếp thêm động lực để điều trị bệnh.
  • Đừng cố che giấu cảm xúc của mình bằng sự vui tươi, hạnh phúc. Đồng thời dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống và ngủ đủ giấc để cải thiện sức khỏe.
  • Tránh xa những chất có gây nghiện như cà phê, thuốc lá, rượu, bia,…
  • Thường xuyên có những hoạt động thể chất để giảm stress, nâng cao sức khỏe và thư giãn. Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập thể dục. Chẳng hạn như erobic, yoga, thiền,…
  • Có thể tham gia nhiều hoạt động xã hội để qua đó nhận thức được giá trị của bản thân, tìm được mục đích và lý tưởng sống.
  • Thực hiện thêm một số biện pháp hỗ trợ như nghe nhạc, vẽ tranh, đọc sách,…

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp mọi người có thêm những thông tin hữu ích về hội chứng trầm cảm cười. Bên cạnh đó với những hệ quả nghiêm trọng mà nó mang lại, người bệnh cần chủ động hơn trong việc khám và điều trị bệnh. Để từ đó bệnh được giải quyết triệt để ngay từ khi phát hiện.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tin khác

nguyên nhân rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung bài viếtHội chứng trầm cảm cười là gì?Dấu hiệu hội chứng trầm cảm cườiKhí sắc trầm buồnThói quen ăn uống thay đổiRối loạn giấc ngủSuy giảm hứng thú...

trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Nguyên do, dấu hiệu, phòng ngừa và điều trị

Nội dung bài viếtHội chứng trầm cảm cười là gì?Dấu hiệu hội chứng trầm cảm cườiKhí sắc trầm buồnThói quen ăn uống thay đổiRối loạn giấc ngủSuy giảm hứng thú...

trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Nội dung bài viếtHội chứng trầm cảm cười là gì?Dấu hiệu hội chứng trầm cảm cườiKhí sắc trầm buồnThói quen ăn uống thay đổiRối loạn giấc ngủSuy giảm hứng thú...

Ám ảnh sợ hãi là gì

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là gì? Triệu chứng và điều trị

Nội dung bài viếtHội chứng trầm cảm cười là gì?Dấu hiệu hội chứng trầm cảm cườiKhí sắc trầm buồnThói quen ăn uống thay đổiRối loạn giấc ngủSuy giảm hứng thú...

trầm cảm

Trầm Cảm: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Chẩn đoán và Điều Trị

Nội dung bài viếtHội chứng trầm cảm cười là gì?Dấu hiệu hội chứng trầm cảm cườiKhí sắc trầm buồnThói quen ăn uống thay đổiRối loạn giấc ngủSuy giảm hứng thú...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn