nguyên nhân rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Nguyên do, dấu hiệu, phòng ngừa và điều trị

hội chứng trầm cảm cười

Hội chứng trầm cảm cười: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Ám ảnh sợ hãi là gì

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là gì? Triệu chứng và điều trị

trầm cảm

Trầm Cảm: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Chẩn đoán và Điều Trị

rối loạn lo âu là gì

Rối loạn lo âu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trầm cảm sau sinh: Nguyên do, dấu hiệu, phòng ngừa và điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Trầm cảm sau sinh là triệu chứng thường gặp của nhiều mẹ bầu. Nguyên nhân là do những biến đổi từ bên trong cơ thể cùng các tác động từ môi trường sống xung quanh. Theo thống kế từ tổ chức ý tế thế giới, cho thấy có khoảng hơn 15% người sẽ mắc phải trường hợp này trong 3 tháng đầu sau khi sinh.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh có tên tiếng Anh là Postpartum Depression. Là một loại bệnh rối loạn cảm xúc và xảy ra ở những phụ nữ sau khi sinh. Mặc khác, có rất ít người biết rằng hội chứng này cũng có thể ảnh hưởng và diễn ra ở đàn ông. Tuy nhiên do chiếm tỷ lệ rất ít nên không được nhắc đến nhiều.

Theo các nghiên cứu, thống kê, có khoảng 10 – 20% phụ nữ sau khi sinh sẽ gặp phải căn bệnh này. Trong đó, 15% sẽ bị trong 3 tháng đầu và 15 – 20% sẽ bị trong 1 năm đầu sau khi sinh.

trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là bệnh rối loạn cảm xúc và xảy ra ở những phụ nữ sau khi sinh

Những người mẹ khi mắc phải triệu chứng này sẽ có những dấu hiệu như buồn bã, thiếu tập trung, luôn mệt mỏi,… Đôi khi còn sinh ra sự chán ghét bản thân, hoặc thậm chí là có ý định tự tử và sát hại con của mình.

Trầm cảm sau sinh có nhiều mức độ khác nhau như nhẹ, vừa hoặc nặng. Và cũng có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Tuy nhiên, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để phòng ngừa một số trường hợp không may xảy ra.

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Trầm cảm sau sinh là một chứng bệnh về tâm thần vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có quá nhiều người thực sự chú ý và quan tâm. Chính vì vậy mà họ thường có xu hướng xem nhẹ và bỏ qua. Chỉ khi chính bản thân họ hoặc có người nhà mắc phải thì mới biết được những hậu quả nặng nề mà căn bệnh này mang lại.

trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không
Trầm cảm sau sinh nặng khiến người mẹ không đủ khả năng chăm sóc con

Những triệu chứng mà bản thân người bệnh gặp phải có thể kể đến như suy nhược thần kinh, suy dinh dưỡng, sụt cân, suy nghĩ hoang đường và có những hành vi lẫn ý định gây hại cho bản thân. Thậm chí là sát hại chính con của mình vừa mới sinh ra.

Bên cạnh đó, khi bệnh tình diễn biến trầm trọng hơn, người mẹ sẽ khó khăn và không có khả năng chăm sóc con cũng như gia đình mình. Từ đó tạo ra những mâu thuẫn không thể giải quyết. Nhất là với những gia đình gặp khó khăn về tài chính.

Trầm cảm sau sinh có những loại nào?

Rối loạn trầm cảm sau sinh ở phụ nữ là một quá trình và có mức độ tiến triển khác nhau. Từ nhẹ cho đến nặng hoặc có thể trực tiếp thành nặng tùy thuộc vào điều kiện và môi trường sống của sản phụ.

Trạng thái khóc và ủ rũ (Hội chứng Baby Blues)

Đây là một hội chứng thường gặp của nhiều bà mẹ sau khi sinh, khi theo thống kê có tới 30 – 80% người sẽ mắc phải trong khoảng thời gian ngắn. Thông thường người bệnh sẽ có những biểu hiện như thấy mất ngủ, lo lắng, khóc, mệt mỏi, chán nản và buồn bã từ 3 – 10 ngày.

hội chứng trầm cảm sau sinh baby blues
Người mắc phải hội chứng trầm cảm sau sinh Baby Blues thường khóc, ủ rủ

Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài hoặc không khỏi sau 2 tuần, thì rất có thể người mẹ đã mắc phải hội chứng trầm cảm sau sinh. Khi đó cần liên hệ đến bác sĩ, chuyên gia để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Trầm cảm sau sinh (Postpartum Major Depression)

Theo nghiên cứu và thống kê, có tới 10% bà bầu sẽ gặp phải triệu chứng này sau khi sinh con khoảng 3 tuần. Và nó thường phát triển và kéo dài lâu hơn. Trong đó, rối loạn cảm xúc (Mood Disorders) được thể hiện rõ nét nhất. Điển hình như thường hay khóc, buồn chán, thiếu tập trung và sự tự tin, khó khăn trong việc đưa quyết định và đôi khi có ý định tự tử,…

Rối loạn tâm thần sau sinh (Postpartum Psychosis)

Rối loạn tâm thần sau sinh hay còn gọi là loạn thần sản khoa. Thường có nguy cơ cao ở những mẹ bầu có tiền sử hoặc gia đình có người thân bị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực,… Phần lớn trong 2 tuần đầu sau sinh sẽ bắt đầu có những biểu hiện và kéo dài đến 1 – 3 tháng tiếp theo.

Rối loạn tâm thần sau sinh là mức độ nặng của trầm cảm sau sinh

Bên cạnh các triệu chứng thông thường như mất ngủ, lo lắng thì hội chứng này gây ảnh hưởng mạnh đến các vấn đề về trí nhớ, lú lẫn, cáu kỉnh, kích động. Về lâu và dài sẽ xuất hiện ảo giác, hoang tưởng cùng nhiều hành vi bất thường. Đặc biệt là có nguy cơ tổn thương cho cả bản thân và bé.

Trầm cảm sau sinh thường gặp ở đối tượng nào?

Như đã biết, bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể bị trầm cảm sau sinh. Nhất là trong bối cảnh hiện đại, nhiều áp lực tác động khiến cho trầm cảm sau sinh dần phổ biến. Theo đó nó phát triển và gây ra những tác hại vô cùng nghiêm trọng cho mẹ bầu và cả bé.

Đối tượng bị trầm cảm sau sinh
Mâu thuẫn vợ chồng cùng là yếu tố thúc đẩy trầm cảm sau sinh

Sau đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mà mọi người cần biết để có biện pháp phòng tránh kịp thời.

  • Những người có tiền sử bị bệnh trầm cảm mang thai sẽ có khoảng 50% nguy cơ lặp lại.
  • Tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ sẽ có khoảng 25% nguy cơ.
  • Ngưng dùng thuốc lúc mang thai sẽ có nguy cơ khoảng 68%, ngược lại, nếu tiếp tục dùng thuốc thì khoảng 25%.
  • Những người sinh con trong độ tuổi dưới 18.
  • Đã từng trải qua một hoặc nhiều sự kiện căng thẳng nào đó trước đây như hiếm muộn, bệnh tật, thất nghiệp,…
  • Thiếu sự giúp đỡ, chia sẻ và đồng cảm từ người thân. Nhất là người chồng của mình.
  • Trong cuộc sống hàng ngày thường xuyên có những mâu thuẫn với chồng, mẹ chồng,…
  • Mang thai ngoài ý muốn.
  • Trầm cảm cũng có thể là biến chứng cho những ai bị thai chết lưu, sảy thai, người con so, con rạ,…

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Thông thường bệnh trầm cảm sau sinh không được nhận biết sớm, mà chỉ đến khi người bệnh có những hành vi quá mức gây tổn thương đến bản thân. Do đó, các dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn nhận biết kịp thời và có biện pháp phòng tránh.

Suy nhược cơ thể

Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết và xuất hiện ở nhiều mẹ bầu. Hầu hết sau khi sinh xong họ sẽ liền rơi vào trạng thái trầm cảm, luôn cảm thấy tuyệt vọng, đau khổ hoặc là khóc cả một ngày mà không có lý do.

Đôi khi còn kèm theo cảm giác là không có ai quan tâm mình và nghĩ rằng bị bỏ rơi. Khi tình trạng này kéo dài, lâu dần khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược và không đủ sức để chăm lo cho con.

trầm cảm sau sinh gây suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể là dấu hiệu thường thấy của trầm cảm sau sinh

Tâm lý lo lắng, đau không rõ nguyên nhân

Nhiều bà mẹ sau khi sinh thường có nhiều điều quan tâm và lo lắng, từ bản thân, gia đình và con cái. Ngoài ra, đôi khi cảm thấy đau dữ dội ở những vị trí như đầu, lưng, cổ, ngực,… Nhưng khi khám thì không tìm ra được nguyên nhân.

Cáu gắt thường xuyên

Trầm cảm sau sinh thường dễ nhận biết ở những người phụ nữ hay nổi giận, cáu gắt với chồng, con và những người xung quanh. Đôi khi họ không kiểm soát được cảm xúc và đánh con của mình. Sau đó thì lại cảm thấy hối hận và cho rằng mình vô dụng.

trầm cảm sau sinh thường hay cáu gắt
Những người mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường hay cáu gắt không rõ nguyên nhân

Mất ngủ hoặc ngủ nhiều

Ở những người vừa mới sinh con thường xuất hiện tình trạng không thể ngủ, dù cơ thể đang rất mệt mỏi. Luôn có những cảm giác thao thức và lo lắng mọi thứ, giấc ngủ nông, hay tỉnh dậy lúc nửa đêm và khó ngủ lại được hoặc dậy rất sớm. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ là ngủ rất nhiều.

Giảm hứng thú với “chuyện ấy”

Trầm cảm sau sinh khiến bạn dần mất đi những sự hứng thú xung quanh mình, bao gồm cả quan hệ vợ chồng. Có thể là do bạn quá đau hoặc vì mệt mỏi. Bạn nên thẳng thắn chia sẻ điều này cùng người bạn đời của mình để họ hiểu và cùng nhau tìm ra biện pháp. Ngược lại, nếu cả hai cùng im lặng sẽ có thể dẫn đến những tình huống ngoài ý muốn như rạn nứt tình cảm vợ chồng.

người trầm cảm sau sinh bị suy giảm hứng thú tình dục
Suy giảm hứng thú tình dục là biểu hiện chung của người bị trầm cảm sau sinh

Cảm giác bị ám ảnh

Hầu hết những mẹ bầu bị trầm cảm sau sinh thường có các dấu hiệu ám ảnh về một sự việc, vấn đề, hành động hay người nào đó. Kèm theo sự ám ảnh đó chính là cảm giác tội lỗi không rõ nguyên nhân.

Khi gặp phải trường hợp này, các mẹ hãy thoải mái chia sẻ với gia đình và bác sĩ để có những biện pháp khắc phục. Đồng thời tránh có những hành động không tốt với con.

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Giống như các loại bệnh rối loạn tâm thần khác, trầm cảm sau sinh được xuất phát từ nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Và cũng có một số trường hợp ngoại lệ là không thể xác định được.

Sự thay đổi của hormone

Ngược lại giai đoạn mang thai, nồng độ hormone progesterone và estrogen sau khi sinh bị sụt giảm một cách nhanh chóng và đột ngột. Kèm theo đó là sự sụt giảm của hormon tuyến giáp trong giai đoạn này cũng góp phần thúc đẩy gây nên bệnh trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh do sự thay đổi của hormone
Nồng độ hormone progesterone và estrogen bị sụt giảm đột ngột góp phần tạo nên trầm cảm sau sinh

Tuy nhiên, trên thực tế, rối loạn tâm trạng sau sinh không phải bắt nguồn trực tiếp từ sự thay đổi hormone này. Mà nó chỉ được xem là yếu tố thúc đẩy gây nên trầm cảm và một số rối loạn cảm xúc khác.

Di truyền

Như trầm cảm thông thường, nguy cơ trầm cảm sau sinh rất cao nếu trong gia đình có người thân hoặc bố mẹ mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra, chính bản thân người mẹ cũng có thể nếu đã từng bị ở những lần sinh trước đó.

Song trên thực tế cũng đã có nhiều minh chứng về khả năng di truyền này. Cho thấy, cơ chế sinh bệnh có sự tham gia của một số gen. Do đó, nếu sản phụ có ai trong gia đình bị trầm cảm sau sinh thì cần tự chủ động trong việc kiểm soát. Để từ đó có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Mất ngủ

Trầm cảm sau sinh và mất ngủ là hai loại rối loạn có mối liên hệ tương quan qua lại với nhau. Theo đó, trầm cảm có thể gây nên mất ngủ và ngược lại. Khi 1 trong hai tình trạng này kéo dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh còn lại. Đồng thời khiến cho bệnh ngày càng theo chiều hướng tệ hơn.

mất ngủ gây trầm cảm sau sinh
Mất ngủ lâu ngày gây trầm cảm sau sinh

Sang chấn tâm lý

Phần lớn những người mắc bệnh trầm cảm thường phải chịu những cú sốc tinh thần quá lớn trước đó. Như có người thân mắc bệnh, qua đời, môi trường sống và làm việc khác cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

Yếu tố đời sống, kinh tế

Đời sống, kinh tế và những tác động từ hoàn cảnh xung quanh cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của người phụ nữ sau khi sinh. Một số vấn đề điển hình như: thiếu sự quan tâm và chia sẻ từ người chồng, kinh tế thiếu hụt, nơi sống chật hẹp, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, khác nhau về quan điểm dạy con,….

Cách điều trị trầm cảm sau sinh

Việc điều trị trầm cảm sau sinh sẽ đạt kết quả tốt hơn nếu chúng ta phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là một số phương pháp giúp điều trị hiệu quả:

Trị liệu tâm lý

Phần lớn những người phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh đều khó khăn trong việc trình bày cảm xúc, vấn đề và quan điểm của mình với người khác. Do đó, khi áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý, người bệnh sẽ được những chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tư vấn và định hướng lại tư duy.

trị liệu tâm lý trầm cảm sau sinh
Trị liệu tâm lý giúp người bị trầm cảm sau sinh giải tỏa bớt căng thẳng, khúc mắc không dám bày tỏ

Qua đó, các mẹ bầu sẽ nhận ra được vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đồng thời trở nên lạc quan, mở lòng hơn và cải thiện được sự tích cực trong suy nghĩ, tìm lại được sự vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến được nhiều chuyên gia áp dụng để giải quyết vấn đề trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, khác với người bình thường thì phụ nữ mang thai và sau sinh sẽ có gặp phải nhiều tác dụng phụ khác nhau khi dùng thuốc.

Chính vì vậy, các bác sĩ khi kê đơn sẽ cân nhắc kỹ lưỡng để tránh các rủi ro nguy hiểm. Ở một số trường hợp, bệnh nhân cần ngưng thuốc trong thời gian điều trị để cho bé bú. Nguyên nhân là do thuốc sẽ bài tiết qua sữa mẹ.

Tùy vào tình trạng và mức độ của bệnh mà thời gian điều trị có thể kéo dài từ 1 – 6 tháng, hoặc lâu hơn. Mặc khác, với những bà mẹ đã từng bị trầm cảm trước đó sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc chống trầm cảm ngay sau khi sinh em bé để phòng ngừa.

Sự hỗ trợ từ người thân

Bên cạnh những phương pháp điều trị trên, sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và người thân cũng đóng vai trò quan trọng giúp cho người bệnh được phục hồi nhanh chóng. Mọi người cần thường xuyên hỗ trợ và chắc chắn rằng hội chứng trầm cảm sau sinh của người mẹ đang được điều trị đúng hướng và có hiệu quả.

gia đình giúp cải thiện trầm cảm sau sinh
Các thành viên trong gia đình và người chồng cần có trách nhiệm hỗ trợ cải thiện trầm cảm sau sinh của người bệnh

Vai trò của bản thân

Ngoài ra, chính bản thân người mẹ cũng phải tin tưởng và kiên nhẫn vào bản thân. Tự tin chủ động trong việc chia sẻ những vấn đề của mình với người khác. Đừng lo lắng khi dau mệt, bởi đó là những vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh.

Thường xuyên lắng nghe cảm xúc của mình, học cách thư giãn và làm những điều mình thích. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống điều độ, khoa học. Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong thực đơn hàng ngày.

Cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Trầm cảm không kiểm soát được có thể gây nên những cái kết vô cùng đau lòng. Do đó, phòng ngừa bệnh trầm cảm sau sinh là điều cần thiết, giúp các mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức và chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng.

phòng ngừa trầm cảm sau sinh
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa trầm cảm sau sinh hiệu quả

Trước khi sinh con

  • Các mẹ bầu nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ và thực hiện một số bài kiểm tra đánh giá tại bệnh viện uy tín. Để qua đó có thể sàng lọc được bệnh khi còn ở giai đoạn sớm.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh trong các chế độ ăn hàng ngày, thể dục thể thao, ngủ đúng giờ, đủ giấc,…
  • Nên dành thời gian tham gia các lớp học tiền sản dành cho vợ và chồng. Để giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích như: cách giữ gìn sức khỏe khi mang thai, sinh nở cần chuẩn bị gì, cách chăm sóc bé sơ sinh, hành trình sinh nở,…
  • Tập thói quen tâm sự với con ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Để giúp tăng tình cảm gắn kết giữa hai mẹ con và giúp bạn thư giãn.

Sau khi sinh con

  • Kiểm tra sức khỏe sau sinh để sàng lọc các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm sau sinh. Qua đó giúp phát hiện sớm và điều trị đạt kết quả tốt nhất.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh và tạo cho mình nhiều hoạt động thể chất như đi dạo với bé, nghỉ ngơi đầy đủ,…
  • Không nên tự gây áp lực cho bản thân về mọi thứ, cần tạo cho mình suy nghĩ tích cực, thoải mái. Hãy mở lòng và mạnh dạn chia sẻ với người thân, bạn bè về những vấn đề của mình. Đồng thời đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ khi gặp khó khăn.
  • Trong khoảng 2 – 4 tháng đầu sau khi sinh nên hạn chế và tránh quan hệ vợ chồng. Chỉ sẵn sàng khi chị em đã hồi phục hoàn toàn.

Trầm cảm sau sinh là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay. Do đó, bệnh cần được phát hiện và điều trị dứt điểm sớm để tâm lý người mẹ được ổn định, có đủ sức khỏe và tinh thần để nuôi dạy con.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tin khác

nguyên nhân rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung bài viếtTrầm cảm sau sinh là gì?Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?Trầm cảm sau sinh có những loại nào?Trạng thái khóc và ủ rũ (Hội chứng...

hội chứng trầm cảm cười

Hội chứng trầm cảm cười: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Nội dung bài viếtTrầm cảm sau sinh là gì?Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?Trầm cảm sau sinh có những loại nào?Trạng thái khóc và ủ rũ (Hội chứng...

trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Nội dung bài viếtTrầm cảm sau sinh là gì?Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?Trầm cảm sau sinh có những loại nào?Trạng thái khóc và ủ rũ (Hội chứng...

Ám ảnh sợ hãi là gì

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là gì? Triệu chứng và điều trị

Nội dung bài viếtTrầm cảm sau sinh là gì?Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?Trầm cảm sau sinh có những loại nào?Trạng thái khóc và ủ rũ (Hội chứng...

trầm cảm

Trầm Cảm: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Chẩn đoán và Điều Trị

Nội dung bài viếtTrầm cảm sau sinh là gì?Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?Trầm cảm sau sinh có những loại nào?Trạng thái khóc và ủ rũ (Hội chứng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn